Sunday, June 24, 2007

Thiên Ðường và Hỏa Ngục

Một người cùng đi với con chó trên đường. Anh ta vui thích thưởng ngoạn phong cảnh, rồi bỗng nhiên anh ta ý thức được rằng mình đã chết.

Anh nhớ rằng anh đã chết và con chó đang đi bên cạnh anh đã chết nhiều năm trước đó. Anh ta tự hỏi không biết con đường này sẽ dẫn đưa anh tới đâu.

Sau một lát, anh tới một bức tường đá trắng dường như là cẩm thạch chạy dọc theo con đường. Ở đỉnh một ngọn đồi cao, bức tường được mở ra với một cái cổng tuyệt đẹp hình vòng cung trông như bằng ngọc trai, và con đường dẫn đến cái cổng trông giống như bằng vàng nguyên chất. Anh ta và con chó bước tới cái cổng, và khi đến gần hơn, anh thấy có một người ngồi sau một cái bàn giấy ở một bên.

Khi đã đến khá gần, anh gọi to, “Xin lỗi ông, tôi đang ở đâu?”

Người đàn ông trả lời, “Thưa ông, đây là Thiên Ðàng.”

“Tốt quá! Ông có nước uống không?, Du khách hỏi.

“Có chứ, mời ông bước vào, tôi sẽ cho người mang nước có đá lạnh tới ngay.”

Người đàn ông giơ tay làm hiệu và cái cổng bắt đầu mở ra.

Du khách hỏi trong khi chỉ con chó, “Bạn tôi cũng có thể vào được không?”

“Thưa ông, tôi rât tiếc, ở đây chúng tôi không chấp nhận thú vật nuôi trong nhà.”

Du khách suy nghĩ một lát rồi quay trở lại con đường và tiếp tục đi với con chó.

Sau một thời gian đi khá lâu, tại đỉnh của một ngọn đồi khác, du khách tới một con đường đất dẫn tới cổng của một nông trại, trông như chưa bao giờ đóng kín. Cũng không có hàng rào bao quanh.

Khi đến gần cổng, du khách thấy một người đàn ông ở bên trong, đang đứng tựa gốc cây và đọc sách.

Du khách kêu lên, “”Xin lỗi ông!, ông có nước uống không?”

“Có chứ, có bơm nước ở đàng kia, mời ông vào.”

Du khách chỉ con chó, “Thế còn bạn của tôi thì sao?”

“Ông sẽ thấy có một cái bát, bên cạnh cái bơm nước.”

Họ đi qua cái cổng, và đúng thế, có một cái bơm nước bằng tay kiểu cổ với một cái bát bên cạnh.

Du khách đổ đầy nước vào cái bát, uống một hơi dài rồi cho con chó uống.

Khi cả hai đã hết khát, du khách và con chó trở lại chỗ người đàn ông đang đứng tựa gốc cây.

Du khách hỏi, “Thưa ông nơi này được gọi là gì?”

Ông ấy trả lời, “Ðây là Thiên Ðàng.”

Du khách nói, “Thât là khó hiểu. Người đàn ông ở phía dưới kia cũng nói ở đó là Thiên Ðàng. ”

“À ông muốn nói cái chỗ có con đường bằng vàng và cái cổng bằng ngọc ấy hả ? Không phải đâu. Nơi đó là Hoả Ngục.”

“Ông không tức giận khi thấy họ dùng cái tên như thế sao?”

“Không đâu, chúng tôi sung sướng vì họ gạn lọc dùm chúng tôi những ai bỏ bạn bè thân thuộc của họ ở lại đàng sau.”

Thursday, June 21, 2007

The Ten Commandments for Drivers

Theo bản tin AP, ngày 19 tháng 6 năm 2007, Văn Phòng Toà Thánh về Mục Vụ Di Dân và Người Lưu Động (Office for Migrants and Itinerant People) công bố văn kiện "Những Đường Hướng Mục Vụ Thành Phố", và trong đó có 10 Điều Răn dành cho cac tài xế.

The "Drivers' Ten Commandments, " as listed in the document, are:

1. You shall not kill. [Chớ Giết Người]

2. The road shall be for you a means of communion between people and not of mortal harm. [Đường lộ là phương tiện giao tiếp giữa người với người, chứ không phải để gây nguy hại thể xác và chết chóc]

3. Courtesy, uprightness and prudence will help you deal with unforeseen events. [Lịch sự, đàng hoàng, và cẩn trọng giup bạn đối phó với những tình huống không lường trước được.]


4. Be charitable and help your neighbor in need, especially victims of accidents. [Có lòng bác ái và sẵn lòng tương trợ những người xung quanh trong cơn nguy cấp, đặc biệt các nạn nhân giao thông]


5. Cars shall not be for you an expression of power and domination, and an occasion of sin. [Xe cộ không phải là phương cách biểu dương quyền lực, áp đảo và nơi gây tội lỗi]


6. Charitably convince the young and not so young not to drive when they are not in a fitting condition to do so.
[Nên tử tế thuyết phục những bạn trẻ và những người khác đừng nên lái xe khi họ không trong điều kiện phù hợp để điều khiển xe cộ]

7. Support the families of accident victims. [Hãy tận tình cứu tế, trợ giúp gia đình các nạn nhân giao thông]

8. Bring guilty motorists and their victims together, at the appropriate time, so that they can undergo the liberating experience of forgiveness. [Vào lúc thích hợp, hãy tạo điều kiện cho những người gây tai nạn và nạn nhân đến với nhau để có thể tha thứ cho nhau]

9. On the road, protect the more vulnerable party. [Bảo vệ kẻ yểm thế trên đường]

10. Feel responsible toward others. [Có tinh thần trách nhiệm với người khác]

Sứ điệp Hoà Bình Thế Giới 2008

“Gia đình nhân loại, cộng đồng của hòa bình”

Roma, ngày 19/6/2007 (Zenit) - “Gia đình nhân loại, cộng đồng của hòa bình” : là chủ đề đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI chọn cho sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 41, được mừng vào ngày đầu năm dương lịch 1/1/2008.Theo tin Tòa Thánh Vatican « đề tài được Đức Thánh Cha chọn dựa vào xác tín rằng việc nhận thức về định mệnh chung và kinh nghiệm về sự đồng tâm chính là những yếu tố căn bản để thực hiện công ích và để xây dựng hòa bình cho nhân loại »« Nhìn nhận rằng mối hiệp nhất của gia đình nhân loại quả thực hơn bao giờ hết chính là thiên ý trong chính giây phút lịch sử hiện nay, khi mà các tổ chức quốc tế và đang bị khủng hoảng và trước những hiểm họa đang xẩy ra hiện nay mà cộng đồng quốc tế đang băn khoăn lo lắng. Mỗi người, mỗi dân tộc được mời gọi để sống và tự cảm nhận được rằng mình thuộc về gia đình nhân loại đã được Thiên Chúa tác thành như một cộng đồng của hòa bình ! »Cũng như Công Đồng Vatican II đã xác định : « Quả vậy, mọi dân nước làm nên một cộng đồng. Tất cả mọi dân tộc có cùng một cội nguồn, bởi vì Thiên Chúa đã làm cho mọi nòi giống định cư trên khắp mặt đất (Tuyên ngôn Nostra aetate 1,2). Chính vì vậy mà Công Đồng đã xác nhận : « Mọi nhóm phải để tâm đến nhu cầu và những khát vọng chính đáng của các nhóm khác, và hơn nữa phải quan tâm đến công ích của toàn thể gia đình nhân loại » (Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 26) « Nếu nhân phẩm của con người đã được tác tạo theo hình ảnh của Thiên Chúa và đã được mạc khải trong Cựu Ước, thì sự hiệp nhất của nòi giống nhân loại chính là một trong các chân lý tinh hoa nhất của Kitô giáo ».Thông báo cũng ghi nhận thêm mối liên hệ giữa hai thông điệp hòa bình đầu tiên của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI với thông điệp hòa bình năm 2008 : « Đề tài : “Gia đình nhân loại, cộng đồng của hòa bình” khai triển một cách mạch lạc và ăn khớp với suy tư của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong các sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới năm 2006 : « Hòa bình trong chân lý » và năm 2007 : « Nhân vị, trọng tâm của hòa bình ».Chính Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI đã ban hành sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới đầu tiên do chính Ngài sáng lập vào năm 1968. Từ năm 1968 đến 1978, có tất cả 11 sứ diệp Ngày Hòa bình thế giới trong triều đại của Ngài.Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã thiết lập Ngày Hòa Bình Thế Giới để gửi đến « tất cả những người bạn yêu mến hòa bình » : « Đề nghị tận hiến cho hòa bình ngay từ ngày đầu tiên của năm mới thực ra, theo thiển ý của tôi, không hoàn toàn thuộc về tôn giáo và công giáo. Đề nghị này muốn được tất cả mọi bạn hữu đích thực của hòa bình tham gia, như là một sáng kiến của chính họ. Đề nghị này phải được diễn đạt theo các hình thức tự do, thích hợp với cá tính đặc biệt của mỗi cá nhân, khi mỗi người hiểu được rằng mọi tiếng nói trên thế giới đều một lòng một ý để tán dương sự thiện ích căn bản chính là hòa bình thì thật cao đẹp và khẩn thiết biết bao ! »Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã ban hành cả thảy 27 sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới từ năm 1979 đến 2005, trong triều đại của Ngài.Cuốn sách của Đức Cha Olivier De Berranger, giám mục giáo phận Saint.Denis với đề tựa : « Hòa bình sẽ là chữ cuối cùng của lịch sử » (do nhà xuất bản Parole et Silence, 2001) đã có công thu thập các tinh hoa của gia tài hòa bình kể từ thông điệp « Pacem in terris » (Hòa bình trên thế giới) của Đức Giáo Hoàng Gioan XXII, xuyên qua tiếng kêu cứu cầ Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ở Liên Hiệp Quốc : « Sẽ không bao giờ còn chiến tranh nữa ! » và cuộc gặp gỡ Assisi vào năm 1986, cũng xuyên suốt với sợi chỉ hồng của mối Phút Thật : « Phúc cho ai biết xây dựng hòa bình ».
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu

ANH EM BẢO THẦY LÀ AI?

Một cậu bé 15 tuổi đang cùng bố mình lái xe đi ngang qua một phi trường bé xíu tại một thị trấn nhỏ vùng Ohio, thình lình một chiếc phi cơ đang bay rất thấp mà người lái không còn kiểm soát được nữa nên chúi mũi xuống đường. Thấy thế cậu bé liền hét lên:
- Bố ơi, bố ơi! dừng lại ngay!

Vài phút sau, cậu ta lôi chàng phi công ra khỏi chiếc phi cơ. Đó là một chàng sinh viên tập lái, 20 tuổi, đang thực tập cất cánh và hạ cánh phi cơ. Chàng thanh niên ấy đã chết trong tay cậu bé. Ngay khi về đến nhà cậu bé vừa nhảy đến ôm mẹ vừa khóc vừa nói:

- Mẹ ơi! Anh ấy là bạn con! Anh ấy mới chỉ hai mươi tuổi thôi!
Đêm đó cậu bé vẫn còn bị khủng hoảng tinh thần nên không ăn uống gì được. Cậu liền về phòng, đóng cửa và leo lên giường nằm. Lúc đó cậu đang làm việc ngoài giờ trong một tiệm bán tạp hoá. Kiếm được đồng nào cậu liền dành dụm để học lái máy bay. Mục đích cậu nhắm là lấy cho được bằng lái máy bay vào năm 16 tuổi. Bố mẹ cậu lo lắng không hiểu thảm kịch trên có ảnh hưởng gì đến đứa con mình không. Cậu ta sẽ nghỉ học bay hay vẫn cứ tiếp tục? Họ đồng ý để cho cậu bé hoàn toàn quyết định. Hai ngày sau mẹ cậu mang bánh buýt qui lên phòng cho cậu. Nhìn vào ngăn kéo tủ bà thấy có một quyển vở mở trang. Đó là quyển vở cậu bé còn giữ lại từ hồi thơ bé. Ngay trang đầu bà đọc thấy hàng chữ hoa: “ĐỨC TÍNH CỦA CHÚA GIÊSU”. Và phía bên dưới cậu liệt kê một lô những đức tính sau đây:

“Chúa Giêsu không hề phạm tội.
Ngài sống khiêm nhường và nâng đỡ người nghèo khổ;
Ngài không ích kỷ, Ngài gần gũi Thiên Chúa….”

Bà mẹ nhìn thấy trong giờ phút quyết định, cậu bé đã biết cầu xin Chúa Giêsu hướng dẫn. Thế là bà quay về cậu bé và nói:
- Con quyết định thế nào về vấn đề học bay?
Cậu bé liền nhìn vào mắt mẹ trả lời:
- Thưa mẹ, con hy vọng rằng mẹ và bố sẽ hiểu cho con, nhưng với ơn Chúa giúp, con sẽ phải tiếp tục học bay

Cậu bé đó chính là Neil Amstrong. Vào ngày 20-7-1969, Amstrong đã trở thành người đầu tiên đổ bộ lên mặt trăng. Đó chính là nhờ ơn Chúa giúp cậu tiếp tục học bay, mặc dù thấy anh bạn mình đã chết vì việc học đó.

*************************

Câu chuyện trên đã trả lời một cách sống động khác thường câu hỏi mà Chúa Giêsu nêu ra trong bài Phúc Âm hôm nay: “Các ngươi cho Ta là ai?” Cậu thiếu niên Neil Amstrong đã không trả lời Chúa Giêsu bằng câu nói: “Ngài là Con Thiên Chúa” hay “Ngài là Đấng Mêsia” hoặc “Ngài là Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa”. Amstrong đã trả lời đơn giản hơn nhiều: “Ngài là người biết chăm sóc kẻ khác, là người gần gũi Thiên Chúa”. Nói rõ hơn, Neil Amstrong đã không trả lời một cách thần học cho câu hỏi: “Các ngươi cho Ta là ai?” Amstrong đã đưa ra câu trả lời của riêng mình. Cậu đã nhìn sâu vào tâm hồn mình và mô tả cảm nghiệm về Chúa Giêsu trong cuộc sống riêng tư của cậu.

Mỗi người trong chúng ta cũng phải làm giống như cậu bé Amstrong. Chúng ta cũng phải nhìn sâu trong tâm hồn mình để mô tả cảm nghiệm về Chúa Giêsu trong chính cuộc sống của mình, tức là phải nhìn sâu vào tâm hồn mình trước khi trả lời cho câu hỏi của Chúa Giêsu: “Các ngươi cho Ta là ai?”. Và cảm nghiệm này mang tính riêng tư không giống ai. Chẳng hạn đối với một số người trong chúng ta, Chúa Giêsu là Đấng chúng ta có thể chạy đến cầu xin hướng dẫn mỗi khi chúng ta gặp bối rối. Đối với một số khác, Chúa Giêsu là Đấng ban sức mạnh mỗi khi gặp thử thách; đối với số người kia, Chúa Giêsu là Đấng an ủi khi buồn phiền.

Từ đó, chúng ta bước sang phần sau của bài Phúc Âm hôm nay. Nếu phần đầu bài Phúc Âm nêu câu hỏi: “Chúng ta cho Chúa Giêsu là ai?” thì phần sau lại nêu câu hỏi ngược lại: “Chúa Giêsu thấy chúng ta là người như thế nào? Ngài xếp chúng ta vào loại người nào?” Ngài đã từng tuyên bố: “Nếu ai muốn theo Ta, hãy vác thánh giá mỗi ngày mà theo Ta” những lời này đòi buộc chúng ta tự vấn chính mình. “Chúa Giêsu nghĩ gì về chúng ta? Ngài có xếp chúng ta vào số các môn đệ Ngài không?” Nói cách khác, chúng ta có vác thánh giá hàng ngày bước theo Chúa Giêsu không? Chúng ta có sẵn sàng phục vụ kẻ khác như Chúa đã phục vụ chúng ta không? Chúng ta có sẵn sàng nâng đỡ tha nhân khi họ gặp thử thách không? Và khi gặp bối rối, âu lo, kẻ khác có thể nhờ chúng ta chỉ đường dẫn lối cho không?

Tóm lại, bài Phúc Âm hôm nay đặt ra cho chúng ta hai câu hỏi quan trọng. Chúa Giêsu là ai trong đời chúng ta? Và chúng ta là ai dưới con mắt của Chúa Giêsu? Mỗi người chúng ta phải tự mình trả lời cho hai câu hỏi trên.

*********************************
Để kết thúc, chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện sau đây lên Chúa Giêsu. Lời nguyện này do một Kitô hữu vô danh viết ra cách đây gần 1500 năm.:


Lạy Chúa!
Xin hãy là ngọn lửa bừng sáng trước mắt con,
xin hãy là vì sao dẫn lối trên đầu con,
Xin hãy là lối đi êm ái dưới chân con,
xin hãy là mục tử nhân từ đằng sau con,
Xin mãi mãi là như thế đối với con:
Hôm nay – đêm nay – và muôn đời muôn kiếp.

Theo Lm Mark Link S.J.

Sunday, June 17, 2007

Cho Con Cách Sống

Nếu sống trong la mắng
Con sẽ học lời hư.
Và nếu hay cãi lại
Con bắt chước ngay mà.

Nếu sống trong bạo lực
Con ngược ngạo theo ngay,
Mới hay mầm thù nghịch
Dễ gieo lòng thơ ngây.

Nếu hay bị chê cười
Con tự ti, nhút nhát.
Ngày mai này lớn lên
Sao tự tin, thành đạt?

Nếu nặng lời nhục mạ
Con mặc cảm lỗi lầm,
Điều hay dở khó phân
Dễ sa đường lầm lạc.

================

Nếu cho con khoan dung
Con học lòng kiên nhẫn.
Cho con lời khích lệ
Con thêm phần tự tin.

Một lời khen đúng lúc
Con thấy mình lớn hơn.
Luôn nói điều ngay thẳng
Con học sự liêm trinh.

Che chở bởi yêu thương
Giúp con lòng nhân hậu.
Tập cho con khuôn phép
Con tự chủ bản thân.

Lòng tin và thương mến
Sẽ cho con mọi điều ...

Nguyễn Hồng Uy phỏng dịch

Monday, June 11, 2007

TÌNH YÊU LÀ GÌ ???

Một buổi trưa nọ, một thanh niên trẻ cùng cô bạn gái thân bước vào một quán nước ven đường. Sau khi người phục vụ đặt hai cốc nước trắng lên bàn và đợi order thì cô gái chợt đặt ra một câu hỏi:

- Đố anh biết "Tình Yêu" là gì?

Dùng kế hoãn binh, anh thanh niên mỉm cười quay sang cô phục vụ và nói:
- Xin cô cho tôi một ấm trà, một cốc cà fê đen, một cốc cà fê sữa, một ly rươu vang và một ly Sâm-panh.

Sau khi mọi thứ đã được mang ra, chàng trai lấy ấm trà và uống chén đầu tiên. Anh ta nói:- Tình yêu như ấm trà này. Khi ta uống nước đầu sẽ rất đậm đà, nước thứ hai sẽ dìu dịu thanh thanh. Còn nươc thứ ba thì sao?... Oh, vậy Tình yêu không như ấm trà này bởi sau nước thứ ba ấm trà sẽ không còn hương vị ban đầu.

Anh ta lại nhấp một ngụm cà fê đen và nói:- Tình yêu mang hương vị của cốc cà fê này, lúc đầu có thể phải trải qua vị đắng nhưng dần dần vị ngọt và thơm sẽ ngấm dần vào mỗi người.

Rồi anh thử ly cà fê sữa:- Nhưng tình yêu không như cốc cà fê sữa. Uống cà fê sữa ta sẽ cảm thấy ngay vị ngọt, vị ngọt của nó đến rất nhanh và đi rất nhanh. Còn tình yêu không như vậy.

Dứt lời anh ta đổ cốc cà fê ấy đi, và thử tiếp ly rượu vang, rồi nói:- Tình yêu như ly rươu này, nó thật nồng nàn, ấm áp và êm đềm.

Còn ly Sâm-panh cuối cùng, Anh ta nhấm vài giọt vào cổ và thốt rằng:- Không! Tình yêu không thể là thứ nước khai vị chua loét này được.

Lúc này, chàng thanh niên trẻ luống cuống nhìn quanh vì không tìm được câu trả lời cho người bạn gái xinh xắn dễ thương ngồi đối diện. Bất chợt anh ta nhìn thấy cốc nước lã trắng trên bàn. Anh ta chợt reo lên: Đúng rồi, hãy nhìn cốc nước kia, nó thật tinh khiết và giản dị. Rượu, cà fê và trà cũng phải bắt nguồn từ nước. Tình yêu cũng giống như thế: cái nồng nàn, ngọt ngào, êm đềm và cay đắng cũng phải xuất phát từ lòng chân thành và những điều giản dị nhất. Tình yêu là cốc nước trắng!

Cô gái ngồi im, đôi mắt mở to. Và rồi cô từ từ nhấc ly nước lên và từ từ đặt vào tay chàng trai.Chàng thanh niên đã hiểu rằng, anh ta đã có một câu trả lời đúng ...

Suy Tư Nhân Ngày Hiền Phụ

Cái Bát Gỗ
(Bùi Hữu Thư dịch)

Tôi cam đoan bạn sẽ nhớ được câu chuyện của cái bát gỗ này vào ngày mai, tuần tới, tháng tới hay năm tới nữa.

Một ông già gầy yếu phải dọn đến ở chung với con trai, con dâu và một đứa cháu nội lên 4 tuổi. Ông già hai tay run rẩy, mắt đã mờ, chân bước không vững. Cả gia đình ngồi ăn chung nơi bàn ăn.

Nhưng người ông lớn tuổi với hai tay lụng cụng và đôi mắt kèm nhèm khiến cho việc ăn uống rất khó khăn. Những hạt đậu rớt từ muỗng xuống sàn nhà. Khi ông với tay lấy ly sữa thì sữa đổ tóe ra khăn bàn.

Người con trai và con dâu rất bực mình vì phải lau chùi dọn dẹp cho ông. Người con trai nói: “Chúng mình phải làm một cái gì để giải quyết vấn đề này. Anh chán ngấy cái vụ ông đánh đổ sữa, ăn uống nhồm nhoàm, và đánh đổ thức ăn trên sàn nhà.”

Do đó hay vợ chồng bàn nhau đặt một cái bàn trong góc phòng. Ở đó, người ông phải ngồi ăn một mình trong khi cả gia đình ăn uống vui vẻ. Vì ông cụ đã đánh vỡ mấy cái đĩa, thức ăn của ông được bỏ vào một cái bát gỗ.

Khi cả gia đình liếc nhìn về phiá ông cụ, đôi khi thấy ông chẩy nước mắt khi phải ngồi một mình. Vậy mà, mỗi khi ông đánh rơi muỗng nĩa hay đánh đổ thức ăn, hai vợ chồng vẫn còn la rầy ông.

Đứa cháu 4 tuổi quan sát mọi sự trong thinh lặng.

Một tối kia, ngay trước bữa ăn, người cha thấy đứa con nghịch với mấy khúc gỗ vụn trên sàn. Anh ta dịu dàng hỏi: “Con đang làm gì vậy?”

Đứa bé cũng trả lời diụ dàng không kém: “Ồ con đang làm một cái bát nhỏ cho ba và mẹ ăn khi con lớn lên.” Nó cười và tiếp tục làm việc.

Những lời nói của đứa trẻ làm cho cặp vợ chồng sững sờ không nói nên lời. Rồi những giọt nước mắt tuôn rơi trên mặt họ. Dù không nói ra lời, cả hai đều hiểu phải làm cái gì.

Tối hôm ấy, người con trai, cầm tay bố và diụ dàng dắt ông cụ trở về bàn ăn của gia đình. Và trong suốt những ngày còn lại của cuộc đời ông cụ được ngồi ăn chung với gia đình. Và từ đó cả chồng lẫn vợ dường như không còn chú ý đến những lúc muỗng niã rơi, sữa bị đổ tràn hay khăn bàn bị dính bẩn.

Điểm son của bài học này là, dù bất cứ cái gì xẩy ra hôm nay có tệ đến đâu, đới sống vẫn tiếp diễn, và ngày mai sẽ tốt đẹp hơn.

Tôi cũng học được rằng chúng ta có thể biết nhiều về một con người qua phản ứng của người này trước bốn điều này: một ngày mưa buồn, người già yếu, mất hành lý, và những giây đèn Giáng Sinh bị vướng mắc.

Tôi đã học được rằng, dù cho bạn có yêu hay không thương yêu cha mẹ bạn, bạn cũng sẽ nhớ tiếc họ, khi họ đã đi ra khỏi cuộc đời của bạn.

Tôi đã học được rằng: kiếm sống trong đời không giống như là tạo dựng một cuộc đời.

Tôi cũng học được rằng, đời sống đôi khi ban cho ta một cơ may thứ hai.

Tôi cũng học được rằng chúng ta không thể nào chỉ biết tìm cách ôm bắt tất cả mọi sự trong đời. Chúng ta cũng phải có thể ném ra và cho đi.

Tôi đã học được rằng: nếu chúng ta theo đuổi hạnh phúc, nó sẽ lẫn tránh ta. Nhưng nếu chúng ta tập trung vào gia đình, bạn bè, vào nhu cầu của người khác, vào công việc của mình và cố gắng làm mọi sự tốt đẹp nhất, thì hạnh phúc sẽ tìm đến với ta.

Tôi đã học được rằng mỗi khi tôi quyết định một điều gì với một trái tim rộng mở, thì tôi thường quyết định đúng đắn.

Tôi đã học được rằng ngay cả khi tôi đang đau đớn, tôi không phải là nỗi đau cho kẻ khác.

Tôi đã học được rằng mỗi ngày qua tôi phải vươn ra và chạm đến một người khác.

Người ta thích những cử chỉ thân thiện - cầm tay, ôm chặt hay chỉ cần một cái vỗ tay vào vai.

Tôi đã học được rằng tôi còn phải học hỏi rất nhiều hơn nữa!

Friday, June 8, 2007

Thiên Chúa là Tình Yêu


1. Tình Yêu thường ước muốn cho đi, đó chính là Sáng Tạo
2. Yêu nhau thường hay kể những bí mật cho nhau, đó chính là Mạc Khải
3. Yêu nhau thường chịu đựng đau khổ cho nhau, đó chính là Cứu Ðộ
4. Yêu nhau thường thích ở bên nhau, đó chính là Phép Thánh Thể
5. Yêu nhau thường thích sống mãi với nhau, đó chính là Thiên Ðàng
6. Yêu nhau thường sẵn sàng tha thứ cho nhau, đó chính là Sự Sống Lại

=================

GOD IS LOVE

1. Love desires to give, that is CREATION
2. Lovers tell secrets to each other, that is REVELATION
3. Love suffers for the beloved, that is REDEMTION
4. Love longs to become one with the beloved, that is EUCHARIST
5. Love yearns to be eternally united with, that is HEAVEN
6. Love is ready to forgive, that is RESURRECTION

Thursday, June 7, 2007

Thứ tha là tiếng nói cuối cùng của những ai thực sự yêu thương

Vấn Ðáp 3

Kính thưa Ðức Thánh Cha, Ðức Thánh Cha nhắc lại cho chúng con những lời trong Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan: "Ai không yêu thương anh em mình là người thấy được thì cũng không thể nào kính mến Thiên Chúa là Ðấng họ không trông thấy". Nói cách khác, Ðức Thánh Cha dạy chúng con rằng các tác động yêu thương, tha thứ, an bình và đoàn kết đối với anh em mình phải được phát xuất từ tình yêu của Chúa Cha. Về nhu cầu cần phải yêu thương và tha thứ này, chúng con hoàn toàn đồng ý với Ðức Thánh Cha và chúng con sẽ dấn thân đặc biệt làm như thế như dấu chúng con cải thiện đời sống, khi chúng con tiến qua Cửa Thánh Năm 2000. Tuy nhiên, có một số trong chúng con khó thấy được Giáo Hội yêu thương và tha thứ ra sao. Là một chứng nhân của lòng thứ tha, vị đã từng thứ tha cho người gây thương tích về thể lý cho mình và là vị đã can đảm xin tha cho các lỗi lầm của Giáo Hội, Ðức Thánh Cha có thể soi sáng cho chúng con biết không về vấn đề rất quan trọng này?

========= ĐTC JPII trả lời:

Giới trẻ thân mến:

- Vấn nạn thứ ba này cũng tìm thấy giải đáp của nó nơi ý nghĩa của tình yêu. Cha muốn nói rất chân tình với các con rằng thứ tha là tiếng nói cuối cùng của những ai thực sự yêu thương. Thứ tha là dấu chứng cao cả nhất của khả năng yêu thương như Thiên Chúa yêu, vì Ngài yêu thương chúng ta và vì thế liên lỉ thứ tha cho chúng ta. Hướng về Cuộc Mừng Kỷ Niệm nay đã gần kề, một dịp xứng hợp để xin ơn tha thứ và ân xá, Cha muốn Giáo Hội, theo giáo huấn của Chúa Giêsu, phải đi tiên phong trong việc canh tân cuộc hành trình hoán cải liên lỉ là cuộc hành trình thuộc về Giáo Hội, cho tới ngày Giáo Hội ra trước nhan Chúa. Vì lý do này nên Cha đã viết, trước ngưỡng cửa của ngàn năm thứ ba, Cộng Ðồng Giáo Hội phải trở nên "ý thức trọn vẹn hơn về tội lỗi nơi con cái của mình" (Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Ðang Ðến, đoạn 33).

Cuộc hành trình tiến đến Cửa Thánh là một cuộc hành hương thực sự đối với những ai muốn sửa đổi cuộc sống của mình và trở về với Chúa bằng cả tấm lòng mình. Khi vượt qua ngưỡng cửa này, chúng ta không được quên ý nghĩa của nó. Cửa Thánh là lối vào sự sống mới Chúa Kitô hiến ban cho chúng ta. Và sự sống, như các con qúa rõ, không phải là một mớ lý thuyết mà là một điều gì đó được mang ra sống mỗi ngày ở mức độ thực tiễn. Sự sống là tất cả mọi thái độ, mọi lời nói, mọi hành vi cử chỉ cũng như tâm tưởng dính dáng đến chúng ta và làm cho chúng ta thấy được chính mình về cái chúng ta là.

Giới trẻ của Giáo Phận Rôma thân mến, Cha cám ơn các con vì lời các con hứa với Cha rằng các con sẽ liên lỉ dấn thân làm dấu hiệu sống động cho việc hòa giải và thứ tha. Ở vào tuổi của các con, các con có rất nhiều dịp để làm chứng về mối thân hữu chân tình và quảng đại. Các con hay tăng bội các dịp này lên, và niềm vui, một tặng ân của việc Chúa Kitô hiện diện, sẽ trổ sinh trong các con: một niềm vui các con được gọi đến để truyền đạt và chia sẻ với mọi người các con quen biết. Chúa Giêsu là Ðấng Cứu Thế duy nhất của thế giới: Người là Sự Sống ban cho cuộc đời mỗi người ý nghĩa thực sự.

Giới trẻ thân mến, các con đừng bao giờ mệt mỏi trong việc đặt ra những vấn nạn theo tính tò mò hợp lý cùng với một lòng ước ao học hỏi. Ðúng thế, ở vào lứa tuổi của các con, các con muốn biết về những cái mới mẻ và hay ho. Các con hãy giữ lấy ước muốn này để hiểu được sự sống; các con hãy yêu mến sự sống, một tặng ân và là một sứ vụ Thiên Chúa ký thác cho các con để các con cộng tác với Ngài trong việc cứu thế giới.

Lòng ước muốn cải thiện đời sống, và sự cần thiết của các Bí Tích

Vấn Ðáp 2:

Kính thưa Ðức Thánh Cha, Sứ Ðiệp của Ðức Thánh Cha đã mãnh liệt mời gọi việc ăn năn thống hối và năng lãnh nhận bí tích Giải Tội. Chúng con xin hỏi Ðức Thánh Cha: lòng ước muốn cải thiện đời sống từ đâu mà có? Chúng con thường được khuyên bảo là ăn năn thống hối, thế nhưng, đôi khi chúng con không cảm thấy có nhu cầu làm như vậy: Ðức Thánh Cha có thể cắt nghĩa cho chúng con biết tại sao không? Hơn nữa, chúng con xin Ðức Thánh Cha mấy lời về bí tích Giải Tội, vì không phải bao giờ chúng con cũng dễ thấy được bí tích này như là một nơi chúng con có thể trở về cùng Chúa Cha là Ðấng chúng con đã lạc bước bỏ Ngài mà đi theo tội lỗi?

======= ĐTC JPII trả lời:

Giới trẻ thân mến:

- Thật vậy, ngày nay, tổng quát mà nói, người ta không còn cảm thấy nhu cầu cải thiện đời sống như vốn có nữa. Mặc dầu thực tế cho thấy việc tự vấn là một trong những đòi hỏi căn bản để đạt đến một nhân vị người lớn và trưởng thành. Chỉ nhờ tiến trình liên tục cải thiện đời sống và canh tân con người mới tiến triển trên con đường khó khăn trong việc biết mình, trong việc kiềm chế ý muốn của mình cũng như trong việc có thể làm lành lánh dữ.
Như thế, chúng ta có thể nói rằng cuộc sống liên tục đổi thay. Các con cảm thấy được điều này trước nhất. Không phải hay sao khi các con yêu một người nào đó các con làm mọi cách để chiếm lấy tình yêu của họ? Ðôi khi các con không đổi thay hay sao, cho dù những diễn đạt và hành vi cử chỉ ấy các con không bao giờ nghĩ là các con có thể đổi thay? Nếu không có tình yêu làm nền cho việc đổi thay ấy thì không thể nào hiểu được nhu cầu cần phải thay đổi.

Ðối với đời sống tâm linh cũng thế, nhất là đối với hoa trái của bí tích Hòa Giải là bí tích cần phải thực sự được nhìn theo quan điểm này. Thực thế, chính dấu hiệu có tác dụng của tình thương Thiên Chúa là Ðấng vươn mình tới mọi người, của tình yêu Chúa Cha là Ðấng bất chấp việc đứa con mình lạc loài và phung phí các sản vật của nó vẫn muốn đón nhận nó về với vòng tay rộng mở, làm cho chúng ta cảm thấy ngay được yếu tính của tình yêu Thiên Chúa: Ngài vươn mình tới chúng ta bằng cách xứng hợp với Ngài nhất, đó là cách xá giải và xót thương.
Nói như thế Cha không có ý bảo rằng đường lối cải thiện đời sống là một đường lối dễ dàng. Ai cũng biết khó khăn ra sao trong việc nhận thức các lỗi lầm của mình. Thật vậy, chúng ta bao giờ cũng tìm cách chữa mình hơn là nhận lỗi. Thế nhưng, cứ như thế, chúng ta sẽ không cảm nghiệm được ân sủng của Thiên Chúa, cảm nghiệm được tình yêu của Ngài là tình yêu biến đổi và cụ thể hóa cái có vẻ bất khả thủ. Không có ơn Chúa làm sao chúng ta có thể vào trong con người nội tâm của mình và hiểu được nhu cầu cần phải cải thiện đời sống? Chính ân sủng biến đổi cõi lòng của chúng ta, khiến chúng ta cảm được tình yêu Thiên Chúa gần gũi và cụ thể.

Khi chúng con phải đối diện với khổ đau và cái chết

Hãy chiến thắng sự dữ bằng việc lớn lên trong Tình Yêu Thiên Chúa

Vấn Ðáp 1: Khi chúng con phải đối diện với khổ đau và cái chết.

Kính thưa Ðức Thánh Cha, trong Sứ Ðiệp của Ðức Thánh Cha gửi Ngày Giới Trẻ Thế Giới 1999, Ðức Thánh Cha đã kêu gọi chúng con, cùng với toàn thể Giáo Hội, "hãy hướng về Thiên Chúa là Cha và, bằng một tấm lòng tri ân cảm mến, các con hãy lắng nghe lời mạc khải lạ lùng của Chúa Giêsu: 'Chúa Cha yêu thương các con' (x.Jn.16:27)". Và Ðức Thánh Cha còn bảo đảm với chúng con rằng: "Tình yêu của Ngài không bao giờ bỏ rơi các con, giao ước an bình của Ngài không bao giờ xa lìa các con!". Chúng con tin chắc như thế. Tuy nhiên, có những lúc chúng con thấy khó hiểu cách Chúa Cha yêu thương chúng con, khi chúng con phải đối diện với khổ đau và cái chết của thành phần trẻ như chúng con, khi những thiên tai xẩy đến cho thành phần vô tội, thậm chí khi con người trải qua những khiếp đảm của chiến tranh. Thật vậy, chúng ta đang kết thúc một thế kỷ từng được đánh dấu bằng các cuộc chiến tranh và lòng thù ghét giữa các dân tộc. Ngay cả cho đến ngày hôm nay đây, nhất là trong những giờ phút này, chiến tranh và lòng thù ghét vẫn tiếp tục diễn tiến nơi những miền rất gần với chúng ta đây là Yugoslavia trước kia. Kính thưa Ðức Thánh Cha, Ðức Thánh Cha có thể giúp chúng con hiểu được làm sao Chúa Cha không bao giờ thôi yêu thương chúng con, cả khi chúng con thấy khổ đau nơi thành phần công chính và vô tội, khi nhiều đồng bạn của chúng con bị chế ngự bởi các hiện tượng hủy hoại như nghiện hút, cũng như khi con người sát hại sự sống mình vì lòng hận ghét và chiến tranh?

=== Đức Thánh Cha JP II trả lời:

Giới Trẻ thân mến,Cha chào mừng các con tới điện Vatican, đến Thính Ðường Phaolô VI. Cha chào mừng các con hiện diện trong tòa nhà này cũng như các con đang ở ngoài trời mưa, dù không nặng hột cho lắm. Dù sao các con cũng mạnh hơn cả mưa gió.

Giới Trẻ thân mến,

1- Vấn nạn thứ nhất các con đặt ra cho Cha được cắm rễ sâu trong chính cõi lòng của con người. Nơi vấn nạn mà thành phần đại diện của các con hỏi Cha, Cha nghe như là một âm vang của cuộc chống đối mạnh mẽ chúng ta đã đọc thấy trong "Câu Truyện về một Ðại Kiểm Sát Viên" của Dostoevsky: "Chúng tôi làm thế nào tin tưởng nơi Thiên Chúa được khi Ngài để cho đứa trẻ vô tội phải chết?". Chúng ta kinh nghiệm thấy, và hầu hết chính mắt trông thấy, vấn đề sự dữ trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Những cuộc bàn giải về vấn đề này hình như không có tác hiệu ngay lập tức, nhất là khi chính bản thân chúng ta nếm mùi bệnh hoạn hay khổ đau, hoặc khi chúng ta bị rung động bởi cái chết của một người gần gũi thân thương của mình.

Thế nhưng, Cha sẽ không muốn tránh né cái thách đố chất chứa trong vấn nạn này. Tuy nhiên, trước hết, Cha cũng muốn hỏi các con một câu gợi ý thế này: các con hỏi Cha phải hiểu thế nào về tình yêu của Chúa Cha khi chúng ta thấy mình đối diện với hận ghét, với chia rẽ, với những cách thức khác nhau trong việc hủy hoại phẩm gía bản vị, và với chiến tranh. Ðúng vậy, ít lâu trước đây các con cũng đã đề cập đến tình trạng tương khắc, đó là tình trạng Yugoslavia đang đổ máu và mối quan tâm rất nhiều đến các nạn nhân cũng như đến các hậu qủa từ đấy mà ra đối với Âu Châu cũng như đối với cả thế giới. Cha thành thực hy vọng rằng vũ khí sẽ được xếp lại sớm bao nhiêu có thể và việc đối thoại cũng như điều đình sẽ được thực hiện, để nhờ việc đóng góp của mọi người, toàn miền Balkan sẽ được hưởng một nền hoà bình bền bỉ và chính đáng.

Phần Cha muốn hỏi các con thế này: tại sao các con chỉ đặt vấn đề tình yêu Thiên Chúa ở đâu mà lại không nhấn mạnh đến các trách nhiệm phát xuất từ tội lỗi của con người? Tóm lại, tại sao chúng ta đổ lỗi cho Thiên Chúa trong khi chính con người phải chịu trách nhiệm về những quyết định tự do của mình?

Tội lỗi không phải là một thứ lý thuyết trừu tượng; trái lại, các hậu quả của nó có thể được chứng thực. Sự dữ mà các con xin Cha cắt nghĩa có một gốc rễ tội lỗi và là một việc chối từ sống theo giáo huấn của Thiên Chúa. Nó làm tổn thương đến việc hiện hữu của con người và dẫn họ tới việc phủ nhận những gì là tốt lành. Như thế thì chính chúng ta cũng gắn liền với tị hiềm, ghen tương và vị kỷ, mà không nhận ra rằng thái độ như vậy sẽ dẫn chúng ta đến một tình trạng lẻ loi cô độc và làm mất đi ý nghĩa thực sự của cuộc sống.

Bất chấp tất cả những điều ấy, các con vẫn có thể tin chắc rằng tình yêu Thiên Chúa không bao giờ vắng bóng, vì chính Thiên Chúa đã muốn chia sẻ cuộc đau thương và cái chết của Người với chúng ta. Ðó chính là những gì chúng ta phải nhớ trong giai đoạn Mùa Chay và trong Tuần Thánh này. Và những gì Người đã trải qua cũng là những gì đã được cứu vớt và cứu chuộc. Sự dữ đã bị quyền lực tình yêu khống chế, như Thánh Tông Ðồ Phaolô hoàn toàn xác tín khi nhấn mạnh rằng: "Ai sẽ tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Chúa Kitô? Gian nan, khốn khó, bắt bớ, đói khát, trần truồng, hiểm nguy hay gươm giáo ư? Không, nhờ Ðấng yêu thương mình, chúng ta thắng được tất cả những điều này" (Rm.8:35-37). Bởi thế, cách thế để chiến thắng sự dữ là hãy lớn lên trong tình yêu của Chúa Cha, Ðấng đã mạc khải mình cho chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô.

Wednesday, June 6, 2007

ĐỒNG HÀNH VỚI CHÚA

Trong Đệ Nhị Thế Chiến, anh là một thanh niên đã sống một cuộc sống cuồng loạn trong một trang trại. Cuối cùng anh đã lập gia đình và ổn định cuộc sống. Vào thời điểm đó, anh được hoán cải và bắt đầu thay đổi cuộc sống.

Mấy năm sau đó, nói chính xác hơn là vào năm 1942, anh nhận được lệnh gọi nhập ngũ qua bưu điện. Anh phải đi khám sức khỏe để tòng quân. Sau khi khám sức khỏe, anh trở về nhà. Anh nhận thấy chiến tranh là một hành động vô luân và thật là sai lầm khi phải cầm súng. Anh đi gặp một vị linh mục để xin ý kiến và ngài cho biết đó là bổn phận phải chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Anh cảm thấy không thỏa mãn với lời khuyên bảo đó.
Anh đến gặp Đức Giám Mục và ngài cũng nói như vị linh mục vậy. Đức Cha cho biết đó là một cuộc chiến tranh để bảo vệ tổ quốc, chống lại một chính thể độc tài vô thần, nên anh có bổn phận phải gia nhập quân ngũ. Lời khuyên bảo đó cũng không có sức thuyết phục anh.

Anh vẫn tin tưởng chiến tranh là điều không chính đáng, không thể biện minh được. Vì thế thật sai lầm đối với anh là một Kitô hữu phải đi đánh giặc. Vợ anh và nhiều bạn hữu của anh cũng khuyên nhủ anh nên hợp tác với chính quyền.

Sau cùng, anh nhận được lệnh của quân đội buộc anh phải trình diện nhập ngũ. Anh quyết định thông báo cho biết là anh không tuân lệnh. Do đó anh bị bắt, bị xét xử theo quân luật, bị kết tội mưu phản và và nhận lãnh bản án tử hình. Chính Phủ Đức Quốc Xã đã thi hành bản án ngày 9 tháng 8 năm 1943 tại Bá-linh. Anh là người Áo, với danh xưng là Franz Yeagersteter. Không giống như vị linh mục và giám mục đã khuyên bảo, anh xác tín việc tham gia vào cuộc chiến của Hitler là điều vô luân và anh đã chết vì niềm tin của mình.

Ngày anh lên đoạn đầu đài, anh đã viết một lá thư trần tình cho biết tại sao anh đã hành động như thế. Anh viết: “Tôi tin tưởng đó là điều Chúa đã kêu gọi tôi làm và tôi đã dâng hiến cuộc đời của tôi như một hy lễ đền tội cho Đức Quốc Xã. Tôi ngước mắt nhìn trời là nơi tôi sẽ tới và rồi từ đó tôi sẽ nhìn xem các con tôi trong tương lai và được biết chúng sẽ hỉểu tại sao cha chúng đã làm điều đó.”

**********************************

Để khuyên bảo những Kitô hữu vào buổi ban đầu, Thánh Phaolô đã nói: “Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống cùng Người. Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người.” (2Tm 2:11-12). Thánh Phaolô đã nói như thế, do kinh nghiệm bản thân. Ngài đã chịu đựng nhiều gian khổ trước khi làm nên những việc lớn lao.

Như người ta thường nói: “Một con tim nhút nhát không thể nào chinh phục được quả tim vàng.” Kitô giáo không phải là một tôn giáo dành cho những con tim nhút nhát. Chúng ta phải chịu đựng nhiều hy sinh gian khổ trong cuộc đời thường, đầy chông gai thử thách, trước khi có thể vào Nước Thiên Chúa.

Đó là định luật của cuộc sống, vừa khắt khe vừa hùng tráng. Không thể có triều thiên mà không có thánh giá, không thể có chiến thắng mà không đổ mồ hôi, máu và nước mắt. Không thể có Chúa nhật Phục Sinh mà không có Thứ Sáu Tuần Thánh, không thể có sống lại nếu không có chết đi.

Khi đọc câu chuyện trên, có thể bạn không thích người đó vì anh không chiến đấu cho một cuộc chiến chính đáng, và đó cũng là cuộc chiến chính đáng đối với Đức Quốc Xã. Mọi cuộc chiến được xem là chính đáng vì lý do luân lý, đối với những người chiến đấu cho những cuộc chiến đó. Họ đã chiến đấu ở nước Áo để bảo vệ Kitô giáo, chống lại chế độ Công Sản vô thần của Nga Sô Viết. Đó là điều chính quyền tuyên truyền cho dân chúng và nhiều người đã tin theo.

Nhưng thử nói lại điều đó cho những nạn nhân các lò hỏa thiêu của Đức Quốc Xã và những người đã mất tất cả trong Đệ Nhị Thế Chiến, chắc chắn không lọt tai chút nào. Sự đứng lên chống lại cuộc chiến đó của Franz Yeagersteter khiến chúng ta ngày nay ca tụng anh là người anh hùng cao cả.

Không có chỗ để thỏa hiệp ở đây. Một người có thể giữ ngày Sabbat cho dẫu không ai tuân giữ hết, hoặc xem lễ Chúa nhật cho dẫu bạn bè từ khước. Người ta có thể sống quảng đại, quan tâm và vị tha đối với người khác, hoặc thảo kính và phụng dưỡng cha mẹ trong tuổi già.

Người ta có thể không làm chứng gian, không nói dối, trộm cắp hay ngoại tình. Người ta có thể không bị lãng phí bởi nếp sống tiêu thụ và giới trẻ có thể khước từ việc nghiện ngập, xì ke, ma túy và dấn thân vào những tương giao đặt cơ sở trên những nguyên tắc luân lý vững chắc.

Người ta có thể đương đầu với những trào lưu thế tục, cho dẫu phải đứng lên một mình, hơn là chạy theo quần chúng. Bạn có thể ngẩng đầu lên cao trong khi những người chung quanh cúi thấp đầu xuống. Người ta có thể sống cũng như mọi người nhưng lại khác biệt mọi người, tức là “hòa nhi bất đồng”. Người ta có thể đi con đường hẹp, ít người đi và có thể trở thành một nhà lãnh đạo hơn là người theo bén gót.

Người ta có thể sống và chết cho một lý tưởng cao đẹp, như sống cho Chúa Kitô trong một bối cảnh trần tục. Khi chúng ta vấp ngã, và điều đó thường xuyên xảy ra, chúng ta có thể chỗi dậy, với ơn Chúa phù trợ, bằng lời cầu nguyện hằng ngày để tiếp tục đoạn đường kế tiếp.

Tuy nhiên những điều đó sẽ không xảy đến, nếu chúng ta không chấp nhận cho mình một kỷ cương và sức mạnh nội tâm, cũng như có ý muốn chấp nhận gian khổ để được dẫn tới Vương Quốc của Chúa.

**********************************
Lạy Chúa, xin ban cho con thêm sức mạnh và can đảm để dám đồng hành với Chúa, dám sống và chết cho niềm tin của mình. Amen!

Huong Vinh

ĐIỀU KHÁC THƯỜNG TRONG NHỮNG CÁI BÌNH THƯỜNG

Tôi vẫn nhớ câu chuyện thầy Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương kể cho chúng tôi nghe trong một buổi học: Lúc thầy còn trẻ ở quê miền Trung, trong một lần dạo chơi ngoài đồng vắng, chú “tiểu đồng” đi theo đã hỏi thầy: “Cậu ơi, bông hoa nở trong kẹt đá để làm chi, không có ai thấy cả!”.

Câu hỏi của chú bé nọ đã ăn sâu vào trí nhớ của tôi. Nhiều lần tôi đã suy nghĩ đề tìm câu trả lời, nhưng tôi chỉ tự trả lời được bằng một câu “kinh điển” chung chung: Vì Thiên Chúa yêu thương loài người nên Ngài dựng nên muôn loài muôn vật cho loài người hưởng dùng mà ca ngợi Ngài! Tôi đã “ví von” câu chuyện này qua bài thơ “Ngẫm Nghĩ” sau đây:

Đoá hoa nở giữa đồng không.
Con chim hót giữa mênh mông đất trời.
Sao lấp lánh giữa chơi vơi.
Cá tôm bơi lội giữa khơi nước ngàn.
Vô thường mà lại đa mang,
Thân con giữa chốn trần gian đông người.
Sinh ra để khóc hay cười?
***
Hôm nay, sau một cuộc nói chuyện với hai bạn trẻ đến thăm và sau khi tình cờ đọc xong một đoạn trong cuốn “Hoàng Tử Bé” của Saint-Exupéry, tôi đột nhiên “thấy” được một câu trả lời có vẻ cụ thể và “sát sườn” hơn cho mình: “Bông hoa ấy nở trong kẹt đá là để chú bé kia thấy nó và đặt ra câu hỏi nọ”. Bông hoa ấy không nở ra một cách “vô nghĩa lý” trong cuộc đời!
Tôi thử suy nghĩ thêm và thấy có điểm tương đồng giữa bông hoa nọ và một con người nào đó đang hiện diện trên cuộc đời này: Không ai có mặt trên cuộc đời một cách “vô nghĩa lý” cả. Nếu Thiên Chúa dựng nên một người thì chắc chắn người ấy đã được Ngài trao cho một sứ mạng để hoàn thành.
Tôi trở lại suy nghĩ về những bông hoa và thấy Thiên Chúa đã dựng nên quá nhiều bông hoa, hình như nhiều hơn cả mức cần thiết, như chú bé nọ đã nhận xét. Nhưng nghĩ cho kỹ, tôi thấy bất kỳ bông hoa nào - dù là bông hoa dại - cũng có một “sứ mạng”: hoặc là để cho con người ngắm nhìn, hoặc là để cho ong bướm hút mật, hay thậm chí để cho chim chóc côn trùng nhấm nháp cho no bụng... Không bông hoa nào nở ra một cách vô ích cả.
Con người cũng vậy. Hình như Thiên Chúa dựng nên nhiều người quá, có lẽ nhiều hơn cả mức cần thiết? Thầy Dương đã đưa ra nhận xét như thế khi đi giữa đường phố Sài Gòn đông nghẹt người.
***
Trong hàng tỷ người đang có mặt trên trái đất này, thoạt nhìn, có rất nhiều cuộc đời xem ra vô nghĩa lý vì “ẩn khuất trong những kẹt đá” như bông hoa mà chú bé nọ đã tình cờ nhìn thấy. Họ âm thầm được sinh ra và âm thầm chết đi mà chẳng để lại dấu tích gì trên trần gian. Thậm chí nhiều khi cuộc đời họ chỉ toàn là đắng cay bất hạnh phải âm thầm gánh chịu một mình. Thế thì họ được sinh ra làm gì nhỉ?
Chú bé nọ “tình cờ” gặp được bông hoa và đặt ra được một câu hỏi. Khi ấy chú còn quá nhỏ để biết rằng câu trả lời đã nằm sẵn trong câu hỏi mà chú đặt ra. Tôi hy vọng rằng khi lớn lên chú đã tìm ra câu trả lời cho mình. Nếu còn sống, bây giờ chắc “chú” cũng đã bước qua tuổi 70!
Riêng tôi, nhờ câu hỏi ấy mà tôi tìm ra được một câu trả lời về cuộc nhân sinh cho chính mình: Mỗi một con người được sinh ra trên mặt đất này là để hạnh ngộ với một-ai-đó.
Rất nhiều lần và rất tình cờ, tôi đã được soi sáng bởi những con người “vô danh”: những người hành khất, những người tàn phế, những đứa trẻ con, những người nhà quê bình dị... Nếu được phép, tôi xin ví họ như những bông hoa nở trong kẹt đá. Họ âm thầm sống giữa cuộc đời, không kỳ vọng có một ai đó “ngắm nhìn” mình, “trưng bày” mình cho những người khác chiêm ngưỡng. Họ sống một cuộc đời bình dị. Họ được sinh ra trong bình dị và sẽ chết đi trong bình dị, hầu như không để lại một dấu ấn nào cho những người chung quanh. Tuy nhiên, nếu xét cho kỹ, họ đang âm thầm thực hiện sứ mạng cao cả của mình dù họ không hay biết. Nếu họ sống đúng với ơn gọi làm người, chắc chắn họ đang soi sáng cho ít là một-ai-đó đã may mắn tình cờ gặp được họ. Là người, họ đang thực hiện sứ mạng cao cả của một con người trong cuộc đời này.
***
Là Kitô hữu, là con cái “gần gũi” của Thiên Chúa, chắc chắn tôi đang mang trong mình một sứ mạng trọng đại mà Thiên Chúa trao phó. Sứ mạng ấy trọng đại không phải vì tôi sẽ làm những việc lớn lao mang lại những thành công vang dội khiến nhiều người trầm trồ thán phục. Không, như một bông hoa dại nở trong kẹt đá, sứ mạng trọng đại của tôi là hãy nỗ lực làm triển nở toàn vẹn ơn gọi Kitô hữu trong chính hoàn cảnh sống hiện tại của mình. Rồi đến một lúc bất ngờ nào đó, phút giây hạnh ngộ giữa tôi và một-ai-đó sẽ đến. Nếu cuộc gặp gỡ này có thể giúp cho người đó đặt ra câu hỏi về ý nghĩa của cuộc nhân sinh, thì tôi đã thực hiện được sứ mạng mà Thiên Chúa uỷ thác khi Ngài cho tôi được diễm phúc sinh ra trong cuộc đời này.
Lạy Chúa, xin Chúa giúp con biết sống một cách “khác thường” những điều “bình thường” trong mọi giây phút của cuộc đời con. Amen./.


- Trầm Tĩnh Nguyện -

Người Phu Quét Rác

(Câu chuyện người quét rác)

Cứ tối đến là Sài Gòn se se lạnh, cái lạnh nhẹ nhàng của mùa xuân cũng không làm cho một số người mát hơn chút nào. Mồ hôi họ vẫn chảy, tuy vậy họ vẫn bịt kín từ trên xuống dưới, ngay cả chân tay họ cũng không có chỗ nào hở.

Họ là ai? Thưa họ là những Người Phu Quét Rác. Họ che kín thân người, chắc là để cho cát bụi không bám vào các lỗ chân lông lúc nào cũng “rộng mở” cho mồ hôi chảy ra; họ bịt kín mặt mũi là để cho bụi đất, bụi đời, và bụi thời gian không thể len lỏi vào bên trong thân xác và cuộc sống của họ được; và cũng có thể để cho những kẻ qua đường, như chúng ta, không nhận ra họ là ai.
Nhưng cuộc sống của họ giống cuộc sống Linh Mục của tôi một điểm (theo ý của riêng tôi – không phải là ý kiến chung của các Linh Mục) đó là: dẫu biết rằng hôm nay có quét sạch bụi đời, thì ngày mai mình cũng phải quét lại; dẫu có làm sạch bây giờ thì trong giây lát sẽ có người làm dơ bẩn. Nhưng mặc kệ, ai xả cứ xả, còn chúng tôi quét dọn vẫn cứ quét dọn! Họ dọn sạch đường cho tôi và bạn đi! Tôi dọn sạch tâm hồn cho bạn thênh thang!!! Tuy vậy giữa hai cuộc sống tưởng chừng như khá giống nhau đó, lại có một điều vô cùng khác nhau: Tôi được tôn trọng (ít ra cũng được người khác gọi bằng cha), còn họ bị người khác nhìn khinh khi. Cho nên tối hôm nay trước khi đi tìm trẻ bụi đời, tôi tìm đến họ.

Tôi bao một chiếc honda ôm cho 2 tiếng đồng hồ với giá 150 ngàn đồng và lên đường tìm những người phu quét rác. Cứ gặp ai thì tôi bảo anh lái xe Honda dừng lại, tôi đến cạnh họ, nói chuyện và chúc mừng năm mới rồi lì xì cho họ 50 ngàn đồng.
- Chào chị!

Tôi tiến lại và nói to để chị có thể nghe. Chị dừng đôi tay đang thoăn thoắt đưa cái chổi trên mặt đường nhìn tôi có ý thăm dò nhưng không nói gì. Tôi liền nhắc lại vẫn một câu nói đã thuộc nằm lòng từ nãy tới giờ, và đã được lặp đi lặp lại cho bao nhiêu người:
- Em cám ơn chị đã dọn sạch đường phố cho mọi người trong những ngày giáp tết. Cám ơn chị vẫn âm thầm làm việc không kể nắng mưa. Em muốn tặng chị một chút quà để thay lời cám ơn.
Vừa nói tôi tôi vừa đưa cho chị một cái phong bì trong đó có 50 ngàn.
- Cám ơn em, chị cầm lấy và nói.
- Cám ơn chị, chúc chị một năm mới bình an trong tâm hồn và xin Thiên Chúa chúc lành cho chị!

Nói xong tôi lên xe Honda tính tiếp tục lên đường. Xe vừa chồm bánh thì tôi nghe tiếng chị gọi.
- Em ơi, em ơi, cho chị hỏi cái.
- Dạ chị gọi em.

Tôi trả lời, bảo anh tài xế dừng xe rồi bước xuống xe quay lại bên chị.
- Em có phải là người Công Giáo không?
- Dạ phải.

Nghe tới đó chị từ từ gỡ đôi găng tay, gỡ cái mũ, gỡ khẩu trang và tôi nhìn thấy nước mắt chị đang rơi trên khuôn mặt mà có lẽ tôi phải gọi là cô mới đúng. Chị nói:

- Chị làm nghề này đã được 30 năm, từ ngày “giải phóng.” 30 năm quét rác, chưa có một người qua đường nào nói với chị một điều tốt lành, chứ đừng nói tới việc họ cám ơn chị. Họ nhìn chị với một con mắt khinh khi và ghê ghét. Chị đâu phải là người thất học. Năm giải phóng thì chị đang chuẩn bị thi tú tài toàn. Một tương lai đang mở ra trước mắt chị…

Nói tới đó chị dừng lại đưa bàn tay đầy bụi bặm lên lau nước mắt. Thấy vậy tôi vội móc túi lấy cái khăn mùi xoa đưa cho chị. Chị cầm lấy cám ơn tôi lau nước mắt rồi nói tiếp.

- Nhưng thế thời thay đổi và chị đã trở thành người phu quét rác 30 năm nay. Chị đã nhận được bao nhiêu lời chế diễu, bao nhiêu lời xúc phạm và bao nhiêu lời có thể nói là chửi mắng từ những đứa trẻ choai choai chỉ đáng tuổi làm con của chị. Có những lúc vô tình, hay cũng có thể là bụi nhiều quá, nên khi chị quét rác thì bụi bay mịt mù nên những người chạy xe qua đường nhìn chị xỉa xói hay nói những câu đại loại như “Quét nhẹ tay một chút” hay “Đui sao không thấy bụi bay ngất trời.”

Chị nói như trút bầu tâm sự với một người mà tưởng chừng đã thân quen. Tự dưng tôi cảm nhận được cái cảm giác mà những ngày đầu tiên qua Mỹ khi không biết một chữ tiếng anh mà đi đâu gặp một người biết nói tiếng Việt thì mừng lắm. Cứ bám chặt vào nói chuyện như đã quen biết từ lâu. Có thể chị chưa tìm được “người công giáo” nào để chia sẻ nên giờ có tôi chị như bắt phải cái phao. Thế là tôi dìu chị vào lề đường, tôi ra hiệu cho anh chạy Honda đi về trước và tôi ngồi xuống bên chị. Chi lại lau nước mắt kể tiếp:

- Chị cũng người công giáo! Nhiều khi chị đi làm về là sáng, chạy vội vào đi lễ không kịp tắm rửa, chị biết là chị không thơm tho nên đâu dám vào trong nhà thờ chỉ dám đứng xa xa, vậy mà cũng không ai dám đứng gần chị. Họ có lỡ đến gần rồi họ cũng bỏ đi. Thôi kệ chị đến với Chúa mà, nếu không thì chị mất Lễ Chủ Nhật. Nhưng chị khổ nhất là chị không dám xếp hàng lên rước Chúa vì những người chung quanh chê chị hôi...

Chị nói tới đây thì tôi cầm lấy tay chị mà nước mắt bắt đầu rơi. Tôi khóc vì hạnh phúc với niềm tin quá ư là lớn lao của chị. Và tôi cũng khóc cho niềm tin mỏng giòn của tôi chưa dám đặt Thiên Chúa lên hàng đầu. Và tôi cũng khóc cho các bạn nữa, thật đấy. Tôi khóc vì chúng ta đang sống trong một thế giới tự do và đầy đủ nhưng lại có những lý do để từ chối đến với Chúa ngày Chủ Nhật… Ôi tôi thật thấy hổ thẹn với lòng mình, với chị và với Chúa.

- Sao em khóc vậy?

Chị kéo tôi về với thực tại

- Em không sao. Em chỉ phục Đức Tin quá lớn lao của chị vào Thiên Chúa, trong khi đó em được Chúa ban cho rất nhiều mà không tin được như chị. Em thấy mắc cỡ thôi.

- Mỗi người có một hoàn cảnh em à. (Chị an ủi tôi). Niềm tin của chị càng vững hơn khi người khác càng khinh khi chị - vì chị biết Chúa yêu thương chị nhiều lắm khi nhìn thấy người ta khinh con của Chuá như vậy.

Chị dứt lời thì tim tôi đau nhói. Không phải bởi vì cái bệnh tim của tôi mà vì chị đã dạy tôi một bài học thật đến không thể thật hơn được nữa. Tôi quyết định thú nhận với chị.

- Chị có tin không? Em là một Linh Mục đó!

- Cha… Cha… Cha… Chị nấc lên từng tiếng trong ngỡ ngàng và nghẹn ngào. Con xin lỗi cha, con không biết Cha là Cha. Cha tha lỗi cho con.

Vừa nói chị vừa qùy xuống như van nài tôi.

- Không có gì đâu chị. Em phải xin lỗi chị mới đúng chứ!

Vừa nói tôi đỡ chị trở lại vị trí ngồi bên tôi và chúng tôi ôm nhau khóc. Vâng, chị khóc và tôi cũng khóc. Chúng tôi khóc giữa lòng đời mặc cho bao người qua lại soi mói. Khóc cho nỗi đau khổ của cuộc đời, những trớ trêu của nó, và cho cả hai thân phận lẻ loi trong những đêm cận tết. Nhưng có cuối cùng cũng phải xác nhận là chị khóc là bởi vì chị đang hạnh phúc. Chị hạnh phúc vì chị cảm thấy có người hiểu được và cám ơn công việc quét rác của chị, và chị cảm thấy được yêu thương, một tình thương không vụ lợi. Còn tôi khóc vì… tôi khóc và cảm thấy xấu hổ. Đơn giản thế thôi, không thể giải thích được, mà tôi nghĩ là cảm xúc dâng ngập con tim nhỏ bé và tràn ra trên khoé mắt.

Chút Suy Tư:

Nhà thơ Nghiêm Xuân Cường có viết để diễn tả những giọt nước mắt rơi của hai kiếp người trong tác phẩm “Vô cớ lệ rơi” như sau:

Vì đâu mắt lệ chứa chan
Một màn sương bỗng giăng ngang giữa trời
Kiếp người - cũng một kiếp người
Mẹ ơi sao có người cười, kẻ đau
Một phương nắng đẹp muôn mầu
Một phương cô quạnh u sầu nát tim
Nơi đây gió lặng trời êm
Mà sao chốn ấy đạn bom hãi hùng
Bể dâu, dâu bể chập chùng
Mẹ ơi nghĩ đến mà lòng xót xa
Xót cho nguời, xót cho ta
Trăm năm một kiếp, nở hoa mấy mùa.

Vâng Chúa ơi, cũng một kiếp người mà sao “có người gục ngã đau thương” nhưng lại có niềm tin vào Chúa như thế. Trong khi đó trong xã hội Mỹ chúng con đang sống thì cũng một kiếp người mà sao “có người hạnh phúc hân hoan” nhưng tâm hồm họ thì đã xa Chúa lắm rồi. Xin cho con và cho những kiếp người đã được Chúa chúc lành nhiều hơn những kiếp người khác biết chia sẻ những gì Chúa đã ban cho chúng con với những kiếp người không may mắn bằng chúng con và nhất là cho chúng con biết xây dựng ngôi nhà của chúng con trên nền tảng vững chắc là niềm tin vào Chúa bằng cách sống niềm tin đó trong đời sống hàng ngày.“ Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá. Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát.” (Mt 7:24, 26)


Linh Mục Martino Nguyễn Bá Thông

Tuesday, June 5, 2007

TT Bush sẵn sàng lắng nghe Đức Giáo Hoàng

TT Bush: "Tôi sẵn sàng lắng nghe ĐGH – Ngài và tôi chia sẻ nhiều giá trị chung."

Rome, 1/06/07 – Vào thượng tuần tháng 6, TT George W. Bush sẽ đến Roma tham dự cuộc họp thượng đỉnh của khối G – 8. Ngày 9 tháng 6 TT Bush sẽ có cuộc hội kiến với ĐGH Bênêđictô XVI tại Tòa Thánh Vatican. Trước dịp đi Roma, TT. Bush đã dành cho tờ La Stampa ở Turin Ý một cuộc phỏng vấn và những gì TT nói đã được công bố trong ngày thứ Sáu 1/06/07.Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói với tờ La Stampa: “Lần đầu tiên tôi gặp ĐGH Bênêđictô XVI và ý định của tôi trước hết là lắng nghe Ngài nói”.

TT. Bush theo Tin Lành, phái Presbyterian, nói: “ Tôi hy vọng chúng tôi sẽ hội kiến được với nhau trong thời gian lâu. ĐGH là một nhà tư tưởng sâu sắc. Tôi sẽ mở rộng tâm trí và trước hết là lắng nghe Ngài”Trả lời phỏng vấn, TT Bush cho biết ông chia sẻ nhiều giá trị chung với ĐGH. Ông nói : “Tôi tôn trọng sự sống, nhân phẩm con người. Tôi tin rằng ĐTC sẽ vui khi thấy hầu hết chính sách ngoại giao của chúng tôi giống với chính sách của Tòa Thánh là tận diệt nạn nghèo đói, bệnh tật. Tôi cũng chia sẻ với ĐTC về giá trị phổ quát của tự do.”

Được hỏi liệu Washington và Tòa Thánh có thể hợp tác với nhau về trường hợp Cuba, Trung Quốc, Lebanon không ? TT trả lời rằng nếu ĐGH muốn tôi sẽ thảo luận với Ngài về Cuba. Cuba muốn được tự do. Khi đến việc chuyển nhượng quyền hành lãnh đạo ở Cuba, thì thế giới phải cộng tác để đưa Cuba đến tự do chứ không phải giúp quốc gia này được ổn định chính trị. Việc đầu tiên là người ta không cần chỉ định ai sẽ điều hành chính phủ mà người điều hành phải thông qua bầu cử tự do, có tự do ngônluận, thả tù nhân chính trị.

Về trường hợp Lebanon, tôi xác nhận với ĐGH rằng tôi ủng hộ chính quyền Siniora. Chúng tôi cương quyết không để cho ngoại quốc can thiệp vào quốc gia này. Về trường hợp Trung Quốc, TT Bush trả lời báo La Stampa: “ Tôi sẽ nói cho ĐGH biết rằng chúng tôi đã rthẳng thắn nói với Trung Quốc về vấn đề tự do tôn giáo. Tôi sẽ kể cho Ngải biết rằng tôi đã ở trong giáo hội Trung Quốc và tôi cam kết với Ngài là chúng tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho những người Công Giáo tại Trung QuốcTưởng cũng nên nói thêm là cuộc họp của TT Bush với ĐGH sẽ diễn ra vào lúc 11 giờ sáng ngày 9 tháng 6. Sau đó TT Bush sẽ hội kiến với ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.


Nguyễn Long Thao (VietCatholic)

Người Tri Thức Nhất Của Nước Đức

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI

Đức quốc - 21.5.2007 - Tạp chí hàng tháng Cicero chuyên ngành lớn về nghị luận văn hóa chính trị tại Đức cứ mỗi năm bình chọn lại bảng danh sách 500 người tri thức nhất của Đức (Das Cicero-Ranking 2007). Tạp chí Cicero tháng 5.2007 đã bình chọn người đứng đầu danh sách 500 vị tri thức tại Đức là Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.Những người được bình chọn trong danh sách 500 của họ phải được duyệt xét qua 160 tờ nhật báo và tạp chí lớn nằm trong vùng nói tiếng Đức. Sự đóng góp tư duy của họ được đưa vào hệ thống tư liệu điện tử và được nhiều người vào xem và trích dẫn. Theo Cicero 500 người được chọn có ảnh hưởng tư duy rất quan trọng trong xã hội Đức hiện tại. Sau đây là danh sách tiêu biểu của 10 người bình chọn đứng đầu bảng trong con số 500 được đứng trong danh sách tri thức của nước Đức (Die Cicero-Liste der 500 führenden deutschsprachigen Intellektuellen):
Platz 1: Joseph Ratzinger, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVIPlatz 2: Martin Walser, nhà vănPlatz 3: Günter Grass, nhà văn (đoạt giải Nobel văn chương năm 1999)Platz 4: Harald Schmidt, nhà châm biếmPlatz 5: Marcel Reich-Ranicki, nhà bình luận văn họcPlatz 6: Peter Handke, nhà vănPlatz 7: Elfriede Jelinek, nhà văn nữPlatz 8: Elke Heidenreich, nữ ký giảPlatz 9: Alice Schwarzer, nữ ký giảPlatz 10: Jürgen Habermas, nhà triết học

Xin được nhắc thêm:

- Tạp chí Time của Hoa Kỳ số ra ngày 04.5.2007 đã công bố danh sách thường niên 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2007. Trong danh sách này (Time-Ranking): gồm 71 nam và 29 nữ thuộc 27 quốc gia, có tên Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI. Danh sách của Time-Ranking bao gồm những nhân vật mà quyền lực, tài năng và tấm gương về đạo đức của họ giúp thay đổi bộ mặt thế giới.- Sách „Đức Giêsu Nazareht“ của Joseph Ratzinger đã được phát hành vào ngày 16.4.2007 bằng tiếng Đức. Tại Đức nhà sách Thần học nổi tiếng Herder đã in 150 ngàn cuốn và phải vội vã in thêm 100 ngàn cuốn nữa vì nhiều độc giả tìm kiếm. Đó là sách đang bạn chạy nhất và chỉ trong một đêm đã trở thành „Bestseller“ vượt qua mặt luôn những sách truyện của Harry Potter.


- Vào ngày 12.4.2007 dịp mừng sinh nhật thứ 80 của ĐGH Bênêđictô XVI, bưu điện Đức đã phát hành con tem 55 Cent rất đẹp với hình của ĐGH Bênêđictô XVI đang dang đôi tay rộng mở như đang chờ các đoàn con tín hữu từ bốn phương đến với Ngài. Tem này hầu như đã bán hết với số lượng trên 10 triệu con tem. Đây là một cử chỉ thật đặc biệt của nước Đức dành cho ĐGH vì theo luật của Đức chỉ có Tổng Thống đương nhiệm mới được in hình trên tem thư. Đồng thời tại nước Áo, bưu điện cũng cho phát hành con tem trị giá 100 Cent để mừng sinh nhật ĐGH.

- Vào ngày 18.12.2006 Phân Khoa Hùng Biện thuộc Viện Đại Học Tübingen tại miền Nam Đức trong đã bình chọn bài thuyết trình của ĐGH Bênêđictô XVI về ''Đức Tin, Lý Trí và Đại Học. Ký Ức và Suy Tư'' - dịp ngài trở về thăm cố hương - tại giảng đường đại học Regensburg vào ngày 12.9.2006 là "Diễn Văn Của Năm 2006“ tại Đức quốc. Đại học Tübingen đã nêu lý do và đánh giá bài thuyết trình là "tác phẩm xuất chúng“ (Meisterhaft Komponierte Rede) nói về mối quan hệ của đức tin và lý trí. Theo phân khoa này thi đó chính là câu trả lời đúng nhất được đặt trên nền tảng tôn giáo cho xã hội thời nay.

Trong một xã hội đang phân hóa trầm trọng tại Đức về hai miền đông tây, kinh tế, giáo dục, xã hội lẫn tôn giáo, nhất là giữa công giáo và tin lành với con số 26,3 triệu (43,1% dân số) cho công giáo và 25,1 triệu tương xứng 41,1% cho tin lành, trong 2 tôn giáo lớn này thống kê cho biết chỉ còn 60% tin vào Thiên Chúa. Tại Đức, theo truyền thống từ những năm dài nhiều giới chức cao cấp công giáo vẫn có đầu óc chống lại Tòa Thánh Vatican thì việc Đức Hồng Y Joseph Ratzinger trở thành Giáo Hoàng Bênêđictô XVI vào ngày 19.4.2005 hiển nhiên làm cho họ không phục tòng hoặc không hồ hởi cho lắm lúc Ngài lên ngôi Giáo Hoàng. Nhiều người cho Ngài là bảo thủ, cứng rắn và là cỗ xe tăng khó chuyển động.Tuy nhiên khi là Giáo Hoàng, Ngài đã làm cho dân Đức đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về cách hành xử, đối thoại hiền hòa và hơn hết Ngài biểu lộ rõ ràng là người mục tử hiền lành và chân thành yêu mến Giáo Hội. Ngoài ra Ngài đã gây được nhiều cảm tình nơi người Đức qua 2 cuộc thăm viếng cố hương vào dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2005 tại Koeln và trở lại thăm xứ sở Bayern vào tháng 9.2006. Với một trí tuệ thông minh sắc bén cũng như cách thức truyền đạt rõ ràng và thẳng thắn những ý tưởng của Ngài trong các buổi nói chuyện, các bài giảng huấn làm cho những làn sóng chống đối tại Đức đã dịu hẳn lại.

Dịp Ngài mừng sinh nhật thứ 80 vào tháng 4.2007 hầu như ở Đức người ta chỉ đọc những lời ngợi khen từ đủ mọi giới khác nhau và từ các báo chí nhiều ký giả trở nên hâm mộ viết rất tích cực về Ngài. Một điều chứng minh cho thấy trong các buổi triều yết Đức Giáo Hoàng tại Rôma vào thứ tư hàng tuần thì khách hành hương người Đức lúc nào cũng tham dự đông hơn hết, họ đến để sống và nghe lời giảng dạy của người đồng hương Joseph Ratzinger, Giáo Hoàng Bênêđictô XVI của họ.

Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
(Theo tạp chí www.cicero.de)

Mozart của Thần Học: Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI

Mừng sinh nhật thứ 79 của ĐGH Bênêđictô XVI

Borsum, Đức quốc - Chúa nhật Phục Sinh, 16.4.2006 – Trong cuối tuần vừa qua trên các kệ bán báo người ta thấy nhiều tít lớn trên trang nhất của các báo Đức nói về Joseph Ratzinger hoặc ĐGH Bênêđictô XVI và những tấm hình của ngài được kèm theo như: „Joseph Ratzinger: Stolz in Deutschland“ (Joseph Ratzinger: Niềm tự hào ở nước Đức) – „Der Deutsche zieht mehr Gläubige an als sein großer Vorgänger Johannes Paul II“ (Vị người Đức lối kéo nhiều giáo dân hơn vị tiền nhiệm vĩ đại Gioan Phaolô II) – „Locker - humorvoll und beliebt im ersten Amtsjahr“ - Thanh thoát – khôi hài và được yêu chuộng trong năm đầu Giáo Hoàng) - "Wir sind stolz und haben großen Respekt" (Chúng tôi tự hào và kính trọng Ngài) – „Weniger Kirchenaustritte - steigende Eintritte in Deutschland“ (Ít người bỏ đạo - Thêm người vào đạo tại Đức) - Và tờ báo lớn Die Welt (Thế Giới) tán thưởng ngài lên cung bậc vĩ nhân của âm nhạc bằng tựa đề: „Mozart der Theologie“ (Mozart của Thần Học). Đó là cơ hội các giới truyền thông muốn viết về ĐGH Bênêđitô XVI vào dịp ngài mừng sinh nhật thứ 79 - đúng ngày Chúa nhật Phục Sinh, 16.4.2006. Cũng cho dịp này đài truyền hình quốc gia ARD trong chương trình phỏng vấn „Beckmann“ nổi tiếng đã mời 4 vị Hồng Y: Walter Kasper (Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Hiệp Nhất Kitô Hữu), Karl Lehmann (Chủ tịch HĐGM Đức), Georg Sterzinsky (TGP Berlin) và Friedrich Wetter (TGP München) vào tối thứ hai, 17.4.2006 để nói chuyện về nhà thần học Ratzinger và GH Bênêđictô XVI.
Qua các dữ kiện truyền thông kể trên chúng ta thấy cái nhìn của người dân Đức đã thay đổi nhiều trong 1 năm nay, vì khi nói về danh gọi Joseph Ratzinger trước kia là họ luôn nghĩ đến „Cỗ xe tăng“ hoặc quá „Bảo thủ“ hay là „Người cầm quyền sinh sát áp chế những người chống đối Giáo Hội từ Đức quốc“ và là „Bức tường kiên cố và quân canh của Giáo Hoàng.“ Khi còn là tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin (24 năm) dưới thời ĐGH Gioan Phaolô II, trong thời này đã xảy ra 6 vụ về các nhà thần học lạc giáo mà trong đó đã có 4 người Đức (như Hans Küng, Drewermann…) và ĐHY Joseph Ratzinger đã cắt chức giáo sư đại học của các vị này. Ở trong nước Đức, đất nước của Martin Luther (1483 – 1586) thì người ta mới cảm nhận được những căng thẳng giữa hai tôn giáo lớn: Công giáo và Tin lành, mặc dù đã có những bước tiến nhảy vọt về đại kết từ phía hai bên. Một góc độ tiêu cực nào đó người Đức vẫn không ưa thích Tòa Thánh Vatican, ngay cả trong giới Công giáo cũng bị lôi cuốn vào.


Điều ngạc nhiên sau 1 năm thi hành chức vụ Mục Tử Giáo Hội, ĐGH Bênêđictô XVI đã làm cho cách nhìn của người Đức thay đổi quá mau chóng. Sáng nay, 15.4.2006 tôi mở trang báo Hannoversche Allgemeine Zeitung (một tờ báo lớn nằm ở thủ phủ của Tin Lành trong vùng Bắc Đức) đã đăng tít lớn „Nach einem Jahr als Pontifex zieht Benedikt XVI. die Gläubigen in Scharen an. Auch in Deutschland“ (Sau một năm với chức vụ Giáo Hoàng, Đức Bênêđictô XVI lôi cuốn hàng đoàn các tín hữu. Ngay cả ở nước Đức). Trong bài báo này tác giả cũng ngạc nhiên nêu câu hỏi: Những người chống đối Giáo Hội Công Giáo đang ở đâu, không còn gì để nói nữa à? Tôi đọc mà không khỏi phì cười với ý tưởng muốn gợi lên sự chống đối của họ. Nhìn chung với Thông Điệp „Thiên Chúa là Tình Yêu“ (Deus caritas est) đã thâm nhập vào được tâm can của người Đức và làm rúng động họ bởi tư tưởng thần học của Joseph Ratzinger. Phe chống và phe thuận đều ngợi khen thông điệp Tình Yêu này của ĐGH Bênêđictô XVI. Người Đức cũng trố mắt ngạc nhiên hơn khi ĐGH gửi thư mời giáo sư Hans Küng (người chống đối Vatican và Giáo Hoàng nổi tiếng toàn cầu và cũng là đối thủ của nhau hơn 2 thập niên) đến gặp mặt trò chuyện và ăn tối với Ngài vào ngày 24.9.2005 tại nhà nghỉ hè Castel Gandolfo.

Mozart của Thần Học

Cậu bé Joseph Ratzinger sinh ngày 16.4.1927 đúng vào ngày thứ bẩy Tuần Thánh tại Marktl am Inn thuộc miền thượng du Bayern. Vài tiếng sau khi mở mắt chào đời em bé Joseph đã được cha mẹ cho nhận bí tích Rửa Tội. Sự kiện này đối với ĐGH rất quan trọng và khắc khi trong cuộc đời của Ngài. Trong sách „Aus meinem Leben - Erinnerrungen“ (Từ cuộc đời của tôi) Ngài tự thuật lại ngày chào đời và lúc được Rửa Tội như sau: „Gia đình chúng tôi luôn nhấn mạnh đến ngày cuối cùng trong Tuần Thánh và buổi chiều trước đêm Vọng Phục Sinh, bởi vì điều này gắn chặt với ngày Rửa Tội với nước Rửa Tội mới được làm phép vào lễ Vọng Phục Sinh. Đứa trẻ được Rửa Tội với nước Rửa Tội vừa làm phép đêm Phục Sinh thì được nhìn là một ơn đặc biệt.“

Tóm lược tiểu sử của Joseph Ratzinger: Từ bậc tiểu học cho đến tú tài các môn học nào cũng đều đứng nhất chỉ trừ mỗi một môn thể thao vì không hợp với cậu học trò xuất sắc này. Sau bậc trung học Joseph Ratzinger ghi danh học thần học. Lúc 24 tuổi thầy Joseph Ratzinger chịu chức linh mục. Năm 30 tuổi trở thành giáo sư thần học thực thụ, cho đến nay Ngài vẫn là vị giáo sư trẻ nhất của nước Đức. Ngài đam mê nghiên cứu thần học và về nhiều lãnh vực khoa học nghệ thuật. Tư tưởng của Ngài đã để lại nhiều dấu vết tại các đại học Đức ở Freising, Bonn, Münster, Tübingen, Regensburg… Sự uyên bác của ngài đã vượt khỏi không gian đến tận Công Đông Vaticanô II, để trở thành chuyên gia thần học cho Công Đồng. Đọc lại tiểu sử của Ngài cho thấy nhiều đại học đánh giá cao và trao cho Ngài bằng tiễn sĩ danh dự (7 bằng tiến sĩ). Các tác phẩm lớn với hơn 40 cuốn sách giá trị, mặc dù có sách đã viết từ 1968 vẫn trở thành sách gối đầu giường cho sinh viên thần học ngày nay. Có sách đã được dịch thuật qua 17 thứ tiếng khác nhau. Ngài còn là thành viên của nhiều viện khoa học lớn trên thế giới. Ngoài đời cũng trao tặng cho Ngài nhiều giải thưởng và huy chương danh dự quốc gia. Ngài cũng là một người nghệ thuật chơi đàn Piano giỏi, đặc biệt thích nhạc của thần đồng Mozart. Bộ óc thông minh của ngài đã dồn được 10 ngôn ngữ khác nhau vào trong đó và sử dụng được thuần thục.

"Đứa trẻ được Rửa Tội với nước Rửa Tội vừa làm phép đêm Phục Sinh thì được nhìn là một ơn đặc biệt.“ Đúng như vậy, 79 năm sau, hôm nay Chúa nhật Phục Sinh, 16.4.2006 mừng sinh nhật thứ 79 của Ngài, ĐGH người Đức sẽ ban Phép Lành Tòa Thánh cho một tỷ người Công giáo trên toàn thế giới và cho thành Rôma. Qua hệ thống Satellit lời chúc lành của Ngài được mang đi trực tiếp trên 100 đài truyền hình của hơn 65 quốc gia. Chưa một người Đức nào có thể ảnh hưởng rộng lớn toàn cầu đến nhiều người như vậy. Cũng từ ban-côn trước tiền đường Thánh Phêrô Ngài đã giang tay vẫy chào thế giới vào chiều ngày 19.4.2005 với danh hiệu Giáo Hoàng Bênêđictô XVI. Lời nói của Ngài vẫn vang vọng đơn sơ: „Tôi chỉ là người thợ tầm thường khiêm nhu trong vườn nho của Thiên Chúa. Quan trọng là Thiên Chúa bù đắp cho những thiếu sót của tôi. Tôi tin tưởng vào lời cầu nguyện của Anh Chị Em.“ Từ ngày ấy đã làm cuộc đời của Ngài thay đổi lớn lao, thay vì nghỉ hưu về quê cha đất tổ miền thượng du Bayern để viết sách và sống chung với người anh ruột là Đức Ông Georg Ratzinger thì hôm nay không còn thời gian để mừng sinh nhật 79 cho chính mình.

Từ ngày 19.4.2005, trong giây phút được bầu lên Giáo Hoàng đã làm đảo lộn dự tính từ lâu của 2 anh em ruột và làm thay đổi cả một thời đại của Giáo Hội. ĐGH đã diễn tả đau đớn như "một lưỡi chém rớt xuống mình" và Ngài thổ lộ tâm tư thầm kín: "Khi cuộc đếm phiếu vào chiều thứ ba, 19.4.2005 từ từ lộ ra là tôi được khá nhiều phiếu, tôi bắt đầu cảm thấy choáng váng mặt mày. Tôi nghĩ rằng tôi đã hoàn thành công việc giao phó của đời tôi và giờ đây với tuổi già (78 tuổi) tôi có thể hy vọng sống những ngày cuối đời trong an bình."

Cũng từ ngày lãnh nhận trách nhiệm cai quản Giáo Hội, ĐGH Bênêđictô XVI lên tiếng nhắc nhở thế giới đang chạy lao đầu theo với chủ nghĩa ích kỷ cá nhân và từ chối Thiên Chúa, nhất là sự việc này đang xảy ra trong khối cộng đồng chung Âu Châu (EU): „... Trong khi chủ nghĩa tương đối, nghĩa là để chính mình “bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý” dường như lại là cách thức hành xử duy nhất thức thời. Người ta đang thành lập một chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối, nó không nhìn nhận điều gì là chung kết và để cho cái tôi và ý muốn của mình là mẫu mực duy nhất...” Không còn tìm được lời nào xác đáng hơn để diễn tả thực trạng cuộc sống ngày nay. Mới hôm tối Thứ Sáu Tuần Thánh, 14.4.2006 trong buổi đi đàng Thánh Giá tại hí trường Côlôssêô, Ngài mạnh dạn lên án những bất công và suy đồi của thời đại: nền tảng gia đình đang bị hủy bỏ, nạn đói nghèo đang hoành hành khắp mọi nơi, chủ nghĩa tôn vinh kỹ thuật thay đổi Gien di truyền để tự cho mình là Thiên Chúa. Kỹ thuật hiện đại đang tạo ra chủ nghĩa chống lại sự sáng tạo địa cầu của Thiên Chúa, chống lại chương trình cứu rỗi của Đức Kitô, v.v...

Lời cầu nguyện khai mạc đường Thánh Giá ĐGH đã thành tâm dâng lên: "Lạy Chúa Giêsu, cuộc Thương Khó của Chúa là trọn lịch sử nhân loại, một lịch sử trong đó những người lành bị sỉ nhục, những người hiền bị tấn công, những kẻ liêm khiết bị chà đạp, những tâm hồn trong sạch bị khinh dể nhạo cười." Cuộc suy niệm Đường Thánh Giá này tiếp tục lên tiếng bênh vực cho hạnh phúc gia đình là nền tảng của mọi nền tảng con người: "Xin cho cái té ngã của Chúa mở mắt chúng ta để ta thấy được lần nữa khuôn mặt tuyệt đẹp, khuôn mặt chân thật, khuôn mặt thánh thiện của gia đình. Một khuôn mặt của gia đình mà tất cả chúng ta đều cần đến." Và chặng đường Thánh Giá muốn làm thức tỉnh lương tâm nhân loại: „Thế giới đang sống trong hai phòng: một phòng con người chết vì quá sung túc dư thừa, còn bên kia con người chết vì nghèo đói túng thiếu; một bên người ta lo sợ mập phì, và bên kia thì người ta van xin tình thương bác ái." ĐGH đặt câu hỏi cụ thể cho thời đại: „Tại sao không dùng người nghèo làm liệu pháp để điều trị bệnh phát phì của người giàu có?“

Chắc chắn ĐGH Bênêđictô XVI không có nhiều năng khiếu bằng Đức Cố GH Gioan Phaolô II như là người của giới truyền thông yêu chuộng và có nhiều đặc sủng khi đối thoại, điều này không ai chối cãi. Nhưng ĐGH Bênêđictô XVI đang học hỏi trong vai trò Giáo Hoàng và đối với Ngài trong một năm vừa qua không phải cá nhân của Ngài là trung tâm điểm, nhưng chính là những tư tưởng và lời giảng huấn của Ngài. Không lạ gì tại nước Đức trong một năm qua các sách viết về thần học đã được tiêu thụ nhiều hơn bao giờ hết, nhất là những sách viết của tác giả Joseph Ratzinger. Tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2005 – Köln Ngài đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng người Đức, ngay cả trong giới Tin Lành.

Điều ngạc nhiên hơn khi người ta nghiên cứu về con số thống kê trong một năm hoạt động của ĐGH Bênêđictô XVI: Không gặp khó khăn nào đáng kể trong những ngày tháng đầu của chức vị Giáo Hoàng, số tín hữu hành hương giáo đô Rôma mỗi ngày một đông thêm, nhất là vào những buỗi Triều Yết Thứ Tư hàng tuần và buổi đọc kinh Truyền Tin Chúa Nhật bất kể mùa hè lẫn mùa đông. Con số còn đông hơn thời Đức Cố GH Gioan Phaolô II, khi được nghe về con số so sánh như thế ít ai có thể tin được, ngay cả chính Ngài. Giới báo chí ở Đức đã gọi đó là „Phänomen Ratzinger“ (hiện tượng của Ratzinger). Đôi lúc mọi người đòi hỏi quá nhiều nơi Giáo Hoàng người Đức này và quên mất một điều cần thiết là Ngài đã 79 tuổi rồi, tuổi cần phải dưỡng già.

Nhìn lịch trình trong năm 2006 Ngài có 4 cuộc tông du ra nước ngoài (gần bằng con số của vị tiền nhiệm trong một năm): đỉnh cao là thăm lại cố hương tại Bayern vào tháng 9, trước đó là thăm Balan, quê hương của Đức Cố GH Gioan Phaolô II vào tháng 5, thăm Tây Ban Nha vào tháng 7 và sau đó là Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia Hồi Giáo không dễ dàng cho một vị Giáo Hoàng đặt chân đến đó.

Mừng sinh nhật thứ 79 của ĐGH chúng ta cũng nhận ra Ngài không có nhiều thời gian để tính những chương trình lâu dài, tuy nhiên qua một năm cai quản Giáo Hội chúng ta từ từ nhận ra được hướng đi của Ngài. Theo giới nghiên cứu thần học nhận xét Ngài dùng chiếc „Vỏ Sò“ thêu trên áo lễ là biểu tượng đi tìm Chân Lý (Wahrheit) của Thánh Augustinô cũng như dấu hiệu hành hương đến Santiago nơi mộ Thánh Giacôbê Tông Đồ. Như thế

Ngài có 3 mục tiêu:

Với chân lý Chúa Kitô Ngài chống lại mọi ý thức hệ sai lầm của nhân loại.

Phụng Vụ thánh là trung tâm điểm của đời sống Kitô hữu.

Không bỏ cuộc trước đấu tranh đòi hỏi quyền lợi của người tín hữu trong xã hội và xem đó là trách nhiệm chung của người Kitô hữu.

Bây giờ chúng ta có dịp nhớ lại lời phát biểu của ĐGH Bênêđictô XVI vào sáng thứ hai, 25.4.2005 sau ngày lễ đăng quang GH lúc tiếp đón các người đồng hương Đức: „Đường đi của Thiên Chúa quả thật không dễ dàng, chúng ta không được tạo thành để hưởng sự thoải mái mà là sống cho sự cao cả và cho điều lành.“ Đó là lời Ngài sống và làm chứng về lời này trong nhiều năm phục vụ Giáo Hội và trong một năm Giáo Hoàng vừa qua. Một danh xưng mới và để so sánh tư tưởng Thần Học thời danh bậc nhất dành cho Ngài mà tờ báo Die Welt hôm nay đã cẩn trọng cân nhắc: „Thomas von Aquin unserer Zeit“ (Thomas von Aquin của thời đại chúng ta).
Chúng ta nhớ cầu nguyện nhiều cho Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI vào dịp sinh nhật thứ 79 và vào dịp giáp năm lên ngôi Giáo Hoàng ngày 19.4.2005.


Ai muốn viết Email chúc mừng ĐGH Bênêđictô XVI vào 2 dịp này, thì có thể ghé vào trang website:
www.benedikt-in-bayern.de viết trong ô có sẵn để chúc mừng Ngài (trong mục ghi như sau: Gottes Segen zum Geburtstag Glückwünsche an den Papst). Hiện nay đã có hơn 5.000 thư Email viết mừng Ngài.

Lm. Phaolô Phạm Văn Tuấn

Sứ Mạng Ra Đi...hay là cuộc “Vinh Quy Bái Tổ” trở về thăm cố hương

Borsum - ngày 15.9.2005 - Năm 2005 đã ghi vào lịch sử nước Đức về chính trị và tôn giáo vì nước này được đăng cai tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XX tại thành phố Köln cổ kính. Hình ảnh của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI được ghi sâu vào tâm khảm người Đức khi Ngài về thăm lại cố hương. Trên cánh đồng Marienfeld chưa bao giờ có nhiều tín hữu tham dự một thánh lễ vĩ đại như thế trong nhiều thập niên qua. Tại tư gia trên thế giới hàng trăm triệu người theo dõi các cuộc xuất hiện của của Đức Giáo Hoàng qua màn ảnh truyền hình... Đó là Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XX sau 40 năm kỷ niệm Công Đồng Chung Vaticanô II và kỷ niệm 30 năm “Công Đồng Würzburg” của Hội Đồng Giám Mục Đức, qua đó Giáo Hội ở đây áp dụng thật sát tinh thần của Vaticanô II vào cuộc sống, nhất là về sự sống chung với anh em Tin Lành và thực hiện hữu hiệu cứu đói giảm nghèo trên thế giới, nhìn chung chưa có một nước ở Âu Châu thực hiện được tinh thần cao độ của Vaticanô II như Giáo hội Đức.

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI xuất thân từ nước Đức và đã hơn 500 năm dân tộc này mới lại có vị Giáo Hoàng. Một điều hy hữu cho ĐGH Bênêđictô XVI là chuyến Tông Du đầu tiên với cương vị Giáo Hoàng và cũng là cuộc “Vinh Quy Bái Tổ” chính thức trở lại thăm quê hương của mình mà không cần qua những thủ tục ngoại giao phức tạp hoặc phải dựa vào thời gian trống của chính quyền Đức. Một điều thật thuận lợi cho văn phòng Ngoại Giao của Tòa Thánh vì thời gian và địa điểm đã được định sẵn, chỉ cần xúc tiến những cuộc gặp gỡ cao cấp là xong - nhất là không sợ bị chống đối từ Giáo Hội Tin Lành tại Đức, điều họ vẫn lo lắng là bị ngươì Công Giáo lấn áp, nhất là họ vẫn bị ám ảnh về tư tưởng của vị thần học gia xuất sắc Josef Ratzinger, sợ Ngài đến với tư cách Giáo Hoàng sẽ làm một cuộc biểu dương đức tin công giáo vĩ đại công khai tại Đức.

Nhìn lại 5 tháng vừa qua, cả đạo lẫn đời đều lo lắng, hay nói đúng hơn là “thương hại” cho ngươì kế vị Đức Cố GH Gioan Phaolô II, bởi vì Ngài là một người quá vĩ đại, ai có thể nối gót của Ngài? Chỉ nghe một nhà báo Mỹ nhận định là chúng ta thấy rõ: “Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã lôi cuốn được giới trẻ Công Giáo và chiếm được trái tim họ không như bất cứ vị Giáo Hoàng nào khác. Họ thấy Ngài thu hút và vui tươi, nhưng rất khôn ngoan. Người trẻ thường khóc ngay cả trước khi Ngài bắt đầu nói. Liệu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI có lập lại được khả năng ngoại thường này không?"

Trước khi trở về thăm cố hương Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI phải đo lường được nhiều gian nan chờ đợi vì Ngài là người Đức và Ngài phải có lòng quả cảm để dám đương đầu với khó khăn sẽ đến:

Ngài có phải là gạch nối tốt cho Đức Cố GH Gioan Phaolô II không, hay nói đúng hơn được bầu Giáo hoàng chỉ cho thời gian chuyển tiếp vì Ngài đã già với 78 tuổi.

Căng thẳng giữa Vatican với Giáo Hội Đức và nước Đức vẫn còn âm ỉ trong nhiều thời gian qua, thí dụ Tòa Thánh cấm Giáo Hội Đức tiếp tay giết thai nhi qua văn phòng cố vấn gia đình công giáo. Cấm không cho người Tin Lành lên rước Mình Thánh Chúa (vì đối với họ chỉ là lên ăn bánh, không tin Chúa Giêsu hiện diện trong đấy).
Căng thẳng giữa Giáo Hội với chính quyền tiểu Bang Berlin vì các giờ dạy giáo lý trong trường học không được tiểu bang này chấp thuận nữa.

Khối Tin Lành luôn luôn chỉ trích và phê bình về giáo lý và đường hướng của Tòa Thánh. Giáo Hội Công Giáo Đức bị ảnh hưởng nhiều trong quyết định nội bộ để thỏa hiệp sống đại kết chung với Tin Lành.

Khối Tin Lành cứ đòi nhào vào được tổ chức hội thảo chung tại ĐHGH 2005 như họ vẫn thường được làm khi có Đại Hội Công Giáo Đức với những vấn đề muốn tranh cãi: phụ nữ làm linh mục, phá thai, tự do ly dị... Đến nỗi Đức Hồng Y Joachim Meisner phải mạnh mẽ gián tiếp lên tiếng: “Đây chỉ là cuộc gặp gỡ riêng của người Trẻ Công Giáo Toàn Cầu và người chủ trương mời Giới Trẻ chính là Đức Cố GH Gioan Phaolô II, không ai có quyền xen vào chuyện nội bộ Công Giáo của chúng tôi.”

Giáo Hội Đức đang bị khủng hoảng nặng nề về tài chính và số người bỏ đạo vì sợ đóng thuế nhà thờ càng lúc càng đông. Người giữ đạo đi lễ ngày Chúa nhật tại Đức giảm xuống chỉ còn 13%.

Miền Đông Đức sau khi thống nhất đã trở thành một vùng truyền giáo mênh mông vì vô thần hoặc không có tôn giáo chiếm hơn 90% dân số.

Sự nguội lạnh giữ đạo của Tây Âu và tại Đức, chỉ nhìn vào con số tham dự viên của ĐHGT-2005 thì rõ hẳn: nước Đức đóng vai trò chủ nhà tổ chức mà chỉ đứng hàng thứ hai sau nước Ý với 110.000 tham dự viên chính thức.

Các nhóm chống đối được dẫn đầu bởi các nhà thần học Đức bị rút quyền dạy học vì lạc đạo hăm he đến phá ĐHGT 2005 tại Köln.

Kinh tế nước Đức hiện tại bị lụn bại khủng khiếp được xếp hạng chót cùng trong khối Liên Hiệp Châu Âu và nạn thất nghiệp cao nhất, vượt kỷ lục với hơn 5 triệu người không có công ăn việc làm.
Căng thẳng giữa Tòa Thánh và Do Thái vào tháng 7 vừa qua khi chính quyền Do Thái chỉ trích nặng nề ĐGH không kết án những cuộc khủng bố tại Do Thái và người Do Thái tại Đức cũng hùa theo luận điệu này.
Sự phát triển mạnh mẽ của Hồi Giáo tại Đức quốc với hơn 3 triệu người.

Ngay từ lúc phi cơ vừa đáp xuống phi trường Köln-Bonn, ĐGH Bênêđictô XVI chưa kịp bước ra khỏi cửa thì cơn gió mạnh đã thổi bay mất chiếc mũ trắng trên đầu, tình huống lúc ấy ai nhìn thấy cụ già 78 tuổi với mái tóc bạc phơ mảnh khảnh trước gió như thế, có thể nói Ngài đứng vững được trong những ngày căng thẳng tại Köln không?

Cũng một ngẫu nhiên khi nhìn lại ngày 15.11.1980 lúc Đức Cố GH Gioan Phaolô II đến thăm nước Đức lần đầu và cũng là địa điểm Tổng Giáo Phận Köln. So với vị tiền nhiệm đầy sức lôi cuốn và là người luôn nhận được nhiều danh xưng chào đón mỗi khi xuất hiện, thì Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI rụt rè nhiều hơn. Ngài cũng không làm theo truyền thống cũ của Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là quỳ xuống hôn đất của quốc gia đầu tiên Ngài đến khi đặt chân xuống phi trường, và nghi thức chào đón Ngài cũng chỉ để cho chừng vài trăm người nồng nhiệt đến đón tại đây. Với lời nói đầu tiên khi trở về quê hương Ngài cảm động phát biểu: “Với niềm vui dạt dào tôi được đứng trên mảnh đất tổ quốc và quê hương yêu dấu của tôi.”

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đến Köln để tiếp nối một “di sản tinh thần vĩ đại” được trao lại, đó là ĐHGT Thế Giới của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã khai sinh vào năm 1984 tại Rôma, từ đó cuộc gặp mặt Giới Trẻ Thế Giới phát triển rộng lớn với sinh hoạt trong thời gian một tuần lễ và được thay đổi địa điểm tại các quốc gia khác nhau như: tại Á Căn Đình (Buenos Aires), Tây Ban Nha (Santiago de Compostela), Ba Lan (Czestochowa), USA (Denver), Manila, Paris, Rôma, Toronto và Köln.

Ngoài các chương trình chính thức của ĐHGT Thế Giới 2005: đi thuyền trên dòng sông Rhein chào các bạn trẻ thế giới và từ đó đến hành hương nhà thờ chính tòa Köln, nơi có di tích thánh của Ba Vua; chủ lễ buổi Canh Thức tối thứ bẩy và Thánh Lễ bế mạc vào Chúa nhật thì ĐGH Bênêđictô XVI thực hiện thêm các cuộc gặp gỡ quan trọng khác với chính quyền: thăm tổng thống Đức, ông Horst Köhler tại Bonn, tiếp đón thủ tướng Gerhard Schröder, chủ tịch quốc hội Wolfgang Thierse, bà chủ tịch đảng Tự Do Thiên Chúa Giáo (CDU) Angela Merkel - đang là ứng cử viên thủ tướng Đức năm 2005 - cũng như gặp gỡ các vị đại diện tôn giáo để tháo gỡ các khủng hoảng hoặc nối lại các rạn nứt giữa các tôn giáo lớn tại Đức.

Nhìn lại Sứ Mạng của ĐGH Bênêđictô XVI tại ĐHGT-2005 - Köln

1. Với các bài diễn văn chào mừng trên thuyền từ dòng sông Rhein cũng như các bài giảng trên cánh đồng Marienfeld ĐGH Bênêđictô XVI vẫn dựa vào tư tưởng của những bài giảng trước đấy và những buổi nói chuyện trong cuộc triều yết hàng tuần: lúc nào cũng chứa đầy tư tưởng thần học tu đức được gắn chặt với nền tảng Kitô giáo. Những lời nói của ĐGH nhẹ nhàng nhưng mời gọi, rõ ràng và chính thống. Những ngày ở Köln Ngài đều dựa vào tường thuật Tin Mừng của Thánh Matthêu nói về Ba Đạo Sĩ từ phương Đông đến tìm Hài Nhi Giêsu tại Bêlem vì đó là chủ đề của ĐHGT-2005. Ngài cho Giới Trẻ Thế Giới các lời khuyên trên đường trở về xứ sở: tìm lại nguồn sống của nội tâm là sự chiêm niệm trong Thánh Thể. Ngài ân cần nhắn nhủ: “Các con như những khách hành hương lần theo bước chân của các Đạo sĩ. Đi theo con đường của các vị ấy, các con cũng muốn tìm gặp Đức Giêsu. Giống như họ, các con đã bắt đầu cuộc hành trình này để chiêm ngưỡng, trong tư cách cá nhân và cùng với người khác, dung nhan của Thiên Chúa được vén mở nhờ Hài nhi nằm trong máng cỏ. Giống như các con, Cha cũng đã lên đường để cùng với các con quỳ gối trước tấm Bánh trắng được thánh hiến mà con mắt đức tin nhìn nhận sự hiện diện thực của Đấng Cứu độ thế gian.”

Một điều không chối cãi được khi nhìn thấy sự xuống dốc về việc giữ đạo của phương Tây và nhất là nơi giới trẻ, Ngài can đảm lay động sự hờ hững này nơi họ: “Đôi khi, cảm tưởng đầu tiên của chúng ta là nếu dành thời gian cho Thánh Lễ Chúa Nhật thì khá bất tiện. Nhưng nếu cố gắng, các con sẽ hiểu ra rằng đây là điều tạo ra một sự tập trung chính đáng cho thời gian rảnh rỗi của các con. Đừng bỏ việc tham dự Thánh lễ Chúa Nhật, và hãy giúp những người khác cũng nhận ra Thánh Lễ. Bởi vì Bí Tích Thánh Thể phát toả niềm vui mà chúng ta rất cần, chúng ta phải học hỏi để hiểu sâu xa hơn, cũng như phải học hỏi để mến yêu Bí Tích này. Các con hãy cam kết thực hiện điều này! Chúng ta hãy khám phá sự phong phú sâu xa của phụng vụ Hội Thánh và sự cao cả đích thật của nó: không phải chúng ta là người đang cử hành cho chính mình, nhưng chính Thiên Chúa hằng sống là Đấng đang chuẩn bị cho chúng ta một bàn tiệc.” Không hiểu hàng trăm ngàn giới trẻ hiện diện lúc đó hiểu rõ được điều này không, nhưng họ vỗ tay vang dội tại cánh đồng Marienfeld như là một sự xác tín ưng thuận.

2. Với sự hồi hộp chờ đợi của giới truyền thông về cuộc thăm viếng đền thờ Do Thái tại Köln của ĐGH vào thứ sáu, 19.8.2005 lúc 12g trưa. Những lời nói của Ngài được đo lường từng chữ vì trước đó chính phủ Do Thái đã chỉ trích mãnh liệt Tòa Thánh không lên án những kẻ gây khủng bố tại Do Thái trong tháng 7, chủ tịch Hội Đồng Do Thái giáo tại Đức là ông Paul Spiegel cũng hùa theo với luận điệu này. Đây là vấn đề luôn nhạy cảm giữa người Đức (ĐGH) và Do Thái. Tại Köln vào thời Đức quốc xã có 15.000 người Do Thái sinh sống, trong đó Hitler đã giết và thiêu đốt hết 11 ngàn người. Năm 1938 đền thờ này đã bị Hitler hoàn toàn phá hủy. Vào trong đền thờ mọi người trầm lặng lắng nghe lời kinh cầu hồn qua các Thánh Vịnh cho những người đã khuất. Ghế ngồi thứ tự ngang hàng giữa Đức Giáo Hoàng và Thày Rabbi Natanel Teitelbaum nói lên sự khiêm tốn của ĐGH và làm cho người Do Thái trên toàn thế giới hãnh diện đón nhận. Tại đây Ngài nhấn mạnh: “Ai đến với Chúa Giêsu thì gặp đạo Do Thái” và nhắc nhở thêm: “Chúng ta cần kính trọng lẫn nhau và đến gần nhau để có thể tháo gỡ các khúc mắc lịch sử còn đang tranh cãi.” Cuối cùng Ngài xác định thêm: “Giáo Hội Công Giáo luôn luôn thúc đẩy cho sự hòa giải, tạo sự kính trọng, thiết lập tình bạn và sự hòa bình giửa các dân tộc, các nền văn hóa và tôn giáo.” Đây là cuộc viếng thăm đền thờ Do Thái đầu tiên của một Giáo Hoàng trong dịp tông du nước ngoài và cũng là lần đầu tiên một Giáo Hoàng đến thăm đền thờ Do Thái tại nước đã gây lên tại họa diệt chủng người Do Thái. Ngay sau đó chính phủ Do Thái đã hòa dịu sự căng thẳng và khen ngợi đường hướng ngoại giao của Tòa Thánh. Ông Paul Spiegel biết hướng theo chiều gió phụ họa thêm: “Cuộc viếng thăm đền thờ Do Thái tại Köln của ĐGH là một sự kiện lịch sử lớn lao mà các thế hệ sau này đều phải nhắc tới.” Cuối cùng là phần trao quà lưu niệm. Đại diện Do Thái tặng ĐGH chiếc tù và bằng sừng thú vật. Theo tục lệ Do Thái đây là biểu tượng của người lãnh đạo dùng để triệu tập các tín hữu. ĐGH đã tặng lại cho cộng đoàn Do Thái tại đây một cuốn Kinh Thánh qúy giá lớn, vốn được lưu trữ tại bảo tàng viện Tòa Thánh.

3. Vào chiều thứ năm, 18.8.2005 đã có buổi cầu nguyện Đại Kết giữa Công Giáo, Tin Lành Lutheraner, Tin Lành Cải Cách, Chính Thống Giáo và Công Giáo Thủ Cựu trước khuôn viên nhà thờ chính toà Köln. Điều không thể thiếu được trong chương trình thăm viếng của vị Giáo Hoàng tại Đức là có cuộc gặp gỡ đối thoại giữa các tôn giáo lớn tại đây, phần đông là khối Tin Lành vào thứ sáu 19.8.2005 tại tòa Tổng Giám Mục Köln, lúc 18g15 với 30 đại diện các Giáo Hội và các cộng đoàn Kitô hữu. Lời nói đầu tiên của bài diễn văn ĐGH đã nhắc đến nguồn gốc của Ngài và rất thấu hiểu vấn đề đại kết từ một nước đã tạo ra chia rẽ Giáo Hội tại Đức hơn 400 năm qua: “Tôi đến từ quốc gia này, tôi nhìn thấy hậu quả đã gây ra từ sự chia rẽ đức tin trong giáo dân và trong gia đình vì thế khi vừa lãnh trách nhiệm kế vị Thánh Phêrô tôi lấy tâm niệm cố gắng thực hành sự hiệp nhất giữa người tin vào Đức Kitô.” Các vị hiện diện đồng ý chỉ có sự hiệp nhất qua sự chú giải cặn kẽ về Thánh Kinh. Nền tảng của sự đối thoại về các sự khác biệt tín lý phải dựa vào tình yêu và chân lý mới không lầm đường. Sự đại kết không được làm mất bản chất nguyên thủy của Kitô giáo, tuy nhiên có khác biệt về các từ ngữ thần học, khác biệt về phụng vụ và sự trật tự trong Hội Thánh. 30 vị đại diện các Giáo Hội Kitô tán thành quan điểm của ĐGH: “Sự đại kết phát triển không phải qua những hội nghị bàn tròn mà trên hết, tùy thuộc vào cuộc sống hằng ngày của mỗi người Kitô hữu” nghĩa là theo Ngài: hành đạo và giữ đạo. Một điều được phép nhắc thêm trong dịp ĐHGT-2005 trước khi rước lễ của mỗi thánh lễ đều có sự thông báo rõ ràng bằng nhiều thứ tiếng: “Ai rước lễ cần phải thực hành các điều kiện của người công giáo, ai chỉ muốn nhận phép lành thì xin khoanh tay trước ngực.” Các bạn trẻ Tin Lành đã nghe theo chỉ dẫn này mà không phàn nàn. Sau ĐHGT Thế Giới khối Tin Lành tại Đức đã im lặng không phê bình và cũng không khen ngợi, một điều ngạc nhiên cho giới truyền thông tại đây.

4. Gặp gỡ với giới lãnh đạo Hồi Giáo tại Đức vào thứ bẩy, 20.8.2005. Đức Giáo hoàng đã làm cho bầu khí nói chuyện được cởi mở và thân thiện bằng câu trích dẫn của Đức Cố GH Gioan Phaolô II khi nói với Giới Trẻ Hồi Giáo trong vận động trường Casablanca – Marokko vào năm 1985: “Giới Trẻ có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, nếu họ cậy dựa vào lòng tin nơi Thiên Chúa, sau đó với chương trình của Ngài xây dựng một thế giới mới, trong đó sự khôn ngoan và sư tin tưởng là quan trọng.” Nhìn vào thế giới ngày nay với bao bất công và khủng bố bạo động xảy ra hàng ngày gây cho nhiều người chết oan uổng. Ngài kêu gọi cộng đồng Hồi Giáo tiếp tay với Công Giáo dấn thân cho nhân quyền và cho giá trị của con người. “Giá trị của mỗi con người rất thánh thiêng cho người Công giáo cũng như người Hồi giáo, bởi vậy khủng bố dưới danh nghĩa tôn giáo là phản đức tin là tàn bạo. Chúng ta không để cho những người lợi dụng tôn giáo chia rẽ chúng ta và làm cho chúng ta không còn tin tưởng lẫn nhau.” ĐGH khuyến khích giới Hồi Giáo qua điển hình ĐHGT tại Köln: hình ảnh của hàng trăm ngàn bạn trẻ thế giới về đây sống trong hòa bình và hòa nhịp vào niềm vui tuổi trẻ. Đó là chứng từ sống động của sự cảm thông, đoàn kết, yêu thương. Đó là thế giới đại đồng chúng ta cần phải hợp tác thực hiện. Giới truyền thông cho rằng cuộc trở lại thăm cố hương đã giúp cho Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI một cơ hội, để đẩy mạnh các nỗ lực của Ngài nhằm tiếp tục cuộc đối thoại với các tôn giáo khác theo tinh thần của ĐGH Phaolô VI và ĐGH Gioan Phaolô II.

Qua những ngày làm việc không ngừng nghỉ và thăm viếng tại Köln cũng như hòa nhập vào dòng thác ĐHGT Thế Giới lần thứ XX của ĐGH Bênêđictô XVI đã gây được nhiều ấn tượng tốt về vị Tân Giáo Hoàng nơi người đồng hương Đức, tất nhiên Ngài cũng làm cho Giới Trẻ Thế Giới có nhiều thiện cảm và niềm vui nơi Ngài. Người Đức đã quên mất hình ảnh của vị Hồng Y Josef Ratzinger tài giỏi nhưng nghiêm khắc đóng kín, trong họ chỉ còn hình ảnh của Bênêđictô dễ mến và hiền hòa.

Bộ trưởng Nội Vụ Đức, ông Otto Schily nhìn lại ĐHGT-2005 tại Köln và nói: “Những hình ảnh vui tươi, an bình và phấn khởi của hàng triệu người trẻ đến từ 197 quốc gia trên thế giới quá đẹp và không bao giờ quên. Giải túc cầu thế giới vào năm 2006 tại Đức sẽ không thể đạt tới được trình độ này.” Tổng thống Đức, ông Horst Köhler mong ước: “Hy vọng bầu khí phấn khởi của giới trẻ thế giới sẽ lay động được dân Đức ù lì chúng tôi.” Một cửa hàng buôn bán tại nội thành Köln diễn tả được rõ hơn ý nghĩ chung của người Đức: “Trong những ngày này dù cho nhiều khách trẻ ra vào xem hàng, nhưng họ không mua. Điều đó không lấy gì làm tiếc vì tiền của không mua được bầu khí vui tươi mạnh mẽ này trong những ngày qua tại Köln.”

Qua 3 cảm tưởng trên chúng ta có thể trả lời được câu hỏi của nhà báo Mỹ đã hỏi lúc ban đầu bài viết. Đại Hội Giới Trẻ được thiết lập bởi Đức Cố GH Gioan Phaolô II là thách đố đầu tiên xem vị Tân Giáo Hoàng (đã 78 tuổi) có thu hút được giới trẻ thế giới trong những cách thức tương tự không? Bạn Trẻ nào đã sống và tham dự trực tiếp tại Köln chắc sẽ phải gào to xác nhận: Bê-nề-dết-tô. Đức Hồng Y Joachim Meisner, TGM Köln hóm hỉnh trả lời: “Không cần phải nói, ĐGH Bênêđictô XVI đúng là người kế vị tốt và cũng không phải lo lắng gì cả vì lần đầu tiên tại ĐHGT Thế Giới có sự hiện diện của 2 Giáo Hoàng: với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từ trên trời cao, và với Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI của chúng ta nơi trần thế.”

Bài báo nhận định rằng "Trong khi hàng trăm ngàn người trẻ tập trung tại Köln, nhiều quan sát viên cho rằng điều thiết yếu là Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI linh hứng được người trẻ để giữ được cho Giáo Hội Công Giáo mạnh mẽ trong thế hệ tiếp theo.

Kỷ lục: 430.000 ghi danh, 800 Giám Mục, 10.200 Linh mục

Mặc dù những người trẻ tuổi từ 197 quốc gia tới đây chắc chắn sẽ dành cho vị giáo hoàng 78 tuổi một cuộc tiếp đón nồng hậu, Giáo Hoàng Benedict sẽ đứng trước sự xét đoán không những về những gì ngài sẽ nói với đám đông mà còn về mức độ hấp dẫn mà ngài có thể lôi cuốn quần chúng.

Ðây là chuyến xuất ngoại đầu tiên của Ðức Giáo Hoàng Benedict, nguyên là Hồng Y Joseph Ratzinger, đã được bầu lên làm Giáo Hoàng từ hồi tháng Tư vừa qua, và khi trở về thăm quê hương,

Bài báo bắt đầu bằng câu chuyện của Shawn Wrathell để đi đến nhận định rằng ngày Quốc Tế Giới Trẻ là một di sản

"Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã linh hứng người trẻ Công Giáo và chiếm được trái tim họ không như bất cứ Giáo Hoàng nào khác. Họ thấy ngài lôi cuốn và vui tươi, nhưng rất khôn ngoan. Người trẻ thường khóc ngay cả trước khi ngài bắt đầu nói. Liệu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI có lập lại được khả năng ngoại thường này không?"

Ðây là chuyến xuất ngoại đầu tiên của Ðức Giáo Hoàng Benedict, nguyên là Hồng Y Joseph Ratzinger, đã được bầu lên làm Giáo Hoàng từ hồi tháng Tư vừa qua, và khi trở về thăm quê hương, Ngài cũng đã đến thăm một đền thờ của Do Thái Giáo và có các cuộc gặp gỡ với các giới lãnh đạo Tin Lành và Hồi Giáo.

Người ta cho rằng cuộc trở lại thăm quê hương này, cũng đã giúp cho Ðức Giáo Hoàng Benedict một cơ hội, để đẩy mạnh các nỗ lực của ngài để tiếp tục cuộc đối thoại với các tôn giáo khác.

Ðứng trên bục giảng cao, trong bộ y phục giáo hoàng trắng ngần phất phơ và mái tóc bạc như bạch kim có vài sợ xõa xuống trán, ngài nói “Tấm lòng cha cũng đang hướng đến chuyến viếng thăm tòa thánh đường Do Thái, và cuộc hội ngộ với các anh em bên cộng đồng Hồi Giáo”.

COLOGNE, Ðức - Hôm Thứ Tư 17 Tháng Tám, hàng trăm ngàn người hành hương đã lũ lượt kéo vào thành phố Cologne ở miền Tây nước Ðức để cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 20 của Giáo Hội Công Giáo, đồng thời tới thăm ngôi thánh đường lịch sử của thành phố và chờ đợi một cuộc viếng thăm của Ðức Giáo Hoàng.

Du khách đã đứng chật quảng trường phía trước thánh đường và những đường phố chung quanh, phất quốc kỳ của quốc gia họ và ca hát - bằng tiếng Tây Ban Nha, Pháp, Ðức, Anh, Ba Lan và Romania. Khoảng 325,000 người đã đổ dồn vào thành phố.

Cố Giáo Hoàng John Paul được 65 tuổi khi ngài chủ tọa Ngày Giới Trẻ Thế Giới đầu tiên. Làm theo thông lệ được Giáo Hoàng John Paul đặt ra, vị Giáo Hoàng 78 tuổi người Ðức sẽ tổ chức các cuộc gặp gỡ với các thanh niên và cử hành một Thánh Lễ ngoài trời khổng lồ vào ngày Chủ Nhật

Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Mục Vụ Giới Trẻ Việt Nam tại ĐHGT-2005