Tuesday, February 26, 2008

A new book brings together effective methods for teaching the Theology of the Body to teens in a variety of settings.

"Without fail, every time I have presented the concepts of the Theology of the Body to teenagers [in this way], I have seen their eyes light up, as if light bulbs were going on in their heads, and they were making connections they had never made before."
David Hajduk, author "God's Plan for You: Life, Love, Marriage, and Sex"

The need it meets
Young people are barraged with false messages about marriage and sex, but they have the innate desire for true love, authentic relationships, and a fulfilling life. Pope John Paul II's Theology of the Body cuts through the falsehoods. David Hajduk began sharing this message with teens: his own students as well as youth groups, retreats, and youth conferences.

Where it came from
David Hajduk was teaching a Family Life Class to 9th graders at a Catholic high school. Dissatisfied with the resources at hand, he began teaching the concepts of the JPII's Theology of the Body in a way teens could grasp and relate to. These classes eventually led to Mr. Hajduk’s writing God's Plan for You: Life, Love, Marriage, and Sex (Pauline Books & Media).

How it works
Written in a conversational style, the book is filled with real life applications, humor, and interesting stories, all anchored in Scripture, the Catechism of the Catholic Church, and the writings of Pope John Paul II.
Every chapter begins with a Scripture passage as a "springboard". Then there is an opening anecdote, story, or analogy that gets developed into a theme from Theology of the Body.
Each ends with thought-provoking questions which can launch group discussion, as well as words from the Catechism and John Paul II.

The results
Young people report developing a new understanding of themselves and their sexuality.
Students begin using the language of the Theology of the Body; it shapes their way of thinking.
God's Plan for You has received the endorsement of Bishop Arthur Serratelli (the Chairman for the USCCB Committe on Doctrine), Mary Beth Bonacci, Pam Stenzel, Tony Melendez, Steve Angrisano, and Father Frank Pavone.
It has received positive reviews in Our Sunday Visitor and the National Catholic Register and was awarded 2nd Place for Best Book By a First-Time Author by the Catholic Press Association of the United States and Canada for 2007.

Key elements
Creating an environment of ongoing dialogue with teens is key.
Offering an alternative vision that will reach their hearts and expose the false messages that are empty and unfulfilling.
Trust: Teens have an innate hunger for the truth, yet their openness to the truth is often dependent upon how much they feel they can trust you -- how authentic you are.
Understanding: Trust, in turn, is often based on how much they think you understand them and genuinely care about them.

Both parents and youth ministers/catechists/religious educators need to be proactive in creating this sort of environment. Within this context (or even as a way of creating this environment) God's Plan for You can be a useful tool.

How to implement it
This book may be used in a classroom setting (from which it was originally developed).

Some parishes have used it for teen discussion groups.
Catechists and youth ministers can use each chapter as an outline for a CCD class or a youth group.

Parishes have given God’s Plan for You to the newly confirmed.
Empower parents: help them to communicate with their teens about God's plan for life, love, marriage and sex.

Present an overview of the Theology of the Body at parents' nights, explain why it is an effective way of presenting these life issues to teens, then offer suggestions for using God’s Plan for You in the home.


Fr. Richard Rusk is pastor

Theology of the Body for Teens is a life-changing chastity program winning rave reviews from teens and teachers.

"I've been involved in Catholic education for 20 years as a teacher and administrator, and I've seen how teenagers are at a most spiritual time. This program is extremely timely and it touches all aspects of their development: mind, body, soul, and spirit. It is a tremendous source of hope for the young amid the culture of death. It gives them an insight into the theology of the Church that I have not seen in any other program." Rev. Robert Knippenberg, Diocese of Victoria

The need it meets
Teenagers' sexuality emerges as they search for meaning in their lives, and they are bombarded by a consumeristic view of sex and relationships. Theology of the Body for Teens: Discovering God's Plan for Love and Life is a Catholic curriculum tailored to helping them understand the positive significance of their sexuality and ultimately the purpose of their lives in light of God's plan.

Where it came from
Pope John Paul II taught "The Theology of the Body" in 129 lectures during his Wednesday audiences from 1979 to 1984, covering topics such as the nature of human sexuality, the human need for communion, and the nature of marriage.

"The Theology of the Body for Teens" adapts this message for today's teen. Its three primary authors—Brian Butler, Jason Evert, and Crystalina Evert—are recognized leaders in youth ministry and chastity education.

The Leader’s Guide and Student Workbook have the Imprimatur of Justin Cardinal Rigali, Archbishop of Philadelphia.

How it works
Training session. First, diocesan youth ministers, campus ministers, priests, parents, DREs, and high school teachers attend a diocesan-wide training program usually for parish staffs.

Small groups. The trained leaders then organize their own small groups in schools and parishes where they serve.

How to organize small groups. Each chapter can be presented either as a single sixty-minute lesson or as two lessons for 120 minutes, depending on the time available and needs of the class.

The package includes: an opening prayer, icebreaker, texts for reading aloud, questions for guided discussion, activities, application exercises, audio-visual aids (companion DVDs and suggested movie clips), and a closing resolution to put into practice at home.

A Spanish-language version is scheduled for release in 2008.

The results
Shiner Catholic Church in Shiner, TX, uses the program for its 12th grade parish high school students and 10th grade CCD students. Over two years, Fr. Knippenberg said it has provided:

Substantial answers to deep questions. Students gain a deeper understanding of their human sexuality, the Catholic faith and the meaning of their lives. "It has been amazing as a teacher to watch their 'aha' moments and to see the scales falling from their eyes," said Fr Knippenberg.

A greater sense of their own dignity, especially the adolescent women. They are more confident and demand more respect from young men.

Deeper confessions. The students seek confession more often, understand better what they confess and are able to make deeper changes in their attitudes and behavior.

Spiritual awakening, shown in a desire to share the faith with others. One young lady asked for the materials so that she could teach her boyfriend what she had learned. An entire group of seniors who had been through the program volunteered to serve at an 11th grade Confirmation retreat so that they could share the faith they now understood more deeply.

Rave reviews from teens. Teens across the country have enjoyed the program, saying that it was "eye-opening" and "very nonjudgmental and informative." They felt "encouraged, not condemned." Students report that the real-life stories and examples reach them on their level.

Key elements
The training session has been shown to be a significant help in equipping leaders to teach the proram.

Leader’s Guide provides helpful teaching tips and discussion questions for each topic.

The DVD series provides an overview and introduction to each of the twelve chapters.

Optimum ages: high school, mainly 10th - 12th graders.

How to implement it
Visit the Theology of the Body for Teens web site at http://www.tobforteens.com/default.asp

Download the promotional materials and purchase the study materials and leader's guide.

Organize an information session for the diocese, led by a teacher of the program and/or a representative from Ascension Press.

Schedule a training session for the entire diocese and promote it for all parishes. Training sessions are geared to DREs, youth ministers, pastors, teachers, and students who play leadership roles in ministering to young people.

After the training session, each participant organizes his or her own small group sessions to begin the 12-part study series.

Rev. Robert Knippenberg

THIẾU NỮ KHÁM PHÁ ĐỨC TIN TẠI LỘ ĐỨC

Năm 1991, Cha André Cabes, người Pháp, thành lập ”Trường Phúc Âm - École de l'Évangile” tại kinh thành Thánh Mẫu Lộ Đức. Trường Phúc Âm thu nhận học viên trong vòng 9 tháng để sống kinh nghiệm cộng đoàn, suy tư cầu nguyện và học hỏi Phúc Âm. Trường cũng nhắm huấn luyện các học viên trở thành tông đồ hoạt động nơi giáo xứ hoặc bên cạnh người gặp khó khăn trong cuộc sống.

Trong số các học viên có cô Anna - 19 tuổi - người Hungari. Chính cô kể lại kinh nghiệm sống nơi Trường Phúc Âm ở Lộ Đức.

Tôi sinh ra tại Eger trong một gia đình Công Giáo đạo đức. Ông Bà chúng tôi là tín hữu sùng đạo. Chính Ông Bà giúp gia đình chúng tôi sống đạo đàng hoàng. Năm 9 tuổi, tôi xưng tội và rước lễ lần đầu. Từ đó mỗi Chúa Nhật tôi theo hai chị đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ. Lúc ấy tôi không hề ý thức tuổi thơ tôi trải qua trong thời kỳ đất nước Hungari sống dưới chế độ cộng sản vô thần!

Vài năm sau ngày rước lễ lần đầu, tôi bỏ bê mọi việc đạo đức. Đối với tôi, có nhiều việc khác phải làm quan trọng hơn là việc đi nhà thờ hoặc cầu nguyện. Năm 16 tuổi, một hôm đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ, tôi nghe thông báo mời gọi người trẻ tham dự cuộc chuẩn bị lãnh nhận bí tích Thêm Sức. Tuần lễ tiếp liền đó tôi miên man suy nghĩ về lời mời gọi. Sau cùng tôi quyết định tham dự cuộc chuẩn bị.

Tôi sung sướng cảm thấy mình ở giữa các bạn trẻ khác để khám phá ra Kitô Giáo, đào sâu Đức Tin và chuẩn bị tinh thần lãnh bí tích Thêm Sức. Tôi nhớ như in lời Đức Giám Mục nói với chúng tôi:

- Cha rất hài lòng thấy các con tỏ ra trưởng thành, vì chính các con tự ý thức về sự cao cả của hành vi Đức Tin. Chính các con hoàn toàn tự do đến xin lãnh bí tích Thêm Sức, chứ không phải Cha Mẹ các con quyết định thay các con, giống trường hợp bí tích Rửa Tội. Cha rất hãnh diện về các con!

Lời nói của Đức Giám Mục giúp tôi hiểu rằng quyết định tự ý xin lãnh bí tích Thêm Sức là quyết định quan trọng. Tôi cảm thấy thật hạnh phúc!

Thời gian tôi sắp mãn bậc trung học, chị tôi rời Hungari sang Pháp, đến tham dự khóa học 9 tháng tại Trường Phúc Âm ở Lộ Đức. Lúc đó tôi không rõ Trường dạy môn gì nhưng chỉ thấy rằng, khi trở về, chị tôi hoàn toàn đổi khác. Điều này khiến tôi rất đỗi ngạc nhiên. Chị tôi không hề giải thích cho tôi biết về ”Trường Phúc Âm”, nhưng lối sống của chị thật an bình và thấm đượm tình thương. Trong lòng tôi bỗng nẩy ra ước muốn tham dự khóa học tại Trường này.

Tôi xin đến Pháp và bắt đầu học tiếng Pháp trong vòng một năm. Sau đó, tôi gia nhập ”Trường Phúc Âm” ở Lộ Đức. Từ trước tới nay tôi giữ đạo và thực hành đạo theo truyền thống và vì thói quen. Giờ đây tôi ước muốn thay đổi cách sống đạo. Tôi suy tư về bản thân mình, về cuộc sống, về Tình Yêu THIÊN CHÚA và về tội lỗi. Tôi cố gắng tìm giải đáp cho các vấn nạn này.

Tôi cảm thấy sung sướng ở trong ”Trường Phúc Âm”. Tôi học cách thức yêu thương và chấp nhận người khác cũng như chấp nhận chính tôi. Đời sống cộng đoàn, kinh nguyện, niềm vui, tình huynh đệ và Tình Yêu THIÊN CHÚA là suối nguồn giúp tôi mỗi ngày một tiến xa hơn trên cuộc sống Đức Tin. Dần dần tôi khám ra Kinh Thánh và Kinh Thánh trở thành kho tàng cho cuộc đời tôi. Tôi tiến gần đến Chúa nhờ lời cầu nguyện cá nhân. Tôi cũng học biết cách thức yêu mến Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ và yêu mến phục vụ Giáo Hội tại Hungari. Tôi chỉ là giọt nước trong biển cả nhưng luôn luôn có Đấng cầm tay dẫn tôi đi đến nơi nào Ngài muốn, giống như Ngài làm cho đến lúc này đây. Tôi mượn lời thánh Augustino để thân thưa với Chúa rằng:

- Xin Chúa ban cho con sức mạnh để thi hành điều Chúa muốn con làm, như thế, Chúa có thể bảo con làm bất cứ điều gì Chúa muốn!

... Đức Chúa GIÊSU nói với các môn đệ: ”Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy. Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống mình, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?” (Matthêu 16,24-26).

(”Lourdes Magazine”, n.53, Juillet/1996, trang 23)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
(radiovaticana.org)

SỐNG ĐỨC TIN GIỮA CHÍNH TRƯỜNG VÀ SỐNG BÁC ÁI GIỮA XÃ HỘI

... Bà Jeanne Mathilde Sauvé (1922-1993) là tín hữu Công Giáo Canada sùng đạo. Lúc sinh thời bà từng hoạt động trong phong trào Thanh-Sinh-Công và trong giới báo chí. Năm 1972, bà là một trong 3 phụ nữ đầu tiên bước vào chính trường và trở thành Chủ Tịch Hạ Nghị Viện Canada. 12 năm sau - 1984 - bà được bầu làm Thống Đốc Toàn quyền thứ XXIII của Canada (1984-1990).

Thế nhưng điểm đặc biệt nơi bà lôi kéo chú ý của người khác, không phải địa vị chính trị cho bằng Đức Tin Công Giáo ngời sáng của bà. Bà sống Đức Tin và tuyên xưng Đức Tin. Chính bà kể lại kinh nghiệm sống Đức Tin trong cuộc phỏng vấn dành cho nguyệt san ”Je Crois - Tôi Tin” của Canada. Bà nói:

Khi còn là sinh viên, tôi gia nhập phong trào Thanh-Sinh-Công. Phong trào có mục đích khuyến khích học sinh sinh viên Công Giáo nỗ lực củng cố Đức Tin Kitô và làm cho Đức Tin sinh động. Đức Tin sống động là Đức Tin cụ thể hóa qua hoạt động thường ngày. Đi xa hơn thì Đức tin sống động lan tỏa ngời sáng ra chung quanh: nơi gia đình, ở học đường và giữa xã hội.

Ý niệm về Đức Tin Kitô sống động ăn rễ sâu nơi tâm hồn tôi. Sau này khi rời ghế nhà trường, bước vào các hoạt động thuộc lãnh vực xã hội và chính trị, tôi vẫn mang theo tâm tình sống Đức Tin Kitô sống động của thời xuân trẻ đó. Đối với tôi, không hề có sự tách biệt giữa Đức Tin và cuộc sống. Trái lại, cả hai phải hòa hợp ăn khớp với nhau. Một tín hữu Công Giáo chân chính sống nghiêm chỉnh theo các luật lệ luân lý tự nhiên.

- Bà từng bị một cơn bệnh thập tử nhất sinh, bà có khám phá ra ý nghĩa của đau khổ không? Bà Jeanne Sauvé trả lời:

Dĩ nhiên là có. Khi gặp đau khổ, tự nhiên người ta khám phá ra ý nghĩa của đau khổ và giá trị của sức khoẻ. Bạn khó có thể thực hiện nhiều lý tưởng cao đẹp, nếu bạn không có sức khoẻ! Đau khổ cũng giúp chúng ta trở nên nhạy cảm hơn đối với những người đang sống cảnh khổ đau.

Trong cơn bệnh ngặt ngèo đó, tôi đã dọn mình chết. Nhưng rồi tôi khỏi bệnh cách lạ lùng. Lý do tại sao, tôi không hề biết! Đây chính là lúc Đức Tin dạy tôi biết rằng tôi lãnh nhận hồng ân sự sống từ THIÊN CHÚA. Tôi vô cùng cảm tạ tri ân Ngài. Và Đức Tin của tôi nơi THIÊN CHÚA trở nên vững mạnh hơn nữa.

- Bà có hoàn toàn ý thức việc bà làm, mỗi khi bà công khai tuyên xưng Đức Tin Công Giáo của bà không? Bà Jeanne Sauvé đáp:

Khi có, khi không. Điều chắc chắn là bất luận tín hữu Công Giáo chân chính nào, trong cuộc sống của mình, cũng gặp một lúc nào đó cần phải công khai tuyên xưng Đức Tin. Riêng tôi, có những lúc tôi hoàn toàn chủ ý tuyên xưng Đức Tin Công Giáo của tôi. Chẳng hạn như khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II viếng thăm Canada vào năm 1984. Rồi thỉnh thoảng khi có dịp nói trên truyền hình, tôi cũng chủ ý tuyên xưng Đức Tin Công Giáo của tôi. Tuy nhiên, tôi không thể luôn luôn tuyên xưng Đức Tin, bởi vì tôi không phải là Linh Mục, có nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa. Nhưng thỉnh thoảng nên làm chứng cho người khác thấy là động lực nào, sức mạnh nào đã thúc đẩy và bồi bổ đời sống tinh thần của chúng ta, thì theo tôi, đây là một điều tốt đẹp mà một tín hữu Công Giáo nên làm và phải làm, nếu cần.

... Chứng từ thứ hai liên quan đến lòng bác ái vị tha của bà Colette L. Samson (1923-1991) từng được mệnh danh là ”Mẹ Têrêsa Québec”.

Bà Colette L. Samson sống ở thành phố Québec bên Canada. Vào năm 1979 bà thành lập ”La Maison Revivre - Căn Nhà Tái Sống” tiếp nhận những người không nhà không cửa: cho họ ăn và ngủ. Mỗi ngày có khoảng 110 người đến ăn và 50 người ở lại ngủ.

Lý do nào thúc đẩy bà Colette mở Nhà, dấn thân giúp người nghèo khổ, bất hạnh? Câu chuyện bắt đầu với cuộc viếng thăm một nhà tù. Tại đây bà gặp những tù nhân trẻ khốn khổ và thất vọng. Bà thấy có những tù nhân sau khi được thả ra, không biết đi về đâu, vì họ không có nhà, cũng không có đồng xu dính túi. Những người này chắc chắn sẽ tiếp tục nghề du côn du đảng, trộm cắp, để rồi bị bắt và bị giam trở lại. Sau khi suy nghĩ chín chắn và cầu xin cho biết đâu là thánh ý Chúa thật, bà Colette vận dụng mọi khả năng và nhờ ơn THIÊN CHÚA Quan Phòng, bà đã mở một ngôi nhà chuyên việc tiếp nhận những người nghèo không nhà không cửa. Tất cả công việc bác ái của bà được xây dựng trên Đức Tin và thánh ý THIÊN CHÚA. Bà Colette tâm sự:

Nếu không phải vì Đức Tin Công Giáo thì tôi không làm công việc này và ngôi nhà tiếp rước cũng không thành hình. Và nếu không có THIÊN CHÚA thì cũng không có Căn Nhà này. Chính THIÊN CHÚA ban cho tôi sức mạnh để tôi hoạt động. Không một ai có thể giải thích được tại sao: mặc dầu sức khoẻ yếu kém, mặc dầu gặp đủ mọi thử thách, vậy mà tôi vẫn đứng vững, vẫn dẻo dai làm việc hơn một người trẻ. Tôi làm việc từ sáng sớm mãi cho đến thật khuya. Tôi làm được như vậy là vì THIÊN CHÚA muốn như thế. Tôi tin tưởng vững chắc như vậy.

Đối với tôi, điều quan trọng nhất trong cuộc sống là thi hành thánh ý THIÊN CHÚA. Mọi sự đều trở nên dễ dàng khi chúng ta biết nhận ra thánh ý THIÊN CHÚA: trong niềm vui cũng như trong nỗi khổ, trong điều may mắn cũng như trong nỗi bất hạnh. Tất cả đều là thánh ý THIÊN CHÚA. Bổn phận chúng ta là phó thác trọn vẹn trong bàn tay yêu thương quan phòng của Ngài.

Chính vì niềm tin này mà tôi mong muốn rằng, tất cả người nghèo, đặc biệt giới trẻ, khi đến đây xin ăn hoặc xin trọ đêm, đều có thể hiểu hồng ân cứu độ do Đức Chúa GIÊSU KITÔ mang đến. Tôi ở đây là để loan báo Tin Mừng Cứu Rỗi. Dĩ nhiên công tác loan báo Tin Mừng không phải chuyện dễ. Nó đòi hỏi rất nhiều nhẫn nhục và kiên trì.

Tôi cũng ý thức điều này: Không phải ai cũng được mời gọi làm công việc tôi đang làm, nghĩa là mở cửa và tiếp nhận người nghèo. Nhưng có một điều ai cũng làm được, đó là yêu thương người khác như giới răn Đức Chúa GIÊSU truyền: ”Các con hãy yêu thương nhau”. Không ai trên cõi đời này lại không có một người nào đó để yêu thương, săn sóc hoặc chú ý đến. Điều quan trọng là chúng ta phải biết mở rộng con tim, mở rộng đôi tay để đón tiếp người khác.

... “Những ai kính sợ THIÊN CHÚA thì tìm điều Người ưa thích, và những ai kính mến Người thì no thỏa Lề Luật. Những ai kính sợ THIÊN CHÚA thì chuẩn bị tâm hồn, và hạ mình xuống trước mặt Người. Chúng ta hãy phó mình trong tay THIÊN CHÚA, chứ đừng phó mình trong tay phàm nhân, bởi vì Người cao cả thế nào thì cũng lân tuất như vậy .. Nước dập tắt lửa hồng, bố thí đền bù tội lỗi. Ai đền ơn đáp nghĩa là biết lo xa, lúc sa cơ, người ấy sẽ tìm được nơi nương tựa .. Con ơi, kẻ khốn khổ nài xin, con đừng từ chối, gặp người nghèo, con đừng ngoảnh mặt đi” (Sách Huấn Ca 2,16-18 + 3,30-31 + 4,4)

(”JE CROIS”, 10/1987 + 12/1987)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
(vaticanoradio.org)

Thursday, February 21, 2008

Wednesday, February 20, 2008

Cái ôm

Cái ôm rất có ích cho sức khỏe chúng ta. Nó giúp tăng cường hệ miễn dịch, chữa lành những nỗi thất vọng, giảm căng thẳng và mang lại một giấc ngủ ngon. Nó tiếp thêm cho chúng ta một nguồn sinh lực mới, giúp con người trẻ lại và không hề gây ra bất cứ một tác dụng phụ nào. Cái ôm chính là một phương thuốc diệu kỳ.

Cái ôm luôn tự nhiên. Nó là một hợp chất hữu cơ ngọt ngào, không chứa bất cứ thành phần nhân tạo nào, không gây ô nhiễm, rất thân thiện với môi trường và hoàn toàn lành tính.

Cái ôm là một món quà lý tưởng, thích hợp cho mọi dịp, đem lại niềm vui cho cả người trao lẫn người nhận, chứng tỏ rằng bạn luôn quan tâm đến người ấy, không cần phải có một lớp giấy gói bóng láng, và dĩ nhiên, bạn có thể trao tặng lại cho người đã tặng mình.

Cái ôm gần như là hoàn hảo về mọi mặt. Nó không cần pin để rồi hết năng lượng, không lạm phát, không gây béo phì, không cần lương tháng, chống được trộm cướp và không phải tính thuế.

Cái ôm là một nguồn lực không được sử dụng đúng mức nhưng lại có nhiều sức mạnh kỳ diệu. Khi chúng ta mở rộng trái tim và vòng tay của mình cũng chính là lúc chúng ta động viên người khác cũng làm như vậy.

Hãy nghĩ đến những người thân, những người bạn trong cuộc đời mình. Bạn có điều gì muốn nói với họ? Bạn có muốn chia sẻ vòng tay của mình cho họ? Hay là bạn đang chờ đợi và hy vọng người ấy sẽ chủ động điều đó? Đừng chờ đợi! Hãy là người khởi đầu!

Tác giả: Charles Faraone

Cánh hoa hy vọng

Có một đôi vợ chồng vừa thương người lại vừa yêu thiên nhiên. Ngoài năm đứa con ruột họ còn nhận thêm năm người con nuôi. Và niềm vui chung của mọi người trong nhà là được chăm sóc vườn hoa và các loại cây kiểng. Riêng người vợ thì tưởng như không bao giờ biết thế nào là đau khổ nữa.

Nhưng bỗng cả bầu trời như sụp xuống, vườn hoa trở nên hoang vu tàn lụi, khi người chồng mắc nạn và qua đời. Kể từ ngày đó người đàn bà không còn muốn ra khỏi nhà nữa. Thiếu bàn tay chăm sóc của bà mảnh vườn cũng mỗi lúc một um tùm cỏ dại.

Mùa đông đến càng làm cho tháng ngày thêm ảm đạm hơn. Nhưng một buổi sáng nọ, người đàn bà nghe có tiếng cười nói và tiếng xới trong vườn. Kéo tấm màn cửa sổ lên, bà thấy các con bà đang đua nhau xới đất.

Trước sự ngạc nhiên của bà, người con cả chỉ mỉm cười đáp:
- Mẹ sẽ biết khi mùa xuân đến.

Và suốt mùa đông ấy, ngày nào các con bà cũng ra vườn xới đất.Thế rồi khi mùa xuân đến, biết bao là hoa đẹp nở rộ trong vườn. Những hạt giống mà các con bà âm thầm gieo vãi trong mùa đông nay thức giấc bùng dậy làm cho thửa vườn tràn ngập muôn cánh hoa rực rỡ tươi vui.

Cùng với những bông hoa nở rộ trong vườn, cánh hoa hy vọng cũng bỗng nhiên khoe sắc trong lòng người phụ nữ. Chính niềm hy vọng đó đã đánh tan nỗi phiền muộn trong tâm hồn bà ta và đưa bà ta trở lại với cuộc sống.

(sưu tầm)

Tuesday, February 12, 2008

Dạ Tiệc Xuân Mậu Tý 2008

Những hình ảnh được ghi nhận tại 2 buổi Dạ Tiệc Mừng Xuân Mậu Tý của Gx. Các Thánh Tử Đạo, Arlington - Virginia, vào 2 đêm Thứ Bảy và Chúa Nhật, ngày 9-10 tháng 2 năm 2008.

Flickr Album

Hình ảnh Nhà thờ tương lai.

Saturday, February 9, 2008

Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro

ROMA: Chiều thứ tư, 6-2-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự cuộc rước thống hối từ nhà thờ Thánh Anselmo của dòng Biển Đức tới đền thờ thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh và chủ sự thánh lễ tại đền thờ này với nghi thức bỏ tro mở đầu Mùa Chay Thánh.

Lúc quá 4 giờ rưỡi, ĐTC cùng với hơn 20 HY và 15 GM, hàng trăm tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh, khởi sự cuộc rước trên quãng đường 500 mét, vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, các thánh vịnh Thống hối 50 và 24.

Tại Vương cung Thánh Đường thánh Sabina, trên đồi Avventino, có từ thế kỷ thứ V, ĐTC đã chủ sự thánh lễ, cùng với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của các linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân, đặc biệt là các vị lãnh đạo Hội Hiệp Sĩ Malta có trụ sở gần Đan viện thánh Anselmo.

Trong bài giảng, ĐTC diễn giảng về vai trò của kinh nguyện và việc chịu đau khổ trong đời sống Kitô hữu. Ngài nói: ”Kinh nguyện nuôi dưỡng hy vọng, vì không có gì biểu lộ thực tại Thiên Chúa trong đời sống chúng ta cho bằng việc cầu nguyện trong tin tưởng... Kinh nguyện chính là khí giới đầu tiên và chính yếu để chiến đấu và chiến thắng trong cuộc chiến chống lại sự dữ”.

ĐTC cũng nhấn mạnh rằng: ”Nếu không có chiều kích kinh nguyện thì cái tôi phàm trần của chúng ta sẽ co cụm vào mình, và lương tâm có nguy cơ biến thành cái gương phản ánh cái tôi của mình thay vì vọng lại của tiếng nói của Thiên Chúa, để rồi cuộc đối thoại nội tâm trở thành một cuộc độc thoại tự biện minh đủ loại cho mình. Vì thế, kinh nguyện bảo đảm sự cởi mở đối với tha nhân. Ai tự do đón nhận Thiên Chúa và các đòi hỏi của ngài, thì đồng thời cũng cởi mở đối với tha nhân, đối với người anh em đến gõ cửa tâm hồn mình, xin được lắng nghe, quan tâm, tha thứ, và đôi khi xin được sửa chữa trong tình bác ái huynh đệ”.Sang đến vấn đề chịu đau khổ, ĐTC khẳng định rằng: "Phục Sinh là mầu nhiệm mang lại ý nghĩa cho đau khổ của con người, đi từ sự cảm thông sâu xa của Thiên Chúa được thể hiện trong Chúa Giêsu Kitô... Đau khổ của Chúa Kitô tràn đầy ánh sáng của tình thương: tình thương của Chúa Cha đã giúp Con của Ngài là Đức Kitô tin tưởng đón nhận ”phép rửa” cuối cùng, là tột đỉnh sứ mạng của Người (cf Lc 12,50). Phép rửa đau khổ và yêu thương đó, Chúa Giêsu đã lãnh nhận vì chúng ta và vì toàn thể nhân loại. Vì thế, Chúa đã chịu đau khổ vì chân lý và công lý, mang vào trong lịch sử loài người Tin Mừng đau khổ cũng là một mặt khác của Tin Mừng tình thương.”ĐTC cũng nhắc nhở rằng ”Hễ niềm hy vọng linh hoạt chúng ta càng lớn lao, thì chúng ta càng có khả năng chịu đau khổ vì lòng yêu mến sự thật và sự thiện, vui mừng dâng hiến những cơ cực lớn nhỏ hằng ngày, liên kết chúng với cuộc đại thương khó của Chúa Kitô”.Trong nghi thức bỏ tro sau bài giảng, ĐHY Josef Tomko, 84 tuổi, nguyên Tổng trưởng Bộ truyền giáo, có nhà thờ hiệu tòa là Đền thờ thánh Sabina, đã bỏ tro trên đầu ĐTC, trước khi ngài bỏ tro cho các Hồng y và một số tín hữu.
(SD 6-2-2008)
G. Trần Đức Anh OP (nguồn: vietvatican)

Hãy download VSL Channel Toolbar để nghe những bản nhạc đạo hay tuyệt, những bài suy niệm cho đời người thêm ý nghĩa, và những film và nhạc trực tuyến

Để nghe Radio, nhạc đạo và những bài suy niệm tiếng Việt, xin mời các bạn CLICK vào banner RADIO dưới đây để INSTALL. Các bạn hãy yên tâm hoàn toàn không có ADS hay VIRUS. Chúc các bạn vui tưới, sống yêu Chúa thương người.

Thursday, February 7, 2008

Chúc Xuân Mậu Tý

DOWNLOAD "CHÚC MỪNG MẬU TÝ - VẠN SỰ NHƯ Ý".


Năm hết Tết đến - Đón Chuột tiễn Lợn - Chúc ông chúc bà - Chúc cha chúc mẹ - Chúc cô chúc cậu - Chúc chú chúc dì - Chúc anh chúc chị - Chúc luôn các em - Chúc cả các cháu - Dồi dào sức khoẻ - Có nhiều niềm vui - Tiền xu nặng túi - Tiền giấy đầy bao - Đi ăn được khao - Về nhà người rước - Tiền vô như nước - Tình vào đầy tim - Chăn ấm nệm êm - Sung sướng ban đêm - Hạnh phúc ban ngày - Luôn luôn gặp may - Suốt năm con Chuột. Năm mới Tết đến. Rước hên vào nhà. Quà cáp bao la. Mọi nhà no đủ. Vàng bạc đầy hũ. Gia chủ phát tài. Già trẻ gái trai. Sum vầy hạnh phúc. Cầu tài chúc phúc. Lộc đến quanh năm. An khang thịnh vượng!

Hãy sám hối và tin vào Tin mừng

Hãy sám hối và tin vào Tin mừng (Mt 6,1-18)

Gioan Baotixita Vũ Văn Tín opTrong ngày thứ tư Lễ Tro hôm nay, chắc hẳn nhiều người sẽ tiếc nuối không được hưởng xuân trọn vẹn, vì mùa chay “đến sớm”, khiến cho những người Công Giáo Việt Nam chúng ta “kém” vui khi đón tết Dân tộc. Nhưng suy nghĩ kỹ thì thấy qua sự quan phòng an bài của Thiên Chúa. chúng ta nhận ra thái độ mình phải có trong dịp đặc biệt này. Nhìn lại những cái tết nguyên đán trong những năm qua, chúng ta thấy có nhiều tai nạn thảm khốc xảy ra, do vui chơi quá độ, nhậu nhẹt, phóng túng ... dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.

Lời Chúa khởi đầu mùa chay hôm nay kêu gọi chúng ta : “Hãy sám hối và tin vào Tin mừng”, như một tiếng chuông cảnh báo cho mùa xuân Mậu Tý này nói riêng, và cũng là chỉ nam soi đường để chúng ta hướng đến mùa xuân miên viễn sau này. Với lời dẫn vào bài đọc kinh sách hôm nay, chúng ta được mời gọi đề cao cảnh giác, để việc giữ chay, sức tro ... không chỉ dừng lại ở hình thức bên ngoài. Nhưng việc giữ chay, khiêm tốn cúi đầu nhận chút tro bụi ... là để nhắc nhở chúng ta tránh xa tội lỗi, ý thức rằng thân cát bụi chúng ta rồi đây cũng sẽ trở về cát bụi. Và để việc giữ chay có thể làm đẹp lòng Chúa, chúng ta phải biết chia sẻ và sống tình thương với những người chung quanh.

"Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy...; Khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả ...; Đừng cho tay trái biết việc tay phải làm ..”Có lẽ thấm đẫm tính tâm linh, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mới cảm tác nên những tuyệt phẩm làm lay động lòng người. Một trong những nhạc phẩm được nhiều người yêu thích đó là : “Cát bụi”. Và để mở đầu cho tuyển tập của mình, ông viết : “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em có biết không ? Để cho gió cuốn đi !”. Nếu chúng ta sống và thực hiện được điều này, thì quả là lời Chúa đã đâm chồi và sinh hoa, kết trái trong tâm hồn chúng ta. Nói thì dễ, nhưng thực hiện thì không hẳn vậy. Để có thể thật sự hối cải, chúng ta cần phải có ơn thánh Chúa nâng đỡ, trợ giúp. Thánh Giáo hoàng Clemente I đã khuyên nhủ : “Hãy chăm chú để mắt ngắm nhìn Máu Thánh Đức Kitô, Máu Thánh ấy quý giá dường nào ! Máu Thánh ấy đã đổ ra để cứu độ chúng ta và đã đem lại cho mọi người ơn hối cải... Và đời nọ qua đời kia, bất cứ ai muốn trở về cùng Thiên Chúa, đều được Người ban cho cơ may hối cải...”. Bài Tin mừng còn gợi lên cho chúng ta một yếu tố để việc chay tịnh, hãm mình đẹp lòng Chúa, chúng ta phải biết cầu nguyện. Chẳng cần phải nặn óc, nghĩ ra những lời khoe khoang, hoa mỹ... chỉ cần đơn sơ, khiêm tốn vào phòng đóng kín cửa, và kêu cầu từ tận đáy lòng lời kinh mà chính Chúa Giêsu đã dạy. Một khi chúng ta van nài “xin làm cho danh thanh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời...”, thì tự khắc Chúa sẽ ban ơn cho chúng ta, Người bao giờ cũng quảng đại vượt quá mức mà chúng ta có thể quảng đại với Người.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Xin cho chúng con biết tận dụng dịp may khởi đầu mùa chay hôm nay với việc đón mừng xuân mới, để chúng con luôn biết tỉnh thức trong mọi hoàn cảnh, biết sống bác ái, yêu thương, biết tha thứ để được thứ tha, biết chia sẻ cho những người anh em khó khăn chung quanh, và cho đi không chỉ những gì dư thừa, mà cả những thứ quý giá, gắn bó và cần thiết đối với “quan điểm” riêng của chúng con, hầu có thể được lại chính Chúa. Và sau cùng, xin Chúa cho chúng con luôn thể hiện “đức tin” vào Tin mừng để lời Chúa trở thành đèn soi bước chúng con và nên linh dược chữa lành những yếu đuối, tội lỗi của chúng con.

Wednesday, February 6, 2008

NHỮNG CƠN CÁM DỖ

Có nhiều người thắc mắc : Ăn chay là gì ? Phải chăng là để dằn vặt thân xác, hành khổ con người cho Chúa vui lòng ? Hỏi như vậy là chưa hiểu đạo, chưa hiểu hết ý nghĩa của việc ăn chay. Chúa đâu phải quá độc ác, bệnh hoạn, vui lòng khi thấy con người chịu khốn khổ. Ăn chay một phần để hy sinh đền tội, nhưng mục đích chính của việc ăn chay là để thao luyện tâm hồn chống lại quỷ dữ.
Ngày nay người ta quên sự có mặt của ma quỷ. Nhưng ma quỷ vẫn có đó và vẫn tích cực hoạt động nhằm phá huỷ thế giới, tiêu diệt con người. Ma quỷ rất tinh ma xảo quyệt nên người ta khó nhận ra âm mưu, dấu vết của chúng.
Nhìn vào ba cuộc ma quỷ cám dỗ Đức Giêsu, ta thấy ma quỷ rất tinh khôn. Nó có kế hoạch, có chiến thuật, tấn công nhiều đợt, nhiều bước.
Thoạt tiên ma quỷ tấn công vào những bản năng sơ đẳng nhất nơi con người : bản năng sinh tồn, bản năng thống trị, bản năng đối nghịch. Những bản năng ấy gắn liền với những nhu cầu căn bản, chính đáng của con người.
Kéo chú ý của người ta vào những nhu cầu rồi, ma quỷ tiến bước thứ hai, đó là phóng đại những nhu cầu đó lên, làm cho người ta lầm tưởng rằng, đó là những nhu cầu cấp bách, phải thoả mãn ngay tức khắc.
Khi ta đã hoàn toàn mê mẩn vì cái bẫy nhu cầu, ma quỷ mới đẩy ta đến bước thứ ba, đó là tìm thỏa mãn những nhu cầu theo ý riêng mình. Cách giải quyết đó ngược lại với ý muốn của Thiên Chúa. Mục đích sau cùng của ma quỷ là xúi giục ta phản loạn, không sống tâm tình người con hiếu thảo với Chúa, chống lại Chúa và sau cùng lìa xa Thiên Chúa.
Ông bà nguyên tổ đã rơi vào bẫy của ma quỷ nên đã không sống tâm tình của người con hiếu thảo, muốn lìa bỏ cha mình, muốn ngang bằng cha mình, muốn chống lại cha mình.
Đức Giêsu, trái lại, đã sáng suốt vạch trần âm mưu của ma quỷ và kiên quyết sống tâm tình của người con hiếu thảo.
Khi ma quỷ phóng đại nhu cầu, muốn cho Đức Giêsu tưởng rằng con người chỉ là vật chất, chỉ sống nhờ bánh vật chất, vật chất là tất cả đời sống. Đức Giêsu đã sáng suốt chỉ cho ta thấy vật chất không phải là tất cả, bánh vật chất của trần gian là cần, nhưng bánh tinh thần của trời cao còn cần hơn.
Khi ma quỷ thúc giục Đức Giêsu hãy thỏa mãn tức khắc nhu cầu của mình, Đức Giêsu đã biết kiên nhẫn chờ đợi. Khi ma quỷ khích Đức Giêsu dùng quyền năng riêng của mình để thỏa mãn nhu cầu, Đức Giêsu đã từ chối. Người muốn vâng phục Đức Chúa Cha, tin tưởng phó thác vận mệnh trong tay Chúa Cha, để mặc Chúa Cha quyết định.
Tuy đã thắng trong cuộc đọ sức đầu tiên, Đức Giêsu vẫn tiếp tục bị ma quỷ cám dỗ trong suốt cuộc đời. Cơn cám dỗ khi thì đến từ những người tin theo Chúa, muốn tôn Chúa làm vua để được ăn no nê bánh vật chất, khi thì đến từ những người chống đối đòi xin phép lạ từ trời xuống. Có lúc ma quỷ mượn chính những người thân tín như Phêrô để ngăn cản Đức Giêsu thực hành ý Chúa Cha. Có lúc ma quỷ dùng cái chết ghê sợ để uy hiếp tinh thần, mong Đức Giêsu lùi bước để tìm ý riêng mình. Đức Giêsu đã chiến thắng mọi cơn cám dỗ vì Người luôn tìm thánh ý Chúa Cha. Dù khi phải chiến đấu trong mồ hôi pha máu, Người vẫn nói : "Lạy Cha, xin đừng theo ý Con, xin vâng theo ý Cha mà thôi".
Ma quỷ vẫn đang tiếp tục tạo nên những cơn cám dỗ. Và nhiều khi chúng ta đã mắc bẫy ma quỷ. Ta mắc bẫy ma quỷ khi mải mê đuổi theo những nhu cầu tiêu thụ quá đáng. Ta rơi vào âm mưu ma quỷ khi ta muốn có tất cả và có tức khắc. Ta hoàn toàn nằm trong vòng tay ma quỷ khi ta dùng mọi phương tiện để thoả mãn những nhu cầu, bất chấp ý Thiên Chúa.
Thay vì tuân phục ý Chúa, tôi luôn luôn bắt Chúa làm theo ý tôi. Thay vì vâng lời Chúa, tôi luôn luôn muốn sai bảo Chúa.
Mùa Chay này, Chúa kêu gọi tôi trở về với Chúa. Muốn trở về với Chúa, tôi phải chiến đấu chống lại ma quỷ. Muốn đủ sức chống lại ma quỷ, tôi phải luyện tập bỏ ý riêng mình và tìm vâng phục ý Chúa.
Hãy đặt ra cho mình một chương trình sống Mùa Chay bằng tăng cường hy sinh, cầu nguyện, ăn chay và làm việc bác ái.
Thiên Chúa Cha, Đấng giàu lòng thương xót đang chờ đón tôi trở về, và sẽ ban sức mạnh để tôi đủ sức chống lại mọi chước cám dỗ, nếu tôi biết sống trọn tình con thảo, tin cậy phó thác vào Người.
* * * * *
Lạy Thiên Chúa là Cha của con, xin đón nhận tâm hồn khiêm nhường sám hối của con.

TGM. Ngô Quang Kiệt

Happy Lent


Xin chào các bạn, Mùa Chay đến rồi. Chúc các bạn một Mùa Chay thánh thiện, luôn có Chúa kề bên.




Friday, February 1, 2008