Friday, February 27, 2009

Monday, February 23, 2009

Story: Một Học Giả và Vị Ẩn Sĩ Thâm Sơn



Tu Thân - Tề Gia - Trị Quốc - Bình Thiên Hạ

Đa số những người thích tự khẳng định mình ngày nay, đều chỉ muốn Trị QuốcBình Thiên Hạ chứ há có mấy ai nghĩ tới việc Tu Thân và Tề Gia là phải làm

Đa số những người thích tự khẳng định mình ngày nay, đều chỉ muốn Trị Quốc và Bình Thiên Hạ chứ há có mấy ai nghĩ tới việc Tu Thân và Tề Gia là phải làm trước hết.

Ngay cả ở đạo Vợ Chồng, người đàn ông cũng chỉ muốn Tề Gia chứ ít ai nghĩ rằng mình cần phải Tu Thân.

Cái đạo làm người Quân tử cốt lõi ở chữ Tu Thân, xong rồi mới tới hành đạo. Đạo không chỉ có nghĩa là đạo lý luân thường, mà Đạo còn nói về những gì hợp với lẽ tự nhiên, hợp với quan niệm xã hội, và với quan hệ con người.

Thành thử ra, đàn ông bây giờ ra đường gặp nhau toàn nói truyện trên mây trên gió, đu dây điện cả ngày vợ với bạn gái kêu không thèm xuống, vì cái đầu họ nghĩ lớn quá, nghĩ toàn truyện nước nhà, truyện quấc tế, truyện Kosovo, truyện Timor Lesté, chứ có ai thèm nghĩ tới việc nhà cửa gia đình.

Dân ta thường nói một cặp Tu Thân Tích Đức (hay là Tu Nhân Tích Đức), thiệt ra không cần phải cố tình tích đức bằng cách làm từ thiện, giúp đỡ trẻ em nghèo hay đóng góp các quỹ bão lụt, bởi chỉ cần Tu cái Thân thôi thì tự nhiên tích được Đức.

Tu Thân với Khổng Tử có nghĩa là phải sống Chính Danh và phải đặt chữ Nhân (Nhân Trị) lên đầu mọi việc mình làm.

Chính Danh nghĩa là làm việc gì cũng phải đường đường chính chính. Mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng bổn phận, chức phận của mình. Danh không chính ắt Ngôn không thuận, Ngôn không thuận ắt Việc bất thành.

Vậy mà ngày nay, có được bao nhiêu người đàn ông dám tự vỗ ngực nói là ta sống một cách Chính Danh? Lừa tình lừa tiền phụ nữ, ruồng rẫy vợ già vợ quê, gạt gẫm dụ dỗ bạn bè, làm những hành động lén lút, giấu giếm gia đình, giấu giếm xã hội, đút lót, hối lộ, tham nhũng, ăn chặn ăn bớt, luồn cúi, bợ đỡ, mặt thì lấm la lấm lét, mắt thì liếc tới liếc lui, nói không dám nói lớn, đi không dám đi thẳng lưng… ta nói đàn ông bây giờ ra đường nhiều thằng còn nhục hơn đàn bà con gái.

Nhân có nghĩa là tình người, Nhân trị là đối xử với người như đối xử với bản thân mình, thương người như thể thương thân, vân vân. Khổng viết Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân tức điều gì mình không thích thì đừng làm cho người, là cốt lõi của việc Tu thân của người quân tử.

Vậy mà ngày nay, thiếu gì những người hại bạn, đẩy bạn bè anh em vào đường cùng cũng chỉ vì chút vinh hoa phú quý. Món nào trong nhà dở, dư ra thì đem cho bạn bè, còn cái gì ngon ngọt thì giữ lại cho mình. Ngày xưa bạn tới nhà người ta lấy rượu quý ra đãi, còn ngày nay bạn tới nhà người ta đem nước lạnh ra cho uống. Cái gì dễ ăn thì mình bốc hốt, cái gì khó ăn thì nhường cho mấy thằng em. Nhiều người sống không còn biết người khác mà chỉ nghĩ tới bản thân mình, thiệt nhiều khi muốn nhấn cái nút nào đó cho mấy thằng như vậy biến sạch hết cho rồi.

Tu thân là như vậy, sống phải nhân hậu, phải đàng hoàng thì tự nhiên đức nó tới, chứ không cần phải tích, phải trữ làm gì.

Thành thử ra, ngày nay đàn ông Việt Nam đu dây diện quá nhiều, lo nhà đất, lo chứng khoán, lo buôn bán làm ăn, lừa nhau được cái gì thì lừa, giấu nhau được cái gì thì giấu, cốt chỉ để thủ lợi cho mình nhiều hơn cho thằng kia, rồi đem tiền về quăng cho vợ là coi như xong bổn phận làm chồng.

Nhiều người mơ xa, mơ cao làm tổng giám đốc công ty đa quấc gia, đa lĩnh vực (như tui chẳng hạn ) mà suốt ngày đu dây điện, nói truyện trời ơi đất hỡi chị em phụ nữ nghe chỉ biết lè lưỡi ra bái phục, nhưng về tới nhà thì mới lòi mặt chuột ra là một người bạo ngược, lăng nhăng, hoang đàng chi địa, ăn chơi trác táng, bỏ bê vợ con…

Bản thân chính mình còn không thèm tu, không thèm làm một người quân tử đường đường chính chính trước mà cứ đòi lên mặt dạy vợ dạy con, dạy dân dạy nước, dùng vũ lực để trấn áp kẻ yếu thế thì chẳng khác gì một thằng điên đi ra ngoài đường dõng mỏ lên nói chẳng ai thèm nghe mà cũng không ai muốn cãi.

Câu nói từ hai ngàn năm trước của Khổng Tử dạy cho đám hậu bối tới ngày nay mà cái điều đơn giản nhất là Tu Thân còn hiếm thấy người làm cho trọn vẹn, thì chắc là Tề Gia - Trị Quốc - Bình Thiên Hạ là cái điều khó khăn tột bực…

Khó lắm thay, khó lắm thay!!!

(Sưu tầm)

Lá Thư Tình Hay Nhất...

The only thing we never get enough of is love; and the only thing we never give enough of is love. (Henry Miller)

I just had to write to tell you how much I love you and care for you. Yesterday, I saw you walking and laughing with your friends; I hoped that soon you’d want Me to walk along with you, too. So, I painted you a sunset to close your day and whispered a cool breeze to refresh you. I waited – you never called – I just kept on loving you.

As I watched you fallen sleep first night, I wanted so much to touch you. I spilled moonlight onto your face – trickling down your cheeks as so many tears have. You didn’t even think of Me. I wanted so much to comfort you.

The next day I exploded a brilliant sunrise into glorious morning for you. But you woke up late and rushed off – you didn’t notice. My sky became cloudy and my tears were the rain.

I love you, oh, if you’d only listen. I really love you. I try to say it in the quiet of green meadows and in the blue sky. The wind whispers my love throughout the treetops and spills it into the vibrant colors of all the flowers. I shout it to you in the thunder of the great waterfalls and compose love song for birds to sing for you. I warm you with the clothing of my sunshine and perfume them with nature’s sweet scent. My love for you is deeper than any ocean and greater than any need in your heart. If you’d only realize how I care.

My Father sends His Love, I want you to meet Him – He cares, too. Fathers are just that way. So, please, call on me soon. No matter how long it takes, I’ll wait – because I love you.

My dear, I love you forever…!

Lovely – Your Friend,
Jésus

Vì Sao Anh Yêu Em?

Lạy Thiên Chúa Tình Yêu, con không bao giờ thắc mắc “Vì sao Chúa yêu con” vì tình yêu không nhất thiết phải cần có lý do. Con hoan hỉ chấp nhận việc Chúa yêu con như một việc đương nhiên, như một chân lý phải xảy ra như thế. Chúa “phải” yêu con vì Chúa là Chúa, là Cha, là Thiên Chúa Tình Yêu cho dù tình yêu có làm Ngài lỗ lã, bị thiệt thòi và hy sinh tính mạng. Chúa “phải” yêu con cho dù con ngoảnh mặt đi với Ngài. Chúa “phải” yêu con cho dù con xấu xa đáng ghét. Chúa “phải” yêu con vì đó là… bổn phận của Chúa.


Một cô gái hỏi bạn trai của mình:

- Tại sao anh yêu em?
- Sao em lại hỏi thế, Sao anh tìm được lý do gì chứ? Chàng trai trả lời.
- Không có lý do gì tức là anh không yêu em!
- Em không thể suy diễn như vậy được.
- Nhưng bạn trai của bạn em luôn nói cho cô ấy biết lý do mà anh ta yêu cô ấy
- Thôi được, anh yêu em vì em xinh đẹp, giỏi giang, nhanh nhẹn. Anh yêu em vì nụ cười của em, vì em lạc quan. Anh yêu em vì em quan tâm đến người khác.

Cô gái cảm thấy rất hài lòng.

Vài tuần sau, cô gái gặp một tai nạn khủng khiếp nhưng thật may, cô ấy vẫn còn sống. Bỗng nhiên, cô trở nên cáu kỉnh vì cảm thấy mình vô dụng. Vài ngày sau khi bình phục, cô gái nhận được một lá thư từ bạn trai của mình:

“Chào em yêu! Anh yêu em vì em xinh đẹp. Thế thì với vết sẹo em có trên mặt anh không thể yêu em thêm được nữa. Anh yêu em vì em giỏi giang, nhưng bây giờ em có làm gì được đâu. Vậy thì anh không thể yêu em được. Anh yêu em vì em nhanh nhẹn nhưng thực tế em đang ngồi xe lăn. Đây không phải là lý do giúp anh có thể yêu em. Anh yêu em vì nụ cười của em, nhưng cả tháng nay rồi anh không thấy em cười. Anh có nên yêu em nữa không? A nh yêu em vì em lạc quan. Bây giờ anh không yêu em nữa vì lúc nào em cũng nhăn nhó, than vãn. Anh yêu em vì em quan tâm đến người khác nhưng giờ đây mọi người lại phải quan tâm đến em quá nhiều. Anh không nên yêu em thêm nữa. Đấy chẳng có gì khiến anh phải yêu em vậy mà anh vẫn yêu em. Em có cần một lý do nào nữa không, em yêu?"

Cô gái bật khóc và chắc chắn cô không còn cần một lý do nào nữa.

Còn bạn, bạn có bao giờ hỏi những người thân của bạn lý do vì sao họ yêu bạn không? Tình yêu đôi khi không nhất thiết phải cần có một lý do!

***

Lạy Thiên Chúa Tình Yêu, con không bao giờ thắc mắc “Vì sao Chúa yêu con” vì tình yêu không nhất thiết phải cần có lý do. Con hoan hỉ chấp nhận việc Chúa yêu con như một việc đương nhiên, như một chân lý phải xảy ra như thế. Chúa “phải” yêu con vì Chúa là Chúa, là Cha, là Thiên Chúa Tình Yêu cho dù tình yêu có làm Ngài lỗ lã, bị thiệt thòi và hy sinh tính mạng. Chúa “phải” yêu con cho dù con ngoảnh mặt đi với Ngài. Chúa “phải” yêu con cho dù con xấu xa đáng ghét. Chúa “phải” yêu con vì đó là… bổn phận của Chúa.

Nhân ngày lễ Tình Yêu, nhìn ngắm những người đang yêu, được yêu, hoặc đang mong muốn chinh phục tình yêu, họ tìm nhiều cách để biểu hiện tình yêu của mình với đối tượng. Con ngồi đây, nhìn Chúa, nhìn lòng mình và thắc mắc tại sao con lại không yêu Chúa như Chúa đáng được yêu? Tại sao con không thể yêu như Chúa đã yêu con? Tại sao con lại không yêu Chúa hơn các tạo vật khác? Tại sao chưa bao giờ con tìm cách để biểu hiện tình yêu của mình với Chúa. Tình yêu không cần lý do để có, nhưng tình yêu cần có sự nuôi dưỡng để phát triển, cần được chăm sóc tỉ mỉ để có thể tồn tại.

Lạy Chúa Giêsu, Đấng đã chết cho con được sống, Chúa có cần được yêu lại không? Chúa có cần quà tặng của tình yêu không? Xin cho con biết câu trả lời trong Ngày Lễ Tình Yêu này với mỗi người chúng con. Amen!

Friday, February 20, 2009

THỨ TƯ LỄ TRO

Cá thì dễ ươn, thây ma dễ thối, con người dễ hư.

Con người vốn mang xác thịt nặng nề, là mục tiêu cho ma quỷ và dục vọng tấn công và xâu xé. Chỉ một phút yếu lòng, thiếu canh phòng là con người bị sa ngã, bị hư hỏng và ươn thối.

Vua Đa-vít vốn là một vị vua khôn ngoan, sáng suốt, tài năng đức độ được liệt vào hàng thánh vương, thế mà chỉ vì hình ảnh của một phụ nữ xinh đẹp là Bát-sê-ba lọt vào tâm trí cũng đủ làm nhà vua chao đảo, rồi nhà vua sa ngã, phạm tội cướp vợ người khác và giết luôn cả chồng bà là U-ri-gia, đang khi anh ta đang anh dũng chiến đấu ngoài chiến trường để bảo vệ ngai vàng của vua! (II S 11)

Rồi ngay cả con vua Đa-vít là Salômôn, một vị vua có tiếng là khôn ngoan vô tiền khoáng hậu, nhưng cũng quá mê đắm xác thịt, có đến bảy trăm thê thất và ba trăm hầu thiếp, xiêu lòng theo các tà thần của dân ngoại, xây đền thờ cho họ đối diện với núi thánh Giê-su-sa-lem và đã làm sự dữ trước mắt Gia-vê (I V 11, 1-13).

Nói chung, dù ở bất cứ địa vị nào, đẳng cấp nào trong xã hội và tôn giáo cũng có những con người danh giá cao trọng đã phải ngã gục thảm thương và hư thối: hư thối vì tham nhũng, hư thối vì những bê bối tình dục, hư thối vì lạm quyền, độc đoán…

Cá thì dễ ươn, thây ma thì mau thối, con người thì rất dễ hư !

Triết gia Platon diễn tả thân phận con người "như cỗ xe có hai ngựa kéo". Một con ngựa trắng kéo ta về đường lành, đang khi con ngựa đen luôn lôi kéo ta về điều dữ. Thế là con người luôn bị giằng co xâu xé bởi hai thế lực đối kháng nhau.

Ngay cả thánh Phao-lô là vị tông đồ rất nhiệt thành và thánh thiện cũng cảm thấy những dục vọng đen tối làm xáo trộn tâm hồn của ngài: "Điều lành tôi muốn, tôi lại không làm; trong khi tôi lại làm những điều tôi gớm ghét, …thật khốn thân tôi!”

Nhân loại phải mất hàng triệu năm tiến hoá mới có thể thoát ra khỏi hang động và đời sống man rợ, nhưng con người ngày nay chỉ cần vài phút yếu lòng là có thể trở về với đời sống man rợ đó.

Dường như thân phận con người cũng như những viên bi tròn được đặt trên những mặt phẳng nghiêng. Sức nặng của viên bi lôi kéo nó lăn xuống thế nào thì cũng chính sức nặng của xác thịt và bản năng hư hèn cũng thường xuyên lôi kéo chúng ta xuống bùn như thế.

Hãy cùng chiến đấu với Chúa Giê-su

Cuộc đời chúng ta cũng giống như những con thuyền bơi ngược dòng, phải luôn luôn vững tay chèo lái, phải luôn quyết tâm vươn về nguồn mà không để đời mình trôi xuôi theo dục vọng, thì mới có thể tiến về nguồn là Chúa Ki-tô.

Sống là tranh đấu. Bao lâu còn chiến đấu, con người mới có thể tồn tại như một con người. Khi ngừng chiến đấu, con người không còn giữ được phẩm chất cao đẹp của mình.

Khi làm người, Chúa Giê-su mang thân phận con người hoàn toàn y như chúng ta. Ngài cũng từng bị cám dỗ y như ta. Những cơn cám dỗ mà hôm nay chúng ta đang phải chịu thì Ngài cũng đã từng chịu, có khác là Ngài đã chiến đấu rất anh dũng, rất kiên cường, không bao giờ lùi bước trước mọi cám dỗ và thử thách. Nhờ đó Ngài luôn luôn chiến thắng và chiến thắng rất vinh quang. Thư Do-thái viết: “Ngài đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội” (Dt 4, 15).

Ý chí chúng ta vốn mềm yếu. Xác thịt thì quá nặng nề. Đam mê tội lỗi luôn thôi thúc lôi kéo chúng ta xuống vực. Những quyến rũ ở đời dễ làm chúng ta ươn thối…

Chúng ta thừa biết rằng tự sức mình, chúng ta không thể nào vượt thắng các thách thức và cám dỗ. Vậy trong mùa chay nầy, chúng ta hãy vào sa mạc tâm hồn mà chiến đấu cùng Chúa Giê-su, với Chúa Giê-su. Hãy luôn kết hiệp với Chúa Giê-su, hãy để cho lời Ngài nên khí cụ giúp ta chiến đấu. Hãy rước lấy Mình Máu thánh Ngài hằng ngày để kết hiệp gắn bó với Ngài hơn. Và một khi có Ngài ở bên chúng ta, ở trong chúng ta, cùng chiến đấu với chúng ta thì chúng ta mới có thể chiến thắng được tội lỗi và trung thành đi theo đường lối Thiên Chúa như Ngài.

LM Inhaxiô Trần Ngà

***

Lạy Chúa Giêsu,

bị cám dỗ là thân phận của con người,

nhưng thắng được cám dỗ là nhờ ơn của Chúa.

Cuộc sống hôm nay

cho chúng con bao cám dỗ ngọt ngào,

làm khuấy động những thèm khát nơi chúng con.

Cám dỗ chiếm đoạt và sở hữu.

Cám dỗ thống trị bằng quyền uy hay tri thức.

Cám dỗ sống buông thả theo bản năng tự nhiên.

Cám dỗ nào cũng hứa

cho chúng con ít nhiều hoan lạc,

nhưng thật ra lại làm chúng con nghèo nàn

vì tự giam mình trong cái tôi ích kỷ.

Xin cho chúng con thắng được các cơn cám dỗ

nhờ tỉnh thức và cầu nguyện,

nhờ chay tịnh và làm chủ bản thân.

Xin cho chúng con dám lội ngược dòng với thế gian,

để đi vào con đường hẹp của Chúa,

con đường nghèo khó khiêm nhu,

con đường hy sinh phục vụ.

Ước gì chúng con được lớn lên trong tình yêu Chúa,

sau những lần chiến đấu vất vả cam go.

Và ngay cả khi yếu đuối ngã sa,

xin cho chúng con can đảm đứng lên,

vững tin vào lòng Chúa tín trung tha thứ.

Amen.

(Rabbouni)

BẠI LIỆT

Bệnh bại liệt còn gọi là bệnh viêm tủy xám hay còn gọi là bệnh Polio (Poliomyelitis).  Chứng bệnh này do siêu vi trùng poliovirus gây ra.  Khi nhiễm vào cơ thể,  siêu vi trùng poliovirus đi vào hệ thần kinh trung ương, làm yếu các cơ bắp và lâu dần làm bại liệt.

Trước đây, bệnh bại liệt xảy ra rất nhiều nơi con người, đặc biệt là nơi trẻ em.  Nhưng vào năm 1840, bác sĩ Jakob Heine đã nghiên cứu ra nguyên nhân gây bệnh và đã bào chế ra vắc-xin để phòng ngừa. Từ đó số nạn nhân của bệnh bại liệt đã giảm đi rất nhiều trong những thập niên gần đây.

(Nguồn: Tự Điển Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia)

***

Bạn thân mến! Người bại liệt chịu nhiều thiệt thòi. Họ không thể làm được những việc cần làm.  Không thể đến được những nơi muốn đến. Người bại liệt trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay cũng thế. Anh được nghe biết Ðức Giêsu đã làm phép lạ chữa nhiều bệnh tật, anh muốn đến xin Ngài chữa lành bệnh tật, nhưng anh không có khả năng một mình đi đến gặp Ngài.  Trong đời sống thiêng liêng, đó là hình ảnh của những tâm hồn bại liệt.  Chúa vẫn rộng rãi ban phát ân huệ của Ngài, nhưng đối với những tâm hồn bại liệt, dù muốn cũng không thể đến lãnh nhận ân phúc của Ngài được.

Có tâm hồn bị bại liệt vì yếu đuối. Tâm hồn yếu đuối bị những đam mê, dục vọng đè bẹp, không sao chỗi dậy được.  Ðam mê, dục vọng giống như những sợi dây, rất mềm mại nhưng cũng rất chặt chẽ.  Tâm hồn bị đam mê, dục vọng trói buộc sẽ trở nên tê liệt, thấy những điều tốt đẹp nhưng ngại ngùng phấn đấu, mất hết ý chí chỗi dậy, vươn lên.

Có tâm hồn bị bại liệt vì do dự. Tâm hồn do dự có nhiều ước muốn tốt đẹp, nhưng cứ mãi băn khoăn suy tính, rồi cơ hội qua đi mà vẫn không làm được điều mình mong muốn. Có tâm hồn bị bại liệt vì chai đá.  Tâm hồn chai đá hoàn toàn mất hết khả năng ước muốn điều lành, thờ ơ với việc thăng tiến bản thân, dị ứng với những việc đạo đức.  Ðây là thứ bại liệt đáng sợ nhất.

Người bại liệt trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay đã tìm ra phương thế để đến với Chúa. Ông nhờ những người thân khiêng tới.  Khi người bại liệt được đưa xuống trước mặt Ðức Giêsu, Ngài cảm nhận ngay Đức Tin mạnh mẽ của họ.

Đức tin không chịu lùi bước trước khó khăn: phải vượt qua đám đông chật cứng trước cửa. Gặp đám đông vây quanh, chắn lối đến với Ðức Giê-su, họ không sờn lòng nản chí, không bàn chuyện tháo lui, nhưng cương quyết tìm biện pháp khắc phục những khó khăn.  Ðã nỗ lực đổ mồ hôi để khiêng người bệnh đến, giờ đây họ lại phải nỗ lực vận dụng trí não để tìm cách đưa người bệnh tiếp cận Ðức Giê-su. Ðức Tin trong sáng đã làm cho trí khôn họ trở nên sáng suốt. Họ mau chóng tìm được một lối khác để đến với Người.

Ðức Tin đơn sơ trong sáng có những sáng kiến tuyệt vời, táo bạo. Đức tin tìm ra con đường khác thường để đến với Ðức Giêsu: không qua bằng cửa chính, nhưng bằng lỗ hổng ở mái nhà.  Không vào được cửa chính, họ trèo lên mái nhà. Không có cửa thì họ làm ra cửa. Tháo rỡ mái nhà quả là một biện pháp táo bạo.  Biện pháp táo bạo càng chứng tỏ Ðức Tin mãnh liệt của họ.

Đức Tin mang tính tập thể, đồng tâm nhất trí: người bại liệt cần bốn người bạn khiêng mình, bốn người khiêng đồng ý cùng nhau giúp người bại liệt. Ðức Tin giúp ta đồng tâm nhất trí với nhau.  Niềm tin chân thực loại trừ mọi xung khắc bất đồng, dẫn đến đoàn kết, hợp tác, cùng nhau làm những việc tốt có ích lợi cho người khác.

Ðức Tin  giúp ta không suy tính, do dự, nhưng cương quyết bắt tay vào việc làm, không chịu ngồi lì một chỗ.  Nhìn thấy việc phải làm, họ bắt tay vào làm ngay không để chậm trễ, không e dè vì gánh nặng, không mất thời giờ bàn bạc, so đo, tính toán, trốn tránh trách nhiệm.  Biết người bệnh cần gặp Ðức Giê-su, họ lập tức đi tìm cáng và bảo nhau khiêng người bệnh đến ngay.

Nhìn vào Ðức Tin trong sáng của bốn người khiêng, ta thấy Ðức Tin của mình ra sao?  Đức Tin của ta có còn hoạt động không?  Có bị tê liệt không?  Tê liệt vì những đam mê dục vọng trói buộc.  Tê liệt vì những lười biếng thiếu cố gắng.  Tê liệt vì những ước muốn nửa vời.  Tê liệt vì lòng nguội lạnh thiếu nhạy cảm trước những nhu cầu thiêng liêng…

Hôm nay, ta hãy noi gương bốn người khiêng bệnh nhân.  Hãy ra khỏi tình trạng tê liệt tâm hồn.  Hãy lên đường, ra đi đừng ngại ngùng, do dự. Hãy biến Ðức Tin thành những việc làm chuyên chở đức bác ái.  Hãy phấn đấu vượt qua mọi khó khăn.  Hãy sống Ðức Tin một cách sáng tạo, vui tươi và đoàn kết.  Một Ðức Tin như thế sẽ trở thành ngọn đèn phá tan đi bóng tối đang phủ vây giăng mắc, soi đường dẫn lối cho ta đi đến với Chúa.

***

Lạy Chúa Giêsu!  Xin thêm Ðức Tin cho con.  Xin cho con nhận ra những bại liệt trong tâm hồn, biết chạy đến với Chúa để cầu xin ơn chữa lành Chúa ban. Amen.


Trích R. Veritas

ƠN GỌI NÊN THÁNH

Một bà thánh không làm gì cả?

Sáng ngày 21-04-1962, cô bé Jeanne Emmanuelle Molla ra đời, và bảy ngày sau, ngày 28-04-1962, mẹ của cô đã qua đời. Bảy tháng trước đó, người mẹ của cô đã bị u xơ tử cung, nhưng với tư cách là một bác sĩ, bà yêu cầu giữ con mình lại. Trước ngày sinh nở, bà biết rằng sinh mạng mình có thể bị đe dọa nếu tập trung vào mạng sống đứa con. Bà nói với các bác sĩ: «Nếu quí vị phải lựa chọn giữa con tôi và tôi, thì hãy chọn con tôi, tôi đòi hỏi như thế. Hãy cứu lấy nó». Người phụ nữ ấy chết năm 39 tuổi. Bà không làm gì cả ngoại trừ chết đi để bảo vệ mạng sống của con ruột mình. Ngày 15-05-2004, bà đã được phong thánh: thánh Gioanna Baretta Molla. Trong giờ kinh Truyền Tin ngày 23-12-1973, Đức Phaolô VI đã nói như sau: «Một người mẹ còn trẻ thuộc giáo phận Milan, vì muốn cứu mạng sống con gái mình, đã hy sinh mạng sống mình trong một cuộc hiến tế có tính toán trước». Thế đấy, chỉ cần là một người mẹ trọn vẹn ý nghĩa cũng đủ được phong thánh.  Thậm chí, một tay sát nhân cũng có thể làm thánh.

Một ông thánh sát nhân?

Ngày 25-02-1954, Jacques Fesch cầm súng bước vào một chi nhánh ngân hàng để cướp hơn hai triệu franc Pháp.  Vụ cuớp bất thành. Một cảnh sát rượt đuổi anh, anh bắn chết viên cảnh sát ấy. Anh bị bắt giam vào nhà tù Santé ở Paris, và ở đấy trong ba năm trước khi bị kết án tử hình.  Ngày 01- 10- 1957 anh bước lên ghế điện để đền tội khi mới được 27 tuổi.

Thế nhưng thời gian ngồi tù đã giúp anh hoán cải.  Ngày 01-05-1955, anh viết vào nhật ký trong tù của mình : « Tôi đã nghe một tiếng nói không xuất phát từ mặt đất nói với tôi rằng : Jacques, con nhận được ân sủng để chết. »  Đấy là biến cố đã giúp anh hoán cải, và kể từ đấy anh sống một đời sống thiêng liêng kết hiệp với Thiên Chúa.  Sau này, anh công bố : « Tôi được ban đầy dẫy ơn lành. Người ta đã cứu thoát tôi ngoài ý muốn của mình, người ta đưa tôi thoát khỏi cái thế gian chực làm cho tôi hư mất ». Sau khi qua đời, anh đã để lại 4 tác phẩm phản ảnh đức tin sống động của mình : Journal spirituel (Nhật ký thiêng liêng), Lumière sur l’échafaud (Ánh sáng trên đoạn đầu đài), Cellule 18 (Xà lim 18), Dans cinq heures je verrai Jésus (Năm giờ nữa tôi sẽ gặp Chúa Giêsu).  Các tác phẩm này đã khiến cho Giáo hội tiến hành một cuộc điều tra sơ khởi nhằm phong thánh cho anh, một người mà Đức Hồng Y Lustiger hy vọng rằng một ngày nào đó sẽ được Kitô hữu tôn kính như một «điển hình cho sự thánh thiện».  Ta có nên giam cầm mãi một tên tội phạm trong tội ác của mình, dù cho sau đó người ấy có làm gì đi nữa, hay ngược lại, ta phải khẳng định rằng một người đã phạm tội ác có thể trở được biến đổi sau khi ý thức việc mình làm và hoán cải thâm sâu ?

Con đường nên thánh

Hẳn là điều nghịch lý khi suy nghĩ về con đường nên thánh mà lại minh họa bằng một kẻ sát nhân.  Dù cho người ta đang tiến hành hồ sơ phong thánh cho anh, thì hàng loạt vấn đề đã được đặt ra. Các công đoàn của giới cảnh sát chống lại đề nghị của đức Hồng Y Lustiger, vì họ muốn bảo vệ danh dự và vinh quang cho người đồng nghiệp đã bị Jacques Fesch giết… Phải tin tưởng vào ơn tha thứ, nhất là khi hiểu rằng sự tha thứ chỉ thực sự trọn vẹn khi phải tha thứ những gì không thể nào tha thứ được. Và khi chúng ta nêu lên một ví dụ đi ngược lại với mọi lôgíc con người như thế, thì mới thấy được lòng thương xót của Thiên Chúa và hiểu được sự thánh thiện mà Chúa đã dành cho mỗi một con người, dù cho người ấy được xem như là anh «trộm lành» trong thời đại hôm nay. Và điều này có thể cũng giải thích được phần nào một khía cạnh cũng không kém phần nghịch lý của Giáo Hội, ấy là Giáo Hội được mời gọi nên thánh, dù cho Giáo Hội bao gồm những chi thể tội lỗi.

Đấy là điều mà Đức Gioan Phaolô II đã muốn nói lên trong tông thư «Đầu thiên niên kỷ mới»: «Đừng hiểu lầm về lý tưởng trọn lành này như thể đời sống thánh thiên đòi hỏi phải có một cuộc sống phi thường mà chỉ vài người xuất chúng mới đạt đượcĐường nên thánh thì có nhiều và thích hợp với ơn gọi của từng người. Tiến trình nên thánh là một tiến trình cá nhân, đã đòi hỏi phải có một sư phạm đúng đắn về sự thánh thiện, để có thể thích nghi với nhịp sống của từng người».

Đức Giáo Hoàng cũng nhấn mạnh rằng tất cả mọi người đều được mời gọi nên thánh dù ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời: vào mùa xuân của tuổi thanh niên, mùa hè của tuổi trưởng thành, mùa thu và mùa đông của tuổi già yếu, vào giờ chết và cuối cùng, sau cái chết nữa. Ngài tuyên bố: «Ơn gọi của Kitô hữu là nên thánh. Ơn gọi ấy bắt nguồn từ Phép Rửa và được canh tân nhờ các bí tích khác, đặc biệt là bí tích Thánh Thể».


Trần Duy Nhiên

Wednesday, February 18, 2009

Dominican Friars Boost Commitment to Vietnamese Ministries


On Sunday, February 15, 2009 officials of four major entities of the Order of Preachers, more commonly known as the Dominicans, gathered together in Houston to officially mark the re-alignment of responsibility within the Order for serving the Vietnamese faithful in Houston. The Very Rev. Edward Ruane, O.P., Vicar of the Master of the Order traveled to Houston from Rome; the Very Rev. Joseph Luat Nguyen, O.P. Socius of the Provincial of Queen of Martyrs Province, came in from Vietnam; the Very Rev. Liem Tran, O.P. Vicar Provincial of the Vicariate of St. Vincent Liem arrived from his headquarters in Calgary, Canada; and the Very Rev. Martin Gleeson, O.P., Provincial of the Province of St. Martin de Porres traveled from his headquarters in New Orleans.

The re-alignment, in effect, transfers St. Dominic House and the responsibility for its associated ministries, which include Our Lady of Lavang Parish and Our Lady of Lourdes Parish, from the Province of St. Martin de Porres to the Vicariate of St. Vincent Liem. Father Ruane served as the main celebrant and preacher at the joyful Eucharistic liturgy which was held at Our Lady of Lavang’s church. Also participating in the celebration were the local friars; a number of friars from other parts of the United States and Canada, including Father Liem Tran’s entire Vicariate Council; a number of Dominican Sisters; representatives of the Dominican Laity; and members of the local clergy.

Father Ruane expressed his gratitude on behalf of the Master of the Order for the on-going welcome and trust that the Dominican friars have enjoyed in the Archdiocese first under Archbishop Fiorenza and more recently under Cardinal DiNardo. He also expressed delight and gratitude to the friars representing the Dominican entities involved, for the fraternal spirit which characterized the process leading up to this transfer. The agreement entered into by these Dominican entities states that they “. . . enter into this agreement with a shared understanding that the transfer will enable the Order to better serve the growing Vietnamese population in Houston, Texas in the future than would be possible without this transfer.”

Dominican friars from both the Vicariate of St. Vincent Liem and Queen of Martyrs Province have served in the Archdiocese of Galveston-Houston from the late 1970’s until now on assignment to the Province of St. Martin de Porres. The Dominicans have been an integral part of the history of the Vietnamese presence in the Archdiocese including the establishment and continuous pastoral leadership of Our Lady of Lavang Parish (est. 1985) and Our Lady of Lourdes Parish (est. 1994).



CÁC TU SĨ ĐAMINH ĐẨY MẠNH CAM KẾT
PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM TẠI HOUSTON


Vào sáng Chúa Nhật ngày 15 tháng 02, 2009 các Bề Trên của bốn thực thể khác nhau của Dòng Anh Em Thuyết Giáo, thường được gọi là Dòng Đaminh, đã quy tụ tại Houston để chính thức đánh dấu việc tái sắp xếp vai trò trách nhiệm của Dòng trong việc phục vụ các tín hữu Việt Nam tại Houston: Cha Edward Ruane, O.P., Phụ Tá Bề Trên Tổng Quyền đến từ Rome; Cha Giuse Nguyễn Cao Luật, O.P., Phụ tá Bề Trên Giám Tỉnh, tỉnh dòng Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, đến từ Việt Nam; Cha Giuse Trần Trung Liêm, O.P., Bề Trên Phụ Tỉnh, phụ tỉnh Thánh Vinh Sơn Liêm, đến từ trụ sở của Phụ tỉnh ở Calgary, Canada, và cha Martin Gleeson, O.P., Bề Trên Giám Tỉnh, tỉnh dòng thánh Martin de Porres, đến từ trụ sở của tỉnh dòng ở New Orleans.

Trên thực tế, việc tái sắp xếp này chuyển giao Tu Xá Thánh Đaminh ở Houston và trách nhiệm những mục vụ liên hệ, bao gồm giáo xứ Đức Mẹ Lavang và Đức Mẹ Lộ Đức, từ Tỉnh Dòng thánh Martin de Porres sang cho Phụ Tỉnh thánh Vinh Sơn Liêm. Cha Ruane chủ tế và thuyết giảng trong Phụng Vụ Thánh Thể được cử hành tại Thánh Đường Đức Mẹ Lavang. Cùng đồng tế trong Thánh Lễ là các tu sĩ địa phương; một số tu sĩ từ những nơi khác nhau trong Hoa Kỳ và Canada, kể cả toàn Ban Cố Vấn của Phụ Tỉnh; một số đông các nữ tu Đaminh Việt Nam; các đại diện các Huynh Đoàn Đaminh và một số linh mục trong vùng.

Cha Ruane thay mặt cha Bề Trên Tổng Quyền, đã bày tỏ lòng tri ân của mình với Tổng Giáo Phận, vì kể từ Đức Tổng Giám Mục Fiorenza và gần đây là Đức Hồng Y DiNardo, các ngài vẫn liên tục mời đón và tín nhiệm các tu sĩ Đaminh. Cha cũng bày tỏ niềm vui mừng và lòng biết ơn đối với các tu sĩ đại diện cho các thực thể khác nhau trong Dòng mà với tinh thần huynh đệ đã góp phần và cộng tác trong tiến trình dẫn đến việc chuyển giao này. Bản Giao Kèo do hai thực thể Đaminh cam kết có diễn tả rằng hai thực thể: “... ký kết giao kèo này cùng hiểu là việc chuyển giao sẽ giúp cho Dòng phục vụ hữu hiệu hơn số (giáo) dân ngày càng gia tăng ở Houston, Texas mà không có việc chuyển giao này, Dòng không thể thực hiện được điều đó.”

Các tu sĩ Đaminh từ Phụ Tỉnh thánh Vinh Sơn Liêm và từ tỉnh dòng Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã phục vụ trong Tổng Giáo Phận Galveston-Houston kể từ cuối thập niên 70 cho đến nay, qua sự bổ nhiệm của Tỉnh Dòng thánh Martin de Porres. Anh em Đaminh đã là thành phần không thể thiếu trong lịch sử sự hiện diện của các tín hữu Việt Nam trong Tổng Giáo Phận, kể cả việt thành lập và liên tục giữ vai trò chính xứ tại giáo xứ Đức Mẹ Lavang (được thành lập từ năm 1985) và giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức (được thành lập từ năm 1994).

Sunday, February 15, 2009

Monday, February 2, 2009