Monday, March 30, 2009

Friday, March 27, 2009

The Priests


"Pie Jesu"

Thursday, March 26, 2009

Friday, March 20, 2009

Who's Your Daddy?

A seminary professor was vacationing with his wife in Gatlinburg,
Tennessee. One morning, they were eating breakfast at a little
restaurant, hoping to enjoy a quiet, family meal. While they were
waiting for their food, they noticed a distinguished looking,
white-haired man moving from table to table, visiting with the guests.
The professor leaned over and whispered to his wife, "I hope he doesn't
come over here." But sure enough, the man did come over to their table.

"Where are you folks from?" he asked in a friendly voice.

"Oklahoma," they answered.

"Great to have you here in Tennessee," the stranger said. "What do you
do for a living?"

"I teach at a seminary," he replied.

"Oh, so you teach preachers how to preach, do you? Well, I've got a
really great story for you." And with that, the gentleman pulled up a
chair and sat down at the table with the couple.

The professor groaned and thought to himself, "Great. Just what I
need... another preacher story!"

The man started, "See that mountain over there? (pointing out the
restaurant window). Not far from the base of that mountain, there was a
boy born to an unwed mother. He had a hard time growing up, because
every place he went, he was always asked the same question, 'Hey boy,
Who's your daddy?' Whether he was at school, in the grocery store or
drug store, people would ask the same question, 'Who's your daddy?'

He would hide at recess and lunchtime from other students. He would
avoid going into stores because that question hurt him so bad. "When he
was about 12 years old, a new preacher came to his church. And still,
the kid would always go in late and slip out early to avoid hearing the
question, 'Who's your daddy?'

But one day, the new preacher said the benediction so fast he got caught
and had to walk out with the crowd. Just about the time he got to the
back door, the new preacher, not knowing anything about him, put his
hand on his shoulder and asked him, Son, who's your daddy?

The whole church got deathly quiet. He could feel every eye in the
Church looking at him. Now everyone would finally know the answer to the
question, 'Who's your daddy?'

This new preacher, though, sensed the situation around him and using
discernment that only the Holy Spirit could give, said the following to
that scared little boy... "Wait a minute! I know who you are! I see the
family resemblance now. You are a child of God."

With that he patted the boy on his shoulder and said, "Boy, you've got a
great inheritance. Go and claim it."

With that, the boy smiled for the first time in a long time and walked
out the door a changed person. He was never the same again. Whenever
anybody asked him, 'Who's your Daddy?' he'd just tell them, "I'm a Child
of God." The distinguished gentleman got up from the table and said, "Isn't that
a great story?"

The professor responded that it really was a great story! As the man
turned to leave, he said, "You know, if that new preacher hadn't told me
that I was one of God's children, I probably never would have amounted
to anything!" And he walked away.

The seminary professor and his wife were stunned. He called the waitress
over and asked her, "Do you know who that man was -- the one who just
left that was sitting at our table?"

The waitress grinned and said, "Of course. Everybody here knows him.
That's Ben Hooper. He's the former governor of Tennessee !"

--------------
Ben W Hooper (1870-1957), the Governor of Tennessee from 1911-1915.

Saturday, March 14, 2009

Thursday, March 12, 2009

The Sneeze ...!

They walked in tandem, each of the ninety-two students filing into the already crowded auditorium. With their rich maroon gowns flowing ... and the traditional caps, they looked almost ... as grown up as they felt. Dads swallowed hard behind broad smiles, and Moms freely brushed away tears.

This class would NOT pray during the commencements----not by choice, but because of a recent court ruling prohibiting it.

The principal and several students were careful to stay within the guidelines allowed by the ruling. They gave inspirational and challenging speeches, but no one mentioned divine guidance and no one asked for blessings on the graduates or their families.

The speeches were nice, but they were routine.....until the final speech, which received a standing ovation.

A solitary student walked proudly to the microphone. He stood still and silent for just a moment, and then, it happened.

All 92 students, every single one of them, suddenly SNEEZED!!!! The student on stage, simply looked at the audience and said, "GOD BLESS YOU, each and every one of you!" And he walked off stage... The audience exploded into applause. This graduating class had found a unique way to invoke God's blessing on their future with or without the court's approval.

{Isn't this a wonderful story? Pass it on to all your friends.........and GOD BLESS YOU!!!! This is a true story; it happened at the University of Maryland.}

CON ĐƯỜNG NÀO TA ĐI ?

Fred Nassiri, sinh ra và lớn lên ở xứ Ba Tư, sau đó di dân đến Hoa Kỳ và sống tại thành phố ăn chơi cờ bạc Las Vegas, nơi đây Fred Nassiri đã gầy dựng được tài sản rất lớn, trị giá gần 1 tỷ mỹ kim nhờ công việc sáng chế kinh doanh các kiểu mẫu quần áo thời trang và sản xuất đĩa hát. Fred Nassiri đã sống và lớn lên với niềm tin của một tín đồ Hồi Giáo, nhưng tại thành phố cờ bạc Las Vegas này, ông đã bước vào 1 con đường mới, con đường trở nên một tín hữu Công Giáo, và hơn thế nữa, con đường trở nên 1 tu sĩ trong dòng Anh Em Hèn Mọn Phanxicô.

Ngày 1 tháng 3 vừa qua, Fred Nassiri đã đến Vatican và được gặp Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Ông nói về cuộc gặp gỡ này như sau:

- Tôi muốn mang đến Vatican một chứng từ đức tin và lòng khâm phục lý tưởng dòng Anh Em Hèn Mọn. Tất cả tài sản của tôi, tôi sẽ cống hiến cho người nghèo để tôi trở thành 1 tu sĩ Phanxicô.

Nói về sự chuyển hướng cuộc đời, về con đường mà Fred Nassiri đã lựa chọn và bước vào, Ông giải thích như sau:

- Càng có nhiều tiền của và sức lực, càng có nhiều nghĩa vụ đối với những người chung quanh mình.

(Catholicworldnews.com, Trích bản tin ngày 2/3/2007)


Bạn thân mến!

Con đường mà Fred Nassiri đã lựa chọn và bước vào là con đường bỏ mọi sự để bước đi theo Chúa Giêsu, để làm môn đệ của Ngài. Con đường theo Chúa rộng hẹp ra sao? Con đường ấy có cây dài bóng mát, có hoa thơm cỏ lạ, có chim hót, có suối róc rách reo vui không nhỉ? Con đường ấy là con đường vinh quang hạnh phúc hay là con đường đau thương tủi nhục ? Chắc hẳn bước đi theo Chúa Giêsu là bước đi trên “con đường Chúa Giêsu”. Chắc hẳn người môn đệ Chúa Giêsu không có con đường nào khác ngoài con đường mà Ngài đã đi qua.

Xin mời bạn cùng với tôi, chúng ta hãy lần theo dấu chân của Chúa Giêsu trong các bài đọc của mùa chay, để biết thêm về một vài con đường ngày xưa Ngài đã ngược xuôi qua lại, để nhận ra con đường ngày xưa ấy đã tác động đến cuộc sống của tôi và bạn hôm nay ra sao.

Con đường vào hoang địa: Trước khi bắt đầu cuộc sống công khai rao giảng, Chúa Giêsu bắt đầu bằng “con đường vào hoang địa” để sống một mình trong thinh lặng, chay tịnh và cầu nguyện (Lc 4:1). Bước đi trên “con đường vào hoang địa”, Chúa Giêsu đã làm nổi bật bản tính "con người" của mình. Ngài chấp nhận những khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống, chịu thử thách, chịu cám dỗ và kiên cường chống trả (Lc 4:3-13).

Bước đi trên “con đường vào hoang địa” trong đời sống thiêng liêng là bước đi với Chúa Giêsu, là trở nên giống Ngài, là liên kết với Ngài trong thinh lặng và cầu nguyện, là để được Ngài tôi luyện và biến đổi… Bạn thân mến! “Con đường vào hoang địa” trong đời sống thiêng liêng của tôi và bạn ra sao? Đã bao giờ tôi và bạn bước chân vào con đường này chưa nhỉ ? Chẳng lẽ chúng ta qúa sợ sệt mà không dám bước vào hay sao?

Con đường lên núi Tabo: Biến cố trên núi Tabo (Lc.9:28) là điểm vinh quang rực rỡ sáng ngời của Chúa Giêsu, là một bằng chứng xác tín Chúa Giêsu là con Thiên Chúa, là một phép lạ, là một sự biến đổi hình dạng con người của Chúa Giêsu để mặc lấy thiên tính của Ngài. Biến cố trên núi Tabo cũng là một khuyến khích trợ lực cho những ai bước đi theo Ngài .

Bước đi theo Chúa không phải để tìm kiếm những giây phút ngất ngây tuyệt vời trên núi Tabo như ba môn đệ Phêrô; Gioan và Giacôbê xưa kia, cũng không phải là ở lại trên núi Tabo để tận hưởng những giây phút vinh quang rực rỡ tuyệt vời với Ngài. Nhưng bước đi theo Chúa là phải cùng xuống núi với Ngài, cùng ngược xuôi qua lại với Ngài trên con đường rao giảng Tin Mừng, và nhất là cùng với Ngài bước đi trên con đường Thánh Giá hy sinh cứu chuộc.

Đường lên núi Sọ Golgotha:(Ga 19:17). Với thập giá sần sùi trên vai, cô đơn lạc lõng giữa rừng người vây quanh. Chúa Giêsu bước đi trên con đường ra núi Sọ như 1 tội nhân. Với hơi tàn sức yếu, Ngài lê gót bước đi, đi mãi cho đến đỉnh đồi Golgotha. Về phương diện con người, đây là con đường đau thương tủi nhục của Chúa Giêsu. Cuối con đường, Ngài đã chấp nhận cái chết trần truồng trên thập gía vì yêu thương .

Trên núi Tabo, vinh quang rực rỡ sáng ngời đã dành cho Chúa Giêsu, nhưng trên núi Sọ, Ngài chỉ có đau thương nhục nhã và cái chết. Hai ngọn núi, hai con đường khác nhau. Về mặt thể lý, hai ngọn núi không cách xa nhau bao nhiêu nên con người có thể dễ dàng đi từ ngọn núi này sang ngọn núi kia. Nhưng về mặt thiêng liêng, thật khó khăn biết bao để đi hết đoạn đường ngắn ngủi ấy, bởi vì con người ưa thích những vinh quang ngất ngây tuyệt vời trên núi Tabo, nhưng đến với núi Sọ, con người không dám hy sịnh, sợ đau khổ và sợ sự chết. Con người không thấu hiểu và cũng không xác tín được rằng: “Cái chết là cửa ngõ dẫn đưa vào sự sống đời đời”.

Đường vinh quang phục sinh:(Ga.20). Qua cái chết đau thương nhục nhã trên thập giá, Chúa Giêsu đã sống lại, Ngài đã chiến thắng sự chết. Con đường đau khổ và sự chết đã dẫn đưa đến con đường vinh quang phục sinh. Qua cái chết của Chúa Giêsu, Ngài đã nối tiếp “đường lên núi Sọ Golgotha” bằng “đường vinh quang phục sinh” của Ngài.

Bạn thân mến! Chúa Giêsu đi “con đường vào hoang địa” để cầu nguyện và để tôi luyện. Ngài đã đi “con đường lên núi Tabo” để được Thiên Chúa Cha biến đổi hình dạng. Ngài cũng đi “con đường lên núi Sọ” với biết bao đau thương tủi nhục để hy sinh mạng sống cho người mình thương. Qua cái chết của Ngài, Ngài đã đi vào “con đường vinh quang phuc sinh”.

Tôi và bạn đang đi con đường nào đây nhỉ? Thầy Giêsu đã đi con đường trên đây, chẳng lẽ người môn đệ của Ngài lại đi con đường khác được sao ???

***

Lạy Chúa! Bước đi theo Chúa không phải là chỉ bước đi với Ngài trên con đường vào hoang địa, cũng không phải là chỉ bước đi với Ngài trên con đường lên núi Tabo hay con đường lên núi Sọ, nhưng là cùng bước với Ngài trên mọi nẻo đường Ngài đã đi qua và cùng với Ngài đi đến chặng đường cuối cùng: “đường vinh quang phục sinh”, đó cũng là cùng đích của người Kitô chúng con hôm nay.

Lạy Chúa! Xin ban ơn giúp sức cho con, để con có đủ can đảm và lòng yêu mến mà bước đi theo Ngài và cũng được sống lại với Ngài, Amen .

Linh Xuân Thôn

Wednesday, March 11, 2009

Saturday, March 7, 2009

Lẽ Sống #4

Cho con tất cả yêu thương...

TT - Câu chuyện dạy con của một bà mẹ với phương pháp không dùng bạo lực, chỉ dùng tình yêu thương để giáo dục con.

Sinh bốn nhóc, năm một, lại toàn là trai, nhóc lớn chưa đầy mười tuổi, nhóc nhỏ hơn sáu tuổi, tuy thương con nhưng có lúc tôi phát cáu và bất lực với những trò nghịch ngợm, phá phách của đám nhỏ.

Phòng suy nghĩ!

Hai nhóc chọc phá nhau, khóc lóc, giành đồ chơi, chạy tới méc ầm ĩ. Tôi nói nhẹ nhàng nhưng nghiêm và dứt khoát bảo nhóc lớn: "Con đi theo má!". Nhóc lớn tỏ vẻ giận, chưa chịu đi ngay, ráng đứng phân bua. Tôi lặp lại, giọng dứt khoát hơn, bảo con đi theo tôi.

Dạy con thắng không kiêu, bại không nản, để sau này con có lỡ rớt một cuộc thi hay gặp thất bại sẽ không quá chán chường, thất vọng và buông xuôi trong cuộc sống.

Đưa con vào một phòng khác, tôi bảo con ngồi trước mặt, nhìn thẳng con và nhẹ nhàng điềm tĩnh nói với con những điều phải trái. Nhóc lớn tuy miệng nói xin lỗi nhưng vẫn có vẻ chưa bằng lòng, thái độ còn hậm hực lắm. Tôi bảo con: "Bây giờ con ngồi đây, từ giờ trở đi đây sẽ là "thinking room" (phòng suy nghĩ). Khi nào làm sai, con sẽ vào đây và suy nghĩ về những điều con làm. Má để con ngồi đây mười phút và không được rời khỏi phòng trước khi má cho phép. Sau đó trả lời má những câu hỏi sau...".

Tôi đưa ra những câu hỏi để con hiểu lý do tôi xử sự với con như thế, tại sao con phải cần làm như thế... Nói rồi tôi rời khỏi phòng, gọi nhóc nhỏ vào một phòng khác. Tôi cũng áp dụng phương pháp trên với nhóc nhỏ... Tôi chọn cách nói chuyện riêng là để con không xấu hổ trước mặt anh em của mình khi bị mắng, cũng như con cảm thấy mình trưởng thành hơn, được tôn trọng hơn.

Để nhóc nhỏ ngồi đó, tôi quay lại với nhóc lớn và nói chuyện cùng con. Sau mười phút ngồi chờ, con có vẻ bình tĩnh hơn, không còn hậm hực nhiều như trước. Nhóc biết em của mình cũng đang bị phạt bên kia, hiểu rằng tôi xử sự công bằng nên không trách tôi bênh em hơn thương nhóc nữa. Nhóc trả lời các câu hỏi tôi đặt ra trước đó, tôi giải thích thêm cho nhóc những đúng sai trong hành vi, cư xử. Xong, tôi ôm nhóc vào lòng nựng nịu, nhóc mắc cỡ nhưng vui ra mặt. Cái ôm sau cùng của tôi là để nhóc hiểu những điều tôi vừa làm không phải trách giận con và nhóc luôn là đứa con yêu quí của tôi!

Thưởng điểm để khuyến khích con!

Hằng ngày, tôi dùng hình thức thưởng điểm để khuyến khích con. Sẵn chương trình tính toán của Microsoft Excel, tôi tạo hồ sơ cho mỗi nhóc, cho điểm ngoan, trừ điểm phạt. Chương trình vi tính tự tính toán kết quả để mấy nhóc thích thú khi nhanh chóng nhìn thấy tổng số điểm mình đạt được trong ngày, trong tuần, trong tháng. Điểm thưởng sẽ qui ra tiền, tôi sẽ cho khi con đi chơi hoặc cần mua món gì. Các nhóc sẽ phải ráng ngoan để lấy điểm mà mua món mình cần chứ tôi không tự nhiên cho như trước đây.

Có khi mệt quá tôi kềm không được, nổi nóng. Sau này có lần giật mình thấy thằng nhỏ thể hiện cách nóng giận như của mình, tôi suy nghĩ thật nhiều, cố gắng học cách kiềm chế cơn giận và đổi phương cách giáo dục.

Sau một thời gian tính điểm trên Excel để con biết cách cộng và trừ những điều được và chưa được, tôi đưa mỗi nhóc một cuốn nhật ký có ghi sẵn ngày. Bây giờ các con sẽ có trách nhiệm ghi vào sổ những điều được và chưa được trong ngày, tự tính điểm cho mình theo danh sách đã liệt kê của tôi. Làm vậy con sẽ ý thức hơn những điều mình làm, cũng là cách để con luyện thêm chính tả.

Tôi linh hoạt trong việc tính điểm cho con, thỉnh thoảng tôi tăng đôi, tăng ba số điểm thưởng; khi nói trước, khi bất ngờ cho thêm điểm sau khi các con thật ngoan vào ngày hôm đó. Hình thức thưởng điểm này quả có tác dụng nhiều. Con vừa phải ngoan hơn để cố gắng lấy nhiều điểm, vừa học cách tự mình tiết kiệm số tiền kiếm được, bớt đi chuyện xin thêm để mua đồ khi đi chơi, vì bây giờ cần gì thì cứ việc lấy điểm thưởng ra mà mua.

Buổi tối dạy các con học, tôi cũng áp dụng điểm thưởng lên bài các con làm. Với tôi, con làm bài được hay không được không quan trọng lắm, quan trọng nhất là hành vi, thái độ ứng xử. Có khi nhóc lớn làm bài không xong, tôi vẫn khuyến khích cho thêm điểm với lý do con biết tập bình tĩnh và không hấp tấp khi giải quyết một bài toán.

Buổi tối, đưa các con vào giường ngủ, tôi chọn đọc một câu chuyện hay. Vừa để giải thích với con những từ ngữ lạ trong sách, vừa để con hiểu thêm cách sống, những điều nhân nghĩa ở đời, về cách tha thứ, thông cảm và những thương yêu...

Cuộc sống của tôi khá bận rộn, nên đã có lúc tôi chỉ dạy con qua loa. Về sau nghĩ lại, thà mất nhiều thời gian cho con trong một thời gian để ổn định nếp sống, nếp suy nghĩ của con còn hơn la rầy con lấy có, hậu quả không chỉ cho riêng tôi mà còn cho các con, cho xã hội sau này.

Dĩ nhiên, như người ta hay nói, cha mẹ sinh con trời sinh tính. Không phải tôi dạy đúng thì chắc chắn con phải sống tốt. Nhưng với tình yêu thương con, tôi nghĩ tôi sẽ làm cho con những gì mình có thể, để sau này dẫu sóng đời có đẩy xô con về bến bờ nào, nhìn lại tôi cũng sẽ không quá ân hận.

CHÂN TÂM (Melbourne)

Câu chuyện của Thủy

TT - Khi nghe Thúy (công dân trẻ TP.HCM - em gái bị ung thư xương, được mệnh danh “đóa hướng dương” vì nghị lực vượt lên nỗi đau bệnh tật) viết trong nhật ký “Cho con thêm thời gian...”, lòng tôi se sắt... Tôi đã từng quen biết một cô bé cùng cảnh ngộ như Thúy và tôi đã quá vô tâm trước thời gian sống đang cạn dần của em. Em bỏ lại áo trắng, sân trường ở tuổi 18.

Năm 1995, Út nhà tôi vào lớp 1, hay kể cả nhà nghe chuyện “bạn Điểu Thủy tốt nhất” của mình. Nhiều năm sau, Út (lúc vào lớp 7) báo tin “Thủy ở lại lớp vì bệnh”. Tình cờ gặp em, tôi không khỏi ngỡ ngàng: em bị cưa một chân đến bẹn, người gầy yếu và rất e dè, ít nói. Nghe kể em hay buồn rầu và hỏi những câu nhức nhối: vì sao không được như người khác? Vì sao lại là em...?

Rồi cuộc đời cứ trôi... Khi tôi dường như không nhớ gì về em nữa thì em, như một sự run rủi, đã ngồi vào lớp học trò đầu tiên tôi vừa ra trường. Đó là năm 2004. Tôi không nhận ra Thủy ngay vì chào tôi là cô bé mập mạp, tươi tắn, đứng lên nhanh nhẹn... Em học giỏi, đặc biệt là môn văn, và tôi lo cho sự cảm nhận đa chiều về nỗi đau của em. Sơ ý gọi em lên bảng, tôi vội nói “Cô nhầm rồi” khi thấy em lua khua nạng gỗ, em vẫn vô tư lầm bầm “trời ơi hên quá”. Và khi tôi để lớp “nói leo” thì tiếng em to nhất và góp ý xây dựng say mê nhất. Tôi ưu tiên em được ngồi trả bài, em mạnh dạn thưa: “Không sao đâu cô, em đứng được mà”, và một mực đứng lên.

Bài làm văn về “tình yêu học trò”, em viết: “Tình yêu là điều đẹp đẽ nhưng không phải lứa tuổi nào cũng biết làm nó trở nên hữu ích (...); với tôi, tình yêu là thứ xa vời ở tuổi học trò và có lẽ mãi mãi; tôi chấp nhận, vì tôi không được giống như mọi người, đó là số phận; nhưng tôi không chán nản, đau khổ vì không có tình yêu. Tôi vẫn sẽ sống với những điều tốt đẹp khác; tôi vẫn có chút hi vọng về một ngày tình yêu đến với mình và vẫn sẵn sàng đón nhận sống không có nó...”.

Thủy đã đạt điểm cao nhất với bài văn ấy - cho cả nghị lực phi thường và lòng thán phục của người làm thầy. Em đã cố sống hòa nhập, vậy thì tại sao tôi lại tạo sự khác biệt với em? Em đã thật sự thay đổi so với ba năm trước, tôi hiểu vẻ tươi vui đầy sức sống của em là sự đối mặt với bất hạnh. Điều này dẫn tôi đến quyết định để em có mặt trong đội tuyển học sinh giỏi văn cấp trường. Tôi rất biết mơ ước lớn nhất của em là được dự thi và đoạt giải. Ước mơ chính đáng ấy đã có thể trở thành hiện thực nếu như tôi không đột ngột bị loại khỏi vai trò huấn luyện đội tuyển với lý do tôi chỉ là “giáo viên tập sự”.

Một lý do bề ngoài của chuyện “trâu bò húc nhau” (...). Em bị loại khỏi danh sách đội tuyển khi chưa kịp biết mình được chọn. Tôi lấy đó lấp liếm cho việc bị loại của em mà không làm điều gì trách nhiệm hơn. Tôi nhớ mình lúc đó mới vào nghề như một dây leo nhưng lại bò ra đất, chẳng dám và cũng chẳng biết làm gì để được sống như mình vốn có. Tôi không dám có ý kiến, chứ đừng nói là tranh cãi, vì nhút nhát, vì ngại va chạm... Tôi đọc được nỗi thất vọng trong mắt em; và không thể quên bước đi nạng gỗ hồ hởi khi em đến nhờ tôi chuẩn bị bài vở... Tôi thầm nhủ: thôi thì năm sau thi Thủy nhé!...

Và năm sau đã không bao giờ đến... Em học hết lớp 10, chưa nhận được phần thưởng cuối năm thì phải nghỉ học. Tôi đến thăm, em khoe: “Mọc răng khôn chứ không có sao đâu cô”. Sang năm học 2005-2006, em cố đi học được hai tuần rồi đau nhức quá nên lại nghỉ học. Tôi vào nhà em, sửng sốt! Em gầy xơ, đầu rụng hết tóc, chân không thể đi lại, lưỡi sưng to nói năng rất khó nhọc... Như vậy là kết thúc sao em? Bệnh tật, đau đớn và cái chết - tất cả đang đè nặng lên em, tưởng em không thể nghĩ đến điều gì khác, nhưng tôi đã nhầm, vì em hỏi tôi: “Cô ơi giấy khen năm trước em còn lấy được không cô?”.

Em vẫn còn nghĩ đến học hành. Em vẫn tin là mình có thể quay lại lớp học?... Sức mạnh phi thường nào đang tồn tại trong cơ thể đang yếu dần kia? Rồi đến giai đoạn em không nói được, nhưng tin nhắn vẫn lạc quan: “Em là con gái mà cô gọi là nhóc” - “Nhóc là tinh nghịch mà dễ thương” - “Vậy thì nhóc chúc cô ngủ ngon” - “Em thích ca sĩ nào?” - “Cô không đoán được đâu: em thích nhất Thu Hiền hát nhạc cách mạng”...

Khi bạn đồng trang lứa bước vào năm cuối cấp, em vĩnh viễn ở lại. Em âm thầm đau. Tôi thờ ơ để em độc hành ở bờ cái chết. Tôi lần lữa việc thăm nom, cứ chờ ngày rỗi rãi nhất. Em không đợi tôi có ngày đó. Em mất khi tôi chưa thực hiện lời hứa tặng em đĩa Thu Hiền; tôi chưa cho em biết em bị loại khỏi đội tuyển năm ấy không phải do không đủ khả năng; tôi chưa nói với em rằng “Em thật sự là cô bé tuyệt vời đáng được ngưỡng mộ”... Khi người đã khuất thì ta mới thấy rõ mình còn nợ người ấy những gì; lẽ thường là thế!...

Câu chuyện là cuộc đời của Thủy - nhưng làm sao em có thể tự kể ? Tôi, một cái bóng mờ, muốn “đóa hướng dương” như em được tỏa sáng. Phải làm cách nào để câu chuyện của em được nhiều người biết. Và làm cách nào để lòng tốt (như tôi) không chỉ nửa vời?

NHÃ HÒA (TP.HCM)

Gốc Việt

TT - Có hai thứ người ta không thể chọn lựa là cha mẹ và quê hương. Ba tôi cũng thế. Ông không chọn lựa làm đứa trẻ mồ côi ở VN, để rồi được một gia đình người Ấn có quốc tịch Pháp nhận làm con nuôi. Và tôi cũng thế. Tôi đã không chọn lựa để sinh vào gia đình ấy.

Từ thuở nhỏ tôi đã phải khổ vì cái tên lạ lùng của mình: Lilian Khathisah Masequesmay. Cũng vì cái tên ấy mà mấy xơ trường dòng xếp tôi vào học tiếng Pháp, thay vì học tiếng Việt như cô bạn hàng xóm của tôi. Kết quả là tôi học không vô, cứ ăn đòn dài dài, đến nỗi cứ đến giờ xơ Mary khảo bài là tôi chui trốn dưới ghế. May mà trường tỉnh nhỏ, không mấy ai học tiếng Pháp, nên sau hai năm các xơ cũng chuyển tôi qua học chương trình tiếng Việt. Ở cấp tiểu học, từ lớp năm lên lớp nhất (giờ là lớp 1 đến lớp 5), phần vì còn nhỏ, phần được học với chỉ một thầy cô suốt năm, hay đôi khi hai, ba năm nên tôi tạm được yên ổn, hạnh phúc.

Lên trung học mỗi môn là một thầy, cô khác nhau. Mỗi năm học lại đổi thầy cô. Bao giờ vào đầu năm cũng là lúc tôi luôn thấp thỏm. Mỗi khi thầy cô giở quyển sổ điểm danh ra, tim tôi thót lại vì biết chắc chắn cây viết ấy sẽ dừng lại ở đâu, ai sẽ là người được chiếu cố đầu tiên. Không thể trách được, vì ai không cảm thấy tò mò khi thấy một cái tên không giống ai, dài ngoằng nằm trong sổ điểm danh.

Vâng, đúng là tôi rất ghét tên mình. Tôi ghét vì nó là thủ phạm khiến những năm học trung học của tôi là những năm bị trêu chọc, chế giễu. Những giờ học sử, khi thầy cô giảng về chế độ hà khắc, thống trị của thực dân Pháp, tôi luôn cảm thấy nóng mặt có cảm tưởng như thầy cô đang ám chỉ mình, như các bạn học đang nhìn tôi với tất cả sự hằn thù, như tôi không nhiều thì ít, không trực tiếp thì cũng gián tiếp là kẻ có tội, dầu tôi một trăm phần trăm cũng như họ, nghĩa là cũng da vàng, cũng tóc đen, cũng nói tiếng Việt như gió, còn tiếng Pháp thì không thể giỏi hơn những gì được dạy ở trường. Vậy mà tôi là người có tội, tôi là “thực dân” Pháp.

Ghét cái tên đó vô cùng nên năm đệ tứ khi thầy Tiêu Hà dạy Việt văn, nói để dẫn tôi lên tòa thay tên đổi họ là tôi ngoan ngoãn đi theo, dù má chửi tôi là con bất hiếu, chối bỏ tên cha mẹ đặt cho. Nhưng việc không thành vì tôi chưa đủ mười tám tuổi, không thể tự quyền quyết định. Tôi nhớ có lần được lãnh thưởng học sinh giỏi, khi tên tôi được xướng lên, cả hội trường đầy người lớn và học sinh đã cười cái rần. Tôi bước lên sân khấu mà chân nặng như đeo sắt, mặt mày bừng đỏ như vừa phơi nắng ngoài trời. Tôi chỉ muốn chui xuống đất khi nghĩ người ta đang đặt bao câu hỏi về mình.

Tuổi mười tám, đôi mươi khi các bạn tôi đã bắt đầu có bạn trai thì tôi chỉ cu ky một mình, vì hình như người con trai nào khi hỏi đến tên tôi và nghe tôi trả lời một tràng như thế họ đều trốn mất.

Năm 1969 được qua Mỹ du học, tôi tưởng mình đã thoát khỏi tai ương, nhưng trường nào cũng có dăm sinh viên VN, và thế là tôi lại phải phô trương cái tên không giống ai cho người soi mói.

Vì thế khi đã đủ năm năm sống trên xứ Mỹ, khi được nhập quốc tịch Mỹ, tôi vui sướng vì điều này, thì ít mà vì được thay tên đổi họ thì nhiều hơn. Giấc mơ gần nửa đời người của tôi đã được thực hiện, tôi đã được mang một cái tên VN như bao người. Nghĩ cũng buồn cười, khi người khác qua Mỹ thì bỏ tên Việt, còn tôi qua Mỹ lại được có tên Việt.

Vậy là tôi đường hoàng được làm người VN rồi. Tôi nghĩ thế, đã tự hào được như thế. Nhưng thật sự tôi đã lầm. Hồi hương, sau khi điền đủ thứ giấy tờ, tôi va phải bức rào chắn là thủ tục đòi hỏi tôi phải chứng minh mình là gốc Việt. Tôi trình giấy khai sinh có tên mẹ là người Việt nhưng cơ quan chức năng không chấp nhận. Thế nào là gốc Việt? Sinh ra ở VN, sống và lớn lên ở đó không đủ để tôi được làm một người Việt sao? Không đủ để chứng tỏ tôi là gốc Việt sao, khi tôi yêu đất nước này với cả tâm hồn. Nếu được chọn lựa, tôi xin chọn nơi này làm quê hương. Mười mấy năm nay tôi đã trở lại VN sống dù không chính thức được công nhận là hồi hương, không đủ để tôi được làm người VN, có gốc Việt sao?

Khi Chính phủ có quy định miễn thị thực cho Việt kiều, bạn bè thúc giục tôi đi xin, tôi mỉm cười buồn bã vì biết rằng chẳng đến phiên mình. Rồi những tin nóng hổi về Việt kiều được mua nhà đất, hai quốc tịch và những chính sách rộng mở khác nữa của Chính phủ... tôi cũng đành giả lơ không dám nghĩ đến vì cánh cửa đó vẫn luôn đóng lại với tôi!

Ở cái tuổi lục thập tôi chẳng còn hi vọng sửa đổi được cái gốc không phải Việt của mình. Chỉ còn một điều ray rứt. Không biết rồi tôi có được nhắm mắt trên quê hương như một người Việt hay vẫn lại bị coi như người nước ngoài?

LÝ THU LINH (TP.HCM)

Friday, March 6, 2009

Đừng đánh mất sự linh động

TTO - Maya Angelou (sinh ngày 4-4-1928) là 1 nhà thơ người Mỹ, người viết hồi ký, diễn viên và là nhân vật quan trong trong phong trào đầu tranh chống phân biệt chủng tộc và vì công bằng xã hội.

Đây là phần trích dẫn từ trả lời phỏng vấn của Maya Angelou với Oprah vào ngày sinh nhật 70 của bà về cách bà suy nghĩ về tuổi già.

Câu trả lời của bà là “thật phấn khởi”

Nói về những thay đổi ở cơ thể, bà cho biết có rất nhiều thay đổi xảy ra hằng ngày, chẳng hạn như ngực bà… dường như chúng trong một cuộc đua tranh xem bên nào tiến đến eo trước.

Khán giả bật cười vì sự đơn giản chân thành và thông minh dí dỏm của bà.

Maya Angelou nói: "Tôi đã học được rằng dù việc gì xảy ra đi nữa, hay ngày hôm nay có trở nên tồi tệ đến mức nào thì cuộc sống vẫn tiếp diễn và ngày hôm sau sẽ khá hơn.

Tôi đã học được rằng bạn có thể hiểu khá nhiều về một người khi nhìn cách họ ứng đối với 3 điều sau đây: một ngày mưa bão, bị mất hành lý và loay hoay với dây đèn giáng sinh bị rối nùi.

Tôi đã học được rằng cho dù mối quan hệ của bạn với cha mẹ mình như thế nào thì bạn sẽ nhớ họ thật nhiều khi họ đi khỏi cuộc đời bạn.

Tôi đã học được rằng kiếm sống thì không giống như sống một cuộc sống thật sự

Tôi đã học được rằng cuộc sống đôi khi dành cho bạn cơ hội thêm một lần nữa

Tôi đã học được rằng bạn không cần đi qua cuộc sống với hai tay khư khư nắm giữ, bạn phải có thể ném bỏ lại gì đó nếu cần phải làm như vậy

Tôi đã học được rằng khi nào mà tôi quyết định việc gì đó với một tấm lòng rộng mở thì đó sẽ là quyết định đúng.

Tôi đã học được rằng tôi có thể đau đớn nhưng tôi không cần phải là người đau khổ

Tôi đã học được rằng mỗi ngày bạn cần mở lòng ra và chạm được đến ai đó. Ai ai cũng cần một cái ôm ấm áp hay chỉ là một cái choàng vai bạn bè

Tôi đã học được rằng tôi còn nhiều lắm điều phải học.

Tôi đã học được rằng người ta sẽ quên hết những gì bạn nói, những gì bạn làm nhưng họ sẽ không quên những cảm giác mà bạn đã mang đến cho họ".

LẠI TÚ QUỲNH (Theo Montana)

Tuesday, March 3, 2009

TRỞ VỀ

Nói trở về là nói tới mình đang ở xa. Xa nhà, nay tôi trở về. Cái khoảng cách không gian cho ta cảm tưởng rõ ràng một sự cách biệt.

Khi định nghĩa trở về trong ý nghĩa thiêng liêng, ta thấy khó hơn. Thí dụ, nói tôi trở về với Chúa. Cái khoảng cách giữa tôi và Chúa không biết ngắn hay dài. Lấy gì để mà đo. Nếu xét rằng tôi không phạm tội nặng, tôi vẫn đi lễ thì dường như tôi không xa Chúa. Tôi không cần đặt vấn đề trở về.

Ðọc dụ ngôn con chiên lạc, ta thấy ngay là con chiên đó xa đàn. Hình ảnh Chúa đi tìm làm ta thấy con chiên này cần trở về. So sánh mình với người khác, ta thấy có người bỏ nhà thờ, có người có đời sống tội lỗi công khai. Như thế, họ cần trở về hơn mình. Tuy nhiên, đọc kỹ đoạn Tin Mừng, ta thấy sự trở về có thể là cần thiết cho chính những con chiên không bỏ đàn đi, không bỏ nhà thờ, vẫn ở trong nhà thờ.

Bản văn không nói rõ lý do nào làm con chiên đã lạc đàn. Dụ ngôn chỉ nói "Ai trong các ông, giả sử có trăm con chiên và lạc mất một con" (Lc. 15: 4). Nguyên do nào làm nó lạc? Ta thấy có hai nguyên nhân. Một là nó bỏ đàn đi vì lầm lỡ đồi cỏ dại là hạnh phúc. Có thể nó bỏ đàn đi vì theo chủ thì dài và vắng vẻ, nó thích tiếng ca của bầy chồn hơn. Có thể trên những quãng đời nắng khát hạnh phúc nó đã bị giọng nói tinh vi của Satan lừa gạt. Lý do thứ nhất này nó sa ngã vì những cám dỗ.

Giữa những nguyên nhân lạc xa đàn, có khi nào nó bỏ đàn vì những con chiên khác trong đàn? Nghĩa là vì sự kết án, chia rẽ, phe nhóm ngay trong xứ đạo. Từ những nguyên nhân này làm con chiên tách xa đàn, rồi mới đi tới lạc đàn. Lý do thứ hai này là điều ta thử tìm hiểu.

Nhìn vào lịch sử, vết thương buồn vẫn còn là dấu chứng: Ðã bao lần chúng ta kết án nhau! Trong tiến trình ý thức về tội, Adam bảo tại Evà mà ông ta phạm tội. Evà bảo tại con rắn mà bà sa ngã (Stk. 3: 12-13). Không ai có nước mắt ăn năn. Không ai nhận rằng tôi phải trở về. Chỉ có kẻ khác phải trở về.

Hôm nay, trong đời sống thiêng liêng, có những linh hồn cũng đã phải xa xứ đạo của mình vì sự mất bình an giữa cộng đoàn tín hữu của họ. Nơi đây không phải là nhà. Nơi đây chẳng có lý tưởng. Có người phải sống mặc cảm dưới cái nhìn rẻ rúng của những kẻ chung quanh. Những tiếng xầm xì về một lỗi lầm của quá khứ. Những nghi kỵ về một xét đoán mù mờ, những thêu dệt về một sự thật không đúng sự thật. Có những góp ý xây dựng những đổ vỡ, nhưng lại đề cập đến khuyết điểm của kẻ khác để vì cái khuyết điểm ấy mà mình được nổi hơn. Có những cạnh tranh vì tháp nhà thờ mình phải cao hơn tháp nhà thờ bên cạnh. Có nhiều cuộc phải lên đường trở về vì có nhiều thứ xa Chúa. Mà xa Chúa nhất là xa Chúa ở trong đền thờ.

*****************************

Câu chuyện người đàn bà ngoại tình trong Phúc Âm (Yn. 8:1-11) cũng là câu chuyện của bao nhiêu cánh cửa tâm hồn khắc nghiệt với nhau hôm nay. Lạc lối buồn bã nhất là ảo tưởng tiên tri thấy mình phải chỉ lối cho người lạc lối. Vì phải đi tìm chiên lạc nên không thấy mình lạc. Ðó là thái độ của các Biệt Phái. Chúa rộng lượng thứ tha. Ngài nâng lên cây sậy bị dập. Ngài che đậy ngọn đèn sắp tắt. Nhưng con người đối với nhau lại khắc nghiệt. Người thiếu nữ ngoại tình ấy đi tìm một miền đất để sống. Chẳng còn vùng trời nào khác ngoài sự đau khổ. Vì gian truân nên muốn đến với Chúa, cửa nhà thờ mở ngõ nhưng cửa tâm hồn người coi nhà thờ khắc nghiệt.

Có những tâm hồn vì yếu đuối đã sa ngã, Chúa thương băng bó vết thương, nhưng người chung quanh không để cho lành. Người phụ nữ ấy bơ vơ, muốn đến giáo đường tìm Chúa mà phải đến lén sợ người trong Giáo Hội trông thấy. Câu chuyện của Tin Mừng năm xưa cũng chưa phải là phai nhòa trong đời sống chúng ta hôm nay.

Có cha mẹ hắt hủi con mình, người trong gia tộc miệt thị nhau, giai cấp trong đạo lên án chỉ vì cây sậy đã bị dập, ngọn đèn đã leo lét. Ra đi tìm một miền đất sống, nhưng im lặng của các tâm hồn đó đã dọn đường trở về với Chúa rồi. Những đau khổ họ phải chịu vì người anh em mình đã nặng hơn lỗi lầm họ phạm. Vì thế, khi họ phải bỏ xứ đạo ra đi, trốn khỏi gia đình, quãng đường xa ấy biết đâu lại rất gần Chúa.

Vào một giã từ không tiếng nói. Thất vọng vì bị kết án. Chán nản trong một họ đạo đố kỵ. Lặng lẽ, một tín hữu nào đó bỏ nhà thờ. Trong đêm mờ tối ấy, đời họ chìm sâu hơn trong tội lỗi có khi chỉ vì muốn tránh những nhánh gai trong vườn gia đình, xứ đạo mình quá sắc.

Có những lỗi chung thủy đến từ người mà mình đã rất thuỷ chung. Có những đau khổ mình phải chịu đến từ người mà mình đã chịu khổ đau cho. Có những hố thẳm mà người cùng một lý tưởng tông đồ đào cho nhau. Có những vực sâu trước nhà thờ.

Khi Ðức Kitô hỏi các Ký Lục và Biệt Phái ai là người trong họ vô tội mà đòi ném đá người phụ nữ. T ất cả họ từ từ rút lui (Yn. 8:7-9). Kẻ cần phải trở về là chính người không đi xa, đang ở ngay trong đền thờ.

*****************************

Lạy Chúa, nếu con không phải là con chiên lạc, là kẻ trong đàn nhưng đã là nguyên cớ làm cho tâm hồn khác xa đàn, thì, lạy Chúa, sự có mặt của con trong đàn có khi còn nguy hiểm hơn là vắng mặt. Vì sự có mặt ấy mà bao nhiêu người phải vắng mặt. Nếu vậy, lạc lối trong hồn con còn xa xôi hơn nữa. Con cần phải trở về biết bao. Con đã xa cách Giáo Hội khi con ở trong đền thờ.

Khi con bỏ đền thờ thì con biết mình xa nơi thánh. Khi con ở trong đền thờ mà làm cho người khác phải ra đi thì khó mà nhận ra là sự thánh thiện đã xa mình.

Khi phạm tội thì có thể con biết mình xa Chúa, nhưng khi làm cho người khác xa Chúa thì khó mà biết mình phạm tội.

Lm Nguyễn Tầm Thường, SJ trích trong sách “Con Biết Con Cần Chúa”