Saturday, March 15, 2008

THÁNH GIUSE KHIÊM NHƯỜNG

Hội Thánh dành trọn tháng Ba để kính thánh Giuse. Giữa tháng Ba này, tức lễ thánh Giuse (15/3/2008) sẽ là đỉnh cao lòng mộ mến của ta đối với Ngài.Một vẻ đẹp của Ngài vốn thu hút tôi nhiều nhất, đó là đức khiêm nhường.Thực vậy, thánh Giuse rất khiêm nhường trong mọi liên hệ.

1/ Đối với ChúaThiên Chúa đối với thánh Giuse luôn là một hiện diện. Chúa hiện diện không như một lý thuyết, nhưng như một Đấng sống động. Đấng sống động ấy đi vào đời, để cứu chuộc. Đấng ấy là Tình Yêu, Người sẽ cứu chuộc nhân loại bằng tình yêu.

Tình yêu cứu chuộc là tình yêu khiêm nhường, tình yêu cho đi đến hiến dâng mạng sống chính mình. Đó là sự thực.Sự thực ấy được nhận ra từ đâu? Thưa từ ơn Chúa kêu gọi trở về. Trở về là khiêm tốn chờ đợi Chúa, chờ đợi kiên trì bằng cầu nguyện khiêm nhường. Chúa sẽ trở thành hiện diện, khi con người cầu nguyện tỉnh thức. Con người tỉnh thức cầu nguyện sẽ thấy sự Chúa hiện diện là một sự thực mầu nhiệm. Chúa ban cho sự thực đó một cách nhưng không. Sự thực đó vô cùng cần thiết, đặt liên hệ con người với Chúa: "Thầy ở đó, và Người gọi con" (Ga 11,28).Với nhận thức như trên, thánh Giuse biết mình, trước mặt Chúa, chỉ là một tạo vật được Chúa ban ơn trở về. Trong ơn trở về đó, có ơn được Chúa yêu thương, được Chúa gọi, được Chúa sai đi. Tất cả đều do Chúa. Còn bản thân mình nào có gì đâu. Do đó, thánh Giuse luôn rất khiêm nhường trước mặt Chúa, một Thiên Chúa là tình yêu khiêm nhường.

2/ Đối với tha nhân Một người thực sự khiêm nhường trước mặt Chúa sẽ phải nhận rằng: Mình phải thực sự khiêm nhường trong liên hệ với tha nhân. Bởi vì mỗi người là một cõi riêng tư. Chúa nhìn mỗi người như một vũ trụ duy nhất. Nếu mình được Chúa thương một cách nhưng không, thì các người khác cũng có thể được yêu thương như vậy.

Tình yêu riêng tư là một cái gì không so sánh được. nó cũng là một cái gì không dễ diễn tả cho người khác hiểu được.Vì thế, người ta có thể phán đoán việc làm của nhau dựa theo một số tiêu chuẩn. Nhưng phán đoán chính con người của nhau là điều rất khó. Có thể nói là không nên làm.

Thánh Phaolô viết: "Còn tôi, dù có bị anh em hay toà nào xét xử, tôi cũng chẳng coi là gì. Mà tôi, tôi cũng chẳng tự xét xử lấy mình... Quả thật, Đấng xét xử tôi chính là Chúa" (1 Cr 4,3-4).Chính Chúa mới là Đấng xét xử. Phúc Âm cho thấy: Người ta xét xử thế này, nhưng Chúa xét xử lại thế khác (x. Mt 20,1-16).

Trong Phúc Âm, chân lý căn bản nhất là tình yêu. Chúa là tình yêu giàu lòng thương xót. Tình yêu này sẽ xét xử không theo thống kê, nhưng theo thân phận của từng người. Ai sẽ đủ sáng suốt với từng thân phận cho bằng tình yêu giàu lòng thương xót của Chúa.Vì thế, thánh Giuse không hề xét xử, kết án ai. Ngài để Chúa làm. Ngài khiêm tốn cầu cho mọi người. Ngài khiêm tốn với mọi người.

3/ Đối với cộng đoàn tôn giáoTôn giáo thời đó bị tha hoá. Chắc thánh Giuse biết tình hình đáng buồn đó. Nhưng Ngài vẫn khiêm nhường trong địa vị một người tín hữu mọn hèn giữ trọng trách gia trưởng.Ngài giữ luật đạo. Nhưng Ngài không cho việc chính yếu của người tín hữu là giữ đúng luật, mà là làm chứng cho tình yêu. Ngài làm chứng cho tình yêu trong mọi mối quan hệ. Quan hệ với những vị đứng đầu cộng đoàn. Quan hệ với các gia đình trong cộng đoàn. Quan hệ với hàng xóm và những người cùng làm nghề mộc. Trong mọi quan hệ, Ngài nhắm vào tình yêu. Ngài rất nghèo của cải, nhưng không nghèo tình yêu.Ngài biết lắng nghe những tâm sự của người khác và giữ kín trong lòng. Ngài biết an ủi đỡ nâng những người có gánh nặng muốn chia sẻ với Ngài.Khi thiết lập và nuôi dưỡng các liên hệ, Ngài luôn khiêm nhường. Ngài kín đáo che giấu ơn gọi đặc biệt Chúa trao cho Ngài là bảo vệ Chúa cứu thế và Đức Maria. Ngài xuất hiện khiêm nhường như một người tín hữu khiêm nhường, một gia trưởng khiêm nhường.Ngài biết giới hạn hoạt động tôn giáo của mình vào những việc khiêm tốn của người gia trưởng và của người giáo dân hồi đó. Ngài biết rằng: Công việc khiêm tốn, nhưng với tình yêu sâu, vẫn là công việc rất đẹp lòng Chúa.

4/ Đối với chính mìnhThánh Giuse khiêm nhường đối với Chúa, đối với tha nhân, đối với cộng đoàn tôn giáo. Ngài càng rất khiêm tốn đối với chính mình. Liên hệ của Ngài với chính mình không phải là một liên hệ đóng, nghĩa là mình với mình, nhưng là một liên hệ mở ra. Liên hệ đó như một cuộc xuất hành. Ngài ra khỏi mình, để trở về với Chúa. Một sự trở về sâu thẳm. Ngài đi ra để nghe Chúa. Ngài đi ra để biết ý Chúa. Ngài đi ra, để Chúa thanh luyện Ngài tuỳ ý Chúa.Mọi thanh luyện đều có những gì phải rơi xuống. Như cắt tỉa để cây sinh trái. Như đẽo gọt, để mảnh gỗ trở thành tác phẩm nghệ thuật. Thánh Giuse rất khiêm nhường trong tay Chúa thanh luyện. Ngài nhìn mình như một tạo vật hèn mọn.Suy gẫm trên đây của tôi chắc còn rất xa với sự khiêm nhường thực của thánh Giuse.Với nhận thức đó, tôi hết lòng cầu nguyện xin thánh Giuse cầu bầu cho chúng ta được càng ngày càng đi sâu hơn vào đức khiêm nhường của Ngài. Hy vọng nhờ đó, chúng ta sẽ cùng thánh Giuse tham gia vào sứ mạng bảo vệ Hội Thánh Chúa tại Việt Nam hôm nay.

+ GM G.B. Bùi Tuần

SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊ-NÊ-ĐI-TÔ XVI

GỬI CÁC BẠN TRẺ NHÂN NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI LẦN THỨ XXIIITẠI SYDNEY - 2008

“Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em.

Bấy giờ, anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1, 8) Các bạn trẻ thân mến!

1. Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ XXIIIVới niềm vui lớn lao, Cha luôn nhớ lại thời gian chúng ta đã cùng trải qua tại Cologne vào tháng tám năm 2005. Khi kết thúc cuộc biểu lộ không thể nào quên về lòng tin và sự nhiệt thành của các con đó, mà hình ảnh vẫn còn ghi khắc sống động trong tâm trí Cha đây, Cha đã hẹn các con cho cuộc gặp gỡ lần tới sẽ được tổ chức tại Sydney vào năm 2008. Đó sẽ là Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ XXIII với chủ đề là: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ, anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1, 8). Chúa Thánh Thần và sứ mạng truyền giáo chính là tư tưởng chủ đạo trong việc chuẩn bị thiêng liêng cho cuộc gặp gỡ tại Sydney. Trong năm 2006, chúng ta đã tập trung suy niệm về Chúa Thánh Thần như là Thần Chân Lý; năm 2007, chúng ta tìm cách khám phá sâu xa hơn về Thần Khí Tình Yêu, để tiến đến Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2008 bằng suy tư về Thần Khí Sức Mạnh và Chứng Nhân ban cho chúng ta lòng can đảm sống Tin mừng và mạnh dạn công bố Tin Mừng.Vì thế, điều căn bản là mỗi người trẻ các con, trong các cộng đoàn của các con và cùng với những người phụ trách, hãy suy tư về Tác nhân chính của lịch sử cứu độ, chính là Chúa Thánh Thần, là Thần Khí của Chúa Giêsu, để các con có thể đạt đến những mục tiêu cao cả sau đây: nhận ra căn tính thật của Thần Khí, trước hết là bằng cách nghe Lời Chúa trong Mạc khải của Kinh Thánh; ý thức rõ về sự hiện diện liên tục và tích cực của Người trong đời sống Giáo Hội, cách đặc biệt khi các con tái khám phá ra Chúa Thánh Thần chính là “linh hồn”, là hơi thở sống động của đời sống người Kitô hữu, nhờ các bí tích khai tâm Kitô giáo - Thánh Tẩy, Thêm Sức và Thánh Thể; nhờ đó, các con trưởng thành trong việc hiểu biết về Chúa Giêsu ngày càng sâu xa và vui tươi hơn, và đồng thời có thể thực hành Tin Mừng cách hiệu quả trong bình minh của thiên niên kỷ thứ ba.

Bằng sứ điệp này, Cha muốn gởi đến các con một gợi ý suy niệm mà chúng con có thể đào sâu trong suốt năm chuẩn bị này; điều đó sẽ giúp các con kiểm chứng lại chất lượng niềm tin của mình vào Chúa Thánh Thần, tái khám phá lại nếu niềm tin ấy đã bị mất, tăng cường nếu niềm tin ấy còn yếu kém, và sống niềm tin trong mối quan hệ với Chúa Cha và Con của Người là Đức Giêsu Kitô nhờ tác động không thể thiếu của Chúa Thánh Thần. Các con đừng bao giờ quên rằng: Giáo Hội, và cả nhân loại đang hiện diện chung quanh các con bây giờ và đang chờ đợi các con trong tương lai, trông chờ nhiều vào giới trẻ các con, bởi vì các con mang trong mình ân huệ cao cả nhất của Chúa Cha: Thần Khí của Chúa Giêsu.

2. Lời hứa về Chúa Thánh Thần trong Kinh ThánhViệc chăm chú lắng nghe Lời Chúa nói về những gì liên quan đến mầu nhiệm và công trình của Chúa Thánh Thần mở ra cho chúng ta những mặc khải to lớn có thể tóm tắt như sau.Ít lâu trước ngày Thăng Thiên, Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Và đây, chính Thầy sẽ gởi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa” (Lc 24, 49). Điều đó đã xảy ra trong ngày lễ Hiện Xuống khi các ông tụ họp cầu nguyện trong Nhà Tiệc ly cùng với Đức Trinh Nữ Maria. Việc tuôn đổ Chúa Thánh Thần trên Giáo Hội mới sinh là việc thực hiện một lời hứa xa xưa hơn của Thiên Chúa, lời hứa đã được loan báo và chuẩn bị trong suốt Cựu Ước.

Quả thật, ngay từ những trang đầu, Kinh Thánh giới thiệu Thần Khí Chúa như ngọn gió “bay lượn trên mặt nước” (x. St 1, 2). Kinh Thánh nói Chúa thổi sinh khí vào lỗ mũi con người (x. St 2, 7), qua đó truyền sự sống cho con người.Sau tội nguyên tổ, thần khí sự sống của Thiên Chúa được thể hiện nhiều lần trong lịch sử nhân loại, thúc đẩy các ngôn sứ khuyên nhủ dân được chọn trở về với Thiên Chúa và trung thành tuân giữ các giới răn của Người. Trong thị kiến nổi tiếng của ngôn sứ Edêkien, Thiên Chúa, với thần khí của Người, làm cho dân Israel - tượng trưng bằng những “bộ xương khô” - sống lại ( x. 37, 1-14). Ngôn sứ Giôen nói tiên tri về một “sự tuôn traøn thần khí” trên tất cả mọi người, không trừ ai. Tác giả thánh đã viết: “Sau đó Ta sẽ đổ thần khí Ta trên hết thảy người phàm…Trong những ngày ấy, Ta cũng sẽ đổ thấn khí Ta trên tôi nam tớ nữ” (3, 1-2).

Khi “thời gian tới hồi viên mãn” (x. Gl 4, 4), Thiên Thần Chúa đã loan báo cho Trinh Nữ thành Nagiarét rằng Thánh Thần - “quyền năng Đấng Tối Cao” - sẽ xuống và rợp bóng trên Cô. Con trẻ mà Cô sắp sinh ra sẽ là Đấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa (x. Lc 1, 35). Theo cách diễn tả của ngôn sứ Isaia, Đấng Messia sẽ là một người mà trên người đó Thần Khí Chúa sẽ ngự (x. 11, 1-2; 42, 1). Đó chính là lời tiên tri mà Chúa Giêsu đã trưng dẫn khi bắt đầu sứ vụ công khai của Người trong hội đường thành Nagiarét: Truớc sự ngạc nhiên của các thính giả, Người nói: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi đi loan báo Tin mừng cho kẻ nghèo hèn, Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4, 18-19; x. Is 61, 1-2). Khi nói với những người hiện diện, Chúa Giêsu qui chiếu vào chính Người những lời tiên tri này khi Người quả quyết rằng: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quí vị vừa nghe” (Lc 4, 21). Và, trước khi chịu chết trên thập giá, Người đã nói với các môn đệ nhiều lần về việc Chúa Thánh Thần sẽ đến, Ngài là “Đấng Bảo Trợ” với sứ vụ làm chứng cho Người và trợ giúp các tín hữu bằng cách dạy họ và hướng dẫn họ vươn tới Chân Lý toaøn veïn (x. Ga 14, 16-17. 25-26; 15, 26; 16, 13).

3. Lễ Hiện Xuống, khởi điểm cho sứ vụ của Giáo HộiChiều ngày phục sinh, Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ, “Người thổi hơi vào các ông và bảo: ‘Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần’ ”(Ga 20, 22). Rồi mạnh mẽ hơn, Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các Tông Đồ vào ngày lễ Ngũ Tuần. Chúng ta đọc trong sách Công Vụ Tông Đồ; “Bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lửa tản ra đậu xuống từng người một” (2, 2-3).

Chúa Thánh Thần đã đổi mới các Tông Đồ từ bên trong, ban cho các ông tràn đầy một sức mạnh khiến các ông can đảm công bố không sợ hãi rằng: “Chúa Kitô đã chết và đã sống lại!”. Được giải thoát khỏi mọi sợ haõi, các ông bắt đầu tự tin rao giảng (x. Cv 2, 29; 4, 13; 4, 29. 31). Những ngư phủ nhát đảm miền Galilê đã trở nên những người loan báo Tin Mừng quả cảm. Ngay cả những kẻ thù của các ông cũng không hiểu bằng cách nào mà “những người không có chữ nghĩa và thuộc giới bình dân” (x. Cv 4, 13) như các ông lại có thể trở nên can đảm đến thế và vui mừng chịu đựng những khó khăn, đau khổ và bắt bớ. Không gì có thể ngăn chặn các Tông đồ. Các ông đã trả lời cho những kẻ ra sức bịt miệng các ông: “Những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra” (Cv 4, 20). Giáo Hội đã được khai sinh như thế đó và từ ngày Hiện Xuống, Giáo Hội không ngừng loan truyền Tin Mừng “cho tới tận cùng trái đất” (Cv 1, 8).

4. Chúa Thánh Thần, linh hồn của Giáo Hội và nguyên lý hiệp thôngNhưng để hiểu sứ mạng của Giáo Hội, chúng ta phải trở lại Phòng Tiệc ly nơi các môn đệ tụ họp với nhau (x. Lc 24, 49), cầu nguyện cùng với Đức Maria laø người “Mẹ”, trong niềm mong đợi Thần Khí đã được hứa. Đó chính là hình ảnh Giáo Hội non trẻ mà tất cả các cộng đoàn Kitô hữu phải bắt chước. Sự thành công của công tác tông đồ và truyền giáo trước hết không phải là kết quả của các phương pháp và chương trình mục vụ đã được soạn thảo cách thông thái và “hiệu quả”, nhưng chính là hoa trái của sự cầu nguyện liên lỉ của cả cộng đoàn (x. Phaolô VI, Evangelii Nungtiandi, số 75). Ngoài ra, muốn cho sứ vụ đạt hiệu quả, các cộng đoàn phải hiệp nhất, tức là phải có “một lòng một ý” (x. Cv 4, 32), và phải sẵn sàng minh chứng cho tình yêu và niềm vui mà Chúa Thánh Thần thấm nhuần tâm hồn các tín hữu (x. Cv 2, 42). Tôi Tớ Chúa là Đức Gioan Phaolô II đã viết rằng: Ngay cả trước khi là hành động, sứ vụ của Giáo Hội là làm chứng và chiếu sáng cho người khác. (x. Encycl. Redemptoris mission, số 26). Đó chính là điều đã xảy ra vào thời kỳ đầu của Kitô giáo khi những người ngoại giáo – theo giaùo phuï Tertullien ghi nhận – đã theo đạo Chúa vì thấy tình thương ngự trị trong cộng đồng người Kitô hữu: “Nhìn xem – dân ngoại bảo nhau – họ yêu thương nhau bieát dường nào” (x. Apologetique, số 39#7).

Để kết thúc suy tư vắn tắt này về Lời Chúa trong Kinh Thánh, Cha mời các con suy gẫm xem cao quý biết bao ân huệ to lớn nhất mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại – đó là Chúa Thánh Thần, là bằng chứng cao nhất về tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta, một tình yêu được diễn tả cách cụ thể như tiếng “vâng vì sự sống” mà Chúa muốn trao cho mỗi thụ tạo của Người. Tiếng “vâng vì sự sống” này đạt được sự viên mãn trong Chúa Giêsu thành Nagiarét và trong chiến thắng của Người trên sự dữ bằng con đường cứu độ. Về điều này, chúng ta không bao giờ được quên rằng Tin Mừng của Chúa Giêsu, và cũng là của Thần Khí, không thể đơn giản hóa như một câu chuyện thông thường, nhưng phải trở nên “tin tốt lành cho người nghèo, sự giải thoát cho kẻ tù đày, ánh sáng cho người mù…” Đó chính là điều đã diễn ra trong ngày Hiện Xuống, và đã trở nên hồng ân và nhiệm vụ của Giáo Hội đối với thế giới, là sứ vụ hàng đầu của Giáo Hội.Chúng ta là hoa trái của sứ vụ đó của Giáo Hội nhờ hành động của Chúa Thánh Thần. Chúng ta mang trong mình dấu ấn tình yêu của Chúa Cha trong Chúa Giêsu Kitô, dấu ấn đó chính là Chúa Thánh Thần. Đừng bao giờ quên rằng Thần Khí Chúa luôn nhớ đến từng người chúng ta, và Ngài muốn, đặc biệt qua các con, các bạn trẻ, thổi lên trong thế giới ngọn gió và ngọn lửa của một lễ Hiện Xuống mới.

5. Chúa Thánh Thần - “Vị Thầy nội tâm”Các bạn trẻ thân mến, ngày nay Chúa Thánh Thần vẫn tiếp tục hành động với sức mạnh trong Giáo Hội, và các hoa trái của Thần Khí thì phong phú tùy theo mức độ chúng ta sẵn sàng mở lòng mình ra cho sức mạnh đổi mới của Người. Vì thế, điều quan trọng là mỗi người trong chúng ta phải biết Người, đi vào trong mối tương quan với Người và để Người hướng dẫn chúng ta. Tuy nhiên, tại điểm này, có một câu hỏi tự nhiên nảy sinh: Đối với tôi, Chúa Thánh Thần là ai?Trong thực tế, đối với nhiều Kitô hữu, Chúa Thánh Thần vẫn là “người vô danh vĩ đại”. Đó là lý do tại sao, trong khi chúng ta chuẩn bị cho Ngày Giới trẻ Thế giới sắp tới, Cha muốn mời caùc con đào sâu hiểu biết cá nhân của caùc con về Chúa Thánh Thần. Trong Kinh Tin kính, chúng ta tuyên xưng: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống; Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra” (Kinh Tin Kính Niceùe - Constantinople). Quả thật, Chúa Thánh Thần, thần khí tình yêu của Cha và Con, là nguồn mạch sự sống thánh hóa chúng ta, “vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5, 5). Tuy nhiên, biết Thần Khí không thì chưa đủ; chúng ta phải đón tiếp Người như người hướng dẫn linh hồn chúng ta, như “Vị Thầy nội tâm”, Đấng đưa chúng ta vào Mầu nhiệm Ba Ngôi, bởi vì chỉ minh Người có thể mở lòng chúng ta đón nhận đức tin và cho phép chúng ta sống đức tin tròn đầy mỗi ngày. Chính Người thúc đẩy chúng ta đi đến với tha nhân, thắp lên trong chúng ta ngọn lửa tình yêu và làm chúng ta nên những ngöôøi loan baùo cho tình thương của Thiên Chúa.Cha biết rõ là giới trẻ các con mang trong tâm hồn mình sự ngưỡng mộ và tình yêu lớn lao đối với Chúa Giêsu, các con mong muốn gặp Người và nói chuyện nhiều với Người. Các con hãy nhớ rằng chính sự hiện diện của Thần Khí trong chúng ta đã củng cố, tạo nên và xây dựng con người chúng ta trên chính Con Người của Chúa Giêsu chịu đóng đinh và phục sinh. Vậy, các con hãy thân quen với Chúa Thánh Thần để cũng nên thân quen với Chúa Giêsu.

6. Bí tích Thêm Sức và Thánh ThểCác con có thể hỏi Cha: Bằng cách nào caùc con có thể để Chúa Thánh Thần đổi mới mình và caùc con lớn lên trong đời sống thiêng liêng như thế nào? Câu trả lời, như caùc con đã biết, là đây: Chúng ta có thể làm được việc đó nhờ các Bí tích, bởi vì đức tin được nảy sinh và được củng cố nhờ các Bí tích, đặc biệt các Bí tích khai tâm Kitô giáo: Thánh Tẩy, Thêm Sức và Thánh Thể, các Bí tích này bổ sung cho nhau và không thể tách lìa nhau (x. Sách Giáo lý Giáo Hội Công giáo, số 1285). Sự thật về ba Bí tích nằm ở cội nguồn đời sống Kitô hữu này dường như bị lãng quên trong đời sống đức tin của nhiều Kitô hữu. Những người này xem các Bí tích ấy như những cử chỉ đã hoàn tất trong quá khứ, không có một ảnh hưởng thực tế nào trong hiện tại, tựa như những rễ cây không có nhựa sống. Cũng có nhiều bạn trẻ, sau khi lãnh nhận Bí tích Thêm sức, thì bắt đầu sao lãng đời sống đạo. Cũng có những bạn trẻ không nhận lãnh Bí tích này. Trong khi đó, chính nhờ các Bí tích Thánh Tẩy, Thêm Sức và tiếp theo đó, Bí tích Thánh Thể, mà Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta nên con của Chúa Cha, nên những người em của Chúa Giêsu, nên thành phần của Giáo Hội Người, có khả năng làm chứng thật cho Tin Mừng và vui sống đức tin.Vì thế, Cha mời các con suy nghĩ về điều Cha đang viết cho các con. Ngày nay, điều đặc biệt quan trọng là tái khám phá Bí tích Thêm Sức và tìm lại giá trị của Bí tích này đối với sự phát triển đời sống thiêng liêng của chúng ta. Những ai đã lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức nên nhớ rằng họ đã trở nên những “đền thờ của Chúa Thánh Thần”: Chúa ở trong họ. Nên luôn ý thức điều này và ra sức làm cho kho tàng trong mình mang lại những hoa quả của sự thánh thiện. Những ai đã được rửa tội và chưa nhận lãnh Bí tích Thêm Sức, hãy chuẩn bị nhận lãnh Bí tích này, vì bằng cách đó các con sẽ trở nên những Kitô hữu “trọn vẹn”, bởi Thêm Sức hoàn thiện ân sủng Thánh Tẩy (x. Sách Giáo lý Giáo Hội Công giáo, số 1302-1304). Thêm Sức cho chúng ta sức mạnh đặc biệt để làm chứng cho Thiên Chúa và làm vinh danh Người bằng tất cả đời sống chúng ta (x. Rm 12, 1). Thêm Sức làm chúng ta ý thức sâu sắc việc chúng ta thuộc về Giáo Hội - “Thân Thể của Chúa Kitô” – mà tất cả chúng ta là những thành viên sống động của Thân Thể này, trong sự liên đới với nhau (x. 1 Cr 12, 12-25). Bằng cách để chính mình được Thần Khí hướng dẫn, mỗi người đã được rửa tội có thể đóng góp cho công cuộc xây dựng Giáo Hội nhờ những đặc sủng Thần Khí ban cho, vì “Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung” (1 Cr 12, 7). Khi Thần Khí hành động, Người đem đến cho linh hồn những hoa quả của Ngưới, đó là “bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, và tiết độ” (Gl 5, 22). Đối với những ai trong các con chưa lãnh nhận Bí tích Thêm Sức, cha gửi đến lời mời gọi chân tình là hãy chuẩn bị nhận lãnh Bí tích này, hãy xin các linh mục giúp các con. Đó là một cơ hội nhận được ân sủng đặc biệt mà Chúa dành cho các con. Đừng bỏ qua cơ hội này!

Cha muốn nói thêm một chút về Bí tích Thánh Thể. Để lớn lên trong đời sống Kitô hữu, chúng ta cần được nuôi dưỡng bởi Mình và Máu Chúa Kitô. Quả thật, chúng ta được rửa tội và thêm sức để lãnh nhận Thánh Thể (x. Sách Giáo Lý Giáo Hội Công giáo, 1322; Sacramentum Caritatis, số 17). “Là cội nguồn và chóp đỉnh” của đời sống Giáo Hội, Thánh Thể là một “lễ Hiện Xuống vĩnh viễn” bởi vì mỗi khi chúng ta cử hành Thánh Lễ, chúng ta được lãnh nhận Chúa Thánh Thần - Đấng kết hợp chúng ta cách sâu xa hơn với Chúa Kitô và biến đổi chúng ta trong Người. Các bạn trẻ thân mến, nếu các con thường xuyên tham dự Thánh lễ, nếu các con dành một ít thời gian để chầu Mình Thánh Chúa, thì Cội nguồn Tình yêu là Bí tích Thánh Thể sẽ giúp chúng con vui vẻ quyết tâm dâng hiến cuộc sống các con cho Tin Mừng. Đồng thời các con cũng sẽ cảm nghiệm rằng mỗi khi chúng ta không thành công bằng sức riêng mình, Chúa Thánh Thần sẽ đến biến đổi chúng ta, Người tuôn đổ trên chúng ta sức mạnh của Người và biến chúng ta nên những chứng nhân đầy tràn lòng nhiệt thành truyền giáo của Chúa Kitô phục sinh.

7. Sự cần thiết và khẩn cấp của sứ mạng truyền giáoNhiều bạn trẻ nhìn cuộc đời mình với nhiều lo âu và đặt cho mình nhiều câu hỏi về tương lai. Họ áy náy tự hỏi: Làm sao chúng tôi có thể hòa nhập vào một xã hội được đánh dấu bằng quá nhiều bất công và đau khổ nặng nề? Chúng tôi phải phản ứng như thế nào trước tính ích kỷ và bạo lực thỉnh thoảng xem ra đang thắng thế? Làm sao chúng tôi có thể làm cho cuộc sống đầy ý nghĩa? Làm sao chúng tôi có thể làm cho những hoa quả của Thần Khí đã nói ở trên - “bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ” (x. Số 6) - có thể tràn ngập thế giới mang đầy vết thương và dễ vỡ này, đặc biệt là thế giới của người trẻ? Trong những điều kiện nào Thần Khí ban sự sống của công cuộc tạo dựng lần thứ nhất và đặc biệt là của công cuộc tạo dựng lần thứ hai, tức là công cuộc cứu chuộc, trở nên linh hồn mới của nhân loại? Chúng ta đừng quên rằng một khi ân huệ của Chúa càng lớn - ân huệ của Thần Khí Chúa Giêsu lớn hơn cả - thì thế giới càng cần nhận lãnh ân huệ đó, và vì thế sứ vụ của Giáo Hội trong việc làm chứng cho ân huệ đó càng lớn lao và hứng thú hơn. Và đối với các con, Ngày Giới trẻ Thế giới là một cách thức để các con bày tỏ lòng ao ước được tham gia vào sứ vụ này.

Về khía cạnh này, các bạn trẻ thân mến, Cha muốn nhắc chúng con về một số chân lý căn bản để các con suy niệm. Một lần nữa, Cha muốn nhắc lại rằng chỉ có Chúa Kitô mới có thể lấp đầy những khát vọng sâu sa nhất trong tâm hồn con người; Chỉ một mình Chúa Kitô mới có thể nhân tính hoá nhân loại và đưa nhân loại đạt đến “sự thần thánh hoá của mình”. Bằng quyền lực của Thần Khí, Người thấm đẫm chúng ta lòng bác ái thiêng liêng, làm cho chúng ta có khả năng yêu mến người thân cận và sẵn sàng phục vụ họ. Chúa Thánh Thần soi sáng, mạc khải cho chúng ta Chúa Kitô tử nạn và phục sinh, Người chỉ cho chúng ta con đường làm sao để nên giống Chúa Kitô hơn, hầu chúng ta có thể trở nên “sự diễn tả và khí cụ của tình yêu tuôn trào từ Chúa Kitô “ (x. Deus caritas est, số 33). Những ai để mình được Thần Khí hướng dẫn hiểu rằng việc dấn thân phục vụ Tin Mừng không phải là một lựa chọn tùy ý, vì họ ý thức về tính khẩn cấp của việc truyền thông Tin Mừng cho tha nhân. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhớ rằng chúng ta chỉ có thể làm chứng cho Chúa Kitô khi chúng ta để mình được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, vì Người là “tác nhân chính của sự phúc âm hóa” (x. Evangelii nuntiandi, số 75) và “tác nhân chính của việc truyền giáo” (x. Redemptoris missio, số 21).Các bạn trẻ thân mến, như những vị tiền nhiệm đáng kính của Cha - Đức Phaolô VI và Đức Gioan Phaolô II - đã nói trong nhiều dịp: Ngày nay, việc rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho đức tin cần thiết hơn bao giờ hết (x. Redemptoris missio, số 1). Có những người cho rằng trình bày kho tàng quí báu của đức tin cho những người không chia sẻ nó là bất bao dung đối với những người đó; thực sự không phải là như vậy, bởi vì trình bày Chúa Kitô không có nghĩa là áp đặt Người (x. Evangelii nuntiandi, số 80). Hai ngàn năm trước, mười hai Tông Đồ đã hy sinh mạng sống mình để làm cho Chúa Kitô được biết và được yêu. Từ đó, suốt bao thế kỷ, Tin Mừng tiếp tục lan truyền nhờ những người nam và người nữ được thúc đẩy bởi cùng một lòng nhiệt thành truyền giáo như thế. Ngày nay cũng vậy, các môn đệ Chúa Kitô không tiếc thời gian và năng lực phục vụ Tin Mừng. Các bạn trẻ, hãy để cho tình yêu của Thiên Chúa bao bọc lấy các bạn và hãy đáp trả cách quảng đại lời mời gọi khẩn cấp của Người, giống như nhiều vị chân phước và các vị thánh trẻ đã làm trong quá khứ, cũng trong thời gian gần đây. Cách đặc biệt, Cha bảo đảm với các con rằng Thần Khí của Chúa Giêsu ngày nay đang mời gọi giới trẻ các con mang Tin mừng của Ngài tới các bạn đồng trang lứa với các con. Người lớn thường gặp khó khăn khi tới gần thế giới người trẻ do không hiểu biết đầy đủ và khó thuyết phục các con; đó có lẽ là một dấu chỉ cho thấy Thần Khí thúc ép chúng con – chính người trẻ - phải lãnh nhận trách nhiệm loan báo Tin mừng cho người trẻ. Các con biết rõ những lý tưởng, những ngôn ngữ, và cả những vết thương, những mong đợi và lòng khao khát điều tốt đẹp mà các bạn trẻ ở tuổi các con đang ấp ủ. Một thế giới mênh mông những tình cảm, công việc, học hành, mơ ước và cả đau khổ của người trẻ… đang chờ đợi các con. Mỗi người trong các con phải can đảm hứa với Chúa Thánh Thần là sẽ mang một bạn trẻ đến với Chúa Giêsu Kitô theo cách thức các con cho là tốt nhất, biết cách “ trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của các con, nhưng bằng thái độ dịu dàng và trân trọng” (x. 1 Pr 3, 15).

Nhưng để đạt được mục đích này, các bạn trẻ thân mến, các bạn hãy nên thánh và nên những nhà truyền giáo, bởi vì không bao giờ chúng ta có thể tách sự thánh thiện ra khỏi việc truyền giáo (x. Redemptoris missio, số 90). Các con đừng sợ trở nên những nhà truyền giáo thánh thiện như Thánh Phanxicô Xavie, người đã rảo khắp vùng Viễn Đông rao giảng Tin Mừng tới sức cùng lực kiệt, hay như Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, là nhà truyền giáo mặc dầu chưa bao giờ bước chân ra khỏi Dòng Kín Cát Minh; cả hai vị này đều là “Quan Thầy của các Xứ Truyền giáo”. Các con hãy sẵn sàng dấn thân để rọi sáng thế giới bằng chân lý của Chúa Kitô; để sẵn sàng lấy tình yêu đáp trả mọi hận thù và mọi khinh rẻ sự sống; để công bố niềm hy vọng của Chúa Kitô phục sinh trên khắp hoàn cầu.8. Cầu xin một “Lễ Hiện Xuống mới” trên thế giới

Các bạn trẻ thân mến, Cha mong đợi được gặp đông đảo các con tại Sydney vào tháng Bảy 2008. Đó là một cơ hội Chúa đã sắp đặt để cho chuùng ta được cảm nghiệm trọn vẹn sức mạnh của Thánh Thần. Hãy đến đông đảo để tạo nên một dấu chỉ hy vọng và một sự nâng đỡ quý báu cho các cộng đoàn của Giáo Hội Australia, những người đang chuẩn bị đón tiếp các con. Đối với các bạn trẻ của đất nước này, đây sẽ là cơ hội đặc biệt để giới thiệu vẻ đẹp và niềm vui của Tin Mừng cho một xã hội đang bị tục hóa trong nhiều cách. Australia, cũng như toàn châu Đại Dương, cần tái khám phá những cội rễ Kitô giáo của mình. Trong Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Giám muïc “Giáo Hội tại châu Đại Dương”, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết: “Nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội tại châu Đại Dương chuẩn bị một cuộc tân Phúc Âm hóa cho những dân tộc hiện đang khao khát Chúa Kitô… Một cuộc tân Phúc Âm hóa là điều ưu tiên hàng đầu của Giáo Hội tại châu Đại Dương” (số 18).

Cha mời các con dành thời giờ cho việc cầu nguyện và học hỏi thiêng liêng trong giai đoạn cuối này của cuộc hành trình tiến đến Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ XXIII, để tại Sydney các con sẽ có khả năng làm mới lại những lời đã hứa khi lãnh Bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức. Chúng ta sẽ cùng nhau khẩn cầu Chúa Thánh Thần, tin tưởng cầu xin Thiên Chúa ban hồng ân của một lễ Hiện Xuống mới cho Giáo Hội và cho nhân loại của ngàn năm thứ ba này.Nguyện xin Đức Maria, Người đã cùng cầu nguyện với các Tông Đồ trong Nhà Tiệc ly, đồng hành cùng các con trong những tháng này và xin Mẹ cầu bầu cho tất cả người trẻ Kitô hữu được đầy tràn ơn Chúa Thánh Thần để tâm hồn các con được cháy lửa yêu mến. Hãy nhớ rằng Giáo Hội tin cậy nơi caùc con! Chúng tôi, những Mục Tử, chúng tôi cầu nguyện cách riêng cho các con để các con có thể yêu và làm cho người khác yêu Chúa Giêsu ngày càng nhiều hơn và để các con trung thành bước theo Người. Với những tâm tình này, Cha chúc lành cho tất cả các con trong tình mến sâu xa.

Từ Lorenzago, ngày 20 tháng bảy 2007

BÊNÊDICTÔ XVI © Copyright 2007 - Libreria Editrice Vaticana