Monday, March 5, 2007

CON ĐƯỜNG NÀO TA ĐI ?

Fred Nassiri, sinh ra và lớn lên ở xứ Ba Tư, sau đó di dân đến Hoa Kỳ và sống tại thành phố ăn chơi cờ bạc Las Vegas, nơi đây Fred Nassiri đã gầy dựng được tài sản rất lớn trị giá gần 1 tỷ mỹ kim nhờ công việc sáng chế kinh doanh các kiểu mẫu quần áo thời trang và sản xuất đĩa hát. Fred Nassiri đã sống và lớn lên với niềm tin của một tín đồ Hồi Giáo, nhưng tại thành phố cờ bạc Las Vegas này, ông đã bước vào 1 con đường mới, con đường trở nên một tín hữu Công Giáo, và hơn thế nữa, con đường trở nên 1 tu sĩ trong dòng Anh Em Hèn Mọn Phanxicô.

Ngày 1 tháng 3 vừa qua, Fred Nassiri đã đến Vatican và được gặp Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Ông nói về cuộc gặp gỡ này như sau:

- "Tôi muốn mang đến Vatican một chứng từ đức tin và lòng khâm phục lý tưởng dòng Anh Em Hèn Mọn. Tất cả tài sản của tôi, tôi sẽ cống hiến cho người nghèo để tôi trở thành 1 tu sĩ Phanxicô."

Nói về sự chuyển hướng cuộc đời, về con đường mà Fred Nassiri đã lựa chọn và bước vào, Ông giải thích như sau:

- "Càng có nhiều tiền của sức lực, càng có nhiều nghĩa vụ đối với những người chung quanh mình."

(Catholicworldnews.com, Trích bản tin ngày 2/3/2007)

* * * * *

Bạn thân mến! Con đường mà Fred Nassiri đã lựa chọn và bước vào là con đường bỏ mọi sự để bước đi theo Chúa Giêsu, để làm môn đệ của Ngài. Con đường theo Chúa rộng hẹp ra sao ? con đường ấy có cây dài bóng mát, có hoa thơm cỏ lạ, có chim hót, có suối róc rách reo vui không nhỉ ? Con đường ấy là con đường vinh quang hạnh phúc hay là con đường đau thương tủi nhục ? Chắc hẳn bước đi theo Chúa Giêsu là bước đi trên "con đường Chúa Giêsu". Chắc hẳn người môn đệ Chúa Giêsu không có con đường nào khác ngoài con đường mà Ngài đã đi qua .

Xin mời bạn cùng với tôi, chúng ta hãy lần theo dấu chân của Chúa Giêsu trong những bài đọc của mùa chay, để biết thêm về một vài con đường ngày xưa Ngài đã ngược xuôi qua lại, để nhận ra con đường ngày xưa ấy đã tác động đến cuộc sống của tôi và bạn hôm nay ra sao.

Con đường vào hoang địa. Trước khi bắt đầu cuộc sống công khai rao giảng, Chúa Giêsu bắt đầu bằng "con đường vào hoang địa" để sống một mình trong thinh lặng, chay tịnh và cầu nguyện (Lc 4:1). Bước đi trên "con đường vào hoang địa", Chúa Giêsu đã làm nổi bật bản tính con người của mình. Ngài chấp nhận những khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống, chịu thử thách, chịu cám dỗ và kiên cường chống trả (Lc 4:3-13).

Bước đi trên "con đường vào hoang địa" trong đời sống thiêng liêng là bước đi với Chúa Giêsu, là trở nên giống Ngài, là liên kết với Ngài trong thinh lặng và cầu nguyện, là để được Ngài tôi luyện và biến đổi…

Bạn thân mến! "Con đường vào hoang địa" trong đời sống thiêng liêng của tôi và bạn ra sao? Đã bao giờ tôi và bạn bước chân vào con đường này chưa nhỉ ? Chẳng lẽ chúng ta qúa sợ sệt mà không dám bước vào hay sao?

Con đường lên núi Tabo: Biến cố trên núi Tabo ( Lc.9:28) là điểm vinh quang rực rỡ sáng ngời của Chúa Giêsu, là một một bằng chứng xác tín Chúa Giêsu là con Thiên Chúa, là một phép la, là 1 sự biến đổi hình dạng con người của Chúa Giêsu để mặc lấy thiên tính của Ngài. Biến cố trên núi Tabo cũng là một khuyến khích trợ lực cho những ai bước đi theo Ngài .

Bước đi theo Chúa không phải để tìm kiếm những giây phút ngất ngây tuyệt vời trên núi Tabo như ba môn đệ Phêrô, Gioan và Giacôbê xưa kia, cũng không phải là ở lại trên núi Tabo để tận hưởng những giây phút vinh quang rực rỡ tuyệt vời với Ngài. Nhưng bước đi theo Chúa là phải cùng xuống núi với Ngài, cùng ngược xuôi qua lại với Ngài trên con đường rao giảng Tin Mừng, và nhất là cùng với Ngài bước đi trên con đường Thánh giá hy sinh cứu chuộc .

Đường lên núi Sọ Golgotha:(Ga 19:17). Với thập giá sần sùi trên vai, cô đơn lạc lõng giữa rừng người vây quanh. Chúa Giêsu bước đi trên con đường ra núi Sọ như 1 tội nhân . Với hơi tàn sức yếu, Ngài lê gót bước đi, đi mãi cho đến đỉnh đồi Golgotha. Về phương diện con người, đây là con đường đau thương tủi nhục của Chúa Giêsu. Cuối con đường, Ngài đã chấp nhận cái chết trần truồng trên thập gía vì yêu thương .

Trên núi Tabo, vinh quang rực rỡ sáng ngời đã dành cho Chúa Giêsu, nhưng trên núi Sọ, Ngài chỉ có đau thương nhục nhã và cái chết. Hai ngọn núi, hai con đường khác nhau. Về mặt thể lý, hai ngọn núi không cách xa nhau bao nhiêu nên con người có thể dễ dàng đi từ ngọn núi này sang ngọn núi kia . Nhưng về mặt thiêng liêng, thật khó khăn biết bao để đi hết đọan đường ngắn ngủi ấy, bởi vì con người ưa thích những vinh quang ngất ngây tuyệt vời, không dám hy sịnh, sợ đau khổ, sợ chết. Con người không thấu hiểu và cũng không xác tín được rằng: "Cái chết là cửa ngõ dẫn đưa vào sự sống lại đời đời".

Đường vinh quang phuc sinh:(Ga.20). Qua cái chết đau thương nhục nhã trên thập giá, Chúa Giêsu đã sống lại, Ngài đã chiến thắng sự chết. Con đường đau khổ và sự chết đã dẫn đưa đến con đường vinh quang phục sinh . Qua cái chết của Chúa Giêsu, Ngài đã nối tiếp "đường lên núi Sọ Golgotha" bằng "đường vinh quang phuc sinh" của Ngài.

Bạn thân mến! Chúa Giêsu đi "con đường vào hoang địa" để cầu nguyện và để tôi luyện. Ngài đã đi "con đường lên núi Tabo" để được Thiên Chúa Cha biến đổi hình dạng. Ngài cũng đi "con đường lên núi Sọ" với biết bao đau thương tủi nhục để hy sinh mạng sống cho người mình thương. Qua cái chết của Ngài, Ngài đã đi vào "con đường vinh quang phuc sinh". Tôi và bạn đang đi con đường nào đây nhỉ ? Thầy Giêsu đã đi con đường trên đây, Chẳng lẽ người môn đệ của Ngài lại đi con đường khác được sao ?

* * * * *

Lạy Chúa! Bước đi theo Chúa không phải là chỉ bước đi với Ngài trên con đường vào hoang địa., cũng không phải là chỉ bước đi với Ngài trên con đường lên núi Tabo hay con đường lên núi Sọ, nhưng là cùng bước với Ngài trên mọi nẻo đường Ngài đã đi qua và cùng với Ngài đi đến chặng đường cuối cùng: "đường vinh quang phục sinh", đó cũng là cùng đích của người Kitô chúng con hôm nay.

Lạy Chúa! Xin ban ơn giúp sức cho con, để con có đủ can đảm và lòng yêu mến mà bước đi theo Ngài và cũng được sống lại với Ngài, Amen .

Linh Xuân Thôn

Cầu Cho Cha Mẹ

Biết Chúa Biết Con (Lệ Hằng)

O Let the Son of God Enfolds You

Another Time - Another Place (Sandi Patti)

Đường Thương Khó

In The Name of The Lord (Sandi Patti)

He Shall Feed His Flock (Sandi Patti)

Love Is Any Language

A Whole New World (Sandi Patti & David Phelps)

We Shall Behold Him (Sandi Patti)

In a moment, in a twinkling of the eye ;-). What a glorious song and
what a wonderful voice (Sandi Patty)! God's Time!

My God Is Real (Sandi Patti)

Bàn Tay (Nhạc Đạo)

Via Dolorosa - Sandi Patti (Songs From The Heart)
Down the Via Dolorosa in Jerusalem that day
The soldiers tried to clear the narrow street
But the crowd pressed in to see
A Man condemned to die on Calvary

He was bleeding from a beating, there were stripes upon His back
And He wore a crown of thorns upon His head
And He bore with every step
The scorn of those who cried out for His death

Down the Via Dolorosa called the way of suffering
Like a lamb came the Messiah, Christ the King,
But He chose to walk that road out of
His love for you and me.
Down the Via Dolorosa, all the way to Calvary.

Por la Via Dolorosa, triste dia en Jerusalem
Los saldados le abrian paso a Jesus
Mas la gente se acercaba
Para ver al que llevaba aquella cruz

Por la Via Dolorosa, que es la via del dolor
Como oveja vino Cristo, Rey, Senor
Y fue El quien quiso ir por su amor por ti y por mi
Por la Via Dolorosa al Calvario y a morir

The blood that would cleanse the souls of all men
Made its way through the heart of Jerusalem.

Down the Via Dolorosa called the way of suffering
Like a lamb came the Messiah, Christ the King
But He chose to walk that road out of His love for you and me
Down the Via Dolorosa, all the way to Calvary.

CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Ý NGHĨA BỨC HỌA
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM


Đây là bức tranh được trưng bày trong đại lễ suy tôn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, ngày 19-06-1988 tại quảng trường thánh Phêrô tại Roma, do họa sĩ Gordon Faggetter trình bày.

Bức tranh lấy cảm hứng từ câu 9 trong đoạn 7 của sách Khải Huyền : "Tôi đã thấy một đoàn người đông đảo không tài nào đếm nổi, thuộc mọi nước mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng rước ngài Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế"

Đứng hàng thứ nhất chính giữa hình là sáu vị đứng đầu danh sách 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam, được XƯỚNG DANH trong nghi thức SUY TÔN đó là :

Linh mục Anrê Dũng Lạc, Thanh niên chủng sinh Tôma Thiện
và Cụ Trùm gia trưởng Emmmanuel Lê Văn Phụng,
đại diện chính thức cho 96 vị thánh Việt Nam, thuộc ba miền Bắc Trung Nam.

Hai giám mục Dòng Đaminh Hermosilla LiêmValentino Vinh,
đại diện cho 11 thừa sai Tây Ban Nha Dòng Đaminh (6 giám mục – 5 linh mục)
và 27 vị khác quốc tịch Việt Nam thuộc gia đình Đaminh,
(11 linh mục, 6 thày giảng, 3 linh mục và 7 giáo dân dòng Ba Đaminh).

Linh mục Théophane Vénard Ven, (áo chùng đen, cổ có ba gạch trắng)
đại diện cho 10 thừa sai Pháp thuộc Hội Thừa Sai Paris. (gồm 2 giám mục, 8 linh mục)

Cũng ở hàng đầu từ trái qua phải là :
Linh mục Phaolô Lê Bảo Tịnh, Hai vị Dòng Đaminh tử đạo tiên khởi trong danh sách 117 là cha Vinhsơn Phạm Hiếu Liêm là cha Castaneda Gia (quỳ phía trước).

Quỳ phía bên phải : Quan Thái bộc Micae Hồ Đình Hy.
Sau lưng là ba vị gia đình cụ Án Đaminh Phạm Trọng Khảm, với con trai Luca Phạm Trọng Thìn và người em Giuse Phạm Trọng Tả.

Riêng thánh nữ Annê Lê Thị Thành cũng đứng ngay gần giữa bức tranh, đại diện duy nhất của nữ giới Giáo hội Việt Nam. Thánh nữ đã 60 tuổi, nhưng họa sĩ đã xin phép được vẽ trẻ hơn một chút tính theo tuổi của Nước trời.

Họa sĩ Gordon Faggetter còn chủ tâm vẽ rải rác trong bức họa đủ tám mũ Giám mục, thêm 24 Linh mục triều mặc lễ phục trắng đeo dây stola đỏ, và 7 Thánh Binh trong y phục quân nhân.Dưới chân bức họa là một số dụng cụ gia hình trong các cuộc tử đạo :
gông cùm, xiềng xích, dây thừng thắt cổ, roi đòn, kìm kẹp và thanh đao xử trảm.

Cụm hoa sen chỉ ý nghĩa trong sáng của cuộc đời 117 vị thánh,
theo biểu tượng văn hóa Việt Nam, Sen tượng trưng người quân tử :
"Trong đầm gì đẹp bằng sen… gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".

Phía sau bức tranh là giang sơn gấm vóc của đất Việt, tượng trưng bằng một số KIẾN TRÚC :

- Chùa Một Cột (Bắc), chùa Thiên Mụ (Trung) và chợ Bến Thành (Nam)

- Và 5 ngôi thánh đường : chính tòa Hà Nội, chính tòa Sài Gòn, Lavang. Thánh đường Phát Diệm theo kiến trúc Á Đông và Bùi Chu nơi có đến 26 vị tử đạo…

Mở rộng đến tận chân trời là biển khơi và cánh đồng lúa, chính là môi trường truyền giáo của các con cháu các vị Anh Hùng. Họ được kêu mời thêm tin tưởng vững bước tiến vào tương lai. Vì từ trên cao, Đức Kitô với một tay mở rộng đón đợi và một tay đang chúc lành, như muốn lập lại lời Ngài xưa : "Trong thế gian anh em sẽ còn phải gian nan khốn khó, nhưng can đảm lên, Thày đã thắng thế gian"