Thursday, June 21, 2007

The Ten Commandments for Drivers

Theo bản tin AP, ngày 19 tháng 6 năm 2007, Văn Phòng Toà Thánh về Mục Vụ Di Dân và Người Lưu Động (Office for Migrants and Itinerant People) công bố văn kiện "Những Đường Hướng Mục Vụ Thành Phố", và trong đó có 10 Điều Răn dành cho cac tài xế.

The "Drivers' Ten Commandments, " as listed in the document, are:

1. You shall not kill. [Chớ Giết Người]

2. The road shall be for you a means of communion between people and not of mortal harm. [Đường lộ là phương tiện giao tiếp giữa người với người, chứ không phải để gây nguy hại thể xác và chết chóc]

3. Courtesy, uprightness and prudence will help you deal with unforeseen events. [Lịch sự, đàng hoàng, và cẩn trọng giup bạn đối phó với những tình huống không lường trước được.]


4. Be charitable and help your neighbor in need, especially victims of accidents. [Có lòng bác ái và sẵn lòng tương trợ những người xung quanh trong cơn nguy cấp, đặc biệt các nạn nhân giao thông]


5. Cars shall not be for you an expression of power and domination, and an occasion of sin. [Xe cộ không phải là phương cách biểu dương quyền lực, áp đảo và nơi gây tội lỗi]


6. Charitably convince the young and not so young not to drive when they are not in a fitting condition to do so.
[Nên tử tế thuyết phục những bạn trẻ và những người khác đừng nên lái xe khi họ không trong điều kiện phù hợp để điều khiển xe cộ]

7. Support the families of accident victims. [Hãy tận tình cứu tế, trợ giúp gia đình các nạn nhân giao thông]

8. Bring guilty motorists and their victims together, at the appropriate time, so that they can undergo the liberating experience of forgiveness. [Vào lúc thích hợp, hãy tạo điều kiện cho những người gây tai nạn và nạn nhân đến với nhau để có thể tha thứ cho nhau]

9. On the road, protect the more vulnerable party. [Bảo vệ kẻ yểm thế trên đường]

10. Feel responsible toward others. [Có tinh thần trách nhiệm với người khác]

Sứ điệp Hoà Bình Thế Giới 2008

“Gia đình nhân loại, cộng đồng của hòa bình”

Roma, ngày 19/6/2007 (Zenit) - “Gia đình nhân loại, cộng đồng của hòa bình” : là chủ đề đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI chọn cho sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 41, được mừng vào ngày đầu năm dương lịch 1/1/2008.Theo tin Tòa Thánh Vatican « đề tài được Đức Thánh Cha chọn dựa vào xác tín rằng việc nhận thức về định mệnh chung và kinh nghiệm về sự đồng tâm chính là những yếu tố căn bản để thực hiện công ích và để xây dựng hòa bình cho nhân loại »« Nhìn nhận rằng mối hiệp nhất của gia đình nhân loại quả thực hơn bao giờ hết chính là thiên ý trong chính giây phút lịch sử hiện nay, khi mà các tổ chức quốc tế và đang bị khủng hoảng và trước những hiểm họa đang xẩy ra hiện nay mà cộng đồng quốc tế đang băn khoăn lo lắng. Mỗi người, mỗi dân tộc được mời gọi để sống và tự cảm nhận được rằng mình thuộc về gia đình nhân loại đã được Thiên Chúa tác thành như một cộng đồng của hòa bình ! »Cũng như Công Đồng Vatican II đã xác định : « Quả vậy, mọi dân nước làm nên một cộng đồng. Tất cả mọi dân tộc có cùng một cội nguồn, bởi vì Thiên Chúa đã làm cho mọi nòi giống định cư trên khắp mặt đất (Tuyên ngôn Nostra aetate 1,2). Chính vì vậy mà Công Đồng đã xác nhận : « Mọi nhóm phải để tâm đến nhu cầu và những khát vọng chính đáng của các nhóm khác, và hơn nữa phải quan tâm đến công ích của toàn thể gia đình nhân loại » (Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 26) « Nếu nhân phẩm của con người đã được tác tạo theo hình ảnh của Thiên Chúa và đã được mạc khải trong Cựu Ước, thì sự hiệp nhất của nòi giống nhân loại chính là một trong các chân lý tinh hoa nhất của Kitô giáo ».Thông báo cũng ghi nhận thêm mối liên hệ giữa hai thông điệp hòa bình đầu tiên của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI với thông điệp hòa bình năm 2008 : « Đề tài : “Gia đình nhân loại, cộng đồng của hòa bình” khai triển một cách mạch lạc và ăn khớp với suy tư của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong các sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới năm 2006 : « Hòa bình trong chân lý » và năm 2007 : « Nhân vị, trọng tâm của hòa bình ».Chính Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI đã ban hành sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới đầu tiên do chính Ngài sáng lập vào năm 1968. Từ năm 1968 đến 1978, có tất cả 11 sứ diệp Ngày Hòa bình thế giới trong triều đại của Ngài.Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã thiết lập Ngày Hòa Bình Thế Giới để gửi đến « tất cả những người bạn yêu mến hòa bình » : « Đề nghị tận hiến cho hòa bình ngay từ ngày đầu tiên của năm mới thực ra, theo thiển ý của tôi, không hoàn toàn thuộc về tôn giáo và công giáo. Đề nghị này muốn được tất cả mọi bạn hữu đích thực của hòa bình tham gia, như là một sáng kiến của chính họ. Đề nghị này phải được diễn đạt theo các hình thức tự do, thích hợp với cá tính đặc biệt của mỗi cá nhân, khi mỗi người hiểu được rằng mọi tiếng nói trên thế giới đều một lòng một ý để tán dương sự thiện ích căn bản chính là hòa bình thì thật cao đẹp và khẩn thiết biết bao ! »Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã ban hành cả thảy 27 sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới từ năm 1979 đến 2005, trong triều đại của Ngài.Cuốn sách của Đức Cha Olivier De Berranger, giám mục giáo phận Saint.Denis với đề tựa : « Hòa bình sẽ là chữ cuối cùng của lịch sử » (do nhà xuất bản Parole et Silence, 2001) đã có công thu thập các tinh hoa của gia tài hòa bình kể từ thông điệp « Pacem in terris » (Hòa bình trên thế giới) của Đức Giáo Hoàng Gioan XXII, xuyên qua tiếng kêu cứu cầ Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ở Liên Hiệp Quốc : « Sẽ không bao giờ còn chiến tranh nữa ! » và cuộc gặp gỡ Assisi vào năm 1986, cũng xuyên suốt với sợi chỉ hồng của mối Phút Thật : « Phúc cho ai biết xây dựng hòa bình ».
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu

ANH EM BẢO THẦY LÀ AI?

Một cậu bé 15 tuổi đang cùng bố mình lái xe đi ngang qua một phi trường bé xíu tại một thị trấn nhỏ vùng Ohio, thình lình một chiếc phi cơ đang bay rất thấp mà người lái không còn kiểm soát được nữa nên chúi mũi xuống đường. Thấy thế cậu bé liền hét lên:
- Bố ơi, bố ơi! dừng lại ngay!

Vài phút sau, cậu ta lôi chàng phi công ra khỏi chiếc phi cơ. Đó là một chàng sinh viên tập lái, 20 tuổi, đang thực tập cất cánh và hạ cánh phi cơ. Chàng thanh niên ấy đã chết trong tay cậu bé. Ngay khi về đến nhà cậu bé vừa nhảy đến ôm mẹ vừa khóc vừa nói:

- Mẹ ơi! Anh ấy là bạn con! Anh ấy mới chỉ hai mươi tuổi thôi!
Đêm đó cậu bé vẫn còn bị khủng hoảng tinh thần nên không ăn uống gì được. Cậu liền về phòng, đóng cửa và leo lên giường nằm. Lúc đó cậu đang làm việc ngoài giờ trong một tiệm bán tạp hoá. Kiếm được đồng nào cậu liền dành dụm để học lái máy bay. Mục đích cậu nhắm là lấy cho được bằng lái máy bay vào năm 16 tuổi. Bố mẹ cậu lo lắng không hiểu thảm kịch trên có ảnh hưởng gì đến đứa con mình không. Cậu ta sẽ nghỉ học bay hay vẫn cứ tiếp tục? Họ đồng ý để cho cậu bé hoàn toàn quyết định. Hai ngày sau mẹ cậu mang bánh buýt qui lên phòng cho cậu. Nhìn vào ngăn kéo tủ bà thấy có một quyển vở mở trang. Đó là quyển vở cậu bé còn giữ lại từ hồi thơ bé. Ngay trang đầu bà đọc thấy hàng chữ hoa: “ĐỨC TÍNH CỦA CHÚA GIÊSU”. Và phía bên dưới cậu liệt kê một lô những đức tính sau đây:

“Chúa Giêsu không hề phạm tội.
Ngài sống khiêm nhường và nâng đỡ người nghèo khổ;
Ngài không ích kỷ, Ngài gần gũi Thiên Chúa….”

Bà mẹ nhìn thấy trong giờ phút quyết định, cậu bé đã biết cầu xin Chúa Giêsu hướng dẫn. Thế là bà quay về cậu bé và nói:
- Con quyết định thế nào về vấn đề học bay?
Cậu bé liền nhìn vào mắt mẹ trả lời:
- Thưa mẹ, con hy vọng rằng mẹ và bố sẽ hiểu cho con, nhưng với ơn Chúa giúp, con sẽ phải tiếp tục học bay

Cậu bé đó chính là Neil Amstrong. Vào ngày 20-7-1969, Amstrong đã trở thành người đầu tiên đổ bộ lên mặt trăng. Đó chính là nhờ ơn Chúa giúp cậu tiếp tục học bay, mặc dù thấy anh bạn mình đã chết vì việc học đó.

*************************

Câu chuyện trên đã trả lời một cách sống động khác thường câu hỏi mà Chúa Giêsu nêu ra trong bài Phúc Âm hôm nay: “Các ngươi cho Ta là ai?” Cậu thiếu niên Neil Amstrong đã không trả lời Chúa Giêsu bằng câu nói: “Ngài là Con Thiên Chúa” hay “Ngài là Đấng Mêsia” hoặc “Ngài là Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa”. Amstrong đã trả lời đơn giản hơn nhiều: “Ngài là người biết chăm sóc kẻ khác, là người gần gũi Thiên Chúa”. Nói rõ hơn, Neil Amstrong đã không trả lời một cách thần học cho câu hỏi: “Các ngươi cho Ta là ai?” Amstrong đã đưa ra câu trả lời của riêng mình. Cậu đã nhìn sâu vào tâm hồn mình và mô tả cảm nghiệm về Chúa Giêsu trong cuộc sống riêng tư của cậu.

Mỗi người trong chúng ta cũng phải làm giống như cậu bé Amstrong. Chúng ta cũng phải nhìn sâu trong tâm hồn mình để mô tả cảm nghiệm về Chúa Giêsu trong chính cuộc sống của mình, tức là phải nhìn sâu vào tâm hồn mình trước khi trả lời cho câu hỏi của Chúa Giêsu: “Các ngươi cho Ta là ai?”. Và cảm nghiệm này mang tính riêng tư không giống ai. Chẳng hạn đối với một số người trong chúng ta, Chúa Giêsu là Đấng chúng ta có thể chạy đến cầu xin hướng dẫn mỗi khi chúng ta gặp bối rối. Đối với một số khác, Chúa Giêsu là Đấng ban sức mạnh mỗi khi gặp thử thách; đối với số người kia, Chúa Giêsu là Đấng an ủi khi buồn phiền.

Từ đó, chúng ta bước sang phần sau của bài Phúc Âm hôm nay. Nếu phần đầu bài Phúc Âm nêu câu hỏi: “Chúng ta cho Chúa Giêsu là ai?” thì phần sau lại nêu câu hỏi ngược lại: “Chúa Giêsu thấy chúng ta là người như thế nào? Ngài xếp chúng ta vào loại người nào?” Ngài đã từng tuyên bố: “Nếu ai muốn theo Ta, hãy vác thánh giá mỗi ngày mà theo Ta” những lời này đòi buộc chúng ta tự vấn chính mình. “Chúa Giêsu nghĩ gì về chúng ta? Ngài có xếp chúng ta vào số các môn đệ Ngài không?” Nói cách khác, chúng ta có vác thánh giá hàng ngày bước theo Chúa Giêsu không? Chúng ta có sẵn sàng phục vụ kẻ khác như Chúa đã phục vụ chúng ta không? Chúng ta có sẵn sàng nâng đỡ tha nhân khi họ gặp thử thách không? Và khi gặp bối rối, âu lo, kẻ khác có thể nhờ chúng ta chỉ đường dẫn lối cho không?

Tóm lại, bài Phúc Âm hôm nay đặt ra cho chúng ta hai câu hỏi quan trọng. Chúa Giêsu là ai trong đời chúng ta? Và chúng ta là ai dưới con mắt của Chúa Giêsu? Mỗi người chúng ta phải tự mình trả lời cho hai câu hỏi trên.

*********************************
Để kết thúc, chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện sau đây lên Chúa Giêsu. Lời nguyện này do một Kitô hữu vô danh viết ra cách đây gần 1500 năm.:


Lạy Chúa!
Xin hãy là ngọn lửa bừng sáng trước mắt con,
xin hãy là vì sao dẫn lối trên đầu con,
Xin hãy là lối đi êm ái dưới chân con,
xin hãy là mục tử nhân từ đằng sau con,
Xin mãi mãi là như thế đối với con:
Hôm nay – đêm nay – và muôn đời muôn kiếp.

Theo Lm Mark Link S.J.