Wednesday, April 2, 2008

Chuyến Tông Du đầu tiên tới Hoa Kỳ của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI

Để chuẩn bị tinh thần và chào mừng Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI sẽ đặt chân lần đầu tiên tới Hoa Kỳ vơi tư cách Giáo Hoàng vào ngày 15/4, cũng là chuyến tông du thứ 8 trong triều Giáo Hoàng, một loạt 15 bài liên quan đến Đức Giáo Hoàng Biển Đức đến Hoa Kỳ sẽ lần lượt cho lên mạng Vietcatholic trong thời gian tới đây.
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đưa ra chủ để cho chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI vào tháng 4 tới đây là “Đức Kitô niềm Hy Vọng của Chúng Ta”.

Chương trình chi tiết chuyến Tông Du của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tại Hoa Kỳ:Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI lần đầu tiên với tư cách Giáo Hoàng sẽ đến Hoa Kỳ với hàng loạt những cuộc tiếp kiến gặp gỡ khác nhau giữa các hàng Giám Mục, Tu Sĩ và Chủng Sinh tại Hoa Kỳ, cácnhà lãnh đạo chính quyền, các đại diện liên tôn và đại kết, các học giả trí thức trên thế giới và tín hữu Công Giáo Hoà Kỳ.

Những biến cố được tổ chức tại Washington và tại New York từ ngày 15-20/4 bao gồm buổi gặp gỡ Tổng Thống George W. Bush và Đệ Nhất Phu Nhân tại Nhà Trắng (Tòa Bạch Ốc) và cuộc viếng thăm “Ground Zero” tại Manhattan nơi xảy ra cuộc khủng bố không tặc Tòa Tháp Đôi 11/9.Cuộc gặp gỡ và trình bày sứ điệp của Ngài trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào ngày 18/4, là một dịp để Ngài trình bày những nền tảng quan trọng toàn cầu nhất trong triều đại 3 năm Giáo Hoàng của Ngài.Là chuyến Tông Du thứ 8 và là chuyến tông du đầu tiên tới Hoa Kỳ trong triều Giáo Hoàng Biển Đức XVI kể từ khi có chuyến Tông Du cuối cùng của Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chỉ vỏn vẹn 30 tiếng đồng hồ tại St Louis- Hoa Kỳ vào năm 1999.

Ban tổ chức chuyến Tông Du Giáo Hoàng đã tường trình cho biết số người yêu cầu có vé để tham dự 2 Thánh Lễ rất cao tại Công Viên Quốc Gia ở Washington và tại Vận Động Trường Yankee ở NewYork, và chắc chắn rằng Ban Tổ Chức sẽ không đảm bảo để mọi người có vé để được tham dự Thánh Lễ vì đã ngoài quá con số cho phép.Riêng tại Vatican, các giáo sĩ đã tỏ ra nhộn nhịp càng ngày càng tăng vì các Ngài kỳ vọng đây sẽ là chuyến tông du quan trọng nhất so với các năm vừa qua.

Thứ Ba, 15/4

Đức Giáo Hoàng sẽ đến Phi Trường Quân Sự Andrews, thuộc ngoại ô Washington vào xế chiều trong chuyến bay của hãng hàng không Alitalia kéo dài 9 tiếng đồng hồ. Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush sẽ ra nghênh đón và chào mừng Đức Giáo Hoàng. Tổng Thống Bush sẽ đọc một bài chào mừng ngắn lên Đức Thánh Cha và Đức Giáo Hoàng cũng sẽ đọc một bài đáp từ. Sau đó Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI sẽ đến thẳng tới Dinh Sứ Thần Tòa Thánh để nghỉ ngơi sau 9 tiếng đồng hồ trên máy bay.

Thứ Tư 16/4

Tổng Thống George W. Bush sẽ chào mừng Đức Giáo Hoàng tại phía Nam của Nhà Trắng vào lúc 10 g 30 sáng, sau đó sẽ có một buổi gặp gỡ riêng giữa 2 vị tại Nhà Trắng. Đây cũng là lần thứ 2 trong lịch sử triều đại các Giáo Hoàng, là Đức Giáo Hoàng đã viếng thăm Nhà Trắng. Hôm này cũng trùng vào ngày sinh nhật thứ 81 của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI.
Lúc 5 g30 chiều, Đức Giáo Hoàng sẽ chủ sự buổi đọc Kinh Chiều với khoảng 350 Giám Mục Hoa Kỳ tại Đền Thánh Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Washington. Trước đó Đức Giáo Hoàng sẽ chào mừng nhiều người nghênh đón Ngài dọc theo con đường đưa đến Đền Thánh Quốc Gia.

Thứ Năm 17/4

Lúc 10 giờ sáng, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI sẽ chủ sự Thánh Lễ tại Công Viên Quốc Gia, đây là biến cố đầu tiên được diễn ra tại Vận Động Trường mới mà không phải là trận đấu baseball.
Lúc 5 giờ chiều, Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ và ban bài diễn văn tới hơn 200 Trường Cao Đẳng và Đại Học Công Giáo tại Đại Học Công Giáo America ở vùng Đông Bắc Washington, tại đây cũng có sự tham sự của Ban Giám Thị các trường Trung Học Công Giáo từ các Giáo Phận trên khắp đất nước Hoa Kỳ.
Lúc 6g30 chiều, Đức Giáo Hoàng sẽ cùng với các đại diện Phật Giáo, Hồi Giáo, Do Thái Giáo, Đạo Sikhs, Ấn Giáo và đại diện các tôn giáo bạn trong buổi cầu nguyện chung tại Trung Tâm Văn Hoa Gioan Phaolô II.

Thứ Sáu, 18/4

Sau khi đáp chuyến bay từ Washington tới New York, Đức Giáo Hoàng sẽ thuyết trình trước Đại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào lúc 10g45 sáng. Theo truyền thống Giáo Hoàng của các vị tiền nhiệm, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc 2 lần vào năm 1979 và năm 1995, và Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã tới đây vào năm 1965.
Lúc 6g30 chiêu, Đức Giáo Hoàng sẽ chủ sự buổi cầu nguyện với các tôn giáo Kitô Giáo như Tin Lành... tại Thánh Đường Thánh Giuse (St Joseph), đây là một giáo xứ có tầm vóc lịch sử của người Đức tại Yorkville thuộc Manhattan.

Thứ Bảy 19/4

Lúc 9g15 sáng, Đức Giáo Hoàng sẽ chủ sự Thánh lễ tại Nhà Thờ Chánh Tòa St Patrick nằm giữa thị trấn Manhattan dành cho các Linh Mục, Tu Sĩ các Dòng Tu và các Phó Tế. Hôm nay cũng là ngày kỷ niệm đánh dấu đúng 3 năm ngày tuyển cử Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI.
Lúc 4g30 chiều, Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ giới trẻ tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse ở Yonkers, thuộc phía Bắc Thành Phố New York. Đức Giáo Hoàng cũng gặp gỡ 50 bạn trẻ khuyết tật, và đức Giáo Hoàng sẽ ban một bài huấn từ tới các bạn trẻ, trong số bao gồm đến cả hàng trăm chủng sinh. Trong buổi này được coi như là buổi tập họp cầu nguyện.

Chúa Nhật 20/4

Lúc 9g30 sáng, Đức Giáo Hoàng sẽ viếng thăm “ground zero”, nơi xảy ra khủng bố không tặc vào ngày 11/9/2001 tại Tòa Tháp Đôi của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới.
Lúc 2g30 chiều, Đức Giáo Hoàng sẽ chủ sự Thánh Lễ tại Vận Động Trường Yankee. Buổi cử hành phụng vụ này cũng đánh dấu 200 năm thành lập Tổng Giáo Phận New York, Tổng Giáo Phận Boston, Tổng Giáo Phận Philadelphia và Louisville, Ky., cũng như đánh dấu 200 năm, giáo phận Baltimore được nâng lên hàng Tổng Giáo Phận, đây là Giáo Phận cổ kính nhất của Hoa Kỳ, là Giáo Phận đầu tiên được thành lập trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ.

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tới phi trường Quốc Tế John F. Kennedy lúc 8 giờ tồi và đáp chuyến bay Shepherd One của hãng hàng không Alitalia để trở về Vatican.
Đối với những ai không có cơ hội lấy được vé để tham dự Thánh Lễ tại 2 vận động trường do Đức Thánh Cha chủ tế, thế nhưng vẫn có thể xem thấy tận mắt và chào mừng Giáo Hoàng tại dọc các đường phố, vì Tòa Thánh đã mang chiếc xe bọc kính của Giáo Hoàng đến Hoa Kỳ và sẽ được xử dụng tại Washington và New York.

Đức Giáo Hoàng: Gặp Chúa để gặp thật chính mình

“Giải thích về Đức Tin và Lý Trí trong đời sống Thánh Augustinô”

VATICAN (Zenit,org). Sự biết Chúa hướng dẫn ta biết chính mình và căn tính thật của mình, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nói trong buổi tiếp kiến chung Thứ Tư hàng tuần 30/1 dành cho gương mặt Thánh Augustinô, giám mục Hippo.
Đức Giáo Hoàng nói về tương quan giữa đức tin và lý trí trong đời sống Thánh Augustinô. Trong hai bài suy niệm cuối cùng, ngài đã giải thích về đời sống và những ngày cuối đời của triết gia và thần học gia này.

Đức Thánh Cha nói, Augustinô đã bỏ đức tin Công Giáo lúc còn trẻ, “bởi vì ngài không thể thấy đức tin có thể lập luận cách hợp lý, và cũng không muốn một tôn giáo nào đối với ngài không phải là một diễn tả của lý trí—nghĩa là, chân lý.”

“Sư khao khát chân lý của ngài là triệt để và dẫn ngài đi xa đức tin Công Giáo,” Đức Thánh Cha nói thêm. “Tính triệt để của ngài lên tới mức ngài không thoả mãn với những khoa triết không vươn tới chính chân lý, và không gặp được Thiên Chúa –không phải là một Thiên chúa như là một giả thuyết vũ trụ học cuối cùng, nhưng Thiên Chúa thật, Đấng ban sự sống và kết hợp sự sống chúng ta.”Giáo Hoàng Biển Đức XVI then brought to the forefront the consideration of the relationship between faith and reason: "These two dimensions, faith and reason, should not be separated nor opposed, but rather go forward together.
Sau đó Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI làm nổi bật sự quan sát về tương quan giữa đức tin và lý trí: “Hai chiều kích này, đức tin và lý trí, không thể chia rẻ hay chống đối, nhưng đúng hơn tiến bước chung.

“Vì Augustinô viết sau lúc trở lại, đức tin và lý trí là ‘hai sức mạnh dẫn chúng ta tới sự hiểu biết.’”

Khi trưng dẫn hai câu thời danh của Augustinô –“Tôi tin để hiểu” và “Tôi hiểu để tin” – Đức Giáo Hoàng nói những khẳng định đó “diễn tả sự tổng hợp của vấn đề này.”Ngài tiếp: “Sừ hài hoà giữa đức tin và lý trí có nghĩa hơn hết là Thiên Chúa không ở xa chúng ta; Người không ở xa sự lập luận và sự sống chúng ta; Người ở gần mọi người, gần con tim chúng ta và gần lý trí chúng ta nếu chúng ta thật sự theo đường lối của Người.

“Chính sự gần gũi này của Thiên Chúa với con người mà Augustinô đã kinh nghiệm với sức mạnh lạ thường.”“Sự hiện diện của Thiên Chúa trong con người là thâm sâu và đồng thời là mầu nhiệm,” Đức Thánh Cha nói. “Sự xa cách Thiên Chúa tức là sự xa cách khỏi chính mình.”

“Bởi vì Augustinô đích thân kinh nghiệm cuộc hành trình tinh thần và thiêng liêng này, ngài ra sức chuyển gởi nó trong những tác phẩm của ngài cách cấp thiết, trong chiều sâu và khôn ngoan”.“Một con người xa Chúa thì cũng xa với chính mình, xa lạ với mình, họ chỉ có thể gặp chính mình bằng cách gặp Chúa,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói. “Con đường này dẫn tới chính mình, tới chính mình và căn tính thật của mình.”Đức Giáo Hoàng nói thêm: “Như vậy Augustinô đã gặp Chúa và suốt đơi đã kinh nghiệm Chúa tới mức sự thực tế này—là hơn hết một sư gặp gỡ với một nhân vật, Chúa Giêsu Kitô—đã thay đổi sự sống của ngài, cũng như đã thay đổi sự sống của rất nhiều người nam và nữ đã có ân sủng gặp Chúa.”

Pope Urges Salesians to Focus on Families

Says This Is the Way to Help in Formation of Youth
VATICAN CITY, MARCH 31, 2008 (Zenit.org).- Since the family should have an active role in the education of youth, it is necessary to expand youth ministry to family ministry, Benedict XVI is telling the Salesians.The Pope encouraged the Salesians along these lines when he received in audience today representatives of that religious family, in Rome for their 29th General Chapter.On March 25, the congregation re-elected Father Pascual Chávez Villanueva as the ninth successor of the Salesian founder, St. John Bosco, for another six years.The chapter's theme is a motto of St. John Bosco, "Da mihi animas, cetera tolle" (give me souls, take away all else). The Holy Father commented on the theme, noting that "its aim is to reawaken apostolic passion in each individual Salesian and in the entire congregation. This will help better to define the profile of Salesians, that they may become more aware of their identity as people consecrated 'for the glory of God'" and "of their pastoral commitment 'to the salvation of souls.'""Another characteristic of the Salesian model is the consciousness of the inestimable value of souls," the Holy Father said. Thus, the Salesian "should have his heart open to identify the new needs of youth and listen to their appeals for help," the Pope continued, especially that of the "most materially and spiritually poor."Fascinated by ChristBenedict XVI exhorted the Salesians to help youth "above all to know and love" Jesus Christ "and to allow themselves to be fascinated by him, to cultivate the evangelical commitment, to want to do good to one's contemporaries, to be apostles of other youth."From there, the Pope urged the congregation, "That your effort would be to form laypeople with apostolic hearts, inviting all to walk in the sanctity of life that brings to mature courageous disciples and authentic apostles."The Holy Father said he was aware that these challenges are launched in a context of a "great educational emergency," whose most grave element is "the sensation of discouragement that overcomes many educators, especially parents and professors.""At the root of the crisis in education exists in fact a crisis of confidence in life, which deep down is nothing more than a lack of trust in the God who has called us to life," he saidIn any case, the Pontiff affirmed, "in the education of youth it is extremely important that the family be an active subject.""So often it is either unable to make its specific contribution, or it is absent," he said. "The predilection for and commitment to young people, so characteristic of Don Bosco's charism, must be translated into a like commitment to the involvement and formation of families. [...] To care for families is not to subtract force from efforts on behalf of the young, rather it makes those efforts more lasting and effective. I encourage you, then, to study ways to implement this commitment. [...] This will be an advantage in the education and evangelization of the young."The Holy Father concluded by underlining the need for "solid formation" for all members of the congregation, "not resting content with mediocre results, overcoming the difficulties of vocational fragility, favoring strong spiritual accompaniment and guaranteeing, through permanent formation, educational and pastoral excellence."