Saturday, April 19, 2008

Pope coming to CUA (Catholic University of America) on Thursday May 17, 2008

Our Holy Father is greeted by Fr. Bogulawski, OP
- the president of the Dominican House of Studies
Interview with CUA students

Đức Thánh Cha tái kêu gọi phát triển một chủ nghĩa Nhân Bản mới
Vatican (CNA) – Đứng trước sự bùng nổ bạo lực trên khắp thế giới, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI kêu gọi một “chủ nghĩa nhân bản mới”, gồm có phát triển luân lý và tâm linh, để chống lại việc lan rộng của chiến tranh.

Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng được công bố gần ngày ngài đọc diễn từ tại Liên Hiệp Quốc, nơi nhiều người mong đợi ngài sẽ đề cập đến bạo lực và nhu cầu phải củng cố gia đình trên khắp thế giới.

Đức Hồng y Renato Martino và các tham dự viên cuộc hội luận có chủ đề “Giải giới, phát triển và hòa bình, các triển vọng cho việc giải giới toàn diện” tổ chức tại Roma từ ngày 11 đến 12 tháng Tư, đã nhận được sứ điệp của Đức Giáo Hoàng.

Mở đầu thông điệp, Đức Thánh Cha nhận xét rằng chủ đề cuộc hội thảo rất thích hợp cho tình hình hiện nay của nhân loại: “Tình trạng căng thẳng và chiến tranh hiện hữu nhiều nơi trên thế giới, và ngay ở những nơi thảm họa chiến tranh không hiện diện, cũng tràn lan những cảm giác sợ hãi và bất an.”

“Hơn nữa, hiện tượng đó, được coi như khủng bố toàn cầu, làm lu mờ sự phân biệt giữa hòa bình và chiến tranh, tác hại trầm trọng niềm hy vọng của nhân loại vào tương lai.”

“Chúng ta có thể làm cách nào để đáp ứng những thử thách đó? Làm sao chúng ta có thể nhận ra ‘các dấu chỉ của thời đại’? Chắc chắn rằng hành động phối hợp trên bình diện chính trị, kinh tế và pháp luật là điều cần thiết, nhưng, trước hết, cần cùng nhau suy tư trên bình diện luân lý và tinh thần. Điều thìết yếu hơn nữa là triển dương một ‘nền nhân bản mới’”.

Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng cảnh giác, chúng ta không thể nghĩ về “chủ nghĩa nhân bản mới” này theo lối giảm thiểu sự phát triển chỉ còn là ‘lớn mạnh về kinh tế’, mà “phải gồm chiều kích luân lý và tinh thần. Một nền nhân bản toàn diện đích thực, đồng thời cũng còn phải biểu lộ tình đoàn kết.”

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô quả quyết rằng đạt được “hoà bình đích thực và lâu dài là chuyện không tưởng nếu không phát triển từng cá nhân và cả các dân tộc”. Thế nhưng, “suy tư về việc cắt giảm vũ khí là điều không thể hiểu nổi, nếu trước nhất chúng ta không tiêu trừ bạo lực từ gốc rễ, nếu con người trước nhất không quả quyết quay hướng đi tìm hòa bình, tìm điều thiện hảo và công lý”

Đức Giáo Hoàng cũng nhắm đến các nước chi tiêu những số tiền quá lố về quốc phòng và khi làm như thế, họ chuyển hướng ngân quỹ dành cho “các dự án phát triển con người, đặc biệt là những kẻ nghèo nhất và những ai cần được giúp đỡ nhất.”

Thay vì để cho kinh phí quân sự trở thành sức mạnh lèo lái nền kinh tế thế giới, Đức Giáo Hoàng kêu gọi các quốc gia “giảm chi phí quân sự về vũ khí và nghiêm chỉnh xem xét ý kiến thiết lập một quỹ toàn cầu dành cho các dự án phát triển hòa bình”.

ĐGH Bênêđictô XVI xác quyết nhu cầu phải làm mọi cách có thể để đảm bảo rằng “kinh tế nhằm tới hướng phục vụ con người và tình đoàn kết, không chỉ để sinh ra lợi nhuận.”

“Tuy nhiên, khó mà tìm ra được một giải pháp cho các vấn đề kỹ thuật khác nhau nếu con người không đổi hướng tìm về điều thiện trên bình diện văn hóa, luân lý và tâm linh.”

Cuộc biến đổi này cần đến “lời nguyện đồng ca kêu cầu một nền văn hóa yêu chuộng hòa bình và một nền giáo dục liên kết trong hòa bình, nhất là nơi các thế hệ mới… Quyền con người được hưởng hòa bình là điều thiết yếu và không thể bị tước đoạt, và sự thực thi tất cả các quyền khác đều tùy thuộc vào quyền này.”

Tuy rằng tình hình hiện nay trên thế giới có thể làm nổi lên “một cảm giác băn khoăn và nhẫn nhục chính đáng”, Đức Thánh Cha nói rõ rằng “chiến tranh không bao giờ không thể tránh được và hòa bình lúc nào cũng có thể có. Hơn thế nữa, đó là một bổn phận! Đã đến lúc phải thay đổi dòng lịch sử, tái khám phá ra sự tin cậy, phát triển đối thoại và nuôi dưỡng tình đồng cảm.”

Đức Giáo Hoàng kết luận: “Tương lai của nhân loại tùy thuộc vào lời cam kết của mỗi một con người. Chỉ bằng cách theo đuổi một chủ nghĩa nhân bản hòa nhập trong tình đoàn kết, ở đó việc giải giới có chiều kích đạo đức và tâm linh, nhân loại mới có thể tiến đến một nền hòa bình đích thực và trường cửu hằng mong đợi.”

Phụng Nghi