Saturday, September 20, 2008

NGƯỜI HÀNH KHẤT QUẢNG ĐẠI

Bangladesh là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Dĩ nhiên, trong một nước nghèo, thì hành khất vẫn là nghề thịnh hành nhất. Một nhà truyền giáo đã thuật lại một trường hợp hành khất lạ lùng như sau:

Sau một ngày làm việc nặng nhọc, một người đàn ông nọ đi về nhà mình không ngoài một phương tiện nào khác hơn là đôi chân. Người đàn ông dừng lại dưới một bóng cây và thiếp ngủ. Dáng vẻ của ông tiều tụy đến độ người qua lại lầm ông với một người hành khất. Không ai bảo ai, kẻ qua người lại đều dừng lại và bỏ vào chiếc mũ của ông vài đồng xu nhỏ. Không mấy chốc, chiếc mũ cũ kỹ đầy tiền.

Vừa thức giấc, người đàn ông ngạc nhiên trước sự quảng đại của khách qua đường. Ông đếm từng đồng xu nhỏ: số tiền còn lớn hơn cả một ngày công của ông. Người đàn ông mỉm cười về nghề hành khất bất đắc dĩ của mình. Chợt nhìn thấy xung quanh mình có nhiều người hành khất đui mù tàn tật, người đàn ông lặng lẽ đi đến từng người và chia đều cho họ số tiền ông đã thu được và tiếp tục đoạn đường còn lại.

Adam Smith, kinh tế gia nổi tiếng của Tô Cách Lan vào thế kỷ thứ 18 đã nói một câu mà K. Marx đã lập lại trong một tác phẩm của ông. Câu nói đó là: "Một nước giàu có là một nước trong đó có nhiều người nghèo". Câu định nghĩa về sự phồn thịnh ấy vừa nói lên sự nghèo đói về mặt tinh thần mà những người sống trong một nước giàu có thể cảm nghiệm được, nó cũng nói lên những bất công xã hội mà những người nghèo trong một nước giàu phải gánh chịu.

Bần cùng thường sinh ra đạo tặc. Những nước nghèo là những nước có nhiều tệ đoan xã hội. Tuy nhiên, cũng chính trong cảnh nghèo ấy, người ta thường gặp được những tấm lòng vàng. Cảnh nghèo có thể đưa con người đến chỗ giành giật xâu xé, nhưng cũng có thể khiến cho con người dễ cảm thông với người khác và san sẻ quảng đại hơn. Nhưng dĩ nhiên, chỉ có ai có tinh thần khó nghèo đích thực mới hiểu được giá trị của cảnh nghèo và sự thối thúc của lòng quảng đại. "Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó" . Chúa Giêsu để lại cho chúng ta điều cơ bản ấy của Hiến Chương Nước Trời. Có khó nghèo thực sự, con người mới có thể mở mắt để nhìn thấy cảnh nghèo ở xung quanh. Có khó nghèo thực sự, con người mới dễ cảm thông và mở rộng quả tim và lòng bàn tay để trao ban.

Trích Lẽ Sống

What Canadians Need to Consider Before Voting

Bishops Offer Guide on Key Issues

OTTAWA, Ontario, SEPT. 18, 2008 (Zenit.org).- The defense of human life from conception until natural death and finding peace in Afghanistan are among the issues Canadian bishops are urging Catholics to take into account when voting in October.

The Episcopal Commission for Social Affairs of the Canadian bishops' conference released a four-page guide offering principles for Catholics to consider when they vote for Members of Parliament next month.

The bishops urge Catholics to "vote with discernment," to be better informed on the issues, and to make their voices heard by the candidates.

"[A] well-formed Christian conscience does not permit one to vote for a political program or an individual law which contradicts the fundamental contents of faith and morals," they affirmed.
The guide highlights four important issues to be kept in mind by Canadian voters: in the first place, respect for life and persons' dignity, as well as the preferential option for the poor.

The text also includes reflections on the war in Afghanistan, as Canada has troops there. Finally, the bishops urge consideration of the need for greater concern regarding the environment.

Speaking out

On another front, Cardinal Jean-Claude Turcotte, archbishop of Montreal, is also speaking out regarding human dignity. He announced that he will return the Medal of the Order of Canada, which he received from the Canadian Parliament in 1996, as a sign of protest that the same medal was granted this year to abortionist Dr. Henry Morgentaler.

"To date, I thought the Order of Canada was granted to persons whose works had an ample consensus," the cardinal to explained Vatican Radio.

Cardinal Turcotte added that with this gesture, he had hoped the Canadian government would review its decision to recognize Morgentaler.

"This has not happened," the cardinal lamented, "and, given that my silence could be misinterpreted, my conscience obliges me to reaffirm my convictions on respect for life from the moment of conception."

Cardinal Turcotte is the third person to return the award as a sign of protest. Father Lucine Larre and Gilbert Finn, former lieutenant-governor of New Brunswick, took the same measure.

Although the cardinal said that his gesture must not be interpreted in an electoral key, he does hope that it "will help Catholics understand the importance of the defense of life."

Morgentaler, a Jew who survived the Holocaust and was a renown pro-abortion doctor of the 70s, succeeded in 1988 at having the Supreme Court abolish all legal limitations to abortion in the country.

--- --- ---

On the Net: Federal Election 2008 Guide: www.cccb.ca/site/images/stories/pdf/election_2008_en.pdfm

MÓN QÙA KHÔNG ĐƯỢC NHẬN

Ngày qua ngày, danh tiếng Phật Thích Ca lan tràn khắp nơi, ai cũng trầm trồ khen ngợi và mong có dịp để gặp mặt Ngài. Phần Ngài, đời sống vẫn bình thường, vẫn tụng niệm và phục vụ tha nhân.

Một hôm trên quãng đường vắng, Ngài thấy mình cùng đồng hành với một người đàn ông, dáng vẻ không mấy bình thường. Nhận ra Ngài, ông ta như nổi sùng và bắt đầu sỉ vả Ngài với tất cả những danh từ xấu xa mà trí tưởng tượng có thể bày ra. Đức Phật không hề bực bội, Ngài thản nhiên lắng nghe tất cả. Khi người đàn ông kia ngừng nghỉ mệt và có vẻ hết hứng, Đức Phật mới nhỏ nhẹ đặt câu hỏi:

- Tôi xin phép hỏi ông: Khi một người muốn tặng một món quà cho bạn mình, nhưng bị bạn từ chối, món quà đó thuộc về ai?

Người đàn ông nhìn Đức Phật vẻ mỉa mai rồi xẳng giọng:

- Dĩ nhiên là món quà đó thuộc về người muốn cho.

Nghe thế Đức Phật chậm rãi cắt nghĩa:

- Vừa rồi ông muốn tặng tôi nhiều tên xấu, tôi xin từ chối tất cả.

Người đàn ông chưng hửng há miệng lớn không nói được lời nào.

***************************************

Vì không ai là một hòn đảo, đời sống chung đụng thường được dệt bằng những hành động trao đổi. Người ta trao đổi lý tưởng, văn hóa, tình yêu, khả năng và tiền tài. Có trao đổi nghĩa là có giao thông, có chấp nhận sự hiện hữu của một người khác. Trao đổi nâng cao tình tương thân tương ái. Trao đổi được thực hiện qua nhiều hình thức. Người ta có thể đổi chác, mua bán hay trao tặng. Người mua cần người bán, người cho cần người nhận, người nào cũng quan trọng. Nếu việc trao đổi là quan trọng thì vật trao đổi cũng không kém phần cần thiết, nó tượng trưng cho tấm lòng của mỗi người. Nếu chúng ta trao ban cho người khác tấm lòng quảng đại, tinh thần phục vụ, lòng cảm thông và tha thứ, chắc hẳn chúng ta cũng sẽ được cảm thấy thoải mái an bình. Nhưng nếu chúng ta chỉ tìm cách nuôi dưỡng ích kỷ, gây đố kỵ chia rẽ, chúng ta cũng không thoát khỏi lương tâm áy náy. Chính Chúa Giêsu đã phán: "Sự gì anh em muốn người ta làm cho mình thì hãy làm sự ấy cho người ta".

Người đàn ông trong câu chuyện trên đã mang họa vào mình vì ông đã tham hiểm mưu xấu cho người khác, ông muốn nhục mạ Đức Phật nên đã không tiếc danh từ xấu xa, không ngờ món quà đê tiện đó bị từ chối và nó vẫn thuộc quyền sở hữu của ông, chính ông phải đeo mang những cái tên hèn hạ đó.

***************************************

Lạy Thiên Chúa suối nguồn tình yêu, Chúa đã dạy chúng con yêu người như chính mình, không ai ước muốn sự xấu cho mình, nghĩa là chúng con không có lý do nào để làm những điều tệ hại cho tha nhân. Chúng con muốn được yêu thương, được tiếp đãi ân cần, được thân thiết săn đón và được mọi người kính nể. Xin giúp chúng con biết khiêm nhường, đối xử với anh em những gì chúng con đang mong đợi nhận lãnh. Xin Chúa luôn là ánh sáng soi đường cho chúng con, xin hãy đổ tràn tình yêu Chúa trên chúng con để chúng con biết chia sẻ cùng người xung quanh. Amen

R. Veritas