Monday, April 30, 2007

Album: LIFT-UP MY SOUL



Nhiều bản nhạc đạo hay lắm. Xin mời các bạn thưởng thức nhé.

Saturday, April 28, 2007

Sunday, April 22, 2007

Chương trình gặp nhau cuối tuần 2007

Part 1: tí cho dzui dzẻ nghen.



Part 2: một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ

Friday, April 20, 2007

Vài mẩu thơ nhỏ

HƯƠNG KINH

nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Washington D.C.

Xoan trắng hoa rồi, nhớ Phục Sinh,

Con dâng về Mẹ nén hương kinh

Hòa theo giun dế, hòa theo lặng,

Quyện với tâm tư, quyện với tình.


HOA THƯƠNG KHÓ - Passion Flower

Ảnh Cao Tường.

Gọi là Hoa Thương Khó, vì nhụy hoa có dạng giống 3 cái đinh và 5 dấu ấn như trên Thánh Giá.

Cám ơn hoa đã vì ta nở

Thế giới vui vì mỗi lẻ loi.

(Thơ Tô Thùy Yên)

LỜI NGUYỆN KHIÊM NHƯỜNG

Có một thầy ẩn sĩ nọ nổi tiếng thánh thiện nhất trong vùng và hay làm phép lạ. Tin đồn rằng: Bất cứ điều gì Thầy xin đều được Chúa nhậm lời.

Một hôm, dân làng kéo đến xin Thầy cầu nguyện cho trời mưa, nhưng thay vì mưa thì trời nắng hạn hơn. Một người mẹ vẫn nuôi hy vọng nơi đứa con bịnh nặng của mình đến xin thầy cầu nguyện cho đứa con trai được mau lành bệnh, nhưng đứa con lại chết sau đó vài ngày. Vài người khác đến xin Thầy làm phép lạ cho đá trở thành bánh mì nhưng đá vẫn trơ ra đó. Sau ba lần thử thách mà không được gì cả, dân làng nổi giận đuổi Thầy ra khỏi phạm vi của làng, nhứt định không cho Thầy trở lại trong vùng nữa. Thầy ẩn sĩ tìm một hang đá khác, nơi rừng vắng, Thầy than thở với Chúa như sau:

"Lạy Chúa, con không hiểu tại sao lại xảy ra như vậy. Con cầu xin Chúa cho mưa thì Chúa lại cho nắng hạn lâu hơn. Con xin cho đứa trẻ được mau lành bệnh thì Chúa lại cho nó chết. Con xin Chúa cho dân chúng bánh ăn, thì Chúa cứ để những viên đá trơ trơ ra đó. Vì thế, Chúa xem đó, con bị mọi người xua đuổi, xem con như một người tội lỗi ghê gớm." Bấy giờ có tiếng từ trời đáp rằng: "Này con yêu quí của Cha, Cha ban cho con những gì con đã xin Cha trước đó".

Thầy ẩn sĩ không còn nhớ những gì mình đã cầu xin trước đó nên mới hỏi thêm: "Nhưng lạy Chúa, lời cầu nguyện trước đó là những lời nào?" Tiếng lạ đáp: "Trước đây con đã xin Cha cho con được sống khiêm nhường".

*******************

Quý vị và các bạn thân mến,

Con đã xin Cha cho con được sống khiêm nhường. Nhưng khi được như ý thì Thầy ẩn sĩ lại than phiền. Phải chăng lời cầu xin cho được sống khiêm nhường chỉ là một lời cầu nguyện khiếm diện? Thầy ẩn sĩ không nghĩ gì đến sự nghiêm chỉnh của những lời cầu nguyện trước kia, vì ham danh lợi mà bị dân làng lèo lái, lợi dụng, muốn Thầy cầu nguyện cho được những lợi lộc cho riêng họ, thay vì cầu nguyện theo ý Chúa để ý Chúa được thể hiện.

Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận trong tập sách Đường Hy Vọng đã định nghĩa: Cầu nguyện là mở rộng tâm hồn đón nhận tình yêu của Thiên Chúa Cha và Ngài đã khuyên như sau: Chúa Giêsu dạy con cầu nguyên đầy lòng tin tưởng, mở rộng tâm hồn đón nhận tình yêu của Thiên Chúa Cha: "Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời". Tin tưởng nơi Lời của Chúa Cha, như một đứa con đến xin bánh, xin cá, càng suy ngắm, con càng thấy lời cầu nguyện của người Kitô chủ yếu lại làm cho mình sẵn sàng đón nhận ơn của Chúa sắp đến, nước của Chúa sắp đến. Khi con cầu nguyện chân thành, con khao khát Chúa đến, khi con lãnh nhận Chúa Thánh Thần, Ngài là ơn cao cả của Thiên Chúa Cha, ơn tình thương của Thiên Chúa Cha là nước Trời, được nước trời là được tha tội với điều kiện là con phải yêu thương và tha thứ cho anh chị em. Đọc kinh Lạy Cha, con khám phá ra rằng: Yêu mến Chúa là được Chúa yêu thương chúng con, chính vì thế mà con phải sẵn sàng trông chờ Chúa."

Sống khiêm nhường đích thực không gì hơn là mở lòng để đón nhận ý Chúa, mở lòng để sống theo ý Chúa. Lời nguyện khiêm nhường là một lời nguyện đẹp nhưng ý thức để sống lời nguyện đó trong mỗi giây phút, mỗi biến cố của cuộc sống hiện tại không phải là dễ.

*******************

Lạy Chúa, xin dạy con biết cách sống khiêm nhường, khiêm nhường thẳm sâu từ trong tâm hồn để biết đón nhận ý Chúa cho dù có gặp thất bại khốn khó. Một đứa con thơ chóng quên những gì nó đã thủ thỉ với cha mẹ trong những lúc vui vẻ. Lạy Cha nhân ái, xin nhắc nhở những lúc con quên lãng, xin dạy dỗ những lúc con tối tăm, xin chăn dắt con từng bước để sống theo thánh ý Ngài.

R. Veritas

BIỂN HỒ CUỘC ĐỜI

Câu chuyện năm xưa

Vào một buổi chiều mùa xuân, mấy bạn chài xứ Ga-li-lê quyết định ra khơi. Sau mấy năm làm môn đệ của vị tôn sư người Na-za-rét, cuộc sống họ đã ít nhiều thay đổi. Vài tuần trước đây, họ đã gặp khủng hoảng khi người thầy yêu quý của họ bị kết án tử hình trong dịp lễ Vượt Qua. Thấy thầy mình bị bắt bị giết, họ trốn tránh trong hoang mang lo sợ.

Nhưng trong lúc họ đang co quắp với nỗi sợ hãi của mình, Chúa Ki-tô Phục Sinh đã đến với họ. Ngài chúc bình an và ban sức mạnh cho họ. Ngài đã vượt thắng sự chết như lời kinh thánh đã tiên báo. Ngài đang sống. Đây không phải là ảo giác. Họ đã cùng ăn uống với Ngài.

Đi trong niềm tin và hy vọng, họ trở về với cuộc sống thường nhật. Chiều nay, họ cùng nhau ra khơi trên Biển Hồ quen thuộc. Tuy có khác biệt về tay nghề, kiến thức, và ngay cả tính tình, họ liên kết với nhau trong niềm tin vào Chúa Ki-tô Phục Sinh. Một nhóm ngư phủ mới đang chập chững thành hình. Một nhóm bạn hăng hái và đầy ắp lý tưởng. Cả đêm đó, họ cùng nhau làm việc, cùng hy vọng rồi thất vọng. Những lần thả lưới rồi kéo lên, mà khoang thuyền sao vẫn trống vắng.

Sáng sớm tinh mơ, mặt hồ đầy sương. Một tiếng vọng từ bờ hồ vang ra: " Này các chú, không bắt được gì ăn sao?" Họ thở dài: "Không có gì cả!" Tiếng bên kia vẫn mời gọi: "Thử thả lưới bên mạn phải của thuyền xem sao, sẽ bắt được cá." Họ nhìn nhau, lòng ấm lại. Lời khuyên của người khách bên bờ hồ làm bừng lên một tia hy vọng. Vất vả cả đêm rồi nhưng không bỏ cuộc. Họ cố thử thêm một lần nữa xem sao.

Quả nhiên, Trời không phụ lòng người. Lưới không còn nhẹ tênh nhưng trĩu nặng đầy cá. Từ ngạc nhiên đến vui mừng. Họ thầm cám ơn người khách lạ trên bờ hồ đã chỉ cho họ thấy điều họ không thấỵ

Tuyệt vời hơn nữa, khi lên đến bờ người khách lạ đang chờ họ bên bếp lửa hồng, với bánh và cá nướng thơm lừng. Vị khách mời họ ngồi xuống quanh bếp, lấy bánh và cá trao cho họ. Không ai bảo ai, nhưng họ đều cảm nghiệm được vị khách ngồi trước mặt chính là Thầy mình. Quanh bếp hồng, kỷ niệm trào dâng. Làm sao quên được họ đã từng ăn một bữa bánh và cá rất no nê, từ năm chiếc bánh và hai con cá ít ỏi. Làm sao quên được mẻ cá lạ năm xưa và lời mời gọi lên đường.

****************************
Câu chuyện hôm nay,

Năm xưa các môn đệ cảm nghiệm tình yêu Thiên Chúa hiện diện giữa loài người, và sẵn sàng làm chứng cho tình yêu ấy. Hôm nay, Chúa Ki-tô Phục Sinh vẫn tiếp tục đồng hành với chúng ta trong dòng đời. Nhưng trên Biển Hồ của cuộc đời không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Dòng đời thường có những khúc quanh bất ngờ. Có những lúc, bạn cũng như tôi, chúng ta đối diện với những vất vả lên ghềnh xuống thác. Có lúc đau khổ và mất mát ngập tràn phủ lấp niềm vui Phục Sinh. Có những lúc mất lý tưởng và lạc lõng cô đơn. Có lúc niềm tin bị chao đảo trước những thử thách của cuộc sống. Có những lúc chúng ta giật mình hoảng hốt không còn nhận ra đâu là bến bờ. Những lúc đó không dễ gì bạn và tôi nhận ra bàn tay quan phòng của Thiên Chúa. Nhưng chính những lúc đó là lúc Chúa Phục Sinh âm thầm đứng bên Biển Hồ hỗ trợ và cổ võ chúng ta.

Khi chúng ta chán nản với những gánh nặng của cuộc đời, khi chúng ta thất vọng với chính mình hay với những người chung quanh, khi chúng ta nhìn đời với đôi mắt hoài nghi, chua chát, khoan! xin đừng bỏ cuộc buông trôi bánh lái. Đấy là những lúc chúng ta đang gặp khủng hoảng và bị lạc hướng. Những lúc này là lúc chúng ta cần đặt niềm tin vào lời mời thả lưới của Chúa Phục Sinh. Ngài đang trao cho chúng ta tia sáng hy vọng.

Niềm tin căn bản của người Ki-tô là niềm tin vào một Thiên Chúa cùng đồng hành với chúng ta trong mọi nẻo đường của cuộc sống, ngay cả trong những lúc thất vọng và trống vắng nhất.

Điều quan trọng là cố gắng sống lạc quan. Dù cả đêm vất vả, các môn đệ đã tiếp tục thả lưới vì họ nhớ lại những mẻ cá năm xưa. Những lúc chúng ta chao đảo và trống vắng, xin nhớ lại những niềm vui đã có, những hồng ân đã nhận để xác tín rằng "sau cơn mưa trời lại sáng." Những nghi ngờ và thất vọng dễ làm cho chúng ta quên đi hình ảnh của một Thiên Chúa quan phòng. Nếu chỉ dìm mình vào việc than thân trách phận thì chẳng những vấn đề chẳng được giải quyết, mà tinh thần chúng ta cũng suy xụp theo.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta mở lòng đón nhận phép lạ của cuộc sống hằng ngày.

Niềm tin Phục Sinh là xác tín của sự hy vọng. Mẻ lưới đầy cá là phép lạ của sự tỉnh thức. Đức Kitô không đổ cá vào thuyền của các môn đệ, Ngài bảo họ thả lưới ở bên kia mạn thuyền. Người mở mắt họ để họ thấy mẻ cá đằng sau lưng. Trong tình thế rối ren, đôi lúc chỉ cần ai đó cho chúng ta một chút ánh sáng, một chút hy vọng, và rồi mọi việc sẽ được giải quyết.

****************************

Lạy Chúa Ki-tô Phục Sinh, xin dạy con biết nhận ra sự hiện diện của Chúa trong dòng đời. Trong những lúc con chao đảo thất vọng, xin khích lệ con. Trong những lúc vất vả muộn phiền, xin nâng đỡ con. Trong những lúc con muốn buông xuôi tất cả, xin củng cố đức tin của con bằng phép lạ của sự tỉnh thức. Lạy Chúa, xin cho con niềm tin yêu và hy vọng nơi Chúa, vì Chúa là kim chỉ nam định hướng đời con. Amen.

Bảo Lộc

Thursday, April 19, 2007

Mary and the Victory over Evil



The Marian Role in the Restoration of the Image of God (Video 49 mins.) by Rev. John Corbett, O.P. Assistant Professor of Moral Theology Dominican House of Studies, Washington, D.C.

Father John received his doctorate at the University of Fribourg in Switzerland, studying with the noted moralist Servais Pinckaers, O.P., and writing a dissertation on the theology of virtue in the thought of St.Thomas Aquinas. Previously he has served on the theology faculties at Providence College in Providence, RI, and the Pontifical College Josephinum in Columbus, OH. Father John is a popular preacher and retreat director.

The Love of God for Human Life - Fr. Di Noia, O.P.

Audio excerpt (9 min) on the Annunciation and Evangelium Vitae from a lecture by the Rev. J. Augustine Di Noia, O.P. entitled: Living the Gospel of Life: A Tale of Three Encyclicals; (March 1999). From the audio archives of the Dominican House of Studies, Washington, D.C. (NB: there are audio problems with this recording - it is not a problem with your player).

Wednesday, April 18, 2007

Moment of Silence for those affected by VT Atrocity



>> GENERAL PRAYER:

Oh Lord, God of Love - Mercy - and Peace. By suffering and dying on the cross, you grants us reconciliation with God and meaning in the sufferings of this life. By resurrection, you give us hope in the eternal life. May all people are reconciled and granted hope in this life. Especially those who are effected by the atrocity at Virginia Tech, may the dead soon to be mercifully received in the your glory, may their family, relatives and friends be comforted in their grieves and be granted reconciliation and peace. Lastly, O Lord, forgive the one who causes this atrocity, for he knows not what he was doing. We ask this through Christ, Our Lord, who died for our reconciliation with God. AMEN.

>> FOR PEACE (Prayer of St. Francis of Assisi)

Lord, make me an instrument of your peace,
Where there is hatred, let me sow love;
where there is injury, pardon;
where there is doubt, faith;
where there is despair, hope;
where there is darkness, light;
where there is sadness, joy;

O Divine Master, grant that I may not so much seek to be consoled as to console;
to be understood as to understand;
to be loved as to love.

For it is in giving that we receive;
it is in pardoning that we are pardoned;
and it is in dying that we are born to eternal life.

>> FOR COMFORT TO THOSE EFFECTED (Prayer for Comfort)

Grant unto us, Almighty God, in all time of sore distress,
the comfort of the forgiveness of our sins.
In time of darkness give us blessed hope,
in time of sickness of body give us quiet courage;
and when the heart is bowed down, and the soul is very heavy,
and life is a burden, and pleasure a weariness,
and the sun is too bright, and life too mirthful,
then may that Spirit, the Spirit of the Comforter, come upon us,
and after our darkness may there be the clear shining of the heavenly light;
that so, being uplifted again by Thy mercy,
we may pass on through this our mortal life
with quiet courage, patient hope, and unshaken trust,
hoping through Thy loving-kindness and tender mercy
to be delivered from death into the large life of the eternal years.

Hear us of Thy mercy, through Jesus Christ our Lord. AMEN.

Tuesday, April 17, 2007

Lịch Giọt Nước 2007


Gửi tới tất cả các bạn.Lấy cảm hứng từ giọt nước, bộ lịch 2007 mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát như đang trải lòng mình giữa thiên nhiên. 12 tháng trong năm cũng là 12 "hình dạng" của giọt nước từ các góc nhìn khác nhau của nhiếp ảnh gia.





















Monday, April 16, 2007

NIỀM VUI PHỤC SINH

Thân xác chúng ta thường mang những vết sẹo, hậu quả của những lần bị trầy trụa, té ngã. Có những vết sẹo gợi lại cả một vùng kỷ niệm. Dù vui hay buồn thì cũng là chuyện đã qua. Vết sẹo làm ta kém đẹp, nhưng không còn chảy máu và làm đau như xưa.

* * * * *

"Chúng tôi đã được thấy Chúa"… Ðó là tiếng reo vui ngây ngất của các môn đệ. Thầy Giêsu, người đã bị đóng đinh, đã chết và được chôn cất, nay bất ngờ hiện đến, đứng giữa họ thật gần gũi. Thấy Thầy vẫn như ngày xưa, có khác chăng là Thầy có thêm những vết sẹo của dấu đinh và vết đâm.

Khi Ðức Giêsu phục sinh hiện ra thăm các môn đệ, Ngài giúp họ nhận ra Ngài nhờ những vết sẹo. Ngài cho họ xem những vết sẹo ở tay và cạnh sườn. Những vết sẹo nói lên một điều quan trọng: Thầy chính là Ðấng đã bị đóng đinh và đâm thâu; Thầy đã chết nhưng Thầy đã thắng được cái chết.

Chúng ta ngỡ ngàng khi thấy Chúa phục sinh có sẹo, dù điều đó chẳng đẹp gì. Ngài không ngượng mà cho các môn đệ xem. Những cái sẹo sẽ ở mãi với Ngài trên thiên quốc. Chúng gợi lên những kỷ niệm buồn phiền, thất bại, đớn đau. Nhưng nếu không có chúng thì cũng chẳng có phục sinh. Chẳng cần phải xóa đi khỏi ký ức cuộc khổ nạn kinh hoàng và cái chết nhục nhã. Chúng ta cũng lên thiên đàng với các vết sẹo của chính mình. Sống ở đời sao tránh khỏi những dập gẫy, thương tích. Nếu chúng ta đón nhận mọi sự với tình yêu thì mọi sự sẽ trở nên nhịp cầu cứu độ. Tin Mừng phục sinh là Tin Mừng về các vết thương đã lành. Có những vết thương tưởng chẳng thể nào thành sẹo. Chúng ta có dám cho người khác thấy sẹo của mình không?

Cuộc khổ nạn của Thầy hôm nào đã làm các môn đệ bị thương. Nhưng các vết sẹo của Thầy hôm nay đã chữa lành những vết thương đó. Hẳn Tôma đã nhìn thật lâu những dấu đinh. Chính lúc đó ông khám phá thật sâu một tình yêu. Tình yêu hy sinh mạng sống và đủ mạnh để lấy lại. Tình yêu khiêm hạ cúi xuống để chinh phục ông. Ông đâu dám mong Thầy sẽ đích thân hiện đến để thỏa mãn những đòi hỏi quá quắt của mình. Lòng ông tràn ngập niềm cảm mến tri ân. Ông ra khỏi được sự cứng cỏi, khép kín, tự cô lập, để bước vào thế giới của lòng tin. Tôma đã tin vượt quá điều ông thấy. Ông chỉ thấy và chạm đến các vết sẹo của Thầy, nhưng ông tin Thầy là Chúa, là Thiên Chúa của ông.

"Phúc cho ai không thấy mà tin" Chúng ta vẫn tin vào rất nhiều điều mà mình không bao giờ thấy. Các bạn trẻ vẫn tin vào tình yêu, tình bạn. Các đôi vợ chồng vẫn tin vào sự chung thủy của nhau, dù chẳng ai thấy rõ hết lòng dạ của nhau. Tin không phải là một hành vi mù quáng, phi lý. Tin chẳng hề làm hạ giá con người. Trái lại, chỉ con người mới biết tin và dám tin. Nhờ tin, tôi không còn bị giam hãm trong thế giới chật hẹp của cân đo đong đếm, nhưng được đưa vào một thế giới phong phú hơn nhiều: thế giới của những ngôi vị tự do, của chính Thiên Chúa. Tin là chấp nhận bấp bênh, là có thể bị lừa .

Tin bao giờ cũng đòi hỏi một bước nhảy vọt khỏi cái thấy. Chúng ta không được phúc thấy Chúa theo kiểu Tôma, nhưng chúng ta vẫn được thấy Chúa theo những kiểu khác. Cần tập thấy Chúa để rồi tin. Có khi phải tập nhìn lại những vết sẹo của mình, của Hội Thánh, của cả thế giới, để rồi tin rằng Chúa Phục Sinh vẫn đang có mặt giữa những trăn trở và vấp váp, thất bại và khổ đau. "Phúc cho những ai không thấy mà tin", và phúc cho những ai "biết thấy nên tin".

Ðể thấy được Chúa Phục Sinh, cần có đức tin. Ai tin thì mới thấy, và thấy để rồi tin hơn.

* * * * *

Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, lúc chúng con tìm kiếm Ngài trong nước mắt, xin hãy gọi tên chúng con như Chúa đã gọi tên chị Maria đứng than khóc bên mộ.

Lúc chúng con chán nản và bỏ cuộc, xin hãy đi với chúng con trên dặm đường dài như Chúa đã đi với hai môn đệ Emmau.

Lúc chúng con đóng cửa vì sợ hãi, xin hãy đến và đứng giữa chúng con như Chúa đã đến đem bình an cho các môn đệ.

Lúc chúng con cứng lòng cố chấp và xa cách anh em, xin hãy kiên nhẫn và khoan dung với chúng con như Chúa đã không bỏ rơi ông Tôma cứng cỏi.

Lúc chúng con vất vả suốt đêm mà không được gì, xin hãy dọn bữa sáng cho chúng con ăn, như Chúa đã nướng bánh và cá cho các môn đệ bên bờ hồ năm xưa.

Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin ban cho chúng con "con mắt đức tin" để được nhìn thấy Ngài, để chúng con tin là Ngài đang sống, đang đến, và đang ở thật gần bên chúng con mỗi ngày. Amen .

(Vietnamese Missionaries in Asia)

A Tribute to the Late Beloved Pope John Paul II



SHOUT AGAIN ... LITTLE FIGHTER ... Without a piece of weapon in your hand, you came into the battle. He loves the youth. He was the one, who started up Youth Pilgrimage, nowadays known as World Youth Day.

Below is the Youth Pilgrimage annually occur locally. The World Youth Day will be held in the Summer 2008 in Sydney, Australia.





WORLD YOUTH DAY 2005 in Kohn, Germany.

Sunday, April 15, 2007

The Image of God in a Post-Genomic Age



A lecture (42 min; 20 min Q&A) given on Feb. 1, 2007 by the Rev. Nicanor Austriaco, O.P. at the Dominican House of Studies in Washington, D.C., entitled "The Image of God in a Post-Genomic Age: What can the Human Genome Project tell us about what it is to be a human being?" Fr. Austriaco, a recent graduate of the Dominican House of Studies, has a Ph.D. from M.I.T. and teaches at Providence College. He is a Consultant to the Committee on Science and Human Values of the United States Conference of Catholic Bishops.

TENEBRAE - Wednesday of Holy Week 2007

Come join the Dominican friars in this traditional monastic Holy Week liturgy commemorating the death and burial of the Light of lights, punctuated by the haunting melodies of the Lamentations of Jeremiah as sung on the lips of Jesus Christ weeping over the lost children of Jerusalem.


Video excerpts from Tenebrae, the office of shadows, a traditional liturgy commemorating the death and burial of Jesus Christ, the Light of lights, celebrated on Wednesday of Holy Week, 2007, at the Dominican House of Studies, Washington, D.C.

Saturday, April 14, 2007

Amazing Grace

I will follow Him



bài hát đạo hay. mời bạn thưởng thức.

Friday, April 13, 2007

Ước gì (dzuiii)



bảo đảm coi xong nước rãi nước mũi chảy tuôn ................. vì cười quá xá!!!

Shine Jesus Shine

Awesome God

My Jesus!



nhạc hay!!!

Wednesday, April 11, 2007

Anh Hùng Thời Loạn


Kiếm khách nổi tiếng tại chợ Đồng Xuân tên hiệu là Xuân Bắc ...

gOOd Xtian mUzix

Tuesday, April 10, 2007

Đức Giáo Hoàng nói với giới trẻ: “Hãy chống lại bạo lực, dối trá và thối nát”


ROMA - Đức Giáo Hoàng Bênêđict mời gọi những người trẻ hãy can đảm chống lại bạo lực, dối trá và thối nát, cũng như đừng thỏa mãn với những bảo thủ mà “mở rộng cửa ra cho Chúa” ngài đang “gỏ cửa” mọi tâm hồn.

Đức Giáo Hoàng ngỏ lời với khoảng 50,000 bạn trẻ đến từ mọi nơi trên thế giới và từ giáo phận của ngài, đến Roma để cử hành Ngày Quốc Tế Giới Trẻ vào dịp Ngày Lễ Lá. Sau buổi lễ Đức Giáo Hoàng đã bất ngờ xuất hiện trước cửa sổ văn phòng của ngài và ngỏ lời cùng các bạn trẻ.

Đề tài được chọn trước cho ngày hôm đó là: “Như Ta đã yêu thương các con, các con cũng hãy yêu thương nhau.”

Nhưng Đức Bênêđict đã bình giải những bài đọc phụng vụ hôm đó và Bài Thương Khó của Chúa Giêsu Kitô.

Đức Giáo Hoàng cũng không chỉ dừng lại nơi bài thánh vịnh được mời gọi có “ một tâm hồn tinh khiết và những bàn tay trong trắng”.

“Những bàn tay trong trắng, Đức Giáo Hoàng giải thích, đó chính là những bàn tay không dùng cho những hành vi bạo lực. Đó là những bàn tay không bị vấy bẩn vì những thối nát, vì rựơu chè. Một tâm hồn trong sạch. Khi nào thì có một tâm hồn trong sạch? Một tâm hồn trong sạch không có sự giả dối, không bị hoen ố vì những dối trá hay những giả hình. Một tâm hồn luôn luôn trong sáng như nước trong suốt không có chút bợn nhơ. Một tâm hồn trong sạch thì không say đắm nhục dục; một tâm hồn có một tình yêu chân thật chứ không phải là đam mê trong nhất thời. Những bàn tay trong trắng và một tâm hồn tinh khiết sẽ có được nếu chúng ta cùng buớc theo Chúa Giêsu, chúng ta sẽ vượt lên và tim đưọc những điều làm cho chúng ta trở nên tinh khiết để chúng ta hướng lên cao theo như định mệnh của con người được tạo dựng hầu có được tình bạn với Thiên Chúa.”

Tâm tình an bình được cảm xúc từ lúc khởi đầu thánh lễ dưới bầu trời mùa xuân bàng bạc trong Mùa Phục Sinh đã chớm nở chung quanh Vương Cung Thánh Đường.

Đức Thánh Cha hướng dẫn cuộc rước chung quanh đài tuởng niệm cho đến bực thềm thánh đường rồi ngài làm phép những nhành lá dừa và nhành lá ô liu.

Cuộc rước này Đức Thánh Cha nhắc nhở đến đám dông dân chúng và những môn đệ đã hân hoan đi theo Chúa Kitô tiến vào thành Jerusalem theo như Tin Mừng. Đức Thánh Cha mời gọi trong bài giảng : “Hãy noi gương họ, chúng ta hãy lớn tiếng thật mạnh dạn hoan hô Chúa vế tất cả những điều lạ lùng mà chúng ta được chứng kiến”.

“Vâng đúng như vậy, chúng ta đã thấy và chúng ta còn thấy những điều lạ lùng hơn thế nữa của Chúa Kitô: Chúa đã hướng dẫn như thế nào những người nam người nữ khi họ từ chối những tiện nghi của đời sống để hoàn toàn dấn thân phục vụ những người đau khổ, họ đã can đảm như thế nào để chống lại mọi bạo lực, chống lại mọi dối trá để nêu cao chân lý trên thế giới này, thúc đẩy sự hòa hợp và hòa giải, đem lại hòa bình và yêu thương ở đâu có sự hận thù”.

Trong cuộc rước kiệu lá, chúng ta nhìn nhận vương quyền của Chúa Kitô, có nghĩa là chúng ta nhìn nhận Chúa Giêsu như là “Vua Hòa Bình và Công Lý”.

“Nhận biết Chúa Kitô là Vua có nghĩa là chúng ta nhìn nhận Chúa là Đấng dẫn đường mà chúng ta hoàn toàn tin cậy và đi theo. Có nghĩa là ngày này qua ngày khác chúng ta chấp nhận Lời của Chúa là tiêu chuẩn giá trị cho cuộc sống của chúng ta. Như vậy là nhìn thấy nơi Chúa uy quyền mà chúng ta thần phục. Chúng ta tuân phục Chúa bởi vì quyền uy của Chúa là uy lực của sự thật”.

Nhưng thật sự thế nào là đi theo Chúa Kitô? Đức Bênêđictô đặt câu hỏi. và ngài trả lời: Đó chính là : “Sư thay đổi cuộc sống từ nội tâm” đó là một đòi hỏi “ tôi không còn khép kín trong cái tôi, không lấy sự thành công của mình làm lẽ sống cho đời mình mà chính là tôi phải tự do trao đến cho một Vị Khác, vì chân lý, vì tình yêu, vì Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô là Đấng đã đi trước và dẫn đường cho tôi”.

Đức Thánh Cha nói rỏ hơn là quyết định căn bản không còn dựa trên tiện ích và lợi lộc, chức quyền và sự thành đạt như là mục đích tối hậu cho cuộc sống của tôi nhưng trái lại lấy chân lý và tình yêu như tiêu chuẩn quyết định. Đây chính là sự lựa chọn giữa sự sống cho cá nhân mình hay hiến dâng cho một cái gì cao cả hơn, Chúng ta nên nhớ rằng chân lý và tình yêu không phải là những giá trị trừu tượng. Nơi Chúa Giêsu Kitô, những giá trị đó trở thành một nhân vị. Khi đi theo Chúa, chúng ta phục vụ chân lý và tình yêu. Khi chúng ta từ bỏ mình đi chính là lúc chúng ta tìm lại được chính mình”.

“Hởi các bạn trẻ, Đức Thánh Cha nói thêm về sư thăng tiến của bài thánh vịnh “ngày nay diều tối ư quan trọng là đừng để cho cuộc sống đưa đẩy chúng ta từ nơi này đến nơi khác, thỏa mãn với những gì những kẻ khác suy diễn, phát biểu và hành động.. Hãy dò xét và tìm hiểu kỷ càng, và đi tìm kiếm Chúa. Đừng bao giờ để những câu hỏi về Chúa tan biến đi trong tâm hồn của chúng ta. Đó là niềm ước mơ lớn lao hơn cả. Lòng ước mơ được biết Chúa và nhìn ngắm dung nhan của Ngài.

Đức Bênêđictô nhắc lại một tục lệ rất xa xưa: “ Phụng vụ ngày xưa trong ngày chúa nhật Lễ Lá, vị linh mục đến trước cửa nhà thờ, dùng thánh giá của cuộc rước kiệu gỏ mạnh vào cửa thánh đường.. . . và đó là hình ảnh rất đẹp về mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô dùng sức mạnh tình yêu của chiếc thánh giá gổ từ phía thế gian gỏ vào cánh cửa Thiên đàng

Đức Bêneđict quả quyết là nhờ thánh giá của Chúa Giêsu mà Chúa đã mở rộng Cửa Trời, chiếc cửa ngăn cách Thiên Chúa và nhân loại.. Cánh cửa đó bạy giờ đã mở toang ra. Nhưng từ phía bên kia Chúa cũng gỏ mạnh thánh giá của ngài: Chúa gỏ mạnh vào những cánh cửa của thế gian, những cánh cửa con tim của chúng ta, nhiều lần đã khép lại và gạt bỏ Chúa ra ngoài. Ít nữa Chúa cũng nói lên với chúng ta như thế này : nếu có những dấu hiệu Chúa đã ban cho chúng ta sự sống khi tạo dựng nên chúng ta, nhưng chưa đủ cho chúng ta mở lòng ra với Chúa, thờ ơ lãnh đạm với Lời Chúa và sứ diệp của Giáo Hội, thì hãy nhìn đây: Một Thiên Chúa chịu đau khổ cùng cực vì yêu thương con, hãy hãy mở cửa lòng con cho Ta và cho Đức Chúa Cha”.

Đức Giáo Hoàng kết thúc: Xin Thiên Chúa giúp chúng ta mở rộng cỏi lòng của chúng ta để Thiên Chúa hằng sống. để Chúa Con đến nối kết với chúng ta trong cuộc sống trong thời đại hôm nay”.

Khi lễ xong. Đức Giáo Hoàng đã chào hỏi những khách hành hương hiện diện bằng nhiều thứ ngôn ngữ, đặc biệt là các bạn trẻ đã nồng nhiệt vổ tay hoan hô.

Đức Thánh Cha nhắn nhủ là trong Tuần Thánh này cố gắng học đòi theo gương Đức Mẹ Maria, là “để tâm hồn lắng đọng, nhìn vào con tim, vào lòng kính mến tin yêu, để đi theo Chúa Giêsu, trên con đường thập giá, dẫn đến ánh sáng vui mừng của sự sống lại”.

PT Huỳnh Mai Trác

Monday, April 9, 2007

Dancing With God

When I meditated on the word Guidance,
I kept seeing "dance" at the end of the word.
I remember reading that doing God's will is a lot like dancing.
When two people try to lead, nothing feels right.
The movement doesn't flow with the music,
and everything is quite uncomfortable and jerky.
When one person realizes that, and lets the other lead,
both bodies begin to flow with the music.
One gives gentle cues, perhaps with a nudge to the back
or by pressing Lightly in one direction or another.
It's as if two become one body, moving beautifully.
The dance takes surrender, willingness,
and attentiveness from one person
and gentle guidance and skill from the other.
My eyes drew back to the word Guidance.
When I saw "G: I thought of God,
followed by "u" and "i".
"God, "u" and "i" dance."
God, you, and I dance.
As I lowered my head, I became willing to trust
that I would get guidance about my life.
Once again, I became willing to let God lead.
My prayer for you today is that God's blessings
and mercies be upon you on this day and everyday.
May you abide in God as God abides in you.
Dance together with God, trusting God to lead
and to guide you through each season of your life.
This prayer is powerful and there is nothing attached.
for prayer is one of the best gifts we can receive.
There is no cost but a lot of rewards;
so let's continue to pray for one another.
And I Hope You Dance!

Happy Easter!

Sunday, April 8, 2007

Mừng Chúa Phục Sinh

Nhân Chúa sống lại, Obaidiah xin nguyện chúc các bạn một Mùa Phục Sinh tràn đầy niềm tin, vui tươi và hy vọng trong Tình Yêu Chúa Sống Lại. HAPPY EASTER!!! Mời các bạn click vào bài Đường Thương Khó để nghe nhân dịp PHỤC SINH.


Ánh nến Phục Sinh

Thái Anh

Bãng lãng sương rơi

bãng lãng đêm

tím ơi tím lịm tím ghê hồn

mây tang tan tác

sầu tan tác

lửa đã tắt rồi

hỡi thế gian !

Lửa đã tắt rồi

hy vọng tắt

buốt lạnh hồn ơi …lạnh buốt tim !

lửa đã tắt rồi xao xác quá

bằn bặt cung đàn

chao chát ta…

Bóng tối trùm đêm

vạn nẻo buồn

tiếng gà rướm đỏ giọt lệ tươm

thòng lọng đong đưa

- Trời ! ruộng máu…

Bóng tối thẳm đen

Địa Đàng xa

Nguyên tội say sưa sầu đau đáu

hoạ phúc vô thường

rợn bóng ma !

Lửa đã tắt

Lửa đã tắt !

Chợt…

bừng lên ngọn nến

chợt

vang trời hừng hực tiếng hoà ca

ÁNH NẾN QUANG MINH

khải hoàn

Cung Điện Thánh …


bóng tối lùi dần

Ánh Sáng Phục Sinh !


CÂU TRẢ LỜI CỦA NGÔI MỘ TRỐNG

(Ga 20,1-9)

Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin (Ga 20,8)

Hai hôm sau ngày Chúa Giê-su chịu chết và được táng xác trong huyệt đá, trời vừa hửng sáng, Ma-ri-a Ma-đa-lê-na đi ra thăm mộ Chúa Giê-su và thấy tảng đá đậy cửa mộ đã bị lăn đi, còn mộ thì trống không.

Bà chạy về báo tin cho ông Si-mon Phê-rô và người được mệnh danh là môn đệ Chúa Giê-su thương mến. Cả ba cùng hối hả chạy ra mộ.

Họ đã cùng chứng kiến cảnh ngôi mộ trống không, khăn liệm xếp lại gọn gàng. Nhưng trong thâm tâm, mỗi người lại có những suy nghĩ khác nhau:

Bà Ma-ri-a Ma-đa-lê-na cứ đinh ninh rằng xác Chúa Giê-su đã bị đánh cắp (Ga 20,13-15).

Ông Phê-rô thì rất đỗi ngạc nhiên vì sự việc đã xảy ra (Lc 24,12).

Còn người môn đệ Chúa Giê-su thương mến thì tin chắc rằng Chúa Giê-su đã sống lại như lời Ngài đã tiên báo (Ga 20,9).

Cùng một sự kiện, nhưng lại có nhiều thái độ đức tin khác nhau.

Điều này vẫn thường xảy ra trong đời sống của mỗi Ki-tô hữu.

***

Sống đức tin là biết nhìn tất cả mọi việc theo quan điểm của Thiên Chúa và trong ý hướng của Thiên Chúa.

Sống đức tin là xác tín rằng Thiên Chúa đang thực hiện chương trình của Ngài xuyên qua mọi biến cố trong cuộc đời.

Nhưng làm thế nào để biết được ý Chúa?

Cách thế duy nhất và hữu hiệu nhất là sống bằng chính Lời của Ngài.

Lời Chúa sẽ soi sáng cho chúng ta biết rõ ý Chúa, sẽ giúp chúng ta củng cố, phát triển và kiện toàn đức tin.

***

Chúa Ki-tô đã sống lại, chỉ còn ngôi mộ trống không.

Trong cuộc sống, chẳng thiếu gì lúc chúng ta gặp thấy ngôi mộ trống này.

Đó là những lúc chúng ta kiếm tìm một dấu chứng để củng cố lòng tin đang bị lung lay của mình.

Nhưng thay vì một chứng cớ rõ ràng, Chúa Ki-tô lại chỉ đưa ra cho chúng ta một biến cố tạo nghi vấn.

Thay vì trả lời, Ngài lại bắt chúng ta tự đặt ra câu hỏi cho chính mình:

Như thế nghĩa là gì?

Quả thật lắm lúc chúng ta đã bối rối phân vân trước câu hỏi bỏ ngỏ ấy.

Chúa muốn nói gì?

Thật khó mà xác tín được!

***

Bài Tin Mừng hôm nay giúp chúng ta trả lời câu hỏi ấy:

Cũng như cái chết và sự sống lại của Chúa Giê-su đã được tiên báo trong Kinh Thánh, sứ mạng của mỗi người chúng ta cũng đã được Thiên Chúa tỏ lộ bằng cách này hay cách khác trong chính cuộc đời chúng ta.

Thiên Chúa cũng đã mở sẵn cho chúng ta một tương lai bằng cách chuẩn bị cho chúng ta những bước đường trong quá khứ.

Xuyên qua những hỗn độn trong cuộc sống, Thiên Chúa đã tỏ ý của Ngài cho chúng ta bằng những biến cố bỏ ngỏ, những ngôi mộ trống mà Ngài đặt trước mắt chúng ta.

Muốn biết được những ngôi mộ trống ấy muốn nói gì, chúng ta phải duyệt xét lại quãng đời đã qua của mình, để nắm bắt những dữ kiện chính và xếp đặt chúng lại dưới ánh sáng của Tin Mừng.

Với ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ nhận ra được thánh ý Thiên Chúa trong cuộc đời mình.

Lạy Chúa Giê-su,

Chúa đã sống cuộc sống trần gian, đã chịu chết và đã sống lại để mở ra cho nhân loại đường về cõi trường sinh.

Con tin chắc một điều là Chúa cũng muốn con sống, chết và sống lại như thế.

Nhưng để được sống lại như Chúa, con phải theo con đường nào để hiến tế bản thân con?

Đâu là đỉnh núi Sọ của con?

Xin Chúa dạy con biết nhìn để thấy được điều Chúa muốn con thi hành.

Và xin Chúa trợ giúp để con đủ nghị lực hoàn thành điều Chúa muốn.

Những lúc Chúa cho con xem thấy ngôi mộ trống, thì xin Chúa cũng cho con luôn nhớ rằng Chúa đã phục sinh. A-men ./.

- Trầm Tĩnh Nguyện -

THẬP TỰ HOÀNG HÔN

Ảnh của Diệp Hải Dung, Sydney, Australia ( Hình chụp tại Sidney)

Thập tự buồn đơn độc giữa hoàng hôn

Ghi dấu ấn tình yêu vào muôn thuở!!

(Diệp Hải Dung)


CHIỀU GÔN-GÔ-THA
Giờ thứ sáu

Người gục đầu tắt thở
Đất chuyển mình
Đá lở
Núi lung lay
Xôn xao vũ trụ
U uất trời mây
Màn đền thờ tự xé dọc làm đôi
Mồ đá mở thánh nhân xưa về lại
Lời tuyên xưng bi tráng giọng ngoại lai :
- Ôi người này đúng là Con Thiên Chúa

Bóng tối thoái lui
Tà thần kinh hãi
Cuộc vượt qua tuyệt vời
Tên Satan chiến bại
Ánh phục sinh sáng bừng trên nhân loại
Bao ngàn năm chờ đợi phút giây này

Một chiều Gôn-gô-tha
Muôn đời sau nhớ hoài
Giêsu Na-da-ret vua Do Thái
Chết vì yêu nên rộng mở đôi tay
Chết vì yêu cả loài người
Chết vì yêu riêng mình tôi

Ngàn năm xưa Người thấy cảnh
Ngày hôm nay con nghẹn lời
Khi cố viết những vần thơ nhỏ bé
Những vần thơ nhỏ bé kính yêu Người

ĐOÀN CHINH NAM

Tuesday, April 3, 2007

Here I Am To Worship!



Light of the world



Jesus is THE LIGHT TO THE WORLD

CÂU CHUYỆN RỬA CHÂN

Năm nay, những ngày cuối Mùa Chay và Tuần Thánh, mấy anh em Dòng Chúa Cứu Thế chúng tôi ở miền Nam được gọi đi giúp Đại Phúc (một tuần ) hoặc Tiểu Phúc ( 3 ngày ) ở các tỉnh miền Bắc. Các anh em ở ngay tại miền Bắc thì đã rong ruổi từ giữa Mùa Chay lên các tỉnh vùng Tây Bắc xa xôi cách trở. Có lúc cụm lại làm việc chung, có lúc tản ra mỗi người lo một xứ, rồi lại hẹn gặp nhau về chung một Giáo Xứ khác tại một Giáo Phận khác. Được gọi được mời đi giúp khắp nơi như thế này anh em chúng tôi mừng lắm, vì được sống đúng với đặc sủng của Nhà Dòng từ Thánh Tổ An Phong truyền lại cho đến ngày nay.

Thế rồi, trong những lúc ngồi trò chuyện với các cha Xứ, chúng tôi nghe được lắm điều hay. Ví như chuyện tại nhiều xứ đạo miền Bắc gốc gác do các cha Dòng Tây Ban Nha khai mở bao đời nay, khó khăn thế nào, o ép ra sao thì vẫn cứ cố mà giữ cho được cái nếp xưa, những thói tục đạo đức bình dân. Tuy nhiên cũng đã đến lúc phải mạnh dạn xem xét lại và đổi mới nhiều chuyện, bình dân đến đâu thì cũng phải lo sao cho sát với Kinh Thánh, đúng với Thần Học, giá trị nghệ thuật cũng phải kha khá và từ đó khơi lên được những tâm tình tôn giáo sâu sắc mà chừng mực, đạt được cả mục tiêu giới thiệu Đạo mình với mọi người chung quanh .

Có cha chép miệng than:

-"Ai đời chúng nó bôi mày vẽ mặt làm quân dữ, chạy rầm rầm đi bắt Chúa, hô hoán quát tháo, xô tượng đứng lên trong Nhà Thờ xong, thành công rồi là kéo nhau đi đánh chén be bét suốt đêm, lễ lạc Tuần Thánh chẳng coi ra gì. Con thì... cấm hết, dẹp hết !"

Nhưng cũng có cha lý luận rằng đó là một truyền thống cổ xưa cần bảo tồn, và ngài đưa ra sáng kiến sẽ canh tân bằng cách làm kịch bản sân khấu hóa đàng hoàng, rà soát lại nội dung, tạo bầu khí cầu nguyện trang nghiêm mà sống động, đưa thêm âm nhạc, thêm Thánh Ca vào, dạng như hoạt cảnh. Và quan trọng nhất là dứt khoát nghiêm cấm cái khâu nhậu nhẹt thịt chó

Lại bàn đến chuyện rửa chân Thứ Năm Tuần Thánh. Các cha mình lâu nay vẫn làm theo thói quen, nay thì đang có khuynh hướng muốn đột phá cách tân. Nghe đâu có một cha bên hải ngoại đặt vấn đề sao không rửa chân cho các bà mà lại chỉ chọn các ông ? Thế là có cha chịu khó tìm đọc lại phần chữ đỏ trong Sách Lễ Rô-ma xem sao, thì thấy có ghi rất rõ về nghi thức Rửa Chân như thế này: "Các người giúp lễ sẽ hướng dẫn những người đàn ông đã được tuyển chọn đến ghế dọn sẵn. Sau đó Linh Mục (cởi áo lễ nếu cần ), với các người giúp lễ, đi đến từng người, đổ nước trên chân họ và lau ..."

Trong thực tế, có nhiều nơi không ngờ sinh ra muôn vàn giống tội cũng từ cái chuyện "những người đàn ông đã được tuyển chọn", lòng dạ con người ta khiếp lắm, giành giựt, gièm pha, đố kỵ, khích bác nhau để "phấn đấu", "tranh thủ" cho được một chỗ trong hàng ghế các "Tông Đồ" ! Thế là có cha quyết định năm ấy không chọn trước bất cứ người nào nữa. Cả Giáo Xứ đồn đại lao xao xì xào, không khéo có người lại định bụng sẽ đi mách với... Đức Cha. Thế rồi đúng chiều Tiệc Ly, trên cung Thánh quả thật không thấy dọn các ghế ngồi cho các ông "Tông Đồ" như mọi năm, cha Sở cùng một chú giúp lễ bưng một chậu nước, khoác tấm khăn bông trên tay, băng băng đi xuống lối giữa Nhà Thờ, rồi bất ngờ dừng lại ở một người nọ, quỳ xuống rửa chân luôn, mặc cho anh ta cuống quít lọng ngọng. Cứ thế, lại bất ngờ dừng ở một người thứ hai, người thứ ba, cho đến người thứ mười hai, rải rác khắp các nơi trong giáo đường, hầu hết đều là những người đàn ông ngồi ở ngay các đầu ghế. Bất ngờ đến thế thôi chứ cha cũng không dám bất ngờ quay sang các dãy ghế bên kia chọn cả các bà để rửa chân !

Chúng tôi cũng xin tham gia góp chuyện. Tôi kể lại lần mình được dâng Lễ Thứ Năm Tuần Thánh tại một nhà thờ do các chị Dòng Phan-sinh Thừa Sai Đức Mẹ phụ trách. Vừa bước ra đầu Lễ, tôi đã thấy hay hay vui vui, cũng hơi lo lo hồi hộp vì các soeurs "chịu chơi" quá, chọn luôn mười hai tông đồ là sáu cậu bé áo sơ-mi trắng và sáu... cô bé áo đầm đồng phục học sinh. Đến lúc bắt đầu nghi thức rửa chân, tôi lại ngẩn ngơ một lần nữa vì phát hiện ra có một số em bị "thông manh", nhìn thoáng qua không ai nghĩ các em là người khiếm thị ở Mái Ấm Như Nghĩa. Thú thật, tôi quỳ xuống rửa chân mà lòng bàng hoàng xúc động. Tôi bất giác nâng đôi bàn chân nhỏ nhắn xanh xao gầy gò của từng em để đặt lên đó một nụ hôn trân trọng và trìu mến.

Các soeurs sau Thánh Lễ có bảo tôi:

-"Cha ơi, đâu có ai bắt cha phải hôn chân người ta đâu !"

Tôi liền kể lại cho các chị nghe ấn tượng từ gần bốn mươi năm trước, khi còn là một chú thiếu niên, tôi đã gặp được nơi cha Pacifique Nguyễn Bình An, Dòng Phan-xi-cô. Lần ấy, cũng buổi chiều Tiệc Ly, cha Bình An đã tận tụy ân cần quỳ rửa và sau đó cúi gập người xuống để hôn chân từng người, trán cha lấm tấm những hạt mồ hôi, không phải do nóng bức mùa hè mà do cha đã kiệt sức lắm rồi. Không lâu sau đó, cha qua đời vì căn bệnh ung thư quái ác. Mẹ tôi đi dự đám tang ngài về cứ xót xa tiếc thương:

-"Cha tốt lành quá, ông Thánh sống nên chả trách Chúa cất về sớm !"

Còn bố tôi thì bảo:

-"Cha là người Bình An đến... hai lần đấy !"

Tôi tò mò hỏi tại sao thì mới được bố tôi giải nghĩa cho biết tên thánh của cha cũng là Bình An .

Thế rồi Tam Nhật Thánh năm nay cũng đã đến, tôi xin Đức Cha Bắc Ninh cho hai anh em DCCT chúng tôi được về giúp phụng vụ ở trại phong Quả Cảm thân quen. Cô Xuân và cô Yên, hai chị Tu Hội Thánh Tâm đang phục vụ ở đây mừng lắm, bảo là biến cố lịch sử vì có lẽ phải hơn 50 năm rồi trại phong chưa bao giờ có Thánh Lễ Tam Nhật Thánh. Chúng tôi bàn với nhau rồi ngỏ ý với các bệnh nhân: "Ở đây chỉ có hơn 20 người Công Giáo cả ông lẫn bà, cả anh lẫn chị tham dự thì xin cho rửa chân hết"

Phút chót, dễ thương quá, có thêm hai cụ ông là người bên Lương đến xin dự Lễ nữa, vậy mà cũng chẳng thể gom đủ 12 ông như quy định của Sách Lễ Rô-ma. Vậy là yên tâm lớn, không sợ các đấng các bậc đem luật chữ đỏ ra bắt lỗi !

Năm giờ rưỡi chiều, Thánh Lễ bắt đầu... Đến nghi thức rửa chân thì có một tình huống bất ngờ xảy ra, một cụ ông giơ tay xin phát biểu:

-"Thưa hai cha, con không còn chân để được rửa ạ !"

Tôi buột miệng:

-"Cụ ơi, không sao, chúng con sẽ rửa tay cho cụ vậy !"

Dãy ghế bên này thêm một cụ bà thắc mắc:

-"Nhưng thưa cha, con cũng chẳng còn tay để cho cha rửa đâu !"

Chúng tôi nhìn kỹ, quả thật đôi tay của cụ không còn bàn, cũng chẳng còn ngón nào, nó cụt ngủn ở cổ tay với những mấu mứu đầu xương nhô ra mà thôi. Cha Hoàng Xô Băng nói luôn:

-"Thưa, nếu không còn tay thì ta rửa... mặt vậy !"

Cả ngôi nhà thờ bé nhỏ với mấy chục con người hạnh phúc đã cười vang, không quên kèm theo một tràng pháo tay lụp bụp của những bàn tay không còn bàn và thiếu ngón như thế ...

Trời ơi, đối với anh em chúng tôi, có lẽ trong suốt cuộc đời mục vụ sau này, sẽ mãi mãi chẳng bao giờ quên được kỷ niệm xúc động tuyệt vời có một không hai ấy ...


Lm. LÊ QUANG UY, DCCT

Love Is Life's Purpose, Pope Says

Palm Sunday Homily Directed to Youth

VATICAN CITY, APRIL 1, 2007 (Zenit.org).- The purpose of life does not consist in making money but in love and in truth, Benedict XVI explained during his Palm Sunday homily.

Addressing around 50,000 young people today, the Pope advised them "to not be satisfied with what everyone thinks, says and does. Be attentive to God, seek God." The youth were celebrating diocesan-level World Youth Day, held today.

The Holy Father began Holy Week with a procession of palms in a St. Peter's Square adorned with olive tree branches from the region of Puglia in Italy.

This procession, the Pontiff explained, "is above all a joyous testimony that we give to Christ, in whom the face of God is made visible to us and thanks to whom the heart of God is open to all of us."

Following Christ

"What does 'the following of Christ' mean concretely?" Benedict XVI asked in his homily.

"It has to do with an interior change of life," he answered. "It demands that I no longer be closed in considering my self-realization as the principal purpose of my life."

The Pope continued: "What we are talking about here is the fundamental decision to no longer consider utility and gain, career and success as the ultimate goal of my life, but to recognize truth and love instead as the authentic criteria.

"We are talking about the choice between living for myself and giving myself � for what is greater. And let us understand that truth and love are not abstract values; in Jesus Christ they have become a person. Following him, I enter into the service of truth and love. Losing myself, I find myself."

At the end of the Eucharistic celebration, the Holy Father greeted pilgrims in seven languages. In English he said: "May the great events of Holy Week, in which we see love unfold in its most radical form, inspire you to be courageous 'witnesses of charity' for your friends, your communities and our world."

At the end of Mass, the Pontiff entered the Apostolic Palace and, to the surprise of all those present, appeared at the window of his private study to impart his benediction. "Benedetto!" shouted the young people during the applause.

Ý NGHĨA CỦA SỰ CẦU NGUYỆN

Người Hồi Giáo nói về ý nghĩa của việc cầu nguyện bằng một giai thoại sau:

Có một vị Hoàng đế nọ vào rừng để săn bắn, chiều đến, khi tới giờ cầu nguyện, ông trải tấm thảm ra trên cỏ, hướng về phía tây và phủ phục cầu nguyện với Đấng Ala như tục lệ của người Hồi Giáo. Giữa lúc ông đang chìm đắm trong sự cầu nguyện thì có một người đàn bà hớt hải chạy vào rừng vì chồng bà đã bỏ nhà ra đi từ sáng sớm tới giờ mà vẫn chưa về nhà. Người đàn bà sợ có điều gì không lành cho chồng nên bất chấp hiểm nguy, bà chạy vào rừng để tìm kiếm. Trong cơn hốt hoảng, người đàn bà không nhìn thấy có người đang phủ phục cầu nguyện, bà bước qua đầu ông mà không hề cảm thấy hối hận để nói lên tiếng xin lỗi. Vị Hoàng đế cảm thấy bị xúc phạm nặng nề nhưng ông cũng gắng gượng để tiếp tục cầu nguyện theo đúng luật dạy.

Khi ông cầu nguyện xong, trên đường trở về nhà, ông nhìn thấy người đàn bà vừa bước ngang đầu mình lúc nãy ngồi bên cạnh người chồng. Bà cũng nhận ra người mà bà đã vô tình bước qua là vị vua của đất nước. Bà liền đến xin lỗi vì đã tỏ ra bất kính với ông, nhưng không chút sợ sệt, bà phân giải: "Tâu bệ hạ, vì bị cuốn hút trong sự suy nghĩ đến người chồng, hạ thần không còn nghĩ đến những vật xung quanh nên hạ thần cũng nghĩ rằng: trong lúc cầu nguyện thì tâm trí của bệ hạ cũng bị cuốn hút và suy nghĩ về Đấng Ala và sẽ không còn tâm trí nghĩ đến những chuyện nhỏ mọn mà hạ thần đã làm."

Nghe thế, vị hoàng đế lấy làm xấu hổ vì sự suy nghĩ nhỏ nhen của mình. Tuy không phải là một bậc thầy trong đạo, nhưng người đàn bà đã dạy cho ông ý nghĩa của sự cầu nguyện.

*****************************

Qúy vị và các bạn thân mến,

Câu chuyện trên đây có thể giúp chúng ta hiểu được phần nào về dụ ngôn người con trai hoang đàng mà chúng ta hẳn đã có dịp suy niệm trong mùa chay này. Chúa Giêsu kể chuyện dụ ngôn về người con hoang đàng, nhưng điểm nhắm của Ngài lại là người con cả, hình ảnh của chính những người Biệt phái. Người con cả không muốn nhập cuộc vui để mừng ngày người em trở về mà lại trách cứ người cha vì không ngó ngàng đến anh. Anh ta nói: "Cha coi, đã bao năm con hầu hạ Cha, không hề trái lịnh cha một điều mà không bao giờ cha cho con một con bê nhỏ để ăn với chúng bạn". Nhưng người cha nói với anh: "Hỡi con, con luôn ở với cha, mọi sự của cha đều là của con". Chúng ta đôi khi mang hình bóng người con cả, giữ luật Chúa và luật Giáo Hội, nhưng không chừng chúng ta không cảm nhận được rằng, chúng ta luôn ở bên Chúa, rằng Thiên Chúa là Cha yêu thương chúng ta.

Không cảm nhận được tình yêu thương của Chúa, không cảm thấy được ở kề bên Chúa, chúng ta cũng không nhận ra được rằng: Tha nhân là người anh em của chúng ta.

Mùa Chay, chúng ta không ngừng được thôi thúc để quay trở về với Chúa, Người đang có đó và là người Cha đang chờ đợi chúng ta trong từng giây từng phút. Người luôn giang rộng cánh tay để ôm ấp, vỗ về, yêu thương và tha thứ cho chúng ta. Có cảm nhận được tình yêu của Người, chúng ta mới nhận ra được nơi tha nhân là người anh em của chúng ta.

*****************************

Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn cảm nhận được tình yêu thương của Chúa và biết không ngừng chia sẻ tình yêu ấy với người anh em của chúng con. Amen!

R. Veritas

Monday, April 2, 2007

Lời Thiêng (lệ hằng)

Sài Gòn, Đêm Thao Thức ...

Boat People

Tôi Là Người Việt Nam

Bị bỏ tù vì đòi quyền nhân bản.

Cha Nguyễn Văn Lý bị kết án 8 năm tù giam vì muốn nhân dân được tôn trọng quyền nhân bản tại Việt Nam.
Hỡi ơi ... đến bao giờ nhà nước của dân mới thực sự làm việc cho dân đây???





















[on BBC]

JPEG - 18.3 kb
Linh mục Nguyễn Văn Lý đang bị một tên công an bịt miệng khi Linh mục hô "Đả đảo Đảng Cộng Sản Việt Nam".
[on LenDuong.net]



Vào 9 giờ sáng Thứ Năm 15/3/2007, một phái đoàn gồm 3 người đại diện tổ chức Rafto Foundation từ Na Uy đã bất ngờ đến thăm HT Thích Quảng Độ. Thế nhưng phái đoàn đã bị một lực lượng công an hơn 20 người bố ráp ngay tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sài Gòn và áp giải về đồn công an để thẩm vấn...


Việt Nam: Những Nhà Đối Kháng Tranh Đấu Để Thực Thi Quyền Tự Do Ngôn Luận Tám Nhà Đối Kháng Thắng Giải Hellman/Hammet

New York – Tháng Giêng năm 2007. Tổ Chức Human Rights Watch tuyên bố tám nhà đối kháng tại Việt Nam đã thắng giải thưởng cao quý Hellman/Hammet công nhận tinh thần dũng cảm của họ trước những đàn áp chính trị.

Bà Sophie Richardson, Giám đốc Vụ Châu Á của Human Rights Watch phát biểu: “Đây là năm đặc biệt để vinh danh những ngòi bút dũng cảm tại Việt Nam. Phong trào dân chủ đang lớn mạnh tại Việt Nam ngày càng trở nên mạnh dạn hơn với những sự lên tiếng và xuất hiện công khai khiến cho họ trở nên mục tiêu đàn áp. Giải thưởng Hellman/Hammett sẽ mang lại sự quan tâm của quốc tế và sự bảo vệ”.

Giải thưởng Hellman/Hammet được thành lập bởi Human Rights Watch dành cho những người cầm bút đang là đối tượng của những vụ đàn áp chính trị. Những người thắng giải năm nay gồm có tù nhân chính trị Nguyễn Vũ Bình, nhà hoạt động dân chủ Đỗ Nam Hải, nhà bình luận Nguyễn Chính Kết và nhà văn Trần Khải Thanh Thủy.

Bà Richardson nói về những người thắng giải như sau : “Những tác phẩm và cuộc sống của những người cầm bút này cụ thể hóa những gì nhà cầm quyền Việt Nam muốn che đậy, đó là tình trạng tại Việt Nam không có tự do ngôn luận, không có truyền thông độc lập và mạng lưới Internet thì bị kiểm soát chặt chẽ. Những ai nghĩ rằng nền kinh tế phát triển của Việt Nam đồng nghĩa với sự thả lỏng về chính trị cần phải quan sát kỹ hơn, hoàn cảnh khó khăn của nhũng người cầm bút là những bằng chứng rõ nhất.”

Nhà nước Việt Nam, với thành tích nổi tiếng về việc đàn áp những nhà đối kháng, đã gia tăng đàn áp trong dịp Hội Nghị Thượng Đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Hà Nội vào tháng 11 năm 2006.

Chính quyền Việt Nam không cần che đậy nỗ lực nhằm bịt miệng những nhà đối kháng, bất kể sự hiện diện đông đảo của truyền thông quốc tế tại Hà Nội trong dịp APEC. Những nhà đối kháng đã bị khóa cổng giam giữ tại nhà với lệnh cấm không được rời khỏi nhà hoặc tiếp khách. Công an đã canh gác trước nhà với những bảng cấm như “khu vực cấm” và “Cấm người ngoại quốc” để cản trở bất cứ sự tiếp xúc với truyền thông quốc tế. Một nhà bất đồng chính kiến đã bị khóa cửa nhốt trong nhà và ông đã bị hành hung thô bạo khi có khách đến thăm.

Ngoài ra, công an đã bắt ít nhất là tám thành viên của Liên Đoàn Công Nông Việt Nam, một công đoàn mới được thành lập. Công đoàn độc lập hiện nay bị cấm tại Việt Nam.

Nhà cầm quyền Việt Nam cũng đã bao vây những người dân khiếu kiện tập trung tại Vườn hoa Mai Xuân Thưởng tại Hà Nội để nộp đơn khiếu kiện nạn tham nhũng và tịch thu đất trái phép. Những trẻ em bụi đời đã bị chuyển đến trại tập trung Đồng Dậu tại ngoại thành. Tổ chức Human Rights Watch trước đây đã thành lập hồ sơ về việc những trẻ em bị giam giữ phải chịu cảnh hành hung thường xuyên và sống trong môi trường khắc nghiệt tại Đồng Dậu.

Những vi phạm nhân quyền vẫn diễn ra ngay cả khi Việt Nam đang là điểm quan tâm của quốc tế. Ngoài việc giam giữ và bỏ tù những cá nhân được xem là mối đe dọa chính trị, chính quyền Việt Nam còn dùng những phương pháp khác để bịt miệng những nhà đối kháng : điện thoại bị cắt, dịch vụ mạng Internet bị cắt, thường xuyên bị tra hỏi hoặc giam giữ mỗi khi đến các trung tâm dịch vụ Internet. Nhà của những nhà hoạt động dân chủ bị khám xét theo định kỳ, máy điện toán và những tài liệu đều bị tịch thu, và gia đình của họ bị áp lực để ngăn cản không cho những nhà bất đồng chính kiến tiếp tục lên tiếng. Truyền thông quốc doanh sỉ nhục những nhà hoạt động dân chủ trên những phương tiện truyền thông, và nhà nước tổ chức những cuộc đấu tố để lăng mạ họ. Nhiều người trong số những nhà hoạt động dân chủ bị đuổi việc, những thương chủ dần bỏ đi vì áp lực từ chính quyền và dư luận tiêu cực. Ngay cả những thành viên gia đình của những nhà hoạt động dân chủ cũng bị đe dọa và trả thù bởi nhà nước Việt Nam.

Bà Richardson nói tiếp: “Bằng cách vinh danh những nhà bất đồng chính kiến, chúng tôi hy vọng tạo sự quan tâm của quốc tế đối với những con người dũng cảm đang bị nhà nước Việt Nam tìm đủ mọi cách để bịt miệng họ. Nhiều quốc gia đã làm ngơ trước những cuộc đàn áp đối với những nhà đối kháng trong dịp APEC khiến nhà nước Việt Nam cảm thấy họ được bật đèn xanh để tiếp tục đàn áp.”

Sau đây là lý lịch tóm tắt của những nhà đối kháng đoạt giải Hellman/Hammet 2007 :

- Nguyễn Vũ Bình: 38 tuổi, hiện đang bị cầm tù 7 năm biệt giam vì viết báo phê bình chính quyền. Là một trong những thành viên đầu tiên phong trào dân chủ tại Việt Nam, năm 2000 Nguyễn Vũ Bình từ bỏ sự hợp tác với Tạp Chí Cộng Sản để thành lập một đảng phái chính trị độc lập và tổ chức chống tham nhũng. Sau khi công bố chứng thư về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam đến Quốc Hội Hoa Kỳ và những bài báo phê bình nhà cầm quyền Việt Nam, nhà báo Nguyễn Vũ Bình đã bị bắt vào năm 2002 và bị gán tội “gián điệp” trong một phiên toà bất công.

- Đỗ Nam Hải, 48 tuổi, chuyên gia ngân hàng và là một trong những thành viên nòng cốt trong chiến dịch vận động ký tên cho Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Việt Nam 8406. Ông cũng là mộ trong nhữg người đại diện của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam, một phong trào dân chủ lớn rộng chưa từng có với sự tham dự của nhiều nhân sự từ nhiều thành phố trên toàn cõi Việt Nam. Công an đã tịch thu máy điện toán và điện thoại di động của ông Đỗ Nam Hải nhiều lần. Từ tháng 10 năm 2006, nhà chức trách đã nhiều lần cưỡng ép ông Đỗ Nam Hải để thẩm vấn, quản chế và ngay cả dùng vũ lực. Mật vụ của nhà nước Việt Nam luôn theo dõi ông Hải ngày đêm. Trong thời điểm Thượng Đỉnh APEC, công an đã bắt giữ và cản trở ông Đỗ Nam Hải không thể tham dự một cuộc họp báo tổ chức bởi Liên Minh.

- Nguyễn Chính Kết, 54 tuổi, là một giáo dân Công Giáo di cư từ miền Bắc vào Nam năm 1954. Ông Nguyễn Chính Kết rời chủng viện năm 1975 những vẫn hoạt động tích cực trong giáo hội. Từ năm 2001, ông Nguyễn Chính Kết đã trở thành một trong những nhà lãnh đạo đối kháng qua những bài tiểu luận, báo cáo và tổ chức những cuộc gặp gỡ giữa những nhà đối kháng. Là lãnh đạo của Liên Minh Dân Chủ và Nhân Quyền và cũng là nhà sáng lập của Hội Nhà Báo Tự Do Việt Nam, một tổ chức của những nhà báo độc lập. Vào tháng 11 năm 2006, ông Nguyễn Chính Kết đã bị công an triệu tập để tra thẩm nhiều lần.

- Trần Khải Thanh Thủy là một nhà văn và nhà báo, và cũng là phụ nữ duy nhất được vinh danh trong năm nay từ Việt Nam. Là một nhà văn có nhiều khả năng, bà đã viết nhiều tiểu thuyết và tiểu luận chính trị. Bà là một trong những người phụ trách tờ báo chui Tổ Quốc ấn hành bí mật tại Hà Nội, Huế và Thành Phố Hồ Chí Minh và qua mạng Internet. Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy đã nhiều lần bị đấu tố bởi nhà cầm quyền, Toà Án Nhân Dân. Vào tháng 10 năm 2006, công an đã triệu tập 300 người tại một sân vận động để sỉ nhục bà. Băng đảng xã hội đen đã xâm nhập vào nhà và gọi bà là đồ phản bội và dọa sẽ hành hung bà. Công an đã cho biết là họ không thể bảo vệ bà nếu bà không từ bỏ những hoạt động hiện nay. Bà và phu quân đã nhiều lần bị sách nhiễu tại sở làm. Vào tháng 9 và tháng 10/2006, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy liên tiếp bị tra thẩm và quản chế bởi nhà chức trách. Tháng 11, bà đã bị sa thải khỏi sở làm. Trong dịp APEC trong tháng 11, bà đã bị khóa cửa nhốt trong nhà bởi chính quyền sở tại

- Nguyễn Văn Đài là một trong những luật sư tại Việt Nam chuyên về nhân quyền và là sáng lập viên của Uỷ Ban Nhân Quyền tại Việt Nam được thành hình tại Việt Nam năm 2006. Luật sư Đài đã nhận lời biện hộ cho những Giáo Hội Tin Lành bị đàn áp, điển hình là trường hợp của cựu tù nhân chính trị Mục sư Nguyễn Hồng Quang. Ông đã viết nhiều bài báo về dân chủ và tự do báo chí, và đã bị bắt giữ vào tháng 8 năm 2006 khi ông và một số nhà đối kháng khác chuẩn bị ấn hành một bản tin độc lập. Ông đã bị tra thẩm bởi công an từ ngày 9 đến ngày 14 tháng 11. Công An đã canh giữ trước nhà của Luật sư Đài trong dịp APEC. Ông đã bị cấm rời khỏi nhà, dịch vụ Internet và điện thoại di động đều bị cắt.

- Nguyễn Khắc Toàn, 51 tuổi, là nhà hoạt động dân chủ đã được trả tự do trong tháng 2 năm 2006. Ông tiếp tục bị quản chế tại gia, và báo cáo là công an đã thành lập trạm gác thường xuyên trước nhà của ông. Là một cựu chiến binh của Quân Đội Bắc Việt, ông Toàn đã khiến nhà cầm quyền nổi giận khi ông viết một loạt bài báo về những cuộc biểu tình của những nông dân trong năm 2001 và 2002 để phản đối nạn tham nhũng và tịch thu đất. Ông đã giúp những nông dân và cựu chiến binh viết đơn khiếu nại gửi đến nhà chức trách, kèm theo những bài viết của ông, và đăng tải trên Internet. Ông Nguyễn Khắc Toàn đã bị bắt trong năm 2002 tại dịch vụ Internet và bị tuyên án 12 năm về tội làm gián điệp. Vào tháng 2 năm 2006, ông đã được trả tự do sau bốn năm bị cầm tù. Từ khi được trả tự do, ông Nguyễn Khắc Toàn tiếp tục tranh đấu cho dân chủ, và trợ giúp trong việc hình thành một tổ chức công đoàn độc lập và thực hiện bản tin Tự Do Dân Chủ. Vào tháng 11 năm 2006, ông Toàn đã bị triệu tập để thẩm vấn bởi Công An. Mật vụ luôn canh gác trước nhà của ông Toàn để cản trở người ngoại quốc đến tiếp xúc với ông trong dịp APEC.

- Phạm Quế Dương, 75 tuổi, là một trong những nhà lãnh đạo có uy tín nhất của phong trào dân chủ tại Việt Nam, và xuất thân từ trong Đảng Cộng Sản. Là một sử gia quân đội, chủ nhiệm và nhà báo, ông Dương được biết đến qua việc ông từ bỏ Đảng Cộng Sản vào tháng Giêng năm 1999 để phản đối việc trục xuất khỏi đảng ông Trần Độ, một người bạn của ông Dương và là một nhà phê bình chế độ. Ông Phạm Quế Dương đã viết rất nhiều bài báo, khiếu nại và thư ngỏ đến nhà nước Việt Nam để kêu cho nhân quyền và dân chủ. Ông là một trong những chủ nhiệm của bản tin Tổ Quốc phát hành bí mật tại Việt Nam và Internet. Ông Dương đã bị bắt và quản chế tại gia nhiều lần.

- Lê Chí Quang, 36 tuổi, là luật sư và nhà hoạt động dân chủ đã bị bắt tại dịch vụ Internet năm 2002 và bị tuyên án 4 năm tù về tội vi phạm an ninh quốc gia. Ông đã được trả tự do vì áp lực quốc tế trước việc ông bị đau thận rất nặng. Sau khi được trả tự do vào tháng 6 năm 2004, ông Quang đã bị quản chế tại gia 3 năm. Ông đã nhiều lần bị sách nhiễu và tra thẩm bởi công an tại tư gia và tại đồn. Ông Quang hiện không được phép rời tư gia tại Hà Nội khi không được phép của công an. Nhà chức trách đã gâp áp lực rất mạnh lên gia đình của ông Quang để ép buộc ông phải chấm dứt mọi hoạt động đối kháng. Những đợt sách nhiễu trở nên tàn bạo hơn khi ông Quang gia nhập ban biên tập của bản tin Tổ Quốc cùng với Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang và Trần Khải Thanh Thuỷ.

Mộng Không Bình Thường (Hài Kịch)


Chuyện Về Cát Bụi

Mãi Mãi Một Tình Yêu

Dòng Đời (Đan Trường)


Giấc Mơ Nghệ Sĩ


Giọt Máu Lạc Hồng