Tuesday, June 5, 2007

Sứ Mạng Ra Đi...hay là cuộc “Vinh Quy Bái Tổ” trở về thăm cố hương

Borsum - ngày 15.9.2005 - Năm 2005 đã ghi vào lịch sử nước Đức về chính trị và tôn giáo vì nước này được đăng cai tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XX tại thành phố Köln cổ kính. Hình ảnh của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI được ghi sâu vào tâm khảm người Đức khi Ngài về thăm lại cố hương. Trên cánh đồng Marienfeld chưa bao giờ có nhiều tín hữu tham dự một thánh lễ vĩ đại như thế trong nhiều thập niên qua. Tại tư gia trên thế giới hàng trăm triệu người theo dõi các cuộc xuất hiện của của Đức Giáo Hoàng qua màn ảnh truyền hình... Đó là Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XX sau 40 năm kỷ niệm Công Đồng Chung Vaticanô II và kỷ niệm 30 năm “Công Đồng Würzburg” của Hội Đồng Giám Mục Đức, qua đó Giáo Hội ở đây áp dụng thật sát tinh thần của Vaticanô II vào cuộc sống, nhất là về sự sống chung với anh em Tin Lành và thực hiện hữu hiệu cứu đói giảm nghèo trên thế giới, nhìn chung chưa có một nước ở Âu Châu thực hiện được tinh thần cao độ của Vaticanô II như Giáo hội Đức.

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI xuất thân từ nước Đức và đã hơn 500 năm dân tộc này mới lại có vị Giáo Hoàng. Một điều hy hữu cho ĐGH Bênêđictô XVI là chuyến Tông Du đầu tiên với cương vị Giáo Hoàng và cũng là cuộc “Vinh Quy Bái Tổ” chính thức trở lại thăm quê hương của mình mà không cần qua những thủ tục ngoại giao phức tạp hoặc phải dựa vào thời gian trống của chính quyền Đức. Một điều thật thuận lợi cho văn phòng Ngoại Giao của Tòa Thánh vì thời gian và địa điểm đã được định sẵn, chỉ cần xúc tiến những cuộc gặp gỡ cao cấp là xong - nhất là không sợ bị chống đối từ Giáo Hội Tin Lành tại Đức, điều họ vẫn lo lắng là bị ngươì Công Giáo lấn áp, nhất là họ vẫn bị ám ảnh về tư tưởng của vị thần học gia xuất sắc Josef Ratzinger, sợ Ngài đến với tư cách Giáo Hoàng sẽ làm một cuộc biểu dương đức tin công giáo vĩ đại công khai tại Đức.

Nhìn lại 5 tháng vừa qua, cả đạo lẫn đời đều lo lắng, hay nói đúng hơn là “thương hại” cho ngươì kế vị Đức Cố GH Gioan Phaolô II, bởi vì Ngài là một người quá vĩ đại, ai có thể nối gót của Ngài? Chỉ nghe một nhà báo Mỹ nhận định là chúng ta thấy rõ: “Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã lôi cuốn được giới trẻ Công Giáo và chiếm được trái tim họ không như bất cứ vị Giáo Hoàng nào khác. Họ thấy Ngài thu hút và vui tươi, nhưng rất khôn ngoan. Người trẻ thường khóc ngay cả trước khi Ngài bắt đầu nói. Liệu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI có lập lại được khả năng ngoại thường này không?"

Trước khi trở về thăm cố hương Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI phải đo lường được nhiều gian nan chờ đợi vì Ngài là người Đức và Ngài phải có lòng quả cảm để dám đương đầu với khó khăn sẽ đến:

Ngài có phải là gạch nối tốt cho Đức Cố GH Gioan Phaolô II không, hay nói đúng hơn được bầu Giáo hoàng chỉ cho thời gian chuyển tiếp vì Ngài đã già với 78 tuổi.

Căng thẳng giữa Vatican với Giáo Hội Đức và nước Đức vẫn còn âm ỉ trong nhiều thời gian qua, thí dụ Tòa Thánh cấm Giáo Hội Đức tiếp tay giết thai nhi qua văn phòng cố vấn gia đình công giáo. Cấm không cho người Tin Lành lên rước Mình Thánh Chúa (vì đối với họ chỉ là lên ăn bánh, không tin Chúa Giêsu hiện diện trong đấy).
Căng thẳng giữa Giáo Hội với chính quyền tiểu Bang Berlin vì các giờ dạy giáo lý trong trường học không được tiểu bang này chấp thuận nữa.

Khối Tin Lành luôn luôn chỉ trích và phê bình về giáo lý và đường hướng của Tòa Thánh. Giáo Hội Công Giáo Đức bị ảnh hưởng nhiều trong quyết định nội bộ để thỏa hiệp sống đại kết chung với Tin Lành.

Khối Tin Lành cứ đòi nhào vào được tổ chức hội thảo chung tại ĐHGH 2005 như họ vẫn thường được làm khi có Đại Hội Công Giáo Đức với những vấn đề muốn tranh cãi: phụ nữ làm linh mục, phá thai, tự do ly dị... Đến nỗi Đức Hồng Y Joachim Meisner phải mạnh mẽ gián tiếp lên tiếng: “Đây chỉ là cuộc gặp gỡ riêng của người Trẻ Công Giáo Toàn Cầu và người chủ trương mời Giới Trẻ chính là Đức Cố GH Gioan Phaolô II, không ai có quyền xen vào chuyện nội bộ Công Giáo của chúng tôi.”

Giáo Hội Đức đang bị khủng hoảng nặng nề về tài chính và số người bỏ đạo vì sợ đóng thuế nhà thờ càng lúc càng đông. Người giữ đạo đi lễ ngày Chúa nhật tại Đức giảm xuống chỉ còn 13%.

Miền Đông Đức sau khi thống nhất đã trở thành một vùng truyền giáo mênh mông vì vô thần hoặc không có tôn giáo chiếm hơn 90% dân số.

Sự nguội lạnh giữ đạo của Tây Âu và tại Đức, chỉ nhìn vào con số tham dự viên của ĐHGT-2005 thì rõ hẳn: nước Đức đóng vai trò chủ nhà tổ chức mà chỉ đứng hàng thứ hai sau nước Ý với 110.000 tham dự viên chính thức.

Các nhóm chống đối được dẫn đầu bởi các nhà thần học Đức bị rút quyền dạy học vì lạc đạo hăm he đến phá ĐHGT 2005 tại Köln.

Kinh tế nước Đức hiện tại bị lụn bại khủng khiếp được xếp hạng chót cùng trong khối Liên Hiệp Châu Âu và nạn thất nghiệp cao nhất, vượt kỷ lục với hơn 5 triệu người không có công ăn việc làm.
Căng thẳng giữa Tòa Thánh và Do Thái vào tháng 7 vừa qua khi chính quyền Do Thái chỉ trích nặng nề ĐGH không kết án những cuộc khủng bố tại Do Thái và người Do Thái tại Đức cũng hùa theo luận điệu này.
Sự phát triển mạnh mẽ của Hồi Giáo tại Đức quốc với hơn 3 triệu người.

Ngay từ lúc phi cơ vừa đáp xuống phi trường Köln-Bonn, ĐGH Bênêđictô XVI chưa kịp bước ra khỏi cửa thì cơn gió mạnh đã thổi bay mất chiếc mũ trắng trên đầu, tình huống lúc ấy ai nhìn thấy cụ già 78 tuổi với mái tóc bạc phơ mảnh khảnh trước gió như thế, có thể nói Ngài đứng vững được trong những ngày căng thẳng tại Köln không?

Cũng một ngẫu nhiên khi nhìn lại ngày 15.11.1980 lúc Đức Cố GH Gioan Phaolô II đến thăm nước Đức lần đầu và cũng là địa điểm Tổng Giáo Phận Köln. So với vị tiền nhiệm đầy sức lôi cuốn và là người luôn nhận được nhiều danh xưng chào đón mỗi khi xuất hiện, thì Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI rụt rè nhiều hơn. Ngài cũng không làm theo truyền thống cũ của Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là quỳ xuống hôn đất của quốc gia đầu tiên Ngài đến khi đặt chân xuống phi trường, và nghi thức chào đón Ngài cũng chỉ để cho chừng vài trăm người nồng nhiệt đến đón tại đây. Với lời nói đầu tiên khi trở về quê hương Ngài cảm động phát biểu: “Với niềm vui dạt dào tôi được đứng trên mảnh đất tổ quốc và quê hương yêu dấu của tôi.”

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đến Köln để tiếp nối một “di sản tinh thần vĩ đại” được trao lại, đó là ĐHGT Thế Giới của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã khai sinh vào năm 1984 tại Rôma, từ đó cuộc gặp mặt Giới Trẻ Thế Giới phát triển rộng lớn với sinh hoạt trong thời gian một tuần lễ và được thay đổi địa điểm tại các quốc gia khác nhau như: tại Á Căn Đình (Buenos Aires), Tây Ban Nha (Santiago de Compostela), Ba Lan (Czestochowa), USA (Denver), Manila, Paris, Rôma, Toronto và Köln.

Ngoài các chương trình chính thức của ĐHGT Thế Giới 2005: đi thuyền trên dòng sông Rhein chào các bạn trẻ thế giới và từ đó đến hành hương nhà thờ chính tòa Köln, nơi có di tích thánh của Ba Vua; chủ lễ buổi Canh Thức tối thứ bẩy và Thánh Lễ bế mạc vào Chúa nhật thì ĐGH Bênêđictô XVI thực hiện thêm các cuộc gặp gỡ quan trọng khác với chính quyền: thăm tổng thống Đức, ông Horst Köhler tại Bonn, tiếp đón thủ tướng Gerhard Schröder, chủ tịch quốc hội Wolfgang Thierse, bà chủ tịch đảng Tự Do Thiên Chúa Giáo (CDU) Angela Merkel - đang là ứng cử viên thủ tướng Đức năm 2005 - cũng như gặp gỡ các vị đại diện tôn giáo để tháo gỡ các khủng hoảng hoặc nối lại các rạn nứt giữa các tôn giáo lớn tại Đức.

Nhìn lại Sứ Mạng của ĐGH Bênêđictô XVI tại ĐHGT-2005 - Köln

1. Với các bài diễn văn chào mừng trên thuyền từ dòng sông Rhein cũng như các bài giảng trên cánh đồng Marienfeld ĐGH Bênêđictô XVI vẫn dựa vào tư tưởng của những bài giảng trước đấy và những buổi nói chuyện trong cuộc triều yết hàng tuần: lúc nào cũng chứa đầy tư tưởng thần học tu đức được gắn chặt với nền tảng Kitô giáo. Những lời nói của ĐGH nhẹ nhàng nhưng mời gọi, rõ ràng và chính thống. Những ngày ở Köln Ngài đều dựa vào tường thuật Tin Mừng của Thánh Matthêu nói về Ba Đạo Sĩ từ phương Đông đến tìm Hài Nhi Giêsu tại Bêlem vì đó là chủ đề của ĐHGT-2005. Ngài cho Giới Trẻ Thế Giới các lời khuyên trên đường trở về xứ sở: tìm lại nguồn sống của nội tâm là sự chiêm niệm trong Thánh Thể. Ngài ân cần nhắn nhủ: “Các con như những khách hành hương lần theo bước chân của các Đạo sĩ. Đi theo con đường của các vị ấy, các con cũng muốn tìm gặp Đức Giêsu. Giống như họ, các con đã bắt đầu cuộc hành trình này để chiêm ngưỡng, trong tư cách cá nhân và cùng với người khác, dung nhan của Thiên Chúa được vén mở nhờ Hài nhi nằm trong máng cỏ. Giống như các con, Cha cũng đã lên đường để cùng với các con quỳ gối trước tấm Bánh trắng được thánh hiến mà con mắt đức tin nhìn nhận sự hiện diện thực của Đấng Cứu độ thế gian.”

Một điều không chối cãi được khi nhìn thấy sự xuống dốc về việc giữ đạo của phương Tây và nhất là nơi giới trẻ, Ngài can đảm lay động sự hờ hững này nơi họ: “Đôi khi, cảm tưởng đầu tiên của chúng ta là nếu dành thời gian cho Thánh Lễ Chúa Nhật thì khá bất tiện. Nhưng nếu cố gắng, các con sẽ hiểu ra rằng đây là điều tạo ra một sự tập trung chính đáng cho thời gian rảnh rỗi của các con. Đừng bỏ việc tham dự Thánh lễ Chúa Nhật, và hãy giúp những người khác cũng nhận ra Thánh Lễ. Bởi vì Bí Tích Thánh Thể phát toả niềm vui mà chúng ta rất cần, chúng ta phải học hỏi để hiểu sâu xa hơn, cũng như phải học hỏi để mến yêu Bí Tích này. Các con hãy cam kết thực hiện điều này! Chúng ta hãy khám phá sự phong phú sâu xa của phụng vụ Hội Thánh và sự cao cả đích thật của nó: không phải chúng ta là người đang cử hành cho chính mình, nhưng chính Thiên Chúa hằng sống là Đấng đang chuẩn bị cho chúng ta một bàn tiệc.” Không hiểu hàng trăm ngàn giới trẻ hiện diện lúc đó hiểu rõ được điều này không, nhưng họ vỗ tay vang dội tại cánh đồng Marienfeld như là một sự xác tín ưng thuận.

2. Với sự hồi hộp chờ đợi của giới truyền thông về cuộc thăm viếng đền thờ Do Thái tại Köln của ĐGH vào thứ sáu, 19.8.2005 lúc 12g trưa. Những lời nói của Ngài được đo lường từng chữ vì trước đó chính phủ Do Thái đã chỉ trích mãnh liệt Tòa Thánh không lên án những kẻ gây khủng bố tại Do Thái trong tháng 7, chủ tịch Hội Đồng Do Thái giáo tại Đức là ông Paul Spiegel cũng hùa theo với luận điệu này. Đây là vấn đề luôn nhạy cảm giữa người Đức (ĐGH) và Do Thái. Tại Köln vào thời Đức quốc xã có 15.000 người Do Thái sinh sống, trong đó Hitler đã giết và thiêu đốt hết 11 ngàn người. Năm 1938 đền thờ này đã bị Hitler hoàn toàn phá hủy. Vào trong đền thờ mọi người trầm lặng lắng nghe lời kinh cầu hồn qua các Thánh Vịnh cho những người đã khuất. Ghế ngồi thứ tự ngang hàng giữa Đức Giáo Hoàng và Thày Rabbi Natanel Teitelbaum nói lên sự khiêm tốn của ĐGH và làm cho người Do Thái trên toàn thế giới hãnh diện đón nhận. Tại đây Ngài nhấn mạnh: “Ai đến với Chúa Giêsu thì gặp đạo Do Thái” và nhắc nhở thêm: “Chúng ta cần kính trọng lẫn nhau và đến gần nhau để có thể tháo gỡ các khúc mắc lịch sử còn đang tranh cãi.” Cuối cùng Ngài xác định thêm: “Giáo Hội Công Giáo luôn luôn thúc đẩy cho sự hòa giải, tạo sự kính trọng, thiết lập tình bạn và sự hòa bình giửa các dân tộc, các nền văn hóa và tôn giáo.” Đây là cuộc viếng thăm đền thờ Do Thái đầu tiên của một Giáo Hoàng trong dịp tông du nước ngoài và cũng là lần đầu tiên một Giáo Hoàng đến thăm đền thờ Do Thái tại nước đã gây lên tại họa diệt chủng người Do Thái. Ngay sau đó chính phủ Do Thái đã hòa dịu sự căng thẳng và khen ngợi đường hướng ngoại giao của Tòa Thánh. Ông Paul Spiegel biết hướng theo chiều gió phụ họa thêm: “Cuộc viếng thăm đền thờ Do Thái tại Köln của ĐGH là một sự kiện lịch sử lớn lao mà các thế hệ sau này đều phải nhắc tới.” Cuối cùng là phần trao quà lưu niệm. Đại diện Do Thái tặng ĐGH chiếc tù và bằng sừng thú vật. Theo tục lệ Do Thái đây là biểu tượng của người lãnh đạo dùng để triệu tập các tín hữu. ĐGH đã tặng lại cho cộng đoàn Do Thái tại đây một cuốn Kinh Thánh qúy giá lớn, vốn được lưu trữ tại bảo tàng viện Tòa Thánh.

3. Vào chiều thứ năm, 18.8.2005 đã có buổi cầu nguyện Đại Kết giữa Công Giáo, Tin Lành Lutheraner, Tin Lành Cải Cách, Chính Thống Giáo và Công Giáo Thủ Cựu trước khuôn viên nhà thờ chính toà Köln. Điều không thể thiếu được trong chương trình thăm viếng của vị Giáo Hoàng tại Đức là có cuộc gặp gỡ đối thoại giữa các tôn giáo lớn tại đây, phần đông là khối Tin Lành vào thứ sáu 19.8.2005 tại tòa Tổng Giám Mục Köln, lúc 18g15 với 30 đại diện các Giáo Hội và các cộng đoàn Kitô hữu. Lời nói đầu tiên của bài diễn văn ĐGH đã nhắc đến nguồn gốc của Ngài và rất thấu hiểu vấn đề đại kết từ một nước đã tạo ra chia rẽ Giáo Hội tại Đức hơn 400 năm qua: “Tôi đến từ quốc gia này, tôi nhìn thấy hậu quả đã gây ra từ sự chia rẽ đức tin trong giáo dân và trong gia đình vì thế khi vừa lãnh trách nhiệm kế vị Thánh Phêrô tôi lấy tâm niệm cố gắng thực hành sự hiệp nhất giữa người tin vào Đức Kitô.” Các vị hiện diện đồng ý chỉ có sự hiệp nhất qua sự chú giải cặn kẽ về Thánh Kinh. Nền tảng của sự đối thoại về các sự khác biệt tín lý phải dựa vào tình yêu và chân lý mới không lầm đường. Sự đại kết không được làm mất bản chất nguyên thủy của Kitô giáo, tuy nhiên có khác biệt về các từ ngữ thần học, khác biệt về phụng vụ và sự trật tự trong Hội Thánh. 30 vị đại diện các Giáo Hội Kitô tán thành quan điểm của ĐGH: “Sự đại kết phát triển không phải qua những hội nghị bàn tròn mà trên hết, tùy thuộc vào cuộc sống hằng ngày của mỗi người Kitô hữu” nghĩa là theo Ngài: hành đạo và giữ đạo. Một điều được phép nhắc thêm trong dịp ĐHGT-2005 trước khi rước lễ của mỗi thánh lễ đều có sự thông báo rõ ràng bằng nhiều thứ tiếng: “Ai rước lễ cần phải thực hành các điều kiện của người công giáo, ai chỉ muốn nhận phép lành thì xin khoanh tay trước ngực.” Các bạn trẻ Tin Lành đã nghe theo chỉ dẫn này mà không phàn nàn. Sau ĐHGT Thế Giới khối Tin Lành tại Đức đã im lặng không phê bình và cũng không khen ngợi, một điều ngạc nhiên cho giới truyền thông tại đây.

4. Gặp gỡ với giới lãnh đạo Hồi Giáo tại Đức vào thứ bẩy, 20.8.2005. Đức Giáo hoàng đã làm cho bầu khí nói chuyện được cởi mở và thân thiện bằng câu trích dẫn của Đức Cố GH Gioan Phaolô II khi nói với Giới Trẻ Hồi Giáo trong vận động trường Casablanca – Marokko vào năm 1985: “Giới Trẻ có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, nếu họ cậy dựa vào lòng tin nơi Thiên Chúa, sau đó với chương trình của Ngài xây dựng một thế giới mới, trong đó sự khôn ngoan và sư tin tưởng là quan trọng.” Nhìn vào thế giới ngày nay với bao bất công và khủng bố bạo động xảy ra hàng ngày gây cho nhiều người chết oan uổng. Ngài kêu gọi cộng đồng Hồi Giáo tiếp tay với Công Giáo dấn thân cho nhân quyền và cho giá trị của con người. “Giá trị của mỗi con người rất thánh thiêng cho người Công giáo cũng như người Hồi giáo, bởi vậy khủng bố dưới danh nghĩa tôn giáo là phản đức tin là tàn bạo. Chúng ta không để cho những người lợi dụng tôn giáo chia rẽ chúng ta và làm cho chúng ta không còn tin tưởng lẫn nhau.” ĐGH khuyến khích giới Hồi Giáo qua điển hình ĐHGT tại Köln: hình ảnh của hàng trăm ngàn bạn trẻ thế giới về đây sống trong hòa bình và hòa nhịp vào niềm vui tuổi trẻ. Đó là chứng từ sống động của sự cảm thông, đoàn kết, yêu thương. Đó là thế giới đại đồng chúng ta cần phải hợp tác thực hiện. Giới truyền thông cho rằng cuộc trở lại thăm cố hương đã giúp cho Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI một cơ hội, để đẩy mạnh các nỗ lực của Ngài nhằm tiếp tục cuộc đối thoại với các tôn giáo khác theo tinh thần của ĐGH Phaolô VI và ĐGH Gioan Phaolô II.

Qua những ngày làm việc không ngừng nghỉ và thăm viếng tại Köln cũng như hòa nhập vào dòng thác ĐHGT Thế Giới lần thứ XX của ĐGH Bênêđictô XVI đã gây được nhiều ấn tượng tốt về vị Tân Giáo Hoàng nơi người đồng hương Đức, tất nhiên Ngài cũng làm cho Giới Trẻ Thế Giới có nhiều thiện cảm và niềm vui nơi Ngài. Người Đức đã quên mất hình ảnh của vị Hồng Y Josef Ratzinger tài giỏi nhưng nghiêm khắc đóng kín, trong họ chỉ còn hình ảnh của Bênêđictô dễ mến và hiền hòa.

Bộ trưởng Nội Vụ Đức, ông Otto Schily nhìn lại ĐHGT-2005 tại Köln và nói: “Những hình ảnh vui tươi, an bình và phấn khởi của hàng triệu người trẻ đến từ 197 quốc gia trên thế giới quá đẹp và không bao giờ quên. Giải túc cầu thế giới vào năm 2006 tại Đức sẽ không thể đạt tới được trình độ này.” Tổng thống Đức, ông Horst Köhler mong ước: “Hy vọng bầu khí phấn khởi của giới trẻ thế giới sẽ lay động được dân Đức ù lì chúng tôi.” Một cửa hàng buôn bán tại nội thành Köln diễn tả được rõ hơn ý nghĩ chung của người Đức: “Trong những ngày này dù cho nhiều khách trẻ ra vào xem hàng, nhưng họ không mua. Điều đó không lấy gì làm tiếc vì tiền của không mua được bầu khí vui tươi mạnh mẽ này trong những ngày qua tại Köln.”

Qua 3 cảm tưởng trên chúng ta có thể trả lời được câu hỏi của nhà báo Mỹ đã hỏi lúc ban đầu bài viết. Đại Hội Giới Trẻ được thiết lập bởi Đức Cố GH Gioan Phaolô II là thách đố đầu tiên xem vị Tân Giáo Hoàng (đã 78 tuổi) có thu hút được giới trẻ thế giới trong những cách thức tương tự không? Bạn Trẻ nào đã sống và tham dự trực tiếp tại Köln chắc sẽ phải gào to xác nhận: Bê-nề-dết-tô. Đức Hồng Y Joachim Meisner, TGM Köln hóm hỉnh trả lời: “Không cần phải nói, ĐGH Bênêđictô XVI đúng là người kế vị tốt và cũng không phải lo lắng gì cả vì lần đầu tiên tại ĐHGT Thế Giới có sự hiện diện của 2 Giáo Hoàng: với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từ trên trời cao, và với Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI của chúng ta nơi trần thế.”

Bài báo nhận định rằng "Trong khi hàng trăm ngàn người trẻ tập trung tại Köln, nhiều quan sát viên cho rằng điều thiết yếu là Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI linh hứng được người trẻ để giữ được cho Giáo Hội Công Giáo mạnh mẽ trong thế hệ tiếp theo.

Kỷ lục: 430.000 ghi danh, 800 Giám Mục, 10.200 Linh mục

Mặc dù những người trẻ tuổi từ 197 quốc gia tới đây chắc chắn sẽ dành cho vị giáo hoàng 78 tuổi một cuộc tiếp đón nồng hậu, Giáo Hoàng Benedict sẽ đứng trước sự xét đoán không những về những gì ngài sẽ nói với đám đông mà còn về mức độ hấp dẫn mà ngài có thể lôi cuốn quần chúng.

Ðây là chuyến xuất ngoại đầu tiên của Ðức Giáo Hoàng Benedict, nguyên là Hồng Y Joseph Ratzinger, đã được bầu lên làm Giáo Hoàng từ hồi tháng Tư vừa qua, và khi trở về thăm quê hương,

Bài báo bắt đầu bằng câu chuyện của Shawn Wrathell để đi đến nhận định rằng ngày Quốc Tế Giới Trẻ là một di sản

"Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã linh hứng người trẻ Công Giáo và chiếm được trái tim họ không như bất cứ Giáo Hoàng nào khác. Họ thấy ngài lôi cuốn và vui tươi, nhưng rất khôn ngoan. Người trẻ thường khóc ngay cả trước khi ngài bắt đầu nói. Liệu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI có lập lại được khả năng ngoại thường này không?"

Ðây là chuyến xuất ngoại đầu tiên của Ðức Giáo Hoàng Benedict, nguyên là Hồng Y Joseph Ratzinger, đã được bầu lên làm Giáo Hoàng từ hồi tháng Tư vừa qua, và khi trở về thăm quê hương, Ngài cũng đã đến thăm một đền thờ của Do Thái Giáo và có các cuộc gặp gỡ với các giới lãnh đạo Tin Lành và Hồi Giáo.

Người ta cho rằng cuộc trở lại thăm quê hương này, cũng đã giúp cho Ðức Giáo Hoàng Benedict một cơ hội, để đẩy mạnh các nỗ lực của ngài để tiếp tục cuộc đối thoại với các tôn giáo khác.

Ðứng trên bục giảng cao, trong bộ y phục giáo hoàng trắng ngần phất phơ và mái tóc bạc như bạch kim có vài sợ xõa xuống trán, ngài nói “Tấm lòng cha cũng đang hướng đến chuyến viếng thăm tòa thánh đường Do Thái, và cuộc hội ngộ với các anh em bên cộng đồng Hồi Giáo”.

COLOGNE, Ðức - Hôm Thứ Tư 17 Tháng Tám, hàng trăm ngàn người hành hương đã lũ lượt kéo vào thành phố Cologne ở miền Tây nước Ðức để cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 20 của Giáo Hội Công Giáo, đồng thời tới thăm ngôi thánh đường lịch sử của thành phố và chờ đợi một cuộc viếng thăm của Ðức Giáo Hoàng.

Du khách đã đứng chật quảng trường phía trước thánh đường và những đường phố chung quanh, phất quốc kỳ của quốc gia họ và ca hát - bằng tiếng Tây Ban Nha, Pháp, Ðức, Anh, Ba Lan và Romania. Khoảng 325,000 người đã đổ dồn vào thành phố.

Cố Giáo Hoàng John Paul được 65 tuổi khi ngài chủ tọa Ngày Giới Trẻ Thế Giới đầu tiên. Làm theo thông lệ được Giáo Hoàng John Paul đặt ra, vị Giáo Hoàng 78 tuổi người Ðức sẽ tổ chức các cuộc gặp gỡ với các thanh niên và cử hành một Thánh Lễ ngoài trời khổng lồ vào ngày Chủ Nhật

Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Mục Vụ Giới Trẻ Việt Nam tại ĐHGT-2005

No comments: