Thursday, December 17, 2009

Sống trên đời sống, cần có một tấm lòng...

Còn nhớ Trịnh Công Sơn đã có câu hát: “Sống trên đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em có biết không? Để gió cuốn đi...” và cũng chính ông đã ngụ ý rằng, chỉ với một tấm lòng nhỏ nhoi ấy thôi, mà con người vượt rất xa những loài vật khác. Nếu mà cũng nhìn đời bằng con mắt ấy, cũng sống theo tôn chỉ ấy, thì xin được trả lời rằng: Người với người sống trong Tình và Nghĩa


Tôi hỏi đất:
-Ðất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.

Tôi hỏi nước:
-Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ:
-Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời.

Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
.

Ba dòng thơ cuối với sự lặp tuyệt đối như một lời trách giận hay là lối hỏi chua chát? Người sống với người như thế nào?

Ừ nhỉ, người sống với người như thế nào? Mình sống với người như thế nào? Người sống với mình như thế nào? Câu trả lời nằm ngay trong chính dòng đời miết mải.

Chẳng hiểu sao ngay từ đầu, cái câu hỏi đầy ám ảnh kia lại tạo cho mình ấn tượng sâu đến thế. Để đến lúc đọc lại cả bài thơ rồi, thì lại bật cười, có lẽ ... ừ có lẽ cả bài thơ đã là lời giải đáp. Người với người sống với nhau để làm cuộc sống của nhau đầy đặn hơn, tô màu thêm sắc để cuộc đời trở nên xanh tươi hơn, và chúng ta tôn nhau lên, để cho những cái riêng của từng cái tôi nổi trội lên, nhưng đồng thời cũng hòa vào nhau, đan vào nhau trong một cái sắc chung - CUỘC ĐỜI.

Và cứ thế, đất, nước và cỏ còn thua chúng ta nhiều lắm. Chúng chỉ tạo được cho nhau, chỉ cho được cho nhau một điều nổi bật, trong khi chúng ta, CON NGƯỜI làm được rất nhiều, nhiều hơn thế.

Không phải là tôi ngây thơ đến mức hiểu nhầm dụng ý của tác giả, nhưng vần thơ là để người tán tụng, để người suy diễn. Nhà văn, nhà thơ có nhìn thấy, có chỉ ra được một khía cạnh, thì tâm hồn người đọc vẫn có thể lần tìm những ngóc ngách khác. Chỉ xin hãy nhìn đời bằng một con mắt lạc quan, để cả ba lần hỏi nhức nhối được trở thành ba lần nhấn mạnh, điểm nhấn cho lòng yêu thương, sự bao dung và tình đồng loại.

Còn nhớ Trịnh Công Sơn đã có câu hát: “Sống trên đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em có biết không? Để gió cuốn đi...” và cũng chính ông đã ngụ ý rằng, chỉ với một tấm lòng nhỏ nhoi ấy thôi, mà con người vượt rất xa những loài vật khác. Nếu mà cũng nhìn đời bằng con mắt ấy, cũng sống theo tôn chỉ ấy, thì xin được trả lời rằng: Người với người sống với trong Tình và Nghĩa

Lời bình luận của ai đó làm người ta giật mình ... cái dụng ý hiển nhiên của tác giả bỗng chốc bị lật ngược, bị thay bằng một cách hiểu mới hoàn toàn khác. Quả thật, có lẽ hầu hết ai đọc bài thơ đều thấy khâm phục tác giả, bài thơ ý nhị, giàu ẩn ý nếu không nói là giàu ẩn ý một cách xót xa.

Người sống với nhau như thế nào?
Người sống với nhau như thế nào?
Người sống với nhau như thế nào?


Ba câu hỏi giống nhau về câu chữ, nhưng khác nhau nhiều về cách đọc nó. Người bộc trực dễ lên giọng ở hai câu cuối, cái cảm xúc ấy nó cứ trào ra như sự uất hận bấy lâu bị dồn nén, như một lời quát thẳng vào mặt ai đó, một ai đó hư vô - cuộc đời. Người điềm đạm thì cứ xuống giọng, nhỏ dần, tưởng chừng như bất lực. Cái nín nhịn thắt chặt, sự bức bối ngậm ngùi giữ chặt trái tim, đã biết câu trả lời, đã hứng chịu đủ cuộc đời và giờ đây thì im lặng ...

Đúng, giá trị của bài thơ chính là ở ba câu hỏi cuối, nó không những giá trị ở chỗ tác giả đã gửi vào đó tâm sự sâu kín không chỉ của riêng mình, mà còn là cơ hội để người ta nhìn lại chính mình _ những cái gì bên trong được gọi là Tình và Nghĩa? ...

Sưu tầm.

Tuesday, November 3, 2009

Today's Scientists Need Awe, Benedict XVI Says.

Notes Hope That Marvels of Creation Lead to Creator.

VATICAN CITY, OCT. 30, 2009 (Zenit.org).- Modernity would benefit from the sense of awe that inspired the fathers of modern science, says Benedict XVI.

The Pope affirmed this today when he addressed a group celebrating the International Year of Astronomy with a two-day congress.

"This celebration [...] invites us to consider the immense progress of scientific knowledge in the modern age and, in a particular way, to turn our gaze anew to the heavens in a spirit of wonder, contemplation and commitment to the pursuit of truth, wherever it is to be found," the Holy Father said.

The International Year of Astronomy was convoked by UNESCO in memory of the 400th anniversary of Galileo's first use of the telescope.

The Holy Father noted that the celebration also coincides with the recent inauguration of new headquarters for the Vatican Observatory.

"As you know," he said, "the history of the Observatory is in a very real way linked to the figure of Galileo, the controversies which surrounded his research, and the Church’s attempt to attain a correct and fruitful understanding of the relationship between science and religion."

In this regard, the Pontiff thanked those "committed to ongoing dialogue and reflection on the complementarity of faith and reason in the service of an integral understanding of man and his place in the universe."

The congress participants will also tour the Tower of the Winds at the Vatican, built in 1582 at the time of the Gregorian reform of the calendar and the first location of the Vatican Observatory. On Saturday, they will tour the new headquarters of the Vatican Observatory, which the Pope officially inaugurated last month.

Wonder and amazement

Benedict XVI suggested that the International Year of Astronomy should help to "recapture for people throughout our world the extraordinary wonder and amazement which characterized the great age of discovery in the 16th century."

"I think, for example, of the exultation felt by the scientists of the Roman College who just a few steps from here carried out the observations and calculations which led to the worldwide adoption of the Gregorian calendar," he said.

The Pope affirmed that this exultation needs to be renewed today.

"Our own age," he said, "poised at the edge of perhaps even greater and more far-ranging scientific discoveries, would benefit from that same sense of awe and the desire to attain a truly humanistic synthesis of knowledge which inspired the fathers of modern science."

"At the same time," the Holy Father added, "the great scientists of the age of discovery remind us also that true knowledge is always directed to wisdom, and, rather than restricting the eyes of the mind, it invites us to lift our gaze to the higher realm of the spirit."

"Knowledge, in a word, must be understood and pursued in all its liberating breadth," the Bishop of Rome affirmed. "It can certainly be reduced to calculation and experiment, yet if it aspires to be wisdom, capable of directing man in the light of his first beginnings and his final ends, it must be committed to the pursuit of that ultimate truth which, while ever beyond our complete grasp, is nonetheless the key to our authentic happiness and freedom, the measure of our true humanity, and the criterion for a just relationship with the physical world and with our brothers and sisters in the great human family."

Center of the universe

Benedict XVI reflected on how "neither we, nor the earth we stand on, is the center of our universe."

"Yet," he said, "as we seek to respond to the challenge of this Year -- to lift up our eyes to the heavens in order to rediscover our place in the universe -- how can we not be caught up in the marvel expressed by the Psalmist so long ago? [...] '[W]hat is man that you should be mindful of him, or the son of man, that you should care for him?'"

"It is my hope that the wonder and exaltation which are meant to be the fruits of this International Year of Astronomy will lead beyond the contemplation of the marvels of creation to the contemplation of the Creator," the Pontiff concluded, "and of that Love which is the underlying motive of his creation -- the Love which, in the words of Dante Alighieri, 'moves the sun and the other stars.'"

U.S. bishops launch grassroots effort to fight for Catholic concerns on health care.

Washington D.C., Oct 30, 2009 / 05:27 am (CNA).- After attempting to persuade lawmakers to listen to Catholic concerns about health care reform, the United States Conference of Catholic Bishops (USCCB) has initiated a grassroots campaign to mobilize the faithful across the country. The effort includes bulletin inserts, pulpit announcements, web-based ads and an appeal for bishops to personally contact legislators who serve in their diocese.

Cardinal Francis George and the chairmen of the three major bishops' committees engaged in health care reform wrote all of the U.S. bishops on Oct. 28 and said, "The debate and decisions on health care reform are reaching decisive moments." In order to ensure that abortion is not funded with federal dollars, consciences are protected and that health care is affordable for all, the USCCB leaders asked every bishop to personally take action and lend their support.

The official memo sent out to every U.S. bishop includes a bulletin insert, a flier, a prayer petition and suggested pulpit announcements. In addition, every bishop was asked to personally mail, email and speak with those lawmakers who serve in their diocese.

The letter to the bishops also requests that they have every parish in their diocese insert or hand-stuff the USCCB Bulletin Insert on Health Care Reform "as soon as possible," since voting on the current health care measures is likely to take place in November.

Catholic bishops have been calling for health care reform for years, the letter notes. Saying that “Catholic moral tradition teaches that health care is a basic human right, essential to protecting human life and dignity,” the bishops cite the numerous Catholic emergency rooms, shelters, clinics, and charities that “pick up the pieces of a failing health care system.”

Though health care reform is desperately needed, the U.S. bishops’ conference has concluded that all committee approved bills are seriously deficient on the issues of abortion and conscience, and do not provide adequate access to health care for immigrants and the poor.

If these issues go unaddressed, the bishops have pledged to vigorously oppose the current reforms.

Despite presidential and congressional assurances that abortions will not be funded by taxpayer money in the proposed health care reform bills, none of the proposed bills have such restrictions. The Capps amendment is worded in such a way that money to fund abortions is shuffled around so that it merely appears not to do so. Currently, no bill offers conscience protection clauses or ensures that legal immigrants are afforded access to health care.

The USCCB bulletin insert asks that Catholics contact the Senate and request that they listen to Catholics' concerns. “During floor debate on the health care reform bill, please support an amendment to incorporate longstanding policies against abortion funding and in favor of conscience rights. If these serious concerns are not addressed, the final bill should be opposed,” the insert says.

A similarly worded message for members of the House of Representatives suggests that each representative be encouraged to “support the Stupak Amendment that addresses essential pro-life concerns on abortion funding and conscience rights in the health care reform bill. Help ensure that the Rule for the bill allows a vote on this amendment.”

The Stupak amendment attempts to apply the wording of the Hyde Amendment, which has kept federal funding from going to abortions, as well as provided conscience protections to health care professionals.

The USCCB has also released a banner ad which can be posted to individual websites to encourage visitors to take action and support health care reform that respects life.

More information about the grassroots campaign can be found at: http://www.usccb.org/healthcare/official_documents.shtml#alerts

'We are never alone,' Pope exclaims on All Saints Day


'We are never alone,' Pope exclaims on All Saints Day.
Vatican City, Nov 1, 2009 / 09:58 am (CNA).- To the faithful gathered on Sunday in St. Peter’s Square for the Angelus, Pope Benedict XVI presented the communion of saints, a “beautiful and comforting” reality that says “we are never alone.” In particular he held up the ancient cult of martyrs in the early Church, and in this Year for Priests, “the saintly priests, both those canonized…and those many more that are known to the Lord.”

Pope Benedict also spoke of Monday’s commemoration of the faithful departed, also known as All Souls Day. "I would ask,” he said, “that this liturgical memory be lived in a genuine Christian spirit, that is, in light of the Paschal Mystery.”

Benedict XVI explained that Christ died and rose again and opened the door to the house of the Father, the kingdom of life and peace: “Those who follow Jesus in this life are welcomed where He came before us. So as we visit cemeteries, let us remember that there, in the tombs, are only the mortal remains of our loved ones awaiting the final resurrection.”

Pope Benedict concluded his remarks by teaching that the most proper and effective way to honor and pray for the faithful departed is by offering acts of faith, hope and charity: “In union with the Eucharistic Sacrifice, we can intercede for their eternal salvation, and experience the deepest communion, as we wait to find ourselves together again, to enjoy forever the Love that created and redeemed us."

After the Angelus prayer, the Pope recalled the 10th anniversary of the signing of the Joint Declaration between the World Lutheran Federation and the Catholic Church. "That document,” he said, “attests to an agreement between Lutherans and Catholics on the fundamental truth of the doctrine of justification, a truth that brings us to the very heart of the Gospel and the essential issues of our lives.”

The Holy Father expounded on the acceptance and redemption of man by God, saying, “Our existence is part of the horizon of grace. It is led by a merciful God who forgives our sin and calls us to a new life following in the footsteps of his Son. We live by the grace of God and are called to respond to his gift. This frees us from fear and gives us hope and courage in a world full of uncertainty, anxiety, suffering."

This anniversary, the Pontiff explained, is an occasion to remember the truth about the justification of man, witnessed together, to unite Catholics and Lutherans in ecumenical celebrations and to further investigate this issue and others that are the subject of ecumenical dialogue.

“I sincerely hope that this important anniversary will help bring forward the path towards the full visible unity of all the disciples of Christ.”

Saturday, October 31, 2009

Saturday, October 24, 2009

Bốn từ làm thay đổi cuộc đời.

Có lẽ không có gì to lớn, nhưng những giây phút như thế này đôi khi tồn tại cả một thời gian dài. Và một lời vài lới nói - mặc dù vào lúc nói chẳng có ý nghĩa bao nhiêu - có thể có một ảnh hưởng to lớn. “Bộ con ngu đần đến mức không làm được bất cứ chuyện gì sao?”. Những lời nói như thế này có thể vang vọng mãi trong tâm hồn trẻ.

Gần đây tôi nghe câu chuyện của Malcolm Dalkoff. Trong 24 năm qua, ông là một nhà văn viết quảng cáo chuyên nghiệp. Khi còn là một cậu bé, Dalkoff rất rụt rè và thiếu tự tin, ông có rất ít bạn. Vào một ngày tháng 10 - 1965, cô giáo Ruth Brauch dạy tiếng Anh ở trung học cho lớp một bài tập. Các học sinh đã đọc qua tiểu thuyết To kill a mockingbird. Bài tập của họ là viết tiếp chương cuối của cuốn tiểu thuyết này. Dalkoff không nhớ ông đã viết gì và được bao nhiêu điểm, nhưng điều đến bây giờ ông vẫn còn nhớ và không thể nào quên là bốn chữ mà cô giáo Brauch đã phê bên lề bài viết: bài viết rất tốt!

“Sau khi đọc lới phê của cô, tôi về nhà và viết một truyện ngắn, một điều mà tôi luôn mơ ước thực hiện nhưng không bao giờ tin rằng tôi có thể làm được” - ông nói.

Những tháng ngày còn lại của năm đó, ông viết nhiều truyện ngắn và luôn luôn mang đến trường để cô Brauch đánh giá. Cô khuyến khích ông, nhưng cũng rất nghiêm khắc và thẳng thắn. “Cô đúng là những gì tôi cần”, Dalkoff nói.

Ông được bầu làm đồng biên tập viên của tờ báo trường. Lòng tự tin tăng lên, tầm nhìn được mở rộng ra, ông đã khởi đầu một cuộc đời thành công mỹ mãn. Dalkoff vững tin rằng không một điều gì xảy ra nếu như cô giáo Brauch không viết bốn chữ kia vào bên trang giấy nộp bài của ông.

Nhân ngày họp mặt lần thứ 20 của trường, Dalkoff đã về thăm lại cô Brauch. Ông đã cho cô biết lời phê bốn chữ của cô mang lại cho ông những gì. Ông cũng nói với cô rằng bởi vì cô đã cho ông niềm tin trở thành một nhà văn, cho nên ông có thể chuyển niềm tin này sang vợ ông, mà sau này bà cũng trở thành nhà văn.

"Bài viết rất tốt!" Chỉ một vài từ, nhưng chúng có thể làm thay đổi mọi chuyện.

Đau khổ! Điên!! Yêu!!!

Bạn đã bao giờ đau khổ vì yêu chưa? Nếu chưa, đó chẳng phải là tình yêu. Tình yêu, ngoài sự nhớ nhung, nó còn có đau khổ. Chính đau khổ làm cho tình yêu thêm mạnh mẽ và nồng nàn hơn.

Một người mẹ đau đớn quằn quại sinh ra con, nhưng khi thấy con rồi, người mẹ sung sướng biết dường nào. Ðứa con chính là tình yêu của mẹ.

Hai người yêu nhau, càng đau khổ vì nhau, tình yêu càng lớn. Ðau khổ khi thấy bạn mình ưu tư trăn trở với cuộc sống, đau khổ khi thấy bạn mình lâm vào cảnh bế tắc mà mình không thể gánh thay được, cho dù mình rất muốn, chính lúc đau khổ dùm bạn là lúc tình yêu đang mạnh mẽ.

Thiên Chúa đang đau khổ, Thiên Chúa đang yêu. Ngài yêu con người đến điên dại cuồng si. Ngài đau khổ khi nhìn thấy con người ngày càng lánh mặt Ngài, đau khổ khi nhìn thấy con người bỏ Ngài trốn đi ngoại tình. Ngài đau khổ chấp nhận, đau khổ chờ đợi, vì Ngài đang yêu.

Người ta bảo có điên mới yêu, có yêu mới điên. Thập giá đã chứng minh được điều ấy. Thập giá - chóp đỉnh của tình yêu - hội tụ đủ ba yếu tố : đau khổ - điên - yêu. Vì yêu, Chúa Giê-su chấp nhận đau khổ, treo mình trên thập giá. Vì yêu, Ðức Kitô trở thành người điên, chết như một tử tội, dù lòng chẳng nhuốm một vết nhơ.

Yêu là chấp nhận tất cả : đau khổ và điên.

J.M.C

Linh mục là người luôn đón nhận (+ GM JB Bùi Tuần)

Trong lễ phong chức Linh Mục, các người được gọi sẽ lãnh nhận chức Thánh và ơn thánh hóa. Từ ngày đó trở đi, các linh mục sẽ còn tiếp tục là những người đón nhận.

Thực vậy, hằng ngày các Ngài sẽ đón nhận Chúa Giêsu đến trong phép Thánh Thể và các Bí Tích khác.

Hằng ngày, các Ngài sẽ đón nhận sức mạnh và ánh sáng đến từ lời Chúa và Chúa Thánh Linh, như lương thực cần thiết nuôi dưỡng linh hồn mình.

Hằng ngày, các Ngài sẽ đón nhận giáo dân mình và mọi người chung quanh như những anh chị em thật sự, để phục vụ họ, để gắn bó số phận họ vào số phận của mình.

Hằng ngày, các Ngài sẽ đón nhận cách riêng những người nghèo túng khổ đau, như những chi thể đặc biệt của nhiệm thể Chúa, để cùng với họ làm chứng cho Tám Mối Phúc Thật.

Hằng ngày, các Ngài sẽ đón nhận các người tội lỗi, những con chiên Chúa kiếm tìm, để cùng họ ăn năn sám hối, trở về với Chúa.

Hằng ngày, các Ngài sẽ đón nhận những niềm vui và những nỗi buồn, những thành công và những thất bại, như những lễ vật tạ ơn và đền tội, mà các Ngài dâng lên Chúa trên bàn thờ sống động là chính bản thân mình.

Hằng ngày, các Ngài sẽ đón nhận các Thánh Giá đủ loại, nhất là những Thánh Giá không do mình chọn lựa, mà là do Chúa chọn, để các Ngài luôn nhận thức rằng ơn cứu độ đến từ Thánh Giá.

Hằng ngày, các Ngài sẽ đón nhận muôn vàn ơn Chúa dành cho nhũng ai từ bỏ mình vác Thánh Giá mình mà theo Chúa.

Linh mục là người sẽ được lãnh nhận nhiều, và là người sẽ phải lãnh nhận nhiều. Điều quan trọng là những gì được lãnh nhận và phải lãnh nhận đừng trở nên vô ích, nhưng hãy làm cho chúng trở nên giá cứu chuộc mình và cứu chuộc nhiều người khác.

Được như vậy không phải chuyện dễ, nên trong thánh lễ phong chức hôm nay, chúng ta cầu nguyện cho hai tân chức, biết dùng nên những gì đã được lãnh nhận và những gì sẽ phải lãnh nhận trong chức vụ Linh Mục của mình.

Friday, October 23, 2009

Taizé và Cuộc hành hương Niềm tin tại thế.

Taizé, một phong trào cầu nguyện đại kết, khởi đầu từ ngôi làng Taizé nhỏ bé miền Nam nước Pháp sau gần 70 năm (từ 1940) nay đã lan rộng trên toàn thế giới và có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với giới trẻ nhờ tinh thần đơn sơ trong các bài hát và lời nguyện. Hàng ngàn người từ khắp nơi trên thế giới hành hương đến Taizé mỗi tuần từ đầu mùa xuân đến cuối mùa thu hàng năm. Tại đây, khách hành hương tham dự vào đời sống cầu nguyện, làm việc và học hỏi Kinh Thánh cùng các sư huynh Taizé.

Rất nhiều bạn trẻ từng tham gia các buổi cầu nguyện tại Taizé thắc mắc làm sao có thể tiếp tục những gì họ đã khám phá tại cộng đoàn này sau khi trở về nhà. “Cuộc hành hương của niềm tin tại thế - The Pilgrimage of Trust on earth” là một trong những nỗ lực để giải đáp lại câu hỏi trên. Hàng năm, các đại hội giới trẻ mang tên “Cuộc hành hương của niềm tin tại thế” được tổ chức tại các châu lục nhằm giúp người trẻ tái khám phá niềm tin vào Thiên Chúa, vào người khác và vào chính bản thân mình. Riêng tại châu Á, đã có bốn đại hội được tổ chức vào các năm 1985, 1988, 2006 (tại Ấn Độ), và 1991 (tại Philippines). “Cuộc hành hương của niềm tin tại thế” lần thứ 5 tại Á châu sẽ tiếp tục diễn ra tại Philippines từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 2010. Trong kỳ đại hội trước, quốc gia này đã đón tiếp khoảng 15 ngàn bạn trẻ đến từ khắp Philippines, châu Á và các châu lục khác.

Đến với “Cuộc hành hương của niềm tin tại thế” lần này tại Manila, các bạn trẻ sẽ tham gia vào các hoạt động trong chương trình bao gồm cầu nguyện chung, chia sẻ Lời Chúa, thuyết trình về nhiều chủ đề và viếng thăm những con người của hy vọng (trẻ em mồ côi, bệnh nhân, người nghèo, tù nhân…)

Một số sư huynh Taizé cùng các tình nguyện viên đến từ Đức, Nhật Bản, Hong Kong, Hàn Quốc, Indonesia,Việt Nam và Philipin đã có mặt tại Manila từ đầu tháng 10 năm nay để bắt đầu công tác chuẩn bị cho đại hội.

Chi tiết về đại hội và cách thức đăng ký có tại website www.taize.fr

Manila, 22/10/2009
Theresa Nguyễn Thị Bích Duyên

Friday, October 16, 2009

Tuesday, October 13, 2009

Vũ trụ lung linh

Tinh vân hình đầu ngựa, sao chổi màu xanh dương, cực quang trên bầu trời là những hình ảnh rực rỡ về vũ trụ.

Các bức ảnh này được đăng trên trang Daily Mail.

Tinh vân Đầu Ngựa
Tinh vân Đầu Ngựa. Bụi, khí và các dạng vật chất màu sẫm cô đặc thành từng cụm trước khi biến thành sao và hành tinh. Nhiều ngôi sao mới đã ra đời trong tinh vân này.
Vu tru lung linh
Vùng có màu sẫm trên mặt trăng được tạo nên bởi nham thạch nguội. Các nhà khoa học gọi chúng là biển vì họ tin rằng chúng từng chứa nước.
Vu tru lung linh
Vùng sáng ở giữa khung hình là thiên hà Centaurus-A. Những ngôi sao xung quanh nó đều thuộc dải Ngân hà.
Nhật quang
Cực quang là kết quả của sự tương tác giữa các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của trái đất. Chúng ta có thể nhìn rõ cực quang vào ban đêm, đặc biệt là ở những vĩ độ cao gần các cực từ.
Lõi của một sao chổi
Sao chổi Holmet là khối hình cầu có đường kính vài km được tạo nên bởi băng, đá và khí đóng băng. Quỹ đạo của nó nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc. Cứ 7 năm nó hiện ra trước mắt chúng ta một lần dưới dạng một vật thể mờ trên bầu trời.
Thiên hà Eta Carina
Tinh vân Eta Carina có chiều dài khoảng 6.500-10.000 năm ánh sáng. Một nhóm sao trẻ mới sinh nằm giữa khung hình. Chúng đốt cháy bụi và khí xung quanh, tạo nên một vùng sáng rực rỡ ở trung tâm tinh vân.
Những ngôi sao để lại vệt sáng khi trái đất xoay quanh trục của nó.
Những ngôi sao để lại vệt sáng khi trái đất xoay quanh trục của nó. Phần dưới của ảnh có màu vàng do ánh sáng từ đèn đường.
Vu tru lung linh
Hai tinh vân phát ra ánh sáng màu xanh dương rực rỡ khiến các ngôi sao xung quanh trở nên lu mờ. Thứ ánh sáng màu xanh dương đó phát ra từ những ngôi sao trẻ (có tuổi chừng vài triệu năm) trong hai tinh vân. Một chòm sao già hơn (gồm khoảng vài nghìn sao) nằm ở góc trên, bên phải.

Tuesday, September 1, 2009

Sunday, August 23, 2009

Saturday, August 1, 2009

Saturday, July 25, 2009

ĐỒNG TIỀN VÀNG CỦA MỖI NGƯỜI


Ngày xửa ngày xưa, tại một vương quốc xa xôi, ngày thành hôn của hoàng tử cũng là ngày đăng quang của tân vương.
Hôm ấy tân vương và hoàng hậu ngự trên một ngai hoa lộng lẫy do 4 con ngựa bạch kéo đi oai vệ giữa đại lộ tiến vào đền vua. Hai bên đường dân chúng đông đảo giăng hàng đón rước, vừa phất cờ vừa đàn ca xướng hát. Xe ngựa vừa tiến đến công trường trước đền vua bỗng tiếng đàn hát trở nên im bặt, mọi người nín thở nhớn nhác nhìn xem. Kìa giữa công trường trên đoạn đầu đài, một tội nhân đang sẵn sàng lãnh án tử hình, đầu của tội nhân đã kề sẵn dưới lưỡi dao khổng lồ, chỉ còn chờ đợi một hồi trống là đầu hắn sẽ rời khỏi cổ.
Kinh hoàng trước cảnh tượng hãi hùng đó, hoàng hậu nức nở khóc giơ tay khẩn khoản xin tân vương ân xá cho tội nhân. Để an ủi hoàng hậu, tân vương xin quan tòa ân xá cho tội nhân như món quà nhân dịp lễ thành hôn của vua. Nhưng phép vua thua lệ làng, quan tòa vẫn cố chấp từ chối. Một vệ quan đến gần thưa với tân vương là theo thói quen rất cổ xưa của thành phố ấy thì bất cứ tội nhân nào đều có thể chuộc mạng sống mình với điều kiện phải trả một giá rất cao là 1,000 đồng tiền vàng. Qủa là một số tiền khổng lồ, làm sao có thể tìm đủ số tiền đó được. Lập tức tân vương dốc cạn túi tiền và tìm được 800 tiền vàng, hoàng hậu cũng đổ hết cái ví đẹp trên tay và thêm được 50 đồng tiền vàng nữa. Tân vương quay sang hỏi quan tòa:
- Với 850 đồng có đủ để chuộc sinh mạng tội nhân chăng?
Quan tòa vẫn khăng khăng không chịu, đòi cho đủ một ngàn đồng theo như luật cũ. Nghe vậy, hoàng hậu liền bước xuống xe và bắt đầu cuộc lạc quyên giữa hàng qúy tộc cũng như giữa thường dân. Họ đếm được tất cả là 999 đồng tiền vàng, chỉ còn thiếu một đồng duy nhất. Hoàng hậu lên tiếng hỏi:
- Phải chăng chỉ vì một đông tiền mà người này phải chết ư?
Quan tòa vẫn khăng khăng lạnh nhạt đáp:
- Luật là luật, không có miễn trừ cho ai cả.
Một tia sáng lóe lên trong tâm trí hoàng hậu tốt lành. Bà ra lệnh:
- Hãy tìm trong túi tội nhân, có thể hắn còn có đồng nào chăng?
Lính xử vâng lời, và quả thực trong túi của tội nhân có một đồng tiền vàng duy nhất, đồng tiền còn thiếu để chuộc sinh mạng của hắn.
***
Qúy vị và các bạn thân mến,
ĐỒNG TIỀN VÀNG CỦA MỖI NGƯỜI
Khi tạo dựng con người Thiên Chúa đã đặt để trong tâm hồn mỗi người một viên ngọc quí, một đồng tiền vàng có đủ giá trị cứu vãn đời sống mình. Đó là tình yêu, là tấm lòng tốt, là khát vọng hạnh phúc. Nhưng tiếc thay, nó khác nào như cái bóng đèn tắt lịm, chỉ cần một que diêm, một tia lửa cũng đủ thắp sáng lên lại. Đồng tiền vàng đó còn có thể ám chỉ quyền tự do lựa chọn của bạn, bạn có thể tự chọn cho mình sự sống hay sự chết. Thiên Chúa tạo dựng con người với trí thông minh và quyền lực tự do. Ngài ban cho mỗi người ơn thánh và mọi cơ hội cần thiết để được cứu rỗi, nhưng Ngài cũng tôn trọng quyền tự do sử dụng của mỗi người. Ngài không ép buộc ai phải chấp nhận ơn Thánh Ngài ban để được cứu rỗi. Cha mẹ, gia đình, những người thân thương có thể tìm mọi cách để giúp đỡ ta, nhưng không ai có thể lựa chọn hoặc sống thay cho ta được, họ có thể ban tặng ta 999 đồng tiền vàng nhưng đồng tiền cuối cùng là ở trong tay mỗi người.
***
Lạy Chúa, Chúa cư xử với mỗi người chúng con thật tế nhị biết bao. Chúa biết rõ Phêrô sẽ chối Chúa, Giuđa sẽ phản bội bán Chúa với giá 30 đồng bạc, nhưng Chúa vẫn một lòng yêu thương và kén chọn họ cho đến giờ phút cuối cùng. Chúa vẫn tận tình yêu thương mỗi người chúng con. Phêrô đã nhận ra tình thương trong ánh mắt Chúa. Trái lại, Giuđa, đã cố chấp, thất vọng và đi vào con đường hư mất.
Xin Chúa hãy khơi lại ngọn lửa tình yêu Chúa trong con những khi nó bị tắt ngủm.
Xin giúp con biết giữ cho lửa tình yêu Chúa cháy sáng trong con. Nó là niềm hy vọng, là đồng tiền vàng cuối cùng cần thiết để cứu vãn sự sống của con.
Lạy Chúa, xin đừng để con đánh mất đồng tiền vàng duy nhất là niềm hy vọng và cậy trông vào tình thương vô biên của Chúa. Amen!

ĐÀO TẠO TRÁI TIM


Đài VTV1 đã chiếu lại bộ phim truyền hình nhiều tập “Bản Tin Sớm”. Nhân vật chính trong phim là Gary Hopson, một người thường xuyên theo dõi tin tức hằng ngày qua tờ báo “Chicago”. Khi đọc tin tức, anh thường chú ý tới những người đang gặp nạn. Mỗi khi thấy có người bị nạn, anh luôn băn khoăn tự hỏi xem mình phải làm gì để giúp đỡ nạn nhân. Và lập tức, bất kể những khó khăn, anh lên đường tìm giúp người bị nạn.

Tâm hồn người thanh niên dũng cảm và quảng đại ấy có những nét giống với tâm hồn của Đức Giêsu. Mỗi khi nhìn thấy những cảnh khổ ở đời, Đức Giêsu không sao cầm được lòng thương. Hôm nay, nhìn thấy đám đông đói khát, Người không thể để mặc họ ra về. Người cảm thấy có trách nhiệm phải lo cho họ ăn uống đầy đủ. Dù giữa nơi hoang vu không có hàng quán. Mà nếu có hàng quán cũng chẳng ai đủ tiền mua cơm bánh cho hàng chục nghìn người đang đói khát. Nên người đã làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều để nuôi dân. Qua phép lạ lớn lao này, Đức Giêsu hé mở cho ta thấy trái tim đầy tình thương xót của Người, quyền năng cao cả của Người. Nhưng đồng thời Người cũng nhân dịp này đào tạo trái tim con người.

Bài học thứ nhất mà Người muốn dạy ta, đó là lòng cảm thương phải biến thành việc làm cụ thể. Lòng cảm thương là một tình cảm tốt. Nhưng cảm thương suông thì chưa đủ. Thiếu việc làm cụ thể, lòng cảm thương nhiều khi trở thành hình thức, giả dối. Lòng cảm thương ai cũng có. Nhưng số người thực sự ra tay hành động vì lòng cảm thương lại rất hiếm. Có rất nhiều lý do: thái độ ngại ngùng, hoàn cảnh phức tạp, thiếu thốn phương tiện. Các tông đồ nại đến những lý do đó để thoái thác hành động. Nhưng Đức Giêsu bắt họ vào cuộc. Đã thấy việc tốt thì cố gắng làm. Dù khó khăn cách mấy cũng phải vượt qua. Chỉ có việc làm cụ thể mới minh chứng một lòng cảm thương đích thực. Thế là các môn đệ phải đi tìm bánh và cá mang đến cho Chúa. Các ông giúp phân phát lương thực cho mọi người. Các ông đi thu lượm những mẩu bánh còn dư. Các ông tích cực tham gia vào việc cứu đói.

Bài học thứ hai mà Người muốn dạy ta, đó là hãy cộng tác vào công trình của Chúa. Chúa có thể làm được mọi sự. Nhưng Người muốn ta cộng tác vào chương trình của Người. Người có thể biến đá thành bánh. Nhưng Người vẫn đón nhận 5 chiếc bánh và 2 con cá của một em bé. Sự đóng góp của con người tuy nhỏ bé, nhưng rất cần thiết. Đó chính là khởi điểm để Chúa làm việc. Đừng khoán trắng cho Chúa mọi việc. Hãy đóng góp phần của mình. Tục ngữ Pháp có câu: “Hãy tự giúp mình, rồi trời sẽ giúp bạn”. Sự cộng tác của ta nói lên nhu cầu thật sự bức thiết. Sự cộng tác tích cực nói lên lòng ta tha thiết mong muốn. Nỗ lực của con người là khởi đầu phải có. Rồi Chúa sẽ làm nốt phần còn lại. Ở đây ta phải ghi nhận lòng quảng đại của em bé. Có lẽ em đi bán bánh. Giữa nơi hoang vu vắng vẻ, trước một đoàn người đói khát, em có thể lợi dụng thời cơ nâng giá bánh để tìm lợi nhuận. Nhưng em đã quảng đại dâng hết cho Chúa. Chính sự quảng đại của em đã góp phần làm nên phép lạ nuôi sống hàng vạn người.

Bài học thứ ba mà Người muốn dạy ta, đó là hãy biết tiết kiệm. Đói khát và thừa mứa. Thiếu thốn và phung phí. Đó là hai trạng thái trái ngược hiện nay trên thế giới. Khi dư giả người ta dễ phung phí. Những người vừa trải qua cơn đói, nay đã vứt bừa bãi những mẩu bánh dư thừa. Đức Giêsu sai các môn đệ đi thu lượm những mẩu bánh thừa. Chúa dậy cho mọi người hãy biết tiết kiệm. Tiết kiệm là trân trọng những của cải Chúa ban. Tiết kiệm là ý thức của cải là của mọi người. Nếu tôi phí phạm, anh em tôi sẽ thiếu thốn. Tiết kiệm để chia sẻ. Tiết kiệm vì công bình. Tiết kiệm vì lợi ích của toàn thể nhân loại. Thế giới còn những người đói nghèo không phải là vì thiếu tài nguyên, nhưng vì phân phối chưa đồng đều, vì những người giầu có tiêu xài phí phạm.


Bài học thứ bốn mà Người muốn dạy ta, đó là phải tìm lương thực thiêng liêng. Vật chất là cần thiết cho đời sống hiện tại. Nhưng vật chất không phải là tất cả. Quá nô lệ vào vật chất, tâm hồn con người sẽ không vươn lên được. Lương thực cho thân xác là một giải quyết cấp thời. Về lâu về dài, muốn con người phát triển, cần phải giải quyết các nạn đói khác. Đó là nạn đói văn hóa. Đó là nạn đói đạo đức. Và trên hết, đó là nạn đói lương thực thiêng liêng. Nhu cầu tâm linh của con người ngày càng lớn rộng. Cơn đói khát tâm linh càng lúc càng mãnh liệt. Tìm đáp ứng nhu cầu tâm linh là một việc làm thiết thực. Nâng cao đời sống tâm linh là đưa con người tới phát triển toàn diện. Chúa bỏ trốn, không chịu để được tôn làm vua, vì Người muốn những kẻ tìm Người tỉnh ngộ, vượt thoát khỏi vòng nô lệ vật chất, vươn lên những giá trị tâm linh.

Với những bài học kèm theo việc hóa bánh ra nhiều, Đức Giêsu muốn đào tạo trái tim chúng ta. Người muốn trái tim ta hãy mở ra để cảm thương anh em đồng loại. Người muốn lòng cảm thương ấy đi đến cùng bằng những việc làm cụ thể, bằng sự cộng tác quảng đại, bằng sự tiết kiệm để giúp ích cho nhiều anh em. Người muốn trái tim ta vươn lên khao khát những chân trời cao thượng của đời sống tâm linh. Người muốn đào tạo ta nên những con người phát triển toàn diện xứng đáng là những người con của Thiên Chúa. Người muốn nuôi dưỡng không chỉ thân xác nhưng nhất là linh hồn ta.

Lạy Chúa, xin nâng tâm hồn con lên tới Chúa. Amen!

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

Nhân Tính Của Con Người



Một biến cố được xem là bất ngờ nhất trong kỳ thế vận hội mùa hè năm 1984 tại Los Angeles, Hoa Kỳ, đó là giây phút võ sĩ Chesk Plasnick của Hoa Kỳ đã đánh hạ võ sĩ Thomas Giohanson của Thụy Ðiển trong một trận đấu truyền thống La Mã, Hy Lạp. Khi trận đấu kết thúc, võ sĩ Plasnick đã không nhảy tung người lên vì sung sướng, anh chẳng cầm nắm tay đưa lên trong không khí, anh cũng chẳng cúi đầu trước khán giả, trái lại anh quì gối xuống chắp tay lạy, cùi đầu và cầu nguyện. Trên màn ảnh truyền hình, khi ống kính chiếu thu sát khuôn mặt anh, hàng triệu khán giả thấy nước mắt chảy đầm đìa trên gò má anh. Người võ sĩ này có đủ mọi lý do để khóc nhưng anh không khóc vì đã giật được huy chương vàng về cho Hoa Kỳ, còn có một lý do lớn hơn. Hai năm trước đó anh bị ung thư, mười tám tháng trước trận đấu anh đã phải trải qua một cuộc giải phẫu, và giờ đây anh đã thắng được trận chiến thứ hai.

Ngày hôm sau tất cả các báo chí tại Hoa Kỳ đều nói về câu chuyện của anh. Một ký giả đã viết như sau:

"Một trong những điều có giá trị nhất của thế vận hội là nhắc nhở cho chúng ta về giá trị thanh tẩy, chữa trị của những giọt nước mắt. Quí vị theo dõi những vận động viên đạt được huy chương vàng trên bục chiến thắng hướng về lá quốc kỳ của mình và nghe bài quốc ca. Trong mọi trường hợp người ta đều thấy mắt họ sũng ướt. Cứng rắn bao nhiêu, mạnh bạo bao nhiêu, tất cả đểu trở nên mềm mỏng trong giây phút ấy. Và khi thể hiện tính người như thế họ lại càng thu hút hơn. Ðây là trường hợp của Plasnick, anh đã trở thành một anh hùng, không phải vì chiến thắng trong trận thi đấu cũng chẳng phải vì chiến thắng được bệnh ung thư, mà bởi vì đã chia sẻ tính người của anh với chúng ta. Con người nặng trên một trăm ký ấy bỗng nhiên trở nên giống bất cứ một người nào trong chúng ta, mềm mỏng, yếu đuối một cách thật đẹp.

* * *

Chủ nhật thứ năm mùa Chay, Giáo Hội cũng cho chúng ta thấy được nơi Chúa Giêsu một tính cách như thế. Trước mộ của Lazarô, Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã thổn thức khóc. Ðây là một trong những cảnh tượng cảm động nhất trong Tin Mừng và một trong những lý do khiến cho cảnh tượng ấy trở nên cảm động là vì Chúa Giêsu chia sẻ nhân tính của Ngài với chúng ta. Chúng ta dễ quên nhân tính của Chúa Giêsu, chúng ta dễ quên rằng Ngài đã khóc trên thập giá, chúng ta đã quên rằng Ngài đã mệt mỏi vì đường xa, chúng ta dễ quên rằng Ngài đã sợ hãi đến toát mồ hôi máu trong vườn cây dầu. Cảnh tượng Chúa Giêsu thổn thức và khóc trong bài Tin Mừng nói về cái chết của Lazarô và việc Chúa cho Lazarô sống lại, lột tả tất cả nhân tính của Ngài. Ngài quả thật là một con người như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Chính vì thế mà Ngài hiểu được cảm xúc của chúng ta khi chúng ta cũng lâm vào cùng một hoàn cảnh như Ngài. Ngài hiểu được thế nào là sống và cư xử như một con người, và đây chính là điều mang lại hy vọng cho chúng ta. Hơn ai hết, Chúa Giêsu là người thông cảm trước những yếu hèn của chúng ta.

Tuy nhiên, bài Tin Mừng này (bài Tin Mừng của Chủ nhật thứ năm mùa Chay) không chỉ bày tỏ cho chúng ta nhân tính của Chúa Giêsu. Khi Ngài hô lớn cho Lazarô từ trong mồ đi ra, Ngài không chỉ là một con người như chúng ta nữa, Ngài là Thiên Chúa. Ngài không chỉ là nguồn cảm hứng và lý tưởng để chúng ta đi theo. Ngài còn là Thiên Chúa, Ðấng thông ban sự sống và sức mạnh cho chúng ta. Ngài chạm đến cuộc sống của chúng ta bằng một cách thế mà không người phàm nào có thể có được.

Mùa Chay, chúng ta được mời gọi kết hiệp với Chúa Giêsu trong mầu nhiệm thập giá. Mang lấy thân phận con người, Ngài đã vâng phục cho đến chết. Ngài chết trên thập giá để giải thoát loài người khỏi tội lỗi. Thập giá đã trở thành nguồn ơn cứu thoát và mang lại hy vọng cho chúng ta. Trong ánh sáng của mầu nhiệm thập giá, chúng ta hiểu được giá trị của khổ đau trong cuộc sống chúng ta.

Lạy Chúa Giêsu,

Chúa đã vạch ra cho chúng con đường phải đi khi vác lấy thập giá. Xin cho chúng con biết đón nhận mọi khổ đau với tinh thần tin yêu và phó thác.

Sunday, July 19, 2009

Suy Tư Về Cuộc Sống

Hạnh Phúc trong cuộc sống tùy thuộc vào chất lượng suy tư

Hạnh phúc là một mục đích để hướng tới
Không bao giờ quá muộn sở đắc giấc mơ tuyệt vời ấy…

Cuộc đời thì ngắn ngủi,
Đừng để một ngày nao thức dậy với tiếc nuối…

Gánh nặng nề nhất đừng dại mà ôm vào là lòng hận thù…

Sự lừa dối lớn lao nhất là khi bạn lừa dối chính mình

Điều mà ta không bao giờ tìm lại được
đó là thời gian đã mất…

Bạn bè như những quả bóng
nếu bạn để bóng bay đi,
bạn chẳng thể tìm lại

Hãy sống với nhau
cho đúng nghĩa bằng hữu trước khi quá muộn

Tôi không muốn điều đó
Nên tôi xiết chặt bạn trong lòng
để không bao giờ mất bạn

Riêng tặng những ai
từng gửi cho tôi những món quà tình bạn
góp phần làm nên cuộc đời tôi.

Tôi đang sống ... I'm alive...

Bài ca với giai điệu ngọt ngào, rộn rã và trẻ trung, cộng với giọng ca trong trẻo và cao vút của Celine Dion làm cho bài hát như được chắp cánh thêm lên cao. Thật khó mà không nhún nhảy theo giai điệu bài hát ...

Lời bài ca có thể là muốn nói về một người tình, nhưng theo cảm nhận của tôi, tôi thấy như lời thơ Tagore, để nói về Người, Thượng đế của lòng tôi. Và bất chợt, đời tôi bỗng thấy như rạng rỡ...

Khi người gọi tên tôi
Tôi nghe thấy từng hơi thở của người
Tôi như được chấp cánh để tung bay
tôi thấy mình đang sống...

Khi người nhìn tôi
tôi có thể chạm tới trời cao, và tôi biết mình đang sống...

Khi người chúc lành
những ngày tăm tối sẽ trôi đi, mọi nỗi ưu phiền tan biến
tôi mừng vui vì mình đang sống...

Người làm đổ đầy tim tôi lửa tình yêu
làm một phụ nữ như
tôi được đi giữa mây trời

Tôi không thể nào bay cao hơn
hồn tôi đang bay bổng giữa trời, và tôi đang sống...

Khi người đến bên tôi, hồn tôi bay bổng
Chúa biết rằng
dù chì một mình, tôi sẽ luôn đứng cạnh người
trong những giây phút hạnh phúc lẫn khó khăn...
Tất cả mới
khởi sự, và trong suốt đời còn lại

Khi người gọi tên tôi
Tôi nghe thấy từng hơi thở của người
Tôi như được chấp cánh để tung bay
tôi thấy mình đang sống...

Tình Yêu Mời Gọi

in_love_by_angrymouseVua Friedrich Wilhelm cai trị nước Phổ vào khoảng đầu thế kỷ thứ 18. Ông nổi tiếng là người nóng nảy khó tính. Ông không thích những nghi thức rườm rà. Ông chỉ thích đi dạo một mình giữa các đường phố Berlin. Thích sống đơn giản, nhưng ông lại rất nhạy cảm với bất cứ một sự xúc phạm nào của thần dân. Nếu chẳng may có người nào chạm đến ông giữa đám đông, ông sẽ không ngần ngại dùng gậy đập túi bụi vào người đó. Thành ra, khi thấy đức vua đang đi đến, mọi người đều tìm cách lẩn tránh.

Lần kia, khi ông dang đi giữa phố Berlin, một người đàn ông đang đi tới, bỗng lẩn tránh đi nơi khác. Vừa ngạc nhiên, vừa bực tức vì dân chúng lẩn tránh mình, vua Friedrich mới chận người đàn ông lại và hỏi lý do tại sao ông ta lẩn tránh đi nơi khác. Người đàn ông luống cuống mãi, cuối cùng đành phải thú nhận rằng sở dĩ ông ta lẩn tránh nhà vua là vì sợ hãi. Nghe đến đó, vua Friedrich nổi tam bành, ông túm lấy vai người đàn ông đáng thương, vừa lắc mạnh, vừa thét lên: "Tại sao ngươi dám sợ ta. Ta là vua của ngươi. Ngươi phải yêu mến ta. Ngươi phải yêu mến ta, ngươi có biết điều đó không?".

Chỉ có con người mới biết yêu bởi vì chỉ có con người mới có tự do. Không ai có thể cưỡng bách người khác phải yêu mình... Tạo dựng con người có tự do, Thiên Chúa vẫn luôn tôn trọng tự do ấy. Ngài không cưỡng bách con người phải yêu mến Ngài, nhưng chỉ mời gọi và tỏ tình. Bằng công cuộc tạo dựng, bằng cuộc sống và cái chết của Con Một Ngài, Thiên Chúa đã tỏ tình với con người... Tình yêu luôn đi bước trước. Bước trước ấy là một lời nói, một ánh mắt, một nụ cười, một món quà, một nghĩa cử.

Thursday, July 9, 2009

Ba cái cây

Ba cái cây trên một ngọn đồi trong rừng cùng tranh luận với nhau về những hi vọng và giấc mơ của chúng...
Cái cây đầu tiên nói: “Tôi hi vọng một ngày nào đó tôi sẽ trở thành tủ đựng vàng bạc châu báu. Tôi sẽ được nhét đầy vàng, bạc và ngọc quý, được trang hoàng với nghệ thuật chạm khắc cầu kỳ và mọi người sẽ thấy rằng tôi rất đẹp”.

Sau đó cái cây thứ hai nói: “Còn tôi lại ước có ngày sẽ trở thành một con tàu đồ sộ. Tôi sẽ đưa vua và hoàng hậu đi đến khắp mọi nơi trên thế giới. Mọi người sẽ cảm thấy được an toàn bởi con tàu to lớn và vững chãi là tôi đây”.

Cuối cùng cái cây thứ ba nói: “Tôi muốn lớn lên trở thành cái cây cao nhất và thẳng nhất trong khu rừng. Mọi người sẽ nhìn thấy tôi trên đỉnh đồi và sẽ phải ngưỡng mộ những cành cây của tôi, tưởng tượng về thiên đường và chúa. Tôi sẽ trở thành cái cây vĩ đại nhất mọi thời đại và mọi người sẽ luôn luôn nhớ đến tôi”.

Một vài năm sau buổi cầu nguyện, những giấc mơ của chúng tưởng chừng như có thể thành sự thật, một nhóm người đi lấy gỗ đến khu rừng đó. Khi một người đến cái cây đầu tiên, anh ta nói, “Nhìn cái cây này có vẻ to khoẻ này, tôi nghĩ có thể bán gỗ cho một người thợ mộc”… và anh ta bắt đầu hạ nó xuống. Cái cây rất vui, bởi vì nó biết ngượi thợ mộc sẽ làm nó thành một cái tủ vàng.

Đến cái cây thứ hai người lấy gỗ nói “Nhìn cái cây này nom cũng khoẻ đấy chứ, tôi sẽ bán nó cho một xưởng đóng tàu”. Cái cây thứ hai cũng hạnh phúc không kém bởi vì nó biết nó đang trên đường đến với giấc mơ của nó - một con tàu đồ sộ.

Và khi người lấy gỗ đến cái cây thứ ba, cái cây đã rất sợ hãi bởi vì nó biết rằng nếu họ chặt nó xuống thì giấc mơ của nó sẽ không bao giờ thành hiện thực. Một trong những người lấy gỗ nói “Tôi không cần làm bất cứ cái gì đặc biệt nên tôi sẽ lấy cái cây này” và anh ta chặt cái cây xuống.

Khi cái cây đầu tiên đến chỗ người thợ mộc, nó được làm thành một cái thùng cho những con vật nuôi ăn và để trong chuồng trâu, bò chứa đầy cỏ khô. Đây hoàn toàn không phải là những gì mà nó đã cầu nguyện. Cái cây thứ hai thì được xẻ ra và đóng thành một cái thuyền đánh cá nhỏ. Giấc mơ của nó là trở thành một con tàu to lớn, đồ sộ và chở những ông vua đến đây cũng kết thúc. Còn cái cây thứ ba được chặt ra thành từng khúc lớn và sống một mình trong bóng tối. Năm tháng qua đi nhưng những cái cây thì không thể quên được giấc mơ của chúng.

Sau đó đến một ngày, có một đôi vợ chồng trẻ đến chuồng ngựa và người phụ nữ đó đã sinh con, họ đặt đứa bé trong một cái máng cỏ khô được làm từ cái cây thứ nhất. Người đàn ông ước rằng anh ta có thể làm một cái giường cũi cho đứa trẻ và cái máng này đã làm điều đó. Cái cây cảm nhận được tầm quan trọng của cơ hội này và nó biết rằng nó đang nâng niu một sinh linh nhỏ bé - một sinh linh còn quý giá hơn báu vật.

Mấy năm sau, cũng có một nhóm người đàn ông đến cái thuyền đánh cá được làm từ cái cây thứ hai. Một trong số họ thấy mệt và muốn đi ngủ. Trong khi họ ra khơi thì có một cơn bão lớn nổi lên, cái cây không nghĩ nó đủ mạnh để bảo vệ cho những người đàn ông kia được an toàn. Trong cơn bão tố, mọi người sợ hãi đánh thức người đàn ông đang ngủ dậy, anh ta liền đứng lên và hô to “Yên lặng” tức khắc cơn bão ngừng hẳn. Lúc đó, cái cây mới biết rằng nó đang chở một vị vua oai nghiêm trên cả những ông vua.

Cuối cùng, một người nào đó đã đến và mang cái cây thứ ba đi. Nó được mang qua những con phố trong khi những người khác thì đang giễu cợt đi theo người mang nó. Một người đàn ông bị đóng đinh lên cái cây như một sự sám hối và được đặt ở trên cao nhất của đỉnh đồi. Vào ngày chủ nhật, cái cây cảm thấy rõ ràng rằng nó đủ khoẻ để đứng lên từ chỗ cao nhất của ngọn đồi cùng với Chúa bời vì Chúa Jesus đã tự đóng đinh vào người trên cái cây đó để sám hối cho nhân loại.

Ý nghĩa của câu chuyện này là khi những thứ bạn mong ước, cầu nguyện dường như chưa đến theo đúng như cách bạn nghĩ thì cũng đừng vội thất vọng và buông xuôi. Nếu biết tin tưởng và theo đuổi niềm mơ ước của mình thì chúa sẽ ban tặng cho bạn những món quà còn giá trị hơn thế.

Đừng vội từ bỏ ước mơ của mình khi bạn chưa trải qua sóng gió, bởi khi vượt qua được những khó khăn ấy, giá trị bạn có được còn hơn cả những ước mơ ban đầu.

Friday, June 26, 2009

Saturday, June 20, 2009

Monday, June 8, 2009

Undersky Band

Saturday, May 30, 2009

Bước đi trong Thần Khí (Galata 5,16)

Bài giảng của Đức cha Nguyễn văn Khảm ngày lễ phong chức giám mục cho Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản tại Nhà thờ Chính tòa Giáo phận Ban Mê Thuột ngày 12.5.2009


“Thần Khí Chúa ngự trên tôi vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi,
để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.
Người đã sai tôi đi
công bố cho kẻ giam cầm biết họ được tha,
cho người mù biết họ được sáng mắt,
trả lại tự do cho người bị áp bức,
công bố năm hồng ân của Chúa.”


Giêsu đã dõng dạc đọc những lời này trong hội đường Nagiarét và sau đó, Người công bố: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe” (Lc 4,18-21).

Thế nhưng tôi tự hỏi, có thực sự là lời Kinh Thánh đã được ứng nghiệm? Có thực sự là mọi người mù được sáng mắt? Dĩ nhiên không thể phủ nhận rằng Chúa Giêsu đã chữa lành một vài người mù như Phúc Âm kể lại, nhưng chẳng nhẽ trên cả đất nước Israel lúc ấy, chỉ có vài người mù đó thôi sao? Còn cả trăm cả ngàn người mù khác nữa, liệu họ có được sáng mắt không? Mà nếu chưa được thì sao có thể gọi là ứng nghiệm?

Thế rồi, có thực sự là mọi kẻ giam cầm đều được tha và mọi kẻ bị áp bức đều được trả lại tự do? Ngay cả Gioan Tẩy giả, người thân của Chúa Giêsu, lúc ấy đang ngồi tù, cũng đã phải sai các môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, Thầy có thật là Đấng phải đến hay chúng tôi còn phải đợi ai khác?” (Mt 11,2-3). Nghe trong câu hỏi có nỗi nghi ngờ, nghi ngờ vì đợi mãi vẫn không được tha, nghi ngờ vì chờ hoài vẫn không thấy tự do! Đã thế, liệu có thể nói là lời Kinh Thánh đã ứng nghiệm không?

Đi xa hơn nữa đến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, khi chính Người bị bắt, bị giam cầm, bị áp bức… liệu chính Người có khả năng thoát khỏi xiềng xích ngục tù, khỏi bàn tay áp bức chăng? Các sách Tin Mừng kể lại rằng Chúa Giêsu đã bị đánh đập dã man, bị vác khổ giá và cuối cùng bị đóng đinh trên thập giá. Đến chính bản thân Chúa Giêsu cũng không thoát khỏi ngục tù thì lấy đâu ra tự do để ban tặng cho các tù nhân? Đến chính Chúa Giêsu cũng bị áp bức thì lấy đâu ra sức mạnh để giải thoát những người bị áp bức?

Nêu lên những vấn nạn như thế không nhằm khước từ lời khẳng định của Chúa Giêsu, “Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh anh chị em vừa nghe”, nhưng là để đọc lại những lời này trong một ánh sáng mới.

Mù loà không chỉ đơn thuần là khuyết tật thể lý nhưng có thể còn là khuyết tật tri thức, tâm lý và tâm linh. Có những khi ta nhìn một sự kiện, một biến cố mà không rõ ngọn nguồn sự việc vì thiếu hiểu biết, nghĩa là mù loà về mặt tri thức. Có những khi ta mở mắt thật to để nhìn mà vẫn không thấy được cái tốt của người khác chỉ vì ta cố chấp, đó là một thứ mù loà về tâm lý. Và nhiều khi ta nhìn rõ thế giới vật chất này nhưng lại không thấy mối tương quan giữa thế giới này và Đấng tạo dựng nên nó, tức là một thứ khuyết tật tâm linh, cho nên mới có lời cầu nguyện: “Xin mở cho con đôi mắt, để thấy tình yêu Chúa khắp nơi”.

Cũng thế, có nhiều thứ ngục tù. Có những thứ ngục tù không giam hãm nổi tự do của con người, và ngược lại, có những thứ tự do biến con người thành tù nhân. Những nhà tù với hàng rào kẽm gai vây bọc chỉ có thể giam hãm thân xác con người chứ không thể giam hãm tự do hiểu như một giá trị tinh thần, không thể giam hãm suy tư và cảm xúc, tắt một lời, đời sống tinh thần của con người. Ngược lại, có những hành động được gọi là tự do nhưng thực ra chỉ là cái vỏ bên ngoài che đậy tình trạng nô lệ sâu xa bên trong, nô lệ những đam mê và ham muốn trần tục, nô lệ những tính toán quyền lực và phe nhóm…

Hiểu về sự mù loà và ngục tù như thế, mỗi người – kể cả giám mục và linh mục – bỗng khám phá ra mình cũng có những lúc sống trong tình trạng mù loà và mất tự do. Và cũng hiểu rõ hơn lời Kinh Thánh ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu như thế nào. Chúa Kitô và chỉ có Chúa Kitô là ánh sáng để trong ánh sáng đó, ta có thể nhìn thấy chân tướng của sự vật và của đời người. Ánh sáng đó là ánh sáng chân lý và chỉ khi sống trong chân lý, ta mới có tự do đích thực. Kinh nghiệm lịch sử nói với ta rằng có những người bị giam giữ trong nhà tù với hàng rào kẽm gai vây bọc, và chỉ mong được tự do. Nhưng khi đã được tự do rồi thì chính họ lại dựng lên những nhà tù khác để giam giữ đồng loại của mình và để bảo vệ cái gọi là tự do của mình. Ấy là vì họ mới chỉ được giải thoát khỏi thứ nhà tù vật chất mà chưa được giải thoát khỏi ngục tù của những đam mê và ham muốn quyền lực, của hận thù và ích kỷ. Nelson Mandela đã hiểu ra được điều đó nên khi bước chân ra khỏi nhà tù đã giam giữ ông suốt 30 năm, ông tự nhủ: nếu tôi còn giữ lòng hận thù với những tên cai ngục, thì tôi vẫn còn bị giam giữ, chưa trở thành người tự do thực sự. Và chính điều đó khiến cho mọi người kính nể ông.

Chúa Kitô đến không phải để giải thoát con người khỏi những ngục tù bằng hàng rào kẽm gai nhưng giải thoát con người khỏi tình trạng nô lệ và tha hoá sâu xa nhất, và chúng ta cần đến ơn giải thoát đó.

Chúng ta cần đến ơn giải thoát đó ngay giữa lòng một thế giới tưởng chừng rất đỗi tự do.

Chúng ta cần đến ánh sáng đó ngay giữa một thời đại phát triển tri thức khoa học đến mức cao nhất.

Và giám mục cũng như linh mục là những người được trao cho trách nhiệm loan báo ơn giải thoát đó, trách nhiệm tiếp nối sứ mạng của Chúa Kitô, sứ mạng “loan báo Tin Mừng cho người nghèo, cho người mù được sáng mắt, cho kẻ bị giam cầm được tha, trả tự do cho người bị áp bức”.

Thế nhưng chính ở đây lại xuất hiện một nghịch lý: xét như là con người, bản thân giám mục và linh mục cũng có thể ở trong tình trạng mù loà và bị giam giữ trong những ngục thất vô hình. Vậy làm sao có thể làm cho người khác sáng mắt khi chính mình đang ở trong tình trạng mù loà? Làm sao loan báo tự do khi chính mình đang bị giam trong ngục thất? Henri Nowen đã có lý khi gọi các thừa tác viên trong Giáo Hội là wounded healer, nghĩa là những người có sứ mạng chữa lành cho người khác nhưng chính mình lại đang mang thương tích. Tuy nhiên, chính nghịch lý này thúc đẩy các giám mục và linh mục thi hành sứ vụ trong khiêm tốn và cậy trông vào quyền năng của Thánh Thần. Khiêm tốn vì nhận biết rằng tự thân mình không phải là ánh sáng và chân lý, nhưng chỉ đón nhận ánh sáng và chân lý từ một Đấng khác. Cậy trông vì xác tín rằng mình không thể chu toàn sứ vụ với sức riêng mình nhưng chỉ có thể chu toàn nhờ quyền năng của Thánh Thần. Chính vì thế, nghi thức chính yếu trong việc phong chức giám mục là việc đặt tay và lời nguyện phong chức. Đặt tay chính là cử chỉ nói lên việc thông ban Thánh Thần, cùng với lời cầu nguyện xin Chúa ban Thánh Thần thủ lãnh xuống trên vị tân giám mục.

Hơn ai hết, Đức Tân Giám mục xác tín điều đó, cho nên đã chọn khẩu hiệu cho đời giám mục của mình là “Bước đi trong Thần Khí” (Spiritu ambulate) (Galata 5,16), đồng thời ngài giải thích “bước theo Thần Khí” là “sống trong sự tự do mà Đức Kitô đem lại chứ không quá lệ thuộc vào cách suy nghĩ của người đời… là sống theo sự hướng dẫn của Thần Khí chứ không theo quan điểm của xác thịt”. Chỉ khi giám mục bước đi trong Thần Khí và hoạt động trong quyền năng của Thánh Thần thì ngài mới có thể chu toàn sứ vụ giám mục hết sức cao cả nhưng cũng rất nặng nề đã được trao phó.

Quyền năng của Thánh Thần chính là quyền năng của tình yêu, là sức mạnh thúc đẩy vị giám mục bước theo Chúa Giêsu Mục Tử, hiến thân trọn vẹn cho đoàn chiên đã được trao phó cho mình. Đây cũng là tâm tình của Đức Tân Giám mục. Nhớ lại khi vừa nghe tin Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản làm giám mục giáo phận Ban Mê Thuột, trang web của HĐGMVN đã lập tức phỏng vấn ngài, và khi được hỏi “Lời đầu tiên Đức Cha muốn gửi đến cộng đồng Dân Chúa Ban Mê Thuột là gì?”, ngài đã trả lời, “Tôi muốn nói với cộng đồng Dân Chúa Ban Mê Thuột rằng tôi thuộc trọn về giáo phận và từ hôm nay, giáo phận Ban Mê Thuột, từng cộng đoàn, từng người Kitô hữu trong giáo phận là chính cuộc sống của tôi.” “Kể từ hôm nay, tôi thuộc trọn về giáo phận.” Nghe thật “mùi mẫn”! Cứ như là chú rể đang nói với cô dâu, “Kể từ nay, anh thuộc trọn về em”!

Mà đúng như thế, lát nữa đây, sau lời nguyện phong chức, vị chủ sự sẽ xỏ nhẫn vào tay của đức tân giám mục cùng với lời nhắn nhủ, “Hãy nhận chiếc nhẫn này như ấn tín đức tin… hãy gìn giữ hiền thê của Chúa là Hội Thánh được vẹn toàn.” Nhẫn cưới đấy! Theo một nghĩa nào đó, lễ phong chức hôm nay chính là lễ cưới, cử hành cuộc hôn nhân thánh thiêng giữa Đức tân giám mục Vinh sơn Nguyễn Văn Bản và Giáo Hội tại Ban Mê Thuột. Thế thì theo truyền thống văn hoá Việt Nam, xin cầu chúc cho đôi tân hôn được trăm năm hạnh phúc.

+ Gm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm

Tri thức trẻ nuôi ước mơ cống hiến

(SVVN) Một người là giảng viên trẻ đã quyết định từ bỏ những ưu đãi ở nước ngoài để tìm về với ước vọng áp dụng khoa học công nghệ đỉnh cao góp phần dựng xây đất nước. Một người là sinh viên còn đang trên giảng đường đã nỗ lực học giỏi và sớm quyết tâm tìm đường ra với thế giới để chứng tỏ trí tuệ Việt Nam. Cả hai đều sống có trách nhiệm với bản thân và hơn hết họ luôn trăn trở, nghĩ suy về tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ cống hiến...

Ở cương vị Trưởng phòng Đào tạo, giảng viên Khoa Vật lý Trường ĐH KHTN (ĐHQG Hà Nội) TS Nguyễn Hoàng Hải, có dáng vẻ lúc nào cũng tất bật công việc. Anh vẫn tất bật như thế từ ngày còn là nghiên cứu sinh ở Đại học Nebraska – Lincoln, Hoa Kỳ.

Là sinh viên có thành tích học tập cao, trên đất Mỹ, Hải có rất nhiều cơ hội việc làm với điều kiện về cơ sở vật chất tốt mời gọi, dẫu thế anh vẫn luôn theo sát những bước tiến của ngành Vật lý nước nhà và chưa bao giờ thôi nung nấu ý định trở về nước hiện thực hoá lý tưởng ngay trên mảnh đất quê hương.

“Năm 2006, khi bước chân về Việt Nam, mình còn nhớ khi ấy công nghệ nano chỉ mới dừng lại ở những nghiên cứu cơ bản còn việc ứng dụng nó trong y sinh học và môi trường tại Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. Vì vậy, mình quyết tâm đi sâu nghiên cứu với mong muốn đưa ngành công nghệ hiện đại này vào ứng dụng tại Việt Nam”, Hải kể.

Hiện nay, sau nhiều năm nghiên cứu, Hải tự hào là một trong những người trẻ tiên phong trong lĩnh vực công nghệ nano. Nhiều bạn trẻ đã đi học ở nước ngoài thì chưa có ý định trở về quê hương. Còn Hải lại muốn chứng minh cho nhiều bạn trẻ thấy rằng, nếu thực sự say mê, dám cống hiến hết mình thì dù ở đâu chúng ta cũng sẽ đạt được những kết quả tốt.

Sống trẻ và nghĩ lớn

Ngày còn nhỏ, Bùi Nam Nghĩa (sinh viên năm thứ 3, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội) thường được cha là Thượng tá Bùi Vĩnh Long (công tác tại Quân chủng Phòng không - Không quân) dạy rằng: “Nếu con học giỏi Toán, con có thể học giỏi được tất cả các môn. Nhưng học giỏi và làm giàu đến đâu con cũng sẽ chỉ có được hạnh phúc nhất khi con cống hiến được những thành quả đó cho người dân, cho đất nước...”.

Nghĩa yêu môn Toán và trở thành học sinh chuyên Toán - Trường ĐHSP Hà Nội. Nhưng Nghĩa cũng rất mê các môn Văn, Sử, Địa và cả Ngoại ngữ. Những năm học đại học, ngoài vốn Anh ngữ thông thạo từ khi còn nhỏ, Nghĩa còn học thêm tiếng Pháp.

Chỉ dùi mài tiếng Pháp trong vòng một năm, bạn đã đủ tư cách tham gia kỳ thi Concour Dynamique 2009 của tổ chức Pháp ngữ AUF và nhanh chóng giành học bổng của Quỹ AUF trao tặng. Pháp ngữ cũng là nơi khởi nguồn giúp Nghĩa luôn mơ về một tổ chức Kiểm định chất lượng ngành xây dựng do chính cậu cùng nhóm bạn ưu tú ngành xây dựng trong và ngoài nước lập nên.

Năm 2007 đoạt giải nhì Olympic Giải tích toàn quốc, giải khuyến khích Cơ học lý thuyết toàn quốc, giải Ba thi Olympic Đại số toàn quốc. Năm 2008, Nghĩa đoạt giải nhất kỳ thi sinh viên giỏi cấp trường môn Cơ học lý thuyết, Có 3 năm liền, chàng SV đầy nhiệt huyết nhận danh hiệu Sáng tạo trẻ - Tài năng trẻ của Đoàn Thanh niên Quân chủng Phòng không - Không quân.

Xác định rằng sẽ tìm đường du học rồi hoàn thành học vị tiến sĩ tại Pháp ở tuổi 27 và trở thành một trong những tiến sĩ trẻ nhất của ngành Xây dựng Việt Nam, chàng sinh viên tự tin đặt mục tiêu khi học xong sẽ trở về Việt Nam làm việc. Nghĩa tâm sự rằng bạn rất thích câu nói: “Một đất nước nghèo là đất nước phải biết tiết kiệm!”.

Đại diện cho một lớp trẻ không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, luôn trăn trở biết nghĩ lớn bằng tư duy vượt ngoài biên giới từ tâm điểm Việt Nam, ở Bùi Nam Nghĩa, người ta luôn thấy toát lên vẻ tự tin với ước mơ và nỗ lực của mình.

Việt Khánh – Hoàng Mai

Thánh Thần Ban Sự Sống (Bishop Nguyễn Khảm)


Thursday, May 28, 2009

Nguyễn Công Trứ “chọi” thơ với Cao Bá Quát

TTC - Ông “ngông” Nguyễn Công Trứ thỉnh thoảng lại gặp gỡ ông “cuồng” Cao Bá Quát, xem chừng cũng tâm đắc lắm. Một lần hai ông vừa đi vừa đàm đạo văn chương, bỗng có tiếng người trong xóm hát câu ca dao:

Đang khi lửa tắt, bếp vùi
Lợn con kêu khóc, chồng đòi tòm tem!
Bây giờ lửa đỏ bếp nhen
Lợn ăn, con ngủ, tòm tem thì tòm!


Cả hai ông chịu là câu ca dao thật lý thú, rồi thách nhau mỗi người làm một bài thơ diễn đạt cũng cái ý trên nhưng bằng cách của mình.

Ông Trứ đọc trước:

Những lúc vội vàng, chàng cũng muốn...
Bây giờ thong thả, thiếp xin vâng...


Ông Quát cười:

- Thơ bác cũng khá đạt đấy, nhưng chưa “quái chiêu”, lại thừa mất mấy chữ!

- Thế theo ý bác thì nên viết thế nào?

- Theo ngu ý tôi, ta nên viết thế này:

Những lúc vội vàng, gượm!
Bây giờ thong thả, nào!


Ông Trứ vỗ đùi đánh đét:

- Phải!

Tình đồng hương

TTC - Bà Hải sau mấy năm hát bài “ Nghìn trùng xa cách” được chồng bảo lãnh qua Mỹ (giờ đây tôi nghe nói chồng bà hay hát bài “10 năm không gặp tưởng rằng đã... thoát”) cũng giống như bao nhiêu người khác, chồng bà Hải dắt đi Bolsa chơi trong ngày đầu tiên.

Ông An, chồng bà, đưa bà đến một tiệm vàng quen biết, bà chủ tiệm vốn là chủ nhà mà ông từng share(1) phòng, ông đưa đến để thăm chứ không phải mua tặng bả cục hột xoàn tổ bố đâu mà ham. Bà chủ tiệm vàng tíu ta tíu tít thăm hỏi đủ chuyện trên đời, rốt cuộc bả hỏi: “Chị thích hột mấy ca-ra, em chọn cho hột số 1 Cali!”.

Bà Hải vốn là người bình dị, bèn chỉ vào mấy cái vòng mã não để trong tủ kiếng. Bà chủ nói “Chèn ơi sao không thích hột xoàn mà lại... thôi được, em bán vốn cho chị cái vòng này 20 đôla”. Hôm sau, ông An lại đưa bà ra Phước Lộc Thọ ghé vô tiệm thuốc Bắc mua chai dầu gió, bà Hải thấy rổ vòng mã não y chang cái vòng bà mua hôm qua, chỉ bán với giá 2 đôla một chiếc. Bà Hải tiếc đứt ruột, ôi cái tình đồng hương!

Khi mới chân ướt chân ráo đến Mỹ, tôi rất muốn có việc làm ngay để phụ chồng nuôi con. Ở không mấy tháng muốn điên lên thì có người bạn gọi tới, hỏi tôi có muốn đi làm hãng điện tử không, nếu muốn họ sẽ giúp cho điền đơn, đi interview(2) cho đến khi vô làm được, tôi sẽ phải trả công lao trà nước. Hồi đó, lương tối thiểu 3,75 tôi cũng đành OK thỏa thuận mọi điều.

Cái hãng điện của Nhật này khi vào làm, tôi thấy đến 70% người Việt qua từ 1975, họ nắm các đơn vị quan trọng trong hãng. Cho nên supervisor(3) của tôi là người Việt. Cô này còn trẻ, nói tiếng Anh như gió mà tôi vô cùng thán phục. Suốt ngày, cô chắp tay sau lưng đi tới đi lui giữa các line(4) dòm chừng bọn assembly( 5) như tôi hàn mấy cái board(6) điện. Tôi có cảm tưởng như đang đi học ở trường bà sơ.

Buổi sáng chuông reng đến giờ làm, cô đứng ngay cửa lom lom nhìn mọi người đi vô hãng, sau giờ lunch(7) giờ break(8) cũng thấy cổ đứng đó, không sót một bữa nào. Giờ làm, cổ đi tới đi lui hoạnh họe mấy chị leader(9) la rầy mấy bác có tuổi làm chậm chạp. Tới ngày birthday của cổ, ôi thôi hãng như có đại tiệc, bọn assembler(10) tụi tôi phải hùn tiền đưa cho leader mua quà, rồi leader phải cho riêng mới là điệu nghệ.

Người ta nói chỉ cần một người đàn bà và hai con vịt là thành một cái chợ, nhưng ở đây có tới 75 chị đàn bà, tránh sao cho khỏi phe phái, phe khoái chị supervisor phe qua 75, phe qua 85, phe ở Anehiem Hills, phe ở apartmen( 11) cứ loạn cả lên.

Một bữa đẹp trời, cô boss đứng giữa line, la ào ào một bác VN đã có tuổi, bác cũng đáng tuổi má cô supervisor vì bác làm sai hàng bị inspector(12) trả lại sau đó, cô la: - Bà Hoa, trời ơi bà muốn hãng sập tiệm hay sao mà bà làm ăn cái kiểu trời đánh đó, tui nói cho bà hay nha, một lần nữa thôi là tui "lay off”(13) bà liền!

Bác Hoa chắc nghe tới chữ lay off bèn rùng mình, tái xanh mặt mày ngã xuống đất một cái rầm. Thế là xe cứu thương tới, bác bị heart attack(14) gia đình bác Hoa đưa đơn kiện hãng, kiện cô Việt Nam nho nhỏ mà làm chức to, người Việt qua Mỹ mang theo quê hương như tựa đề một bài hát, nhưng có lắm người mang theo những điều không tốt đẹp, vẫn còn chia rẽ nịnh hót, phe đảng. Tìm đâu cho ra tình đồng hương đây?

KIM N.C. (Cư trú tại Anaheim)

----------------------------------

(1) Chia. (2) Phỏng vấn. (3) Giám thị. (4) Đường chuyền lắp ráp. (5) Lắp ráp. (6) Tấm bảng. (7) Ăn trưa. (8) Nghỉ giữa giờ. (9) Lãnh đạo. (10) Nhân viên lắp ráp. (11) Căn hộ chung cư. (12) Thanh tra. (13) Cho nghỉ việc. (14) Đau tim.

CÓ NHỮNG HÒN ĐÁ

Mỗi ngày hai buổi, chiếc xe đưa tôi đến sở làm và mang tôi từ sở làm về nhà, chiếc xe lao vun vút trên con đường rộng thênh thang với bề mặt là lớp nhựa đường bằng phẳng màu đen với cái mùi hôi hôi khó ngửi. Tôi qua lại trên con đường này đã nhiều năm nhưng đã được bao nhiêu lần tôi chú tâm để biết được rằng: Dưới lớp nhựa đường màu đen khó ngửi kia là hàng vạn, hàng triệu hòn đá lớn nhỏ khác nhau, hình dáng khác nhau, đã đan kết với nhau, đã nằm im lìm và chìm sâu dưới mặt đường từ bao nhiêu năm qua, liên tiếp từ đời này đến đời kia, để làm nên con đường quen thuộc này… Có lẽ tạo hóa đã sinh ra những hòn đá này và đặt để cho chúng một nhiệm vụ duy nhất là lót đường. Tôi gọi tên chúng là “Hòn Đá Lót Đường”.

Tôi vẫn còn nhớ rõ mấy tuần trước đây, xe của tôi bị xẹp bánh trên đường đi làm chỉ vì một vài hòn đá đã trồi lên trên mặt đường, hòn đá ấy đã có một thời là hòn đá lót đường, hôm nay nó đã vươn mình lên cao, đã vượt qua khỏi lớp nhựa đường, nó muốn nhìn ngắm trời mây non nước chăng? Hòn đá ấy mỗi ngày một vươn cao hơn, hòn đá ấy với những góc cạnh sắc bén đã đâm thủng bánh xe của tôi. Trong lúc tôi loay hoay thay bánh xe, không chú ý, những góc cạnh sắc bén này đã cắt một đường trên bàn tay tôi đến rướm máu…. Chao ôi! những hòn đá phá hoại, những hòn đá vô tích sự… Tôi gọi tên chúng là “Hòn Đá Oan Nghiệt”, là “Hòn Đá Cản Đường”.

***

Hôm nay ngồi một mình, mở bàn tay nhìn vết cắt hôm nào, nay đã thành sẹo, tôi sực nhớ về những hòn đá. Tôi cũng ngồi một mình hồi tâm tưởng nhớ đến những công việc mà tôi đã và đang làm… Những công việc mà tôi thường hay gọi bằng những từ thân quen là công việc “phục vụ”, là công việc “xây dựng nước Chúa”… Tôi không biết mình là hòn đá nào đây trên “con đường phục vụ”? Là hòn đá lót đường hay là hòn đá cản đường trong công việc “xây dựng nước Chúa”? Thật khốn cho tôi nếu tôi là hòn đá cản đường, thật vô phúc cho tôi nếu tôi là hòn đá cản đường mà cứ nghĩ rằng mình là hòn đá lót đường.

Là hòn đá lót đường, tôi có chịu ẩn mình dưới lớp nhựa đường màu đen đen khó ngửi kia hay không?

Là hòn đá lót đường, tôi có thiết tha liên kết với những hòn đá lót đường khác, cũng đang âm thầm nằm chung quanh tôi, để làm thành một cái nền cứng chắc cho con đường hay không ?

Là hòn đá lót đường, tôi có cam chịu cảnh âm thầm chìm sâu trong lòng đường để anh em của tôi bước lên mà đi đến với Chúa không? Mỗi bước chân bước đi là mỗi bước khác nhau: Có những bước chân nhẹ nhàng êm đềm của người già em bé; có những bước chân thướt tha dịu dàng phảng phất hương thơm người con gái; nhưng cũng có những bước chân mạnh bạo đầy vũ lực của những chàng trai đang phung phí sức. Chắc hẳn sẽ không phải là một khó khăn chịu đựng cho tôi khi đón nhận những bước chân nhẹ nhàng êm đềm cũng như những bước chân thướt tha dịu dàng, nhưng còn những bước chân mạnh bạo đầy vũ lực thì sao? Nó sẽ làm tôi nhói đau, đôi khi nó sẽ mang đến cho tôi những vết thương rướm máu. Tôi có chịu đựng được không? Tôi còn tiếp tục làm hòn đá lót đường trong công việc “xây dựng nước Chúa” nữa hay không?

***

Lạy Chúa! Xin ban ơn giúp sức cho con, để con mãi mãi là một trong muôn vàn hòn đá lót đường, để anh em của con bước lên và đi đến với Chúa. Xin cho con luôn biết ẩn mình chìm sâu trong lòng đường, để làm tròn “ơn gọi” mà Chúa đã mời gọi và đặt để nơi con. Amen .

Duyên Lãng

Friday, May 22, 2009

Môđen mới ... chuẩn bị cười ...

Lạc quẻ với mô-đen bùng nhùng!

TTC - Thời buổi này ra đường thấy có nhiều chú trai người ngợm tịt tít đẹt ngắt cứ như dưa chuột đèo ngâm giấm, ước chừng cao độ chưa tới khúc sáu (mét sáu ấy mà!), nhưng cứ tưởng mình có họ hàng xa với anh Bi đô con bên Hàn nên cũng ráng tậu vài bộ hip hop cho nó có phong trào với người ta: đũng quần thì đánh phành phạch dài chấm gối, thân ống thì có nhét chung với đôi que chân chừng chục con gà mái dầu béo phì vẫn còn rộng rãi chán...

Thành ra khi vận thời trang hip hop vào người, chú bị nhấn chìm lỉm trong đống quần áo bùng nhùng, chỉ từ phần cổ đổ lên thì còn lúc lắc ngoi ngóp chút đỉnh để lấy không khí... Một số anh khác gầy giơ xương, da dẻ mốc cời, thế mà cũng dũng cảm chơi hip hop thun ba lô, mà lỗ nào lỗ nấy to đùng như nòng đại bác, khoét thì toác toạc đến gần lỗ rốn nên trông xương sườn của anh cứ rõ mồn một còn hơn cả rọi X-quang !

Nhiều anh ra đường, trời nóng hầm hập, nhưng nghiêm chỉnh đóng khăn quàng cổ len sù sụ, nón len trùm sọ, tay chân còn đoạn nào trống thì băng bó hết cả lại, mọi người nhìn vào cứ cảm tưởng nếu anh không xổng từ trại tâm thần ra, thì cũng có tuổi thơ dữ dội với đầy những kỷ niệm té giếng lọt mương, thế mà anh vẫn tươi cười hơn hớn ra vẻ ta đây sành điệu, chả là anh đang bưng nguyên xi trang nào đấy trong tạp chí thời trang vào người!

VĂN VỂNH

----------------------------------
Những người Việt hướng... Hàn

TTC - Làn da trắng ngần, tóc bới cao trên đầu rồi buộc thành 3 lọn xõa xuống... N. (sinh viên Đại học Hufflit) luôn khiến những người xung quanh tưởng cô là người Hàn Quốc.

Mấy bà bán sing-gum, mấy chị tiếp thị mát-xa chân trên đường Nguyễn Huệ cứ nhìn thấy cô là “hế lồ, hế lồ” nghe rất vui. N. cũng rất vui vì nghĩ mình giống người nước ngoài. Và hễ có ai khen cô sao giống Hàn Quốc quá là cô cười e lệ, sung sướng đầy tự hào: “Thật không hả anh (chị)?”...

"Giống Hàn Quốc" đang trở thành một tiêu chuẩn, một khát khao vươn tới của một số chàng trai, cô gái trẻ người Việt. Sau khi thời trang "tóc nâu môi trầm" lui vào dĩ vãng, đến lượt tóc xù xuất hiện, và kiểu dáng đi đứng, điệu bộ được bắt chước y chang các diễn viên Hàn trên phim. Với các chàng trai thì vẻ đẹp nữ tính lên ngôi, càng dịu dàng, càng ơ hờ càng tốt…

Rồi để cho thêm phần sôi động, trào lưu chụp ảnh kiểu Hàn Quốc nhảy vào làm mưa làm gió. Những tấm ảnh bé xíu, láng o khiến người chụp ảnh sướng rơn vì nhìn ai cũng xinh hơn, da trắng hơn, môi thắm hơn bên ngoài rất nhiều. Về khoản này thì những bức ảnh dùng kỹ thuật photoshop thua xa, vì chụp ảnh Hàn Quốc đơn giản, giá chỉ rẻ từ vài ngàn đến chục ngàn, lại cho ra những bức ảnh nhỏ xíu mờ mờ ảo ảo khiến ai cũng đẹp long lanh, ai cũng giống... Hàn Quốc.

Những bức ảnh này khiến cho các loại nếp nhăn, tất cả các loại mụn từ mụn bọc tới mụn đầu đen hay đầu trắng đều biến mất hết trơn. Xung quanh lại đính kèm những hoa văn trang trí lộng lẫy khiến nhân vật như hoàng tử, công chúa trong cổ tích hiện đại. Làn da trắng toát như bột mì, nếu bạn có mái tóc nhuộm vàng hay nhuộm đỏ nữa là y như rằng "made in Korea".

Để cho thêm phần… đoàn kết hữu nghị, một số bộ phim Việt như “Hoa dã quì”, “Mùi ngò gai” cũng theo hơi hướng phim Hàn. “Mùi ngò gai”, theo ý kiến của một số người là có mùi... kim chi, các nhân vật trong phim ăn phở theo kiểu ăn... mì của người Hàn Quốc. Rồi thì cách cúi chào, rồi thì giương mắt, rồi thì dẩu môi, cách hắng giọng…, các nhân vật đều nỗ lực bắt chước mấy diễn viên xứ Hàn một cách tối đa.

Vậy nên, ngoài đường những cô cậu đã có một góc bư bự Hàn trong tim đã tìm ra "chỗ dựa tinh thần" ngay trong nước mình, nên cố gắng biến mình càng giống người Hàn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, càng hãnh diện bấy nhiêu. Vào tiệm phở, ta có thể gặp một cô bé "Hàn hóa" ngồi ăn theo kiểu lạ lùng: Đầu tiên, nàng cầm đũa gắp một cọng phở, nâng lên cao ngang mày, mắt mở to nhìn trân trân vào sợi bánh một lúc.

Rồi nàng từ từ đưa vào miệng ăn nhẩn nha, ánh mắt nhìn xa xăm mặc cho tô phở đã nguội lạnh đi từ lúc nào… Một nam ca sĩ ở Hà Nội từng thích chí cười híp cả mắt khi được "ca ngợi" là anh rất giống Hàn Quốc. Một nữ sinh tóc nâu sướng rơn cả người khi được khen là giống diễn viên Kim Chu Chi nào đó. Còn với các chàng trai? Da phải trắng thật mịn màng, tóc thật dài và xù, bởi vì hình ảnh các nam diễn viên, ca sĩ Hàn với những mốt mới nhất trong vẻ đẹp đầy… nữ tính nằm chình ình trên các tạp chí thời trang Việt, mạng Việt…

Trong phim Hàn, đôi mắt của các nhân vật nam nữ thường lờ đờ trễ nải, đã thế nhiều người còn giăng mắc thêm vào đấy những cặp kính cận rực rỡ với gọng hoặc xanh, hoặc hồng, hoặc tím... Thế là mấy fan Hàn gốc Việt dù mắt không bị cận cũng ráng mà đeo cho nó có vẻ Hàn. Tất nhiên, doanh số bán ra của những mỹ phẩm làm trắng, mịn da, đặc biệt xuất xứ của Hàn Quốc, trở nên tăng vọt.

Xem phim Hàn, ăn đồ Hàn, nghe nhạc Hàn riết rồi bị Hàn hóa từ lúc nào không hay. Trong các cuộc thi Mr hay Miss blog trên mạng, vô số thí sinh cả nam và nữ chọn phong cách Hàn để giới thiệu mình. Một nét đặc trưng của phong cách Hàn trong những cuộc thi này là nam và nữ đều chọn chung một kiểu: Ngoài phục trang Korea, tất cả đều cố giương mắt thật to, môi chúm chím hững hờ, tay chống cằm như mấy nhân vật đang ngồi "tám" trong phim...

Đọc những bình luận cho mấy thí sinh này thì đúng là cười ra nước mắt: "Vốt" (bình chọn) cho bạn này vì đẹp quá, giống Hàn Quốc quá!”. Rồi không quên đế thêm: “Bạn ui trang đỉm (điểm) ở đâu mà địp wá dzị (đẹp quá vậy)? Mình cũng mún địp như dzị mà hok bít (muốn đẹp như vậy mà hổng biết) chỗ nào. Chỉ cho mình he!”. Những thí sinh khác ăn mặc giản dị, đồng phục hay áo dài trắng học trò thường bị "ao" từ vòng ngoài, vì cho rằng nhìn hơi... nhà quê.

Tuy vậy, vẫn có những bình luận khác quan điểm: "Người VN mình đẹp kiểu khác, học trò phải vui tươi, hồn nhiên, chứ đâu có mặt mày lờ đờ trắng toát như mấy diễn viên Hàn? Đâu cần phải đua đòi theo người ta như vậy?". Nhưng xem ra cơn lốc xứ Hàn vẫn đang cuốn phăng đi những bạn trẻ cảm thấy không tự tin lắm về vẻ ngoài Việt Nam của mình.

XẾ ĐIẾC