Tống Cựu Nghinh Tân
Cứ vào những ngày „tống cựu nghinh tân“ là người Việt lại muốn biết năm mới thế nào, làm ăn có phát đạt không, sức khỏe ra sao, rộng hơn nữa thì muốn biết nước nhà có những biến động gì, chính vì muốn biết tương lai nên xưa nay người Việt thường hay thích Tử Vi, bói toán và những Sấm Ký của tiền nhân để lại.
Ai cũng biết những câu Sấm của trạng Trình(Nguyễn Bỉnh Khiêm) như:
_“Cao Bằng tuy thiểu, khả niên sổ thể” dành cho nhà Mạc(Cao Bằng tuy nhỏ nhưng lên đó cũng giữ được vài đời)
_“Hoành Sơn nhất đái, vạn đại(khả dĩ) dung thân“ dành cho nhà Nguyễn.(giữ miền đất từ núi Hoành Sơn thì dung thân được)
_“Tìm giống cũ mà gieo mạ”, “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản”dành cho họ Trịnh…
Hoặc: "Đụn Sơn phân giải, Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh Thánh". Kể cũng lấy làm lạ, câu Sấm này toàn thấy phân, giải, bò đái… thiết tưởng điềm báo „sinh Thánh“ của ruồi bọ, có phải vậy không, lúc đó thời tiết bất thường, núi Đụn bị lở(phân giải), khe suối Bò Đái cạn kiệt(thất thanh) và tại Nam Đàn Bác Hồ đã ra đời.
Ngoài ra còn có những câu khác cũng khá phổ biến:
Bao giờ Thạch nổi, Mao chìm
Đồng khô Hồ cạn búa liềm ra tro
Thạch(đá) nặng thế mà sao lại nổi, Mao(lông) nhẹ thế sao lại chìm, hóa ra Thạch là Tưởng Giới Thạch, chạy ra đảo Đài Loan, chẳng nổi là gì, sau này cũng chết trên đảo coi như là chết nổi vậy, Mao là Mao Trạch Đông, cũng chìm dưới ba thước đất rồi, Hồ Chủ Tịch mất(cạn) đã lâu, bác Phạm Văn Đồng ra đi(khô) vào 29/4/2000, lúc đó đảng viên làm kinh tế tư nhân rất nhiều, vậy quả thật búa liềm(đảng kỳ) đã ra tro.
Một câu cũng tương tự như vậy nhưng mang nhiều hoài vọng hơn:
Bao giờ Hồ cạn, Đồng khô
Chinh rơi, Giáp rách, cơ đồ mới yên
Bác Trường Chinh ngã(rơi) đập đầu trong phòng tắm, xuất huyết não qua đời, tướng Giáp thượng thượng thọ(chưa rách) nên cơ đồ chưa yên, mưa đá ở Hà Nội, lũ quét khắp nơi, gà mái gáy, đồng bằng sông Cửu Long mất mùa vì sâu bệnh, cúm gia cầm tái phát, tham nhũng càng dẹp càng nhiều, giáo dục suy đồi, đạo đức tha hóa...
Hà Nội là nơi địa linh nhân kiệt nên chẳng thể nào thiếu được những câu vè, câu đồng dao, hay sấm, các vị lão niên Hà Thành từng lẩm nhẩm(nói to thì phiền):
Giàu như Đôn - Phú
Lú lẫn như Trọng
Lật lọng như Nghiên
Ăn tiền như Triệu
_Lê Quý Đôn: phó chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội(cướp đất của dân trên đường Nguyễn Quý Đức.)
_Phùng Hữu Phú thôi chức Phó bí thư thường trực Thành uỷ HN để nhận nhiệm vụ Phó ban thường trực Ban Tư tưởng Văn hoá TƯ
_ Nguyễn Phú Trọng thôi làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. 26/6/2006 đảm nhận chức vụ Chủ tịch Quốc Hội
_ Cựu chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hoàng Văn Nghiên(nhà công biến thành nhà tư)
_ Nguyễn Quốc Triệu - Chủ tịch uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
Dân cả nước thì lại nói:
Phá như Hùng
Khùng như Tuyển
Ưng khuyển như Hợp
Hay đợp như Thắng
_ Hồ Xuân Hùng nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An. Hiện nay là Phó trưởng ban Ban Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp Nhà nước
_ Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển(ví việc vào WTO như lấy vợ)
_ Lê Doãn Hợp: Phó ban Tư tưởng văn hoá Trung ương(gớm quân ưng khuyển, ghê bầy Sở Khanh- Truyện Kiều, Nguyễn Du )
_ Hoàng Tất Thắng: Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam
Nhưng đặc biệt nổi bật nhất là bài sấm ký sau:
Con Hoa, thằng Duyệt phiêu diêu
Thăng Long văn hiến tiêu điều xác xơ
Triết, An, Hoan, Trọng, Khoa, Điềm
Nông, Lương, Khải, Diễn, Được Trà, Sang, Anh
Non sông tổ quốc tan tành
Buôn dân bán nước Đảng thành thây ma.
Chắc hẳn những ai quan tâm đến vận mệnh nước nhà đều biết các nhân vật được nêu danh ở trên, hy vọng năm mới sẽ có những bài sấm ký khác được giải mã hoặc truyền miệng để nhân dân biết đường mà tiên liệu.
Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách, mong lắm thay đất Việt năm mới sẽ xuất hiện nhiều Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn, Đỗ Nam Hải, Trương Quốc Huy, Nguyễn Ngọc Quang, Vũ Hoàng Hải, Phạm Bá Hải…cả những nữ nhi con cháu bà Trưng bà Triệu như: Lê Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thủy, Dương Thị Xuân…và nhiều người Việt sẽ lại truyền miệng những câu sấm ký về những con người dũng cảm này, những bài sấm ký hào hùng mang niềm tin vào một ngày mai.
No comments:
Post a Comment