RADIO ONLINE
Saturday, November 20, 2010
Thursday, November 18, 2010
Thái Lan: phát hiện 340 thi hài thai nhi giấu trong chùa
TT- – TTO - Cảnh sát Thái Lan hôm 16-11 đã phát hiện hơn 340 thi hài thai nhi giấu trong một ngôi chùa tại thủ đô Bangkok, theo báo The Nation.
Sau khi nhận được tin báo, cảnh sát đã đến lục soát, phát hiện thêm nhiều thi hài thai nhi khác còn rỉ máu trong nhà xác của chùa và trong một cái hố gần đó. Theo một nhân viên điều tra, con số thi hài thai nhi có thể lên đến 500.
AP dẫn lời cảnh sát trưởng Sumeth Ruangswasdi nói số thi hài thai nhi có tình trạng khác nhau, có lẽ đến từ các phòng nạo phá thai và được chuyển đến ngôi chùa vào nhiều thời điểm trong năm.
Thiếu tướng Sumet Reungsawat cho biết cảnh sát đang thẩm vấn người quản lý chùa Suthep Chabangbon và một người giữ chùa khác tên Sujin. Nguồn tin từ tờ The Nation cho biết Suthep đã thừa nhận có nhận tiền từ 5 phòng nạo phá thai khác nhau để tiêu hủy số thi hài thai nhi nói trên.
Người quản lý ngôi chùa tên Phra Thiwa Thammachayo nói việc trông coi nhà tang lễ không có liên quan gì đến các nhà sư, còn phía các nhà sư thì cho rằng ai đó đã lén đưa số thi hài thai nhi này vào chùa từ cuối tháng 4, khi một nghi thức tiêu hủy những xác chết vô thừa nhận được tổ chức hàng năm tại chùa.
Các ngôi chùa ở Thái Lan không chỉ thực hiện nghi thức an táng người chết mà còn thực hiện việc trữ lạnh thi thể trong chùa.
Cảnh sát cũng cho biết họ có thông tin về 15 phòng khám trong khu vực và sẽ điều tra xem phòng khám nào thực hiện công việc nạo phá thai trái phép.
Nạo phá thai ở Thái Lan bị đặt ngoài vòng pháp luật, trừ khi chứng minh việc sinh nở đe dọa đến tính mạng sản phụ.
XUÂN TÙNG (Tuoi Tre Online)
Posted by Lãng Trí Tử at 11/18/2010 02:30:00 AM 0 comments
Wednesday, November 10, 2010
GIÁO LÝ HÔN NHÂN
GIÁO LÝ HÔN NHÂN - Presentation Transcript
1. TRUNG TÂM MỤC VỤ ĐA MINH BA CHUÔNG GIÁO LÝ HÔN NHÂN Chương trình ôn tập
2. HÔN NHÂN CÔNG GIÁO LÀ MỘT BÍ TÍCH Câu 01: Hôn Nhân là gì? Hôn nhân là một giao ước giữa một người nam và một người nữ có mục đích yêu thương nâng đỡ nhau trong tình vợ chồng, sinh sản và giáo dục con cái.
3. HÔN NHÂN CÔNG GIÁO LÀ MỘT BÍ TÍCH Câu 02: Hôn Nhân Công Giáo là gì? Hôn Nhân Công Giáo là Hôn Nhân Được Chúa Giêsu nâng lên hàng BÍ TÍCH.
4. HÔN NHÂN CÔNG GIÁO LÀ MỘT BÍ TÍCH Câu 03: Bí tích Hôn Nhân cho đôi bạn những ơn ích gì? Bí Tích Hôn Nhân thánh hoá tình yêu vợ chồng và ban nhiều ơn đặc biệt giúp họ chu toàn nghĩa vụ đối với bạn mình và đối với con cái.
5. HÔN NHÂN CÔNG GIÁO LÀ MỘT BÍ TÍCH Câu 04: Mẫu mực của Hôn Nhân Công Giáo là gì? Mẫu mực của Hôn Nhân Công Giáo là tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội Thánh.
6. HÔN NHÂN CÔNG GIÁO LÀ MỘT BÍ TÍCH Câu 05: Tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội Thánh có những đặc điểm nào? Tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội Thánh có những đặc điểm này:
* Sự kết hiệp phong phú giữa Chúa Kitô
* và Hội Thánh.
* Sự hiến thân trọn vẹn của Chúa Kitô
* cho Hội Thánh.
* Sự trung tín tuyệt đối của Chúa Kitô
* đối với Hội Thánh.
7. CÂU 06: Hôn Nhân Công Giáo có mấy đặc tính ? Hôn nhân Công Giáo có hai đặc tính này: - Đơn hôn (một vợ một chồng). - Bất khả phân ly (không được ly hôn).
8. CÂU 07: Nền tảng của hai đặc tính ấy là gì ? Nền tảng của hai đặc tính này là ý định của Thiên Chúa về Hôn Nhân.
9. CÂU 08: Chúa dạy gì về Hôn Nhân ? Chúa dạy rằng: “ Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hoá đã làm ra con người có nam có nữ ” và Người đã phán: “ Vì thế, người đàn ông sẽ lìa Cha mẹ mà gắn bó với vợ mình và cả hai sẽ trở thành một xương một thịt. Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly .” (Mt 19, 4-6)
10. CÂU 09: Mục đích của Hôn Nhân Công Giáo là gì? Mục Đích của Hôn Nhân Công Giáo là vợ chồng TRỌN ĐỜI YÊU THƯƠNG NHAU, SINH SẢN VÀ GIÁO DỤC CON CÁI CÙNG GIÚP NHAU NÊN THÁNH
11. CÂU 10: Làm thế nào để đôi bạn sống trọn đời yêu thương nhau?
* Để sống trọn đời yêu thương nhau, đôi bạn phải:
o Sống đạo tốt.
o Tôn trọng phẩm giá và quyền lợi chính đáng của bạn mình.
o Lưu ý đến những khác biệt về tâm sinh lý trong đời sống
o vợ chồng.
12. CÂU 11: Việc sinh sản con cái có những ý nghĩa nào? Việc sinh sản con cái có những ý nghĩa chính yếu này: + Thiên Chúa cho loài người được vinh dự cộng tác với Người trong việc tạo dựng. + Con cái là hoa quả tốt đẹp của tình yêu vợ chồng. + Góp phần tăng thêm cộng đoàn nhân loại và phát triển Hội Thánh.
13. CÂU 12: Bí Tích Hôn Nhân giúp đôi bạn nên thánh cách nào? Nhờ ơn thiêng của Bí Tích Hôn Nhân, đôi bạn nên thánh trong niềm vui đón nhận nhau, sinh sản và giáo dục con cái.
14. BÀI 04: GIÁO DỤC CON CÁI BÀI 04: GIÁO DỤC CON CÁI
15. Câu 13: Giáo dục con cái là gì ? Giáo dục con cái là hướng dẫn và giúp chúng phát triển con người toàn diện về thể lý, trí tuệ, đức hạnh và tôn giáo.
16. Câu 14: Việc Cha Mẹ giáo dục con cái hệ trọng thế nào ? Đối với cha mẹ, việc giáo dục con cái vừa là bổn phận, vừa là một vinh dự, vì khi thực hiện công việc ấy, họ cộng tác với Thiên Chúa chăm sóc mầm non quí giá cho xã hội và Hội Thánh. Đối với cha mẹ, việc giáo dục con cái vừa là bổn phận, vừa là một vinh dự, vì khi thực hiện công việc ấy, họ cộng tác với Thiên Chúa chăm sóc mầm non quí giá cho xã hội và Hội Thánh.
17. Câu 15: Muốn giáo dục thành công, cha mẹ phải thế nào ?
* Cha mẹ phải:
* Thăng tiến và thánh hoá bản thân.
* Nhất trí với nhau trong đường hướng và cách thức
* giáo dục.
* Tạo bầu khí gia đình hoà thuận, thánh thiện và
* tín nhiệm nhau.
18. Câu 16: Luân lý tính dục trong đời sống Hôn Nhân là gì? Luân lý tính dục trong đời sống hôn nhân là tính cách hợp pháp do chính Thiên Chúa thiết lập cho đời sống vợ chồng.
19. Câu 17: Luân lý tính dục có nhưng nguyên tắc nào?
* Có những nguyên tắc này:
* Các hành vi trao hiến vợ chồng, tự
* bản chất, là lương thiện.
* Luân lý Công Giáo tôn trọng thân
* xác, nhưng không quá đề cao hành vi
* giới tính.
* Phải có sự trong sạch và tiết độ trong
* đời sống vợ chồng.
20. Câu 18: Hội Thánh dạy thế nào về việc sinh sản con cái? Hội Thánh dạy: sinh sản có trách nhiệm, nghĩa là khi sinh con, cha mẹ phải lo lắng chăm sóc, dưỡng dục để chúng sống xứng đáng phẩm giá làm người, và làm con của Chúa. Do đó, đôi bạn cần suy xét thận trọng về sức khỏe, kinh tế, giáo dục… để có quyết định đúng đắn.
21. Câu 19: Để có những quyết định đúng đắn về việc điều hòa sinh sản, đôi bạn phải có những yếu tố nào?
* Đôi bạn phải có những yếu tố này:
* Lương tâm ngay thẳng, chân chính.
* Tinh thần trách nhiệm cao.
* Tuân giữ giáo huấn của Hội Thánh về
* việc điều hòa sinh sản.
22. Câu 20: Các Bí tích giúp gì cho đời sống của đôi bạn? Các bí tích có mục đích thánh hóa loài người, xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô và thờ phượng Thiên Chúa. Riêng đối với đôi bạn, các Bí tích nhất là Bí Tích Giải Tội và Thánh Thể, còn thánh hóa tình yêu vợ chồng, ban nhiều ơn sủng giúp đôi bạn chu toàn trách nhiệm đối với nhau và đối với con cái.
23. Câu 21: Hôn Nhân liên hệ với Bí Tích Rửa Tội thế nào? Có liên hệ cơ bản vì chỉ những ai Rửa Tội mới có thể cử hành Bí Tích Hôn Nhân. Hơn nữa, Bí tích Rửa Tội là cửa ngõ vào Nước Trời, nên do tình thương và trách nhiệm, cha mẹ phải lo liệu cho con cái được Rửa tội theo qui định của Hội Thánh.
24. Câu 22: Cha mẹ phải lo liệu việc Rửa tội cho con cái như thế nào?
* Cha mẹ phải lo cho con cái được
* Rửa Tội như sau:
* Lúc bình thường: Sau khi sinh con khoảng
* một tháng, cha mẹ cùng người đỡ đầu, đem
* con đến Nhà thờ để Linh mục rửa tội.
* b. Khi nguy tử: cha mẹ hoặc người khác rửa
* tội cho con.
* c. Trường hợp sẩy thai bất cứ vào giai đoạn
* nào cũng phải rửa tội.
25. Câu 23: Lời Chúa có cần thiết cho đời sống Hôn Nhân và gia đình Công giáo không? Lời Chúa rất cần thiết cho đời sống Hôn Nhân và Gia đình, vì: + Lời Chúa là Lời Tình yêu. + Lời Chúa ban sự sống. + Lời Chúa biểu lộ ý muốn của Thiên Chúa.
26. Câu 24: Phải đọc Lời Chúa thế nào? Phải đọc Lời Chúa trong Đức Tin với tâm tình khiêm tốn, đơn sơ, trong ước muốn được dạy dỗ và trong tư thế sẵn sàng thực hiện điều Chúa dạy.
27. Câu 25: Đọc Lời Chúa trong gia đình được những ích lợi nào? Khi đọc Lời Chúa trong gia đình, mọi người không những được thánh hóa, nuôi dưỡng, mà còn được hướng dẫn bởi cùng một giáo huấn nên dễ giúp nhau thực hành Lời Chúa hơn.
28. Câu 26: Kinh nguyện trong gia đình có cần thiết không? Rất cần thiết vì Kinh nguyện chung giúp gia đình sống tốt đẹp ơn gọi Kitô hữu và dạy con cái biết cầu nguyện.
29. Câu 27: Giờ kinh tối trong gia đình có những mục đích nào?
* Giờ kinh tối có những mục đích này:
* Cảm tạ Thiên Chúa vì những hồn ân đa lãnh nhận.
* Dâng niềm vui, nỗi buồn của gia đình và bản thân
* lên Chúa.
* Kiểm điểm và giúp nhau kiểm điểm đời sống.
* Xin Chúa giữ gìn mọi người được an lành.
* Tăng thêm tình thân ái gia đình.
30. Câu 28: Công đồng Vaticanô II nói thế nào về liên hệ giữa gia đình và Giáo Hội? Công đồng dạy: “Sự lành mạnh của con người cũng như của xã hội nhân loại và Kitô giáo liên kết chặt chẽ với tình trạng Tốt đẹp của Cộng đoàn Hôn Nhân và Gia đình.”
31. Câu 29: Hội Thánh liên hệ thế nào với gia đình? Hội thánh sinh ra, dưỡng dục và xây dựng Gia đình Công Giáo.
32. Câu 30: Gia đình liên hệ thế nào với Hội Thánh? Gia đình dự phần sứ mệnh cứu rỗi của Hội Thánh theo cách thức riêng của mình
33. Câu 31: Gia đình có nghĩa vụ gì đối với Hội Thánh? Gia đình có nhiều nghĩa vụ đối với Hội Thánh: + Gia đình phải hiệp thông với Hội Thánh. + Gia đình phải tuân giữ các giáo huấn của Hội Thánh. + Gia đình thi hành 3 chức năng: Tư tế, Ngôn Sứ và Vương giả theo cách thức riêng của mình.
34. Câu 32: Gia đình và xã hội có Liên hệ gì với nhau?
* Gia đình và xã hội có liên quan mật
* thiết với nhau vì:
* Gia đình là khung cảnh đầu tiên thể
* hiện tính xã hội của con người và là
* khung cảnh đầu tiên để con người tập
* Dấn thân hoạt động xã hội.
* - Gia đình là nền tảng xã hội.
35. Câu 33: Gia đình và xã hội có những vấn đề gì đối với nhau? Gia đình phải góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phúc âm. Còn xã hội phải tôn trọng và giúp đỡ những quyền lợi căn bản của Gia đình.
36. … .HẾT…. Chúc các bạn đạt được kết quả tốt trong kì thi Và sống hạnh phúc bên người bạn đời và gia đình của mình.
Posted by Lãng Trí Tử at 11/10/2010 01:29:00 AM 0 comments
Monday, November 8, 2010
Máy Vặt Hạ Điều
A. Lê Đức Thắng bên máy vặt hạt đìu.
Sự say mê lao động và sáng tạo đã giúp anh Lê Đức Thắng ngụ ở khu 3, thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc thành công trong việc chế tạo ra máy vặt hạt điều với công suất đạt 1 tấn/giờ. Máy hoạt động một ngày có thể thay thế cho gần 30 lao động.
Rời TP. Biên Hòa năm 1993, anh Thắng theo gia đình về thị trấn Gia Ray lập nghiệp. Sau khi tốt nghiệp THPT, anh quyết định không thi vào đại học mà đi học nghề để kế tục sự nghiệp của người cha là mở xưởng sửa chữa cơ khí. Xưởng của anh sửa chữa các loại máy cày và mua các loại máy móc khác về lắp ráp như: máy xay tiêu, máy làm bánh bông lan...
Là một người ham học hỏi, say mê kỹ thuật, anh Thắng luôn trăn trở suy nghĩ làm sao chế tạo ra chiếc máy vặt hạt điều để giảm bớt sức lao động cho bà con nông dân. Đây cũng là nhu cầu của rất nhiều người dân trồng điều vì hiện nay việc thuê nhân công rất khó khăn. Từ đầu năm 2005, anh Thắng đã nghiên cứu và chế tạo ra chiếc máy vặt hạt điều đầu tiên. Anh tâm sự: "Khi bắt tay vào làm chiếc máy này, tôi đã phải nghiên cứu rất nhiều loại máy, đặc biệt là nguyên lý máy tuốt hạt tiêu. Sau một thời gian tìm tòi, tôi đã thấy nguyên lý trục quay trượt vặt là phù hợp nhất để hạt điều không bị dập nát".
Tuy đã tìm ra nguyên lý hoạt động của máy nhưng quá trình thực hiện đòi hỏi cần tốn rất nhiều thời gian bởi các công đoạn của máy đều được làm bằng phương pháp thủ công, mỗi năm anh lại cải tiến, chỉnh sửa hoặc thay đổi một vài chi tiết để máy ngày càng hoàn thiện đạt hiệu quả cao. Những năm đầu hiệu quả máy mang lại chưa cao, chỉ đạt 80 đến 85%. Qua nhiều năm nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, chiếc máy vặt hạt điều do anh Thắng chế tạo đạt độ chính xác gần như hoàn hảo. Bằng hệ thống trục quay trượt với các thanh trục và các cạnh rãnh xoắn khác nhau khi máy vận hành thì quả điều dập nát rơi xuống còn hạt được tách riêng và không bị dập. Máy có thể chạy bằng máy nổ hoặc mô-tơ điện nên rất tiện dụng. Công suất hoạt động của máy khoảng 1 tấn/giờ, gấp 25 đến 30 lần so với vặt bằng tay, việc vận hành máy rất đơn giản chỉ cần 1 - 2 người.
Anh Thắng nói: "Bắt đầu từ mùa điều sắp tới nếu nông dân trồng điều có nhu cầu đặt hàng anh sẽ sản xuất ra nhiều máy với giá bán của 1 chiếc máy khoảng 4 triệu đồng". Đợt đầu, anh Thắng đã bán ra trên địa bàn huyện Xuân Lộc 5 chiếc máy vặt hạt điều.
Anh Tạ Quốc Vương ngụ tại ấp Chà Rang, xã Suối Cao, là một trong những khách hàng đã mua máy vặt hạt điều do anh Thắng chế tạo, cho biết: "Gia đình tôi có 10 hécta điều. Trước đây khi chưa có máy, tôi phải thuê đến 30 nhân công để thu hoạch điều. Từ khi sử dụng máy vặt hạt điều của anh Thắng, tôi không phải lệ thuộc vào nhân công nữa vì chỉ còn sử dụng 6 - 8 người. Máy hoạt động với công suất 1tấn/giờ. Hạt điều được vặt sạch, không bị hao hụt. Nó đem lại thuận lợi và hiệu quả kinh tế cho gia đình tôi".
Phan Mai - Như Trang
(Nguồn: www.dongnai.com.vn)
VIỆC SẢN XUẤT & PHÂN PHỐI MÁY
ĐƯỢC BẢO TRỢ BỞI CT. Thắp Sáng Hy Vọng.
Nếu có nhu cầu, xin liên lạc: light.up.hope@gmail.com
hoặc anh Phụng: 0913632214
Tên nước | Năm 2005 | Năm 2010 |
Ấn Độ | 400.000 | 700.000 |
Braxin | 250.000 | 350.000 |
Việt Nam | 350.000 | 600.000 |
Các nước Châu Á khác | 75.000 | 150.000 |
Châu Phi | 600.000 | 700.000 |
Tổng | 1.675.000 | 2.500.000 |
Posted by Lãng Trí Tử at 11/08/2010 09:54:00 PM 1 comments
Friday, November 5, 2010
ĐƯỜNG THÁNH GIÁ
ĐƯỜNG THÁNH GIÁ
1- Yêu thương con Cha đứng nơi quan tòa. Cho nhân gian lên án Cha vì con. Yêu thương con, Cha đớn đau vô ngần, nhưng con đây lên án Cha bao lần.
ĐK: Con xin được chọn thánh giá là đường đời con đi. Con xin được chọn thánh giá dù đường đầy khổ nguy. Con xin được chọn thánh giá là đường đời con đi. Xin Chúa giữ gìn, hướng dẫn vì đường đầy khổ nguy.
2- Yêu thương con Cha lãng quên thân mình. Cha hy sinh nhưng khép môi làm thinh. Yêu thương con Cha vác cây thập hình. Yêu thương con, Cha gánh muôn tội tình.
3- Yêu thương con Cha lãng quên thân mình. Quên đôi vai, quên cánh tay, bàn chân. Cha lê thê lên núi cao khô cằn. Chân Cha rung, Cha ngã nhưng không ngừng.
4- Ôi đau thương khi thấy con tơi bời. Maria khi thấy con tàn hơi, yêu thương con nhưng nói sao lên lời, trong tâm can xe thắt câu rụng rời.
5- Yêu thương con, Cha bước đi nhọc nhằn. Cha mong con, chia nỗi đau cùng Cha. Như Simon theo Chúa đi hôm nào. Đây con xin chia sẻ nỗi u phiền.
6- Yêu thương con, Cha muốn con can trường. Luôn xông pha trong chiến trận tình thương. Như gương kia, gương Veronica. Đi hiên ngang lau mắt môi cho Ngài.
7- Yêu thương con nước mắt Cha tuôn trào. Cha hiên ngang lên núi cao thật cao. Cha lê đi, Cha lết đi trên đường. Chân Cha rung, Cha ngã nhưng không ngừng.
8- Yêu thương con Cha muốn con theo Ngài. Cha mong con than khóc cho tội con. Cha không mong, con khóc Cha bên ngoài. Nhưng Cha mong con xót xa trong lòng.
9- Yêu thương con, thân xác Cha hao mòn. Yêu thương con, Cha muốn đau vì con. Cha lê đi, Cha lết đi trên đường. Chân Cha đau, Cha ngã trong can trường.
10- Yêu thương con Cha lãng quên thân mình. Yêu thương con Cha lánh xa phồn vinh. Nơi Be-lem, Cha khó khăn đơn nghèo, trên Calvê, Cha vẫn mang thân nghèo.
11- Yêu thương con, xương cốt Cha tơi bời. Cha dang tay đinh cấn da thịt Cha. Ôi Cha ơi, con đóng đinh Cha nhiều. Bao năm qua con đóng đinh Cha rồi.
12- Yêu thương con, Cha trút hơi sau cùng. Thân Cha begin_of_the_skype_highlighting end_of_the_skype_highlighting treo trên núi cao điều hiu. Ôi Cha ơi, thân xác Cha khó nghèo. Yêu thương con Cha nỡ mang phận nghèo.
13- Ôi hân hoan khi thấy con ra đời. Nhưng thương đau khi thấy con tàn hơi, như thanh gươm đâm thấu con tim nồng. Tay ôm con, nhưng xót đau trong lòng.
Posted by Lãng Trí Tử at 11/05/2010 04:05:00 AM 0 comments
Wednesday, October 27, 2010
Vấn đề Thánh nhạc
Ngày xưa, những người có “máu nhạc” bị gán cho biệt danh “xướng ca vô loài”, tức là bị chê tới mức tối đa. Nhưng ngày nay, cũng người “vô loài” ấy lại được đề cao và được “khao khát”. Đối với Công giáo, từ thời ĐGH Gregoria, âm nhạc được trọng dụng và được đưa vào phụng vụ – gọi là Bình ca và Thánh nhạc. Như vậy, âm nhạc Công giáo mang tính thánh thiện, như thánh Augustinô đã so sánh: “Hát là cầu nguyện hai lần”.
Thực ra tự thân âm nhạc không xấu, vì âm nhạc là quốc tế ngữ. Nó bị coi là xấu chỉ vì người sử dụng nó không đúng thôi!
Từ nhỏ, không hiểu sao tôi đã rất thích nghe nhạc trên sóng phát thanh, dù thân nhân không ai có “máu nhạc”. Tôi cũng bị coi là “không giống ai”, một dạng “vô loài”. Và rồi tôi tự tìm hiểu âm nhạc qua các tài liệu của Ns Thiên Quang và Lm Ns Kim Long. Mỗi đêm, tôi tự mày mò tập đánh Harmonium “rách nát” của một nhà thờ nhỏ với chiếc đèn dầu leo lét. Rồi tôi bắt đầu viết thánh ca khi 16 tuổi, viết nhiều dù còn “non nớt” (về mọi mặt), tôi viết trước khi được thọ giáo Ns Hùng Lân. Tôi viết nhiều hơn khi tôi làm ca trưởng suốt thập niên 1980 và 1990. Lúc đó, tôi viết trước tiên là do nhu cầu thực tế của các giáo xứ, vì ở vùng quê lúc đó thiếu thốn đủ thứ!
Với thực tế sáng tác của mình, tôi tự thấy một nghịch lý: Khi cảm thấy tâm hồn an thái và lòng đạo đức tăng thì tôi không viết được gì, ráng cách mấy cũng… “bó tay”! Nhưng khi tôi thấy mình tội lỗi, khô khan và nguội lạnh thì tôi lại khả dĩ viết những bài thánh ca “có hồn”, đượm chất đạo đức và thánh thiện. Có lẽ chính nhờ cảm giác ray rứt, cũng có thể đó là lời cầu nguyện thống thiết của một gã-lãng-du-tội-lỗi trong tôi. Nhưng đó là một nghịch-lý-thuận. Vâng, “ở đâu càng tội lỗi thì càng nhiều ân sủng” (Thánh Phaolô).
Tuy nhiên, viết đã khó rồi, phổ biến tác phẩm càng khó hơn nhiều, thậm chí là rất “gay go”. Muốn phổ biến tác phẩm âm nhạc thì phải “quen biết” và có tài chính. Nhạc đời đã vậy, thánh ca cũng không hơn gì. Rất nhiều thánh ca của tôi đã được Đức cố GM Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật (Xuân lộc) cho Imprimatur mà vẫn “nằm im” trong tập bản thảo. Nếu không có “máu” thì rất dễ nản chí và “xuống tay”!
Khỏang gần 20 năm trước, Đài Veritas (Chân lý) phát một số thánh ca của tôi trên làn sóng. Họ hứa sẽ thu vào băng và chuyển về cho tôi, anh bạn tôi nghe đài và cũng nghe được lời hứa đó. Nhưng đó chỉ là “lời-hứa-ở-thì-tương-lai”, nghĩa là không bao giờ có thì hiện tại. Nhà Đạo còn vậy huống chi… nhà Đời! Sự thật luôn mất lòng. Quá phũ phàng!
Tôi không có ý phê phán hay chê trách ai mà chỉ bày tỏ tâm sự rất thật riêng tôi mà thôi!
Tất nhiên, là con người nên vẫn đầy tham-sân-si, khó tránh khỏi tình cảm riêng. Nhưng cần làm sao cho ở mức “phải chăng” thôi. Tôi chợt nhớ câu nói của đại văn hào Shakespeare: “Về sự nổi tiếng, có người sinh ra và được nó rơi vào mình, có người tìm mãi cũng thấy, nhưng có người tìm cả đời cũng không thấy”. Ở đây người viết không có “ý đồ” theo kiểu nổi tiếng trần tục, mà chỉ muốn chia sẻ với cả tấm chân tình…
Dâng Thiên Chúa khúc tân ca
Là lời cảm tạ lòng Cha nhân lành
Dù cho lạc điệu, sai vần
Nhưng rất chân thành phận cát bụi con!
Ngày 29/9/2010, lễ kính các Tổng lãnh Thiên thần. Nghe người chị tinh thần nói: “Chị nghe dạo nhạc là chị đoán lễ về Thiên thần”. Tôi lấy làm lạ vì Thánh ca về Thiên thần rất hiếm. Buổi chiều, tôi dự Thánh lễ, và tôi “giật mình” khi nghe ca đoàn hát bài về Chúa Thánh Thần. Thì ra vậy!
Điều đó chứng tỏ người có trách nhiệm với ca đoàn không hiểu đúng Phụng vụ, không phân biệt Thánh Thần và Thiên thần. Và nếu vậy thì sai tín lý Công giáo!
Ngày xưa, người đệm đàn trong nhà thờ không phải chỉ biết đánh đàn mà còn phải biết phụng vụ. Ngày nay đã thoải mái hơn, thế nên có khi người đệm đàn hoặc ca trưởng có thể có những người thiếu kiến thức về phụng vụ.
Trước đây, tôi thấy có linh mục (một giáo xứ thuộc giáo phận Xuân lộc) đích thân tập hát cho cộng đoàn hát bài Dâng về Mẹ (Con dâng về Mẹ một niềm tin yêu bao la…) làm bài ca dâng lễ, và thường sử dụng như vậy. Tại một nhà thờ thuộc giáo hạt Gia định, giáo phận Saigon, tôi thấy ca đoàn sử dụng bài Lời Thiêng (Lời thiêng dâng Chúa từ trong đáy tim âm thầm…) làm ca dâng lễ. Một số nhà thờ cũng đã và đang sử dụng bài này làm ca dâng lễ (sic!). Có lẽ do điệp khúc bài Lời Thiêng có câu “Bàn tay con nâng lên cao, dâng Chúa hết những ý nghĩ, dâng Chúa trót xác thân con…” nên họ cho đó là ca dâng lễ!
Thực ra bài Dâng về Mẹ là bài tôn kính và cầu nguyện với Đức Mẹ, bài Lời Thiêng chỉ nói lên tâm nguyện con người đối với Chúa và là dạng bài Ca nguyện. Giáo hội bớt khắt khe hơn trước nhưng không phải vì vậy mà tự do thái quá, không phải cứ thấy bài nào có chữ DÂNG là cứ “vô tư” sử dụng làm ca dâng lễ.
Về phần lời ca, như bài Con chỉ là tạo vật (Phanxicô) vẫn thấy các ca đoàn “vô tư” hát: Lạy Chúa, con chỉ là tạo vật… Chúng ta không thể là TẠO VẬT mà chỉ là THỤ TẠO, vì Tạo vật là Tạo hóa – tức Thiên Chúa, theo cách gọi của Công giáo. Ngữ nghĩa đã bị hiểu sai lệch, riết rồi quen, nhưng không lẽ cứ “quen” mãi một thói quen “lệch lạc” như vậy? Dục Tử nói: “Thấy đúng mà không theo thì là DỞ, thấy sai mà không sửa thì là MÊ”.
Mong sao thánh ca được sử dụng đúng phụng vụ hơn. Đừng khinh suất!
Thomas Aquinas TRẦM THIÊN THU
Posted by Lãng Trí Tử at 10/27/2010 12:06:00 AM 0 comments
Monday, October 25, 2010
SỰ HỢP LÝ CỦA THƯỢNG ĐẾ
Chuyện phiếm của Gã Siêu.
Báo “Kiến Thức Ngày Nay” số 636, ra ngày 10 tháng 4 năm 2008, trong mục “suy ngẫm”, tác giả Hải Âu đã sưu tầm được một mẩu ngăn ngắn, mà gã xin mượn tạm để trình làng:
“Thử nghĩ mà xem, Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý, nhưng sao chúng ta lại không sử dụng nó theo đúng ý của Ngài:
- Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước, vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau.
- Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai bên là để chúng ta nghe từ hai phía, cả lời khen lẫn tiếng chê, chứ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc êm tai.
- Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng và một cái lưỡi mềm mại, vì Ngài muốn chúng ta nói ít nghe nhiều và chỉ nói những lời khôn ngoan, chứ không phải để chúng ta nói nhiều hơn nghe và nói những lời sâu hiểm làm tổn thương người khác.
- Ngài đặt bộ não chúng ta trong một hộp sọ vững chãi vì Ngài muốn chúng ta nên tích lũy tri thức, những thứ chẳng ai có thể lấy đi, chứ không phải chỉ chăm lo tích lũy những của cải bên ngoài, những thứ dễ dàng bị mất mát.
- Ngài đặt trái tim chúng ta nằm trong lồng ngực, vì Ngài muốn những tình cảm yêu thương giữa những con người phải được xuất phát và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng, chứ không phải ở một nơi hời hợt bên ngoài.
Để thực hiện đúng với đề mục “suy ngẫm” mà người sưu tầm đã mong muốn, gã sẽ ngẫm suy về ba cơ quan trên khuôn mặt của mỗi người, đó là mắt, tai và miệng, còn bộ óc và trái tim, xin khất tới một lần khác.
TRƯỚC HẾT LÀ HAI CON MẮT
Đây là một bộ phận thường được phe đờn bà con gái tận tình chiếu cố và ra sức làm đẹp. Về lông mày, người ta nắn nót tỉa bớt những cọng mọc vô tổ chức, để có được hàng lông mày xinh xinh như chiếc lá liễu. Có kẻ còn chịu khó nhổ phắt đi, rồi xâm vô đó, để có được hàng lông mày vừa đẹp như ý muốn, lại vừa bền vững với thời gian. Về lông mi, người ta cũng chịu khó đeo thêm hàng mi giả, để mỗi khi chớp mắt, thì ra dáng…con nai vàng ngơ ngác. Về màu sắc, người ta tô quầng cho thêm phần âm u huyền bí, người ta nhỏ thuốc cho thêm phần ngây thơ mơ mộng… Ngoài ra, để bảo vệ cũng như để làm đẹp cho cặp mắt, người ta còn tròng thêm cho chúng những cặp kính, đủ mọi kích cỡ, đủ mọi màu sắc. Xanh, xám, hồng…Giống như những thiên kiến, những màu sắc này phần nào ngăn trở, khiến chúng ta không còn nhìn thấy rõ sự thật. Tuy nhiên điều quan trọng là công dụng của cặp mắt. Dĩ nhiên, mắt là để nhìn. Nhưng nhìn cái gì mới là vấn đề.
Thiên hạ thường bảo:
- Con mắt là cửa sổ của linh hồn.
Khung cửa sổ được mở ra để đón nhận những tia nắng hồng cho căn phòng bớt tăm tối và những luồng gió mát cho căn phòng thêm phần thông thoáng và dễ chịu. Cũng vậy, cặp mắt được mở ra để đón nhận những hình ảnh đẹp, thâu lượm những kiến thức làm giàu cho bản thân và cuộc sống.
Tuy nhiên, như khung cửa sổ phải lập tức đóng lại khi cuồng phong nổi lên và cơn mưa trút xuống, chúng ta cũng phải nhắm mắt lại trước những hình ảnh xấu xa, làm vẩn đục tâm hồn và làm nhơ nhớp cuộc sống. Chính vì thế, một tác giả đã viết:
- Cặp mắt là mai mối của tội lỗi.
Từ đó gã hiểu được rằng tại sao Đức Kitô lại có một thái độ thật nghiêm khắc:
- Nếu mắt phải của ngươi làm cớ cho ngươi sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. (Mt 5,29).
Viết tới đây, gã nhớ tới một mẩu truyện trong sách “Cổ Học Tinh Hoa”, đại khái như thế này:
Lư phu nhân, vợ ông Phòng Huyền Linh, là người tuyệt đẹp và có đức hạnh. Khi còn trẻ, ông hàn vi lắm. Lúc lâm bệnh nặng tưởng chừng như đã sắp chết, ông gọi Lư thị đến mà bảo:
- Tôi bị bệnh nguy quá, nàng tuổi còn trẻ, không nên ở vậy, liệu mà ăn ở tử tế với người chồng sau.
Lư thị nghe nói, nức nở khóc. Đoạn vào trong màn khoét một mắt bỏ đi, có ý tỏ cho chồng biết rằng dù chồng bất hạnh có chết, cũng quyết chí không lấy ai nữa.
Chẳng bao lâu, ông Huyền Linh khỏi bệnh. Sau ông thi đỗ, làm quan đến chức tể tướng. Ông một niềm yêu mến, kính trọng Lư thị vô cùng, không hề lấy một tì thiếp nào nữa. Người ngoài cho thế là tại ông sợ Lư thị có tính hay ghen.
Chính vua Đường Thái Tôn cũng muốn thử lòng Lư phu nhân. Một hôm cho hoàng hậu gọi vào bảo:
- Theo phép thường các quan to vẫn có tì thiếp. Quan nhà ta tuổi đã cao, vua muốn ban cho một mỹ nhân.
Lư thị nhất quyết không nghe. Vua nổi giận, mắng rằng:
- Nhà ngươi không ghen thì sống, mà ghen thì chết.
Rồi sai người đưa cho một chén rượu, giả làm chén thuốc độc, phán rằng:
- Đã vậy thì phải uống chén thuốc độc này.
Lư thị không ngần ngại chút nào, cầm chén, uống hết ngay. Vua thấy thế, bèn nói:
- Ta cũng phải sợ, huống nữa là Huyền Linh.
Trở lại với sự an bài của Thượng Đế. Ngài đã đặt cặp mắt chúng ta ở đằng trước, vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau. Kinh nghiệm vốn cho chúng ta thấy: Người già thường sống bằng quá khứ, nên thích ngoái cổ nhìn lại phía sau. Thực vậy, trong khi ngồi nói chuyện với những người đã mang nặng tí tuổi đời, gã thấy các cụ ta luôn nhắc tới một thời oanh liệt, một dĩ vãng oai hùng và một ngày xưa hoàng thị của mình. Hồi ấy ông thế này, bà thế nọ, chứ đâu như bọn nhãi ranh bây giờ. Khi nhìn lại những sự việc ở phía sau như thế, người ta thường có hai thái độ: Thái dộ thứ nhất, đó là huênh hoang và tự đắc với những thành công mà mình đã thâu lượm được, để rồi ngủ quên trên chiến thắng của mình lúc nào cũng không hay. Thái độ thứ hai, đó là bực bội và cay cú với những thất bại mà mình đã gặp phải, để rồi khơi dậy mối hận thù tưởng chừng như đã bị xóa nhòa với thời gian. Dĩ nhiên, gã không phủ nhận vai trò của dĩ vãng, như người xưa đã nói:
- Vô cổ bất thành kim. Không có cũ thì làm sao có mới. Nhìn lại dĩ vãng, để rồi chắt lọc ra những bài học, những kinh nghiệm quí giá cho bản thân, là điều đáng trân trọng. Nhưng nhìn lại dĩ vãng, để rồi thỏa mãn với những chiến thắng, hay hậm hực với những thất bại, mà quên mất hiện tại, thì đó lại là điều bất ổn cần phải được xem xét lại.
Trong khi đó, người trẻ thường sống bằng tương lai, nên luôn hướng nhìn về phía trước, để rồi đưa ra những sáng kiến, góp phần xây dựng một ngày mai tươi sáng hơn.
Dĩ vãng thì đã qua đi. Có lấy làm vinh dự và hãnh diện hay đắng cay và chua xót, thì cũng không thể nào níu kéo lại được. Hiện tại mới thực sự cần thiết, bởi vì tương lai được bắt đầu từ trong hiện tại và ngày mai đang bắt đầu từ hôm nay.
TIẾP ĐẾN LÀ HAI LỖ TAI
Làm đẹp cho vành tai của mình không còn là phạm vị độc quyền của phe đờn bà con gái, mà cánh đờn ông con giai cũng nhảy vô ăn có. Qua phim ảnh và sách báo, cũng như khi đi ra ngoài đường, gã đã thấy nhiều anh con giai cũng xỏ lỗ tai, đeo vào đó một chiếc khoen. Người ta không phải chỉ xỏ một lỗ, mà đôi khi còn xỏ hai ba lỗ trên vành tai của mình, rồi quặc vào đó những thứ phụ tùng lỉnh kỉnh. Một đôi bông, một chiếc vòng, thậm chí có cả những cây thập giá được treo lủng lẳng, tòng teng và đong đưa.
Mục đích của đôi tai là để nghe. Thế nhưng, trong phạm vi này, gã ghi nhận được ít nữa là hai điều bất ổn.
Điều bất ổn thứ nhất, đó là chúng ta chỉ thích nghe những lời khen ngợi và ca tụng, hay những lời có lợi cho chúng ta, thậm chí cả những lời nịnh bợ và tâng bốc. Những lời nói kiểu này được coi như là… khoái lỗ nhĩ, nên dễ dàng được chấp nhận.
Các linh mục Âu Châu ngày xưa làm việc tại Việt Nam thường được gọi là các Cố Tây. Và một vị cố Tây, khi được nghe những lời ca tụng và nịnh bợ như vậy, đã phát biểu như sau:
- Mặc dù thầy biết nó “pĩnh” thầy, nhưng thầy vẫn…thích.
Điều bất ổn thứ hai, đó là chúng ta dễ nghe theo những người mà chúng ta có cảm tình. Lời của những người chúng ta thương mến xem ra dễ thủng lỗ nhĩ của chúng ta hơn bất cứ ai.
Thực vậy, khi muốn xin xỏ một vị quan ông giúp đỡ việc nọ việc kia, hay ban cho một ơn huệ nào đó. Nếu ngại gặp gỡ trực tiếp. Người ta bèn chạy vòng vòng và đi qua cửa hậu, bằng cách đưa phong bì hay biếu xén quà cáp cho quan bà và nhờ quan bà nói tiếp. Một lời của quan bà phán ra sẽ có giá trị gấp ngàn vạn lần lời của dân vai nặng chân trơn.
Cũng theo thể thức ấy, khi có việc phải nhờ cậy cha sở hay một đấng bậc nào đó, chúng ta thường nhờ một vị trung gian bàu cử, chẳng hạn như ông chánh, ông trùm. Những lời của ông chánh hay ông trùm thường được các ngài dễ dàng lắng nghe hơn những lời đường đột của chúng ta.
Thế nhưng, sự an bài của Thương Đế đối với đôi tai thì lại hoàn toàn khác hẳn. Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai bên là để chúng ta nghe từ hai phía, cả lời khen lẫn tiếng chê, chứ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc êm tai.
Trước hết, Ngài không phải chỉ muốn chúng ta đón nhận những lời ngợi khen, mà còn phải lắng nghe cả những lời phê bình, chỉ trích, bởi vì như một câu danh ngôn đã bảo:
- Ai khen ta mà khen phải, thì đó là bạn ta. Còn ai chê ta mà chê phải, thì đó là thầy ta.
Vũ hầu nước Ngụy cùng với quần thần bàn việc nước. Việc gì vua nói cũng phải, quần thần không ai giỏi bằng. Lúc lui chầu, Ngụy hầu ra dáng hớn hở lắm. Ngô Khởi bèn tiến lên và nói:
- Cận thần ai đã đem chuyện Sở Trang vương nói cho nhà vua nghe chưa?
Vũ hầu hỏi:
- Chuyện Sở Trang vương là như thế nào?
Ngô Khởi thưa:
- Khi Sở Trang vương mà bàn việc, mà phải hơn quần thần, thi cho lui chầu. Có người hỏi: Sao vua lại lo? Sở Trang vương nói: Ta bàn việc mà quần thần không bằng được ta, cho nên ta lại lo. Cổ nhân có câu: Các vua chư hầu ai có thầy giỏi thì làm được vương, ai có bạn giỏi thì là được bá, ai có người quyết đoán cho mọi việc ngờ vực thì còn nước, ai bàn việc không còn ai bằng mình thì mất nước. Ta nghĩ ngu như ta mà quần thần cũng không ai bằng, thì nước ta có lẽ sẽ mất thôi. Bởi thế ta lo… Ấy cũng một việc giống nhau. Sở Trang vương thì lo mà nhà vua thì lại mừng.
Vũ hầu nghe vậy, thì áy náy vái tạ và nói:
- Trời sai nhà thầy đến bảo cái lỗi cho ta.
Riêng đối với những lời mời mọc, khả dĩ làm hoen ố cõi lòng và làm vẩn đục tâm can tì phế, chúng ta cần phải can đảm gạt bỏ và dứt khoát nói không.
Đời thượng cổ có ông Hứa Do, là một nhà ẩn dật ở trong chằm Bái trạch. Vua Nghiêu nghe tiếng là người giỏi, mời ra, xin nhường cả thiên hạ. Hứa Do từ chối, lui về ẩn tại núi Trung Nhạc, phía nam sông Dĩnh Thủy.
Sau vua Nghiêu lại tìm đến, cố mời Hứa Do ra làm Tổng trưởng cả chín châu. Hứa Do thấy vậy, không muốn nghe nữa, bèn ra bờ sông Dĩnh Thủy rửa tai. Ngay lúc bấy giờ, Sào Phủ dắt trâu xuống bờ sông gặp Hứa Do và hỏi:
- Vì việc gì mà bác phải rửa tai như vậy?
Hứa Do thuật chuyện. Sào Phủ bèn gò cổ trâu lại mà nói rằng:
- Ta toan cho trâu uống nước nơi đây, nhưng lại e bẩn cả miệng trâu.
Nói đoạn, dắt trâu lên quãng sông trên mà cho uống nước.
Ngoài ra, trong những cuộc xích mích hay bất đồng, chúng ta cần phải có thái độ khách quan, nghĩa là lắng nghe cả hai phe, phe ta cũng như phe địch, để có thể nắm vững sự thật, rồi đi tới một sự hòa giải tốt đẹp. Gã quen một anh bạn chẳng may bị điếc lỗ tai bên trái, thành thử mỗi khi muốn nói với anh ta điều gì, thì phải kề miệng vào lỗ tai bên phải của anh ta mà nói, chứ còn nói vào lỗ tai bên trái, thì anh ta sẽ chẳng hiểu gì cả. Cũng vậy, mỗi khi muốn nghe điều gì cho thấu đáo, anh ta phải chìa cái lỗ tai bên phải về phía người nói, giống như cái đài ra đa hướng tới nơi phát tín hiệu… Trong cách cư xử thường ngày, chúng ta luôn bị tình cảm chi phối, làm cho những phán đoán trở nên lệch lạc, bởi vì chúng ta dễ dàng nghe theo phe ta, là những người họ hàng hay bè bạn thân cận, những người mà chúng ta yêu mến.
Đứa bé nghịch ngợm trong giờ giáo lý, bị ông thầy giúp xứ đét cho vài roi. Đứa bé vừa mếu vừa khóc, chạy thẳng về nhà méc với ông bố. Chẳng cần phải suy nghĩ hỏi han, ông bố liền nổi giận đùng đùng, chạy khắp xóm và chửi đổng ông thầy một chặp:
- Nó không đẻ, nó không đau, nó dám đánh con nhà người ta như thế à.
SAU CÙNG LÀ CÁI MIỆNG
Nơi cái miệng, bên ngoài là vành môi, bên trong là cái lưỡi. Vành môi cũng là điểm được các bà các cô chăm sóc một cách kỹ lưỡng. Người ta có thể giải phẫu cho vành môi nhỏ lại. Người ta cũng có thể xâm cho vành môi to ra. Hơn thế nữa, người ta còn chế tạo biết bao nhiêu thứ son, đủ màu đủ sắc để trang điểm cho vành môi. Có màu đỏ chói như tiết canh gà. Có màu xám ngắt như thịt trâu ươn… Ai thích chọn màu nào, thì xin tùy hỉ.
Cái miệng có nhiều công dụng khác nhau. Đối với những người đang ở trong quĩ đạo của tình yêu, thì cái miệng được dùng để hôn. Đối với những người đang bị kiến bò bụng, thì cái miệng được dùng để ăn. Và đối với bàn dân thiên hạ, ở mọi nơi và trong mọi lúc, cái miệng được dùng để nói.
Kinh nghiệm cho thấy: lời nói, mặc dù là phương tiện chính Chúa đã trao ban để chúng ta chuyển thông tư tưởng và ý muốn cho người khác, hầu tạo được một bầu khí hòa thuận và bắc được một nhịp cầu cảm thông, thế nhưng sai lỗi do lời nói lại là một thứ sai lỗi chúng ta thường vấp phạm hơn cả. Vì với lời nói, chúng ta có thể sai lỗi bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào, bất kỳ với ai và bất kỳ qua đề tài nào. Tuy nhiên có hai thứ sai lỗi mà chúng ta thường vấp phạm hơn cả.
Sai lỗi thứ nhất, đó là nói dài, nói dẻo, nói dai. Thực vậy, trong những câu chuyện hằng ngày, gã thấy có những người luôn dành cho mình cái quyền được nói. Họ nói từ đầu đến cuối, không để cho ai chen vào. Họ nói không kịp thở và chỉ nói về mình bằng cách đề cao về những việc mình đã làm, những gì mình đã có, khiến người nghe nhiều lúc vừa khiếp lại vừa sợ. Nhất là đối với các chị vợ. Họ thường ca cẩm về tình trạng vật giá leo thang và những khó khăn trong việc giải quyết vấn đề cơm áo gạo tiền. Họ thường chì chiết anh chồng, nếu chẳng may mắc phải một sai lỗi nào đó. Tất cả là như những điệp khúc buồn được ca đi ca lại suốt ngày, ban sáng cũng như ban chiều, ban tối cũng như ban đêm.
Những người nói dài, nói dẻo, nói dai hình như đã quên mất lời người xưa căn dặn:
- Đa ngôn thì đa quá.
- Rượu lạt uống lắm cũng say,
Người khôn nói lắm, dẫu hay cũng nhàm.
Sai lỗi thứ hai, đó là nói gian và nói dối, có nghĩa là nói hành nói xấu người khác. Nhiều lúc gặp nhau, chúng ta đã phát ngôn thật bừa bãi, chúng ta xả láng chỉ trích người khác, mà chẳng biết thực hư như thế nào. Chúng ta nói cho khoái cái lỗ miệng. Ai mất danh dự, ai bị vùi xuống bùn đen cũng mặc. Chính vì thế, Thánh Kinh đã bảo :
- Số người chết vì cái lưỡi lại nhiều hơn số người ngã gục vì gươm giáo nơi chiến trường.
Và tục ngữ dân Ăng Lê cũng nói :
- Không nọc nào độc cho bằng cái lưỡi.
Trong khi đó, ý muốn của Thượng Đế không phải là như vậy: Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng vì Ngài muốn chúng ta nói ít nghe nhiều và chỉ nói những điều khôn ngoan, chứ không phải để chúng ta nói nhiều và nói những lời sâu hiểm là tổn thương người khác.
Chắc hẳn có lần chúng ta đã cảm thấy bực bội và tức tối trước những luồng dư luận xuyên tạc, trước những miệng lưỡi thâm độc của người đời. Vì dư luận vốn thường luận dư. Lời đồn thổi bao giờ cũng phóng đại, tô màu, không biết đâu mà lường, bởi vì:
- Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo.
Một lời nói vô ý thức có thể ví như lon dầu đổ thêm vào lửa, làm bừng lên sự tức giận, thù oán, thiêu rụi hết tình nghĩa ruột thịt cũng như lối xóm. Một lời nói vu oan có thể làm cho người khác mất hết tiền bạc, địa vị, thân bại danh liệt và đi vào chốn lao tù. Bởi đó, người xưa đã dạy :
- Hãy ngoáy lưỡi bảy lần trước khi nói.
Esope là một tên nô lệ da đen, nhưng rất được chủ là ông Santô yêu mến và kính trọng. Ngày kia có khách đến chơi, ông chủ sai Esope ra chợ mua thức ăn, nhưng không bảo phải mua những gì. Esope mua toàn các thứ lưỡi : nào lưỡi heo, nào lưỡi bò, nào lưỡi ngựa… đem về nấu nướng. Lạ miệng nên ăn ngon, ông chủ và khách khứa đều hài lòng về tài nấu nướng của Esope.
Lần sau có khách, ông chủ cũng sai Esope đi chợ và cũng không dặn phải mua những gì. Esope lại mua về toàn những lưỡi, chỉ khác ở chỗ là cách nấu nướng và thêm bớt gia vị.
Thấy vậy, ông chủ ngạc nhiên thì Esope bèn kính cẩn làm một màn lý luận về cái lưỡi. Ông nói :
- Ở đời, tốt hay xấu, lợi hay hại đều do việc sử dụng cái lưỡi một cách khéo léo hay vụng về.
Chính nhờ vậy, Esope được chủ quí yêu và giải thoát khỏi kiếp sống nô lệ.
Để kết luận, gã xin ghi lại một tư tưởng như sau:
- Lưỡi người khôn ngoan tạo thành danh giá, mồm kẻ ngu dại gây nên đổ vỡ tan hoang.
(Gã Siêu từ Dũng Lạc)
Posted by Lãng Trí Tử at 10/25/2010 11:17:00 PM 0 comments
Sunday, October 24, 2010
Vì sao người Việt làm toán “chạy” gần hết sang Mỹ?
Trong khi đội ngũ làm toán của nước ta đang thiếu những người giỏi thì hơn một nửa những người làm toán giỏi đang ở nước ngoài, phần lớn là ở Mỹ. Những chia sẻ dưới đây của các nhà khoa học và cựu du học sinh ở Mỹ sẽ làm sáng tỏ phần nào nguyên nhân.
Những “tên tuổi” về toán học tập trung ở Mỹ
Nước Mỹ vốn nổi tiếng là "vùng trũng" thu hút nhân tài. Ngành khoa học cơ bản như Toán học hiển nhiên được chú trọng.
GS Ngô Bảo Châu, mặc dù đã có thời gian học và làm việc 15 năm ở Pháp, vẫn chọn Mỹ là nơi dừng chân.
Những người Việt ở nước ngoài làm toán chuyên nghiệp ước tính trên 100 người, trong đó phần lớn tập trung ở Mỹ.
Những người Việt làm toán có tiếng ở Mỹ có thể kể đến: GS Vũ Hà Văn (ĐH Rutgers), GS Dương Hồng Phong (ĐH Columbia), GS Đào Hải Long (ĐH Kansas), Lê Hải An (ĐH Utah), GS Lê Tự Quốc Thắng (Viện công nghệ Georgia, Atlanta), GS Phạm Hữu Tiệp (ĐH Florida), Ngô Thanh Nhàn (ĐH New York)...
Ông Lê Tuấn Hoa, Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam cho biết trong số khoảng gần 30 người Việt đang làm việc về ngành toán ở nước ngoài có trao đổi thường xuyên và thỉnh thoảng về nước làm việc thì có khoảng một nửa đang làm việc tại Mỹ.
"Những người làm toán trẻ và giỏi, độ tuổi trên dưới 35 phải đến hơn một nửa đang làm việc ở nước ngoài, trong đó chủ yếu ở Mỹ", ông cho biết thêm.
Nước đứng đầu về số lượng giải Fields, giải thưởng cao quý nhất về toán học cũng chính là Mỹ (13 giải), tiếp đến là Pháp (11 giải), Nga (9 giải), Anh (6 giải).
Tại ĐH Toán học thế giới vừa qua tại Ấn Độ, có 19 báo cáo mời toàn thể thì Mỹ chiếm tới 11 báo cáo. Không thể không nhắc tới, GS Ngô Bảo Châu khi thêm vào một huy chương Fields cho bảng thành tích giải Fields của nước này.
Vì sao nước Mỹ là đích đến cho các nhà toán học?
Một GS toán người Việt đang làm việc tại Mỹ nhận định: "Một đất nước muốn phát triển kinh tế thì trước hết phải có nền khoa học tiên tiến - đây chính là tư tưởng mà Mỹ đã áp dụng từ rất lâu.
Làm khoa học, ai cũng muốn ở trong một môi trường có nhiều người quan tâm tới thứ mình làm, có nhiều người để thảo luận và cộng tác. Mỹ chính là một môi trường như vậy, có rất nhiều nhà khoa học trong mỗi chuyên ngành hẹp. Đây là kết quả của một quá trình đầu tư lâu dài".
GS. Ngô Bảo Châu trong một bài phỏng vấn cũng nói lý do chuyển đến ĐH Chicago là vì cần những đồng nghiệp có thể hiểu những gì anh đang làm.
GS Hà Huy Tài, ĐH Tulane (Mỹ) cho biết thêm: "Không phải các nhà khoa học không muốn sang châu Âu, mà sang châu Âu khó hơn qua Mỹ, mà công việc thì chưa chắc đã tốt bằng. Mỹ có rất nhiều trường đại học và các viện nghiên cứu. Hơn nữa, khi xét hồ sơ xin việc trong khoa học, người ta sẽ không quan tâm anh là người Mỹ hay người nước ngoài (trừ một số nơi đặc biệt), thành ra, cơ hội là cao hơn. Ở châu Âu, số lượng các trường đại học ít hơn nhiều, và thường vẫn có sự ưu tiên cho người bản xứ".
Thêm vào đó “Ở Mỹ, lương trả cao hơn ở các nước khác, hơn nữa lương trả theo khả năng. Hai giáo sư cùng một chuyên ngành, vào trường cùng thời gian nhưng lương có thể khác hẳn nhau. Nếu bạn thật sự giỏi, người ta sẵn sàng trả lương rất cao để mời bạn về. Ở nhiều nước châu Âu (trong đó có Việt Nam), nếu hai người có cùng học hàm, học vị, cùng thâm niên công tác và làm việc cùng cơ quan thì lương phần nhiều là tương đương nhau”, GS Hà Huy Tài nói.
Một du học sinh tại Mỹ, đã từng làm việc tại Mỹ và Việt Nam, Nguyễn Nguyệt, lý giải vì sao Mỹ thu hút được nhân tài khắp thế giới:
"Từ thế chiến thứ II đến nay, Mỹ luôn ra sức giành giật nguồn chất xám từ các nước. Nước Mỹ chiếm tới 2/3 số giải Nobel của thế giới, trong đó, có sự đóng góp của rất nhiều nhà khoa học nhập cư. Và chính nguồn chất xám thu hút được này đã giúp Mỹ tích lũy được một nguồn của cải khổng lồ với GDP lên tới gần 15.000 tỉ USD trong năm ngoái là năm đang chìm trong suy thoái.
Có thể nói, họ gặt hái được nhiều thành công và xây dựng được một nền kinh tế vượt bậc là do họ biết định giá nhân tài, và mua chất xám. Lí do Mỹ thu hút được nguồn nhân tài lớn do thu nhập cao, môi trường năng động, cơ sở vật chất đầy đủ, đãi ngộ rất tốt đối với những cá nhân xuất sắc.
Cơ chế thị trường của Mỹ đã được xây dựng và củng cố từ hàng trăm năm nay. Môi trường pháp lý cũng rất phát triển. Do đó, môi trường làm việc vô cùng chuyên nghiệp, với sự liên kết chặt chẽ, đề cao sự sang tạo và cái mới, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Sự liên lạc – trao đổi thông tin được đề cao, cạnh tranh khốc liệt nhưng công bằng.
Trong văn hóa Mỹ, giá trị của một con người nằm ở việc anh ta làm được gì và anh ta làm việc bao lâu nên cuộc sống xoay quanh công việc, vô cùng căng thẳng".
Thu hút người tài trở về từ Mỹ
Chỉ thu hút được người làm toán giỏi ở Mỹ về Việt Nam cũng là một thành công lớn. Nếu như môi trường làm việc ở Mỹ được coi là lý tưởng thì môi trường sống không hẳn như vậy. Người Việt dù xa quê nhiều năm vẫn thèm một không khí ấm áp, chân tình như ở quê nhà. Đó là chưa kể, cái kết nối khiến họ không thể đi mãi không về là gia đình, họ hàng, bạn bè thân thuộc đang còn ở Việt Nam.
GS Hà Huy Tài chia sẻ tâm sự rất thật: "Cuộc sống ở Mỹ rất tốt cho công việc, nhưng lại khá buồn tẻ và luôn phải chịu áp lực lớn vì tính cạnh tranh cao. Ngoài công việc ra thì tôi không thích cuộc sống bên Mỹ là mấy."
Tất nhiên, ai cũng hiểu, nhà khoa học Việt, bên cạnh môi trường làm việc tốt còn là sự mưu sinh mà phải tha hương. Nếu như đồng lương trong nước đảm bảo cuộc sống để yên tâm nghiên cứu thì chắc chắn, đã có rất nhiều nhà khoa học trở về. Nếu như chỉ cần cải thiện được thu nhập thì Việt Nam sẽ trở thành "vùng trũng tự nhiên" thu hút người con đất Việt.
Theo thống kê sơ bộ, hiện có gần 100 người Việt làm toán (hiểu theo nghĩa có công việc tương đối ổn định, và có làm việc nghiên cứu về toán, kể cả lý thuyết lẫn ứng dụng) đang định cư ở nước ngoài. So với tổng số các nhà toán học trên thế giới thì con số này chỉ là "muối bỏ biển", nhưng so với VN thì đây là con số đáng kể, và sẽ là một động lực quan trọng cho việc phát triển toán học của VN.
Tú Uyên
Theo Vietnamnet
Posted by Lãng Trí Tử at 10/24/2010 09:16:00 AM 0 comments
Friday, October 1, 2010
LUÔN LÀM MỘT HỌC TRÒ
Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông:
- Thưa Hasan, ai là thầy của ngài ?.
Hasan đáp:
- Những người thầy của ta nhiều vô kể . Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta.
Người đầu tiên là một tên trộm.
Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả. Nhưng cuối cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang khoét vách một căn nhà trong làng. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời: "Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm.”
Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm ông ta lại bảo: "Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!" Mỗi khi ông ta trở về ta đều hỏi: "Có trộm được gì không?" và ông ta đều đáp: "Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ".
Ta chưa bao giờ thấy ông ta trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc. Có lần ta đã suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không ngộ ra được một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết: "Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!"
Người thầy thứ hai là một con chó.
Khi ta ra bờ sông uống nước, có một con chó xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng đó là một con chó khác. Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối cùng, mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta hiểu đây là một thông điệp đã được gửi đến cho ta: con người phải biết chiến thắng nỗi sợ trong lòng bằng hành động.
Người thầy cuối cùng là một đứa bé.
Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé trên tay cầm một cây nến đã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé: "Con tự thắp cây nến này phải không?" Đứa bé đáp: "Thưa phải.” Đoạn ta hỏi: "Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?”. Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: "Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?”
Cái “tôi” ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó ta vất đi tất cả những tự hào về kiến thức của mình.
Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy. Tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia. Ta không có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có thể.
Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là có khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn vật.
Posted by Lãng Trí Tử at 10/01/2010 02:00:00 PM 0 comments
Wednesday, September 29, 2010
“Vào đại học, phải khác!”
Chính vì quan niệm này mà khá nhiều sinh viên tự “làm mới” bản thân mình theo nhiều cách khác nhau, có thể tích cực hoặc tiêu cực…
Từ ngoại hình
Vào đại học, bạn có thể thoải mái lựa chọn trang phục hợp với sở thích của mình. Sẽ thật dễ chịu khi được chọn một bộ quần áo mình thích, thay vì phải trong khuôn khổ như khi học cấp 3.
Duy Anh (sinh viên năm 1 ĐH Tài chính - Marketing) chia sẻ: “Lên đại học, gu thẩm mĩ của mình lên cao hẳn. Mình không còn xuề xòa như trước vì đã biết phát huy ưu điểm, lựa chọn trang phục mang chất cá tính của mình. Mình rất hài lòng với phong cách hiện tại (áo sơ mi + quần jeans), đơn giản nhưng nếu biết cách phối đồ, sẽ thể hiện được chất riêng...”
“Lên đại học, đa phần các bạn được tự do thoải mái hơn rất nhiều, đặc biệt là chuyện trang phục. Họ ăn mặc đẹp hơn, lịch sự hơn. Những bạn có gu thẩm mĩ cao sẽ chọn trang phục khác lạ một tí để tạo nên phong cách riêng. Tuy nhiên, theo mình, đẹp không có nghĩa là “khác người” mà còn phù hợp vào hoàn cảnh và môi trường nữa” - đó là suy nghĩ của bạn N.K (sinh viên năm 1 ĐH Mở).
Nhưng không phải ai cũng biết cách lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh. N.P (sinh viên trường ĐH KHXH & NV) đã chọn “áo sơ mi mỏng + quần shorts cực ngắn” vào ngày đầu tiên nộp hồ sơ nhập học. Mọi người ai cũng chú ý vào bạn ấy và dường như bạn ấy chẳng quan tâm đến mọi người xung quanh. N.P nói: “Những anh chị sinh viên khoa Đông phương, nhiều người cũng mặc shorts như thế đi học, cũng bình thường thôi mà!”. P đã có một sự so sánh khập khiễng, bởi vì không phải lúc nào “a dua” theo người khác cũng là tốt, hơn nữa chân P không dài và có khuyết điểm, mặc shorts là một quyết định hoàn toàn sai lầm
Còn M.A (sinh viên ĐH Hoa Sen) lại chọn cách “làm mới” bằng việc thay đổi ngoại hình 180 độ: tóc vàng, quần thụng, áo kiểu, ngoài ra còn đủ các phụ kiện rắc rối khác. Trong khi ở thời phổ thông, M.A hoàn toàn giản dị.
Đến tính cách
Tại một con đường ở làng đại học, xung quanh đang yên tĩnh, bỗng có tiếng xe máy phân khối lớn chạy với tốc độ cao, mọi người giật mình nhìn ngang. Đằng sau xe là V.L (sinh viên năm 1 ĐH KHXH & NV), ăn mặc khá thời trang và…gợi cảm. Một nhóm bạn ở gần đó cùng bàn tán. B.M (cùng khoa với L) nói: “Hồi trước nhỏ học cùng trường với mình nè, hiền và học giỏi lắm. Mới học được vài tuần đã khác. Mình thật cũng chẳng hiểu nổi!”
Không những thế, nghe đâu B.M đã chia tay “mối tình học sinh” của mình để quen một anh chàng có tính cách phức tạp. Một bạn lắc đầu ngán ngẩm: “Tại sao lại phải thay đổi như thế nhỉ?”
V.C (sinh viên năm 1 ĐH Tôn Đức Thắng) lại trở nên…đa tính cách hơn khi vào môi trường mới. Khi thì mặt lạnh như băng, lúc lại hồ hởi trò chuyện với đám bạn mới, kèm theo cách cười “lôi kéo sự chú ý”… Chính vì vậy, mọi người “tẩy chay ngầm” cô bạn. Rất tiếc là C chưa nhận ra điều đó.
Và phương pháp học
T.T (sinh viên năm 1 ĐH KHXH & NV) chỉ học khoảng…2 buổi từ đầu năm học đến giờ. T cho biết: “Những năm đầu, học đại cương hơi chán. Mình chỉ cần có mặt khi kì thi bắt đầu là được. Hơn nữa, suốt vài tháng qua, mình đã học rất nhiều, học nhuyễn cả sách lịch sử và địa lý, nên bây giờ thú thật là mình cũng có hơi ngán trước lượng kiến thức mới”.
Thảo Nguyên (sinh viên năm 1 ĐH Hồng Bàng) nhận xét: “Tại sao đã vào được đại học rồi mà không thể cố gắng thêm nữa? Mình thật sự khó hiểu trước phương pháp học của T. Lúc thì học quá nhiều, khi thì chẳng học gì. Liệu rằng T sẽ “vượt qua” trong năm đầu, khi mà việc hoàn thành kiến thức đại cương còn chưa thực hiện được?”
Còn M.Q (sinh viên năm 1 ĐH Công nghiệp) vào lớp toàn…ngủ, hoặc làm việc riêng. Đậu vào ngành tài chính - ngân hàng với số điểm khá ổn, nhưng từ khi nhập học, môi trường mới, bạn bè mới, Q tự buông thả mình và quan niệm: “Khi đã thông minh sẵn rồi thì học kiểu gì cũng đậu thôi!” (!!!)
Những suy nghĩ riêng
Lên đại học, bạn gần như đã trưởng thành và có thể tự quyết định cho tương lai cho bản thân. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn “phải khác”, “phải thay đổi” với lý do “hoàn cảnh thay đổi”.
Chuyện trang phục, thay đổi là điều tốt, tác phong của bạn sẽ chuẩn mực hơn và bạn sẽ đẹp hơn. Tuy nhiên, trang phục phải phù hợp với vóc dáng và hoàn cảnh nữa. Bạn sẽ không còn là chính mình nếu ngoại hình của bạn khiến người quen “không nhận ra bạn”.
Về tính cách, có thể một số bạn bị hoàn cảnh tác động. Chỉ vì muốn “bằng bạn bằng bè”, “theo kịp thời đại”, “chứng tỏ mình đã lớn”…mà họ thay đổi tính tình không đúng cách. Hậu quả là họ trở nên xa cách, lạc lõng với bạn bè cũ lẫn bạn bè ở môi trường mới.
Về phương pháp học tập, hẳn nhiên không còn ai kiểm soát, quản lí bạn như trước. Thậm chí bạn cúp học ngồi ở ghế đá trong khuôn viên trường, cũng chẳng ai quan tâm. Nhưng vấn đề ở đây là hãy học cho chính bạn, để rồi vài năm sau không phải hối hận, tiếc nuối. Đã vào được đại học rồi thì hãy học sao cho xứng đáng là sinh viên, bạn ạ!
o0o
Không ai bắt bạn “phải khác”. Nếu bạn vẫn là chính bạn mà các mối quan hệ vẫn tốt, thành tích học tập vẫn ổn, thế thì việc gì phải thay đổi, bạn nhỉ?
Việt Báo (Theo Mực tím)
Posted by Hoài Vọng Nhân at 9/29/2010 06:18:00 AM 0 comments
Friday, January 15, 2010
Người sống với người như thế nào?
Còn nhớ Trịnh Công Sơn đã có câu hát: “Sống trên đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em có biết không? Để gió cuốn đi...” và cũng chính ông đã ngụ ý rằng, chỉ với một tấm lòng nhỏ nhoi ấy thôi, mà con người vượt rất xa những loài vật khác. Nếu mà cũng nhìn đời bằng con mắt ấy, cũng sống theo tôn chỉ ấy, thì xin được trả lời rằng: Người với người sống trong Tình và Nghĩa.
Tôi hỏi đất:
-Ðất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
-Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
-Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Ba dòng thơ cuối với sự lặp tuyệt đối như một lời trách giận hay là lối hỏi chua chát? Người sống với người như thế nào?
Ừ nhỉ, người sống với người như thế nào? Mình sống với người như thế nào? Người sống với mình như thế nào? Câu trả lời nằm ngay trong chính dòng đời miết mải.
Chẳng hiểu sao ngay từ đầu, cái câu hỏi đầy ám ảnh kia lại tạo cho mình ấn tượng sâu đến thế. Để đến lúc đọc lại cả bài thơ rồi, thì lại bật cười, có lẽ ... ừ có lẽ cả bài thơ đã là lời giải đáp. Người với người sống với nhau để làm cuộc sống của nhau đầy đặn hơn, tô màu thêm sắc để cuộc đời trở nên xanh tươi hơn, và chúng ta tôn nhau lên, để cho những cái riêng của từng cái tôi nổi trội lên, nhưng đồng thời cũng hòa vào nhau, đan vào nhau trong một cái sắc chung - CUỘC ĐỜI.
Và cứ thế, đất, nước và cỏ còn thua chúng ta nhiều lắm. Chúng chỉ tạo được cho nhau, chỉ cho được cho nhau một điều nổi bật, trong khi chúng ta, CON NGƯỜI làm được rất nhiều, nhiều hơn thế.
Không phải là tôi ngây thơ đến mức hiểu nhầm dụng ý của tác giả, nhưng vần thơ là để người tán tụng, để người suy diễn. Nhà văn, nhà thơ có nhìn thấy, có chỉ ra được một khía cạnh, thì tâm hồn người đọc vẫn có thể lần tìm những ngóc ngách khác. Chỉ xin hãy nhìn đời bằng một con mắt lạc quan, để cả ba lần hỏi nhức nhối được trở thành ba lần nhấn mạnh, điểm nhấn cho lòng yêu thương, sự bao dung và tình đồng loại.
Còn nhớ Trịnh Công Sơn đã có câu hát: “Sống trên đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em có biết không? Để gió cuốn đi...” và cũng chính ông đã ngụ ý rằng, chỉ với một tấm lòng nhỏ nhoi ấy thôi, mà con người vượt rất xa những loài vật khác. Nếu mà cũng nhìn đời bằng con mắt ấy, cũng sống theo tôn chỉ ấy, thì xin được trả lời rằng: Người với người sống với trong Tình và Nghĩa
Lời bình luận của ai đó làm người ta giật mình ... cái dụng ý hiển nhiên của tác giả bỗng chốc bị lật ngược, bị thay bằng một cách hiểu mới hoàn toàn khác. Quả thật, có lẽ hầu hết ai đọc bài thơ đều thấy khâm phục tác giả, bài thơ ý nhị, giàu ẩn ý nếu không nói là giàu ẩn ý một cách xót xa.
Người sống với nhau như thế nào?
Người sống với nhau như thế nào?
Người sống với nhau như thế nào?
Ba câu hỏi giống nhau về câu chữ, nhưng khác nhau nhiều về cách đọc nó. Người bộc trực dễ lên giọng ở hai câu cuối, cái cảm xúc ấy nó cứ trào ra như sự uất hận bấy lâu bị dồn nén, như một lời quát thẳng vào mặt ai đó, một ai đó hư vô - cuộc đời. Người điềm đạm thì cứ xuống giọng, nhỏ dần, tưởng chừng như bất lực. Cái nín nhịn thắt chặt, sự bức bối ngậm ngùi giữ chặt trái tim, đã biết câu trả lời, đã hứng chịu đủ cuộc đời và giờ đây thì im lặng ...
Đúng, giá trị của bài thơ chính là ở ba câu hỏi cuối, nó không những giá trị ở chỗ tác giả đã gửi vào đó tâm sự sâu kín không chỉ của riêng mình, mà còn là cơ hội để người ta nhìn lại chính mình ... về những gì mang tên là Tình và Nghĩa? ...
(Sưu tầm)
Posted by Lãng Trí Tử at 1/15/2010 07:08:00 AM 2 comments
Câu chuyện của MUỐN CẦN
Nhìn chung, có một sự khác nhau rõ rệt giữa hai khái niệm cần và muốn. Tôi muốn có một chiếc Dylan, thật sự muốn như thế, nhưng tôi chỉ cần một chiếc Super Dream đàng hoàng để làm phương tiện đi lại, phục vụ công việc mà thôi. Đó, muốn được hiểu là những khao khát để phục vụ cho niềm vui, cái tôi muốn thể hiện, khao khát được chứng tỏ. Muốn dựa vào cảm tính của con người, và con người chúng ta muốn là vô hạn. Còn cần khác muốn thế nào? Cần là khi điều đó thực sự cần thiết cho chúng ta trong cuộc sống. Cần đảm bảo các yêu cầu: chỉ cần có được, tiết kiệm được, tính hữu dụng cao, đảm bảo trong một quá trình. Cần không mang tính thời trang mà mang tính chiến lược, phụ thuộc nhiều vào lý trí của con người.
Và tôi chỉ cần như thế…
WANTS (cái mình muốn) NEEDS (cái mình cần)
Gia đình:
Ai cũng muốn cho mình có được một gia đình hạnh phúc, với ba mẹ, anh chị em, ông bà… Với những bữa cơm đầm ấm, đầy tiếng cười. Tối cuối tuần có thể cùng nhau ăn nhà hàng. Một gia đình với những mối bất hòa luôn được giải quyết triệt để và hài hòa.
Thực sự chỉ cần một gia đình bình yên. Không có tiếng cãi nhau, không có tiếng hét thất thanh giữa đêm tối tĩnh mịch. Không có tiếng khóc của chị gái, trái tim run lên khi nghe mùi rượu của anh trai. Chỉ cần được sống cùng thằng em trai chung một mái nhà, đưa đón nó mỗi ngày đi học. Được có hơi người trong những đêm lạnh, có người trò chuyện…
Công việc:
Muốn làm sếp của 1000 người, muốn làm ăn giỏi như Bill Gates. Muốn mỗi cái gật đầu kiếm ra hàng trăm tỉ đôla, hay cái nhíu mày cũng làm đối tác khóc thét lên. Hay xuống xuống một chút thì muốn được làm trong một công ty đa quốc gia, bay đi Mỹ, Canada training mỗi tháng. Lương thì kiếm vào ngàn đôla một tháng, công việc nhàn nhã, thích nghĩ ngơi thì cứ việc.
Cần một công việc ổn định, một công ty không tệ với một vị trí không tệ. Đi làm giờ hành chính để có thời gian lo cho người khác nữa. Cần có một người sếp giỏi, đáng tin cậy, chỉ bảo cho mình nhiều điều. Cần được làm việc trong một môi trường tốt, các anh chị em trong công ty giúp đỡ lẫn nhau cùng nhau tiến bộ. Được làm việc trong công ty nước ngoài càng sướng, cơ hội luyện English. Cần lương bổng đủ trang trải chi phí sống, phụ giúp bố mẹ một ít, cho thằng cháu một ít, đi học Anh Văn thêm, còn lại tiết kiệm.
Tiền bạc:
Muốn giàu có nứt đố đổ vách. Muốn mua gì thì mua, sắm gì thì sắm. Tiền bạc gửi ngộp ngân hàng Thụy Sĩ. Muốn khi muốn làm gì thì làm, kể cả việc mua màu hồng vĩnh viễn không ai được xài, …
Cần có một nguồn tài chính ổn định. Khi cần mua cái áo mới, cái quần mới, ăn một món ăn ngon mà không phải tính toán, đắn đo suy nghĩ. Hay khi mua cho người yêu một món quà cũng theo sở thích của người ta mà không tính nhẫm lại trong ví còn bao nhiêu tiền. Cần một khoản thích lũy nho nhỏ, khi ốm đau thì tự có thể xoay xở và chăm sóc mình, hay đề phòng khi có biến cố.
Người yêu:
Muốn người yêu là hao hậu, phải là Hoa Hậu thế giới kia. Da trắng, tóc dài và có một tâm hồn lãng mạn, thích thơ ca bay bổng. Mỗi tháng, hai đứa sẽ từ Việt Nam bay qua Nhật ngắm mặt trời mọc, bay qua Ý đi dạo trên những con đường mòn vẹt vết thời gian. Hay được đi dưới những con đường đầy lá phong vàng chiều cuối thu.
Cần một người yêu mình, hiểu mình. Cho dù khoảng cách có thể cách chia hai người, nhưng tâm hồn luôn hướng về nhau. Không cần quá đẹp, nhưng phải có duyên và có khiếu trò chuyện. Biết nấu ăn, nấu mì cũng được không sao cả. Biết chia sẻ công việc của mình và luôn nhẫn nại đọc những bài thơ mình tặng. Cần một bàn tay nóng giữa đêm lạnh, hai đứa ôm nhau nghe Hà Trần hát Sắc Màu…
Bạn bè:
Muốn có những người bạn nổi tiếng, toàn là con nhà giàu, sang trọng để luôn cảm thấy xứng đáng. Muốn những người bạn luôn quan tâm mình, và khi mình cần thì giúp đỡ mình vô điều kiện…
Cần một người bạn thôi. Một người khi mình gọi điện giữa đêm khuya thì biết là vừa có chuyện. Một người bạn nhìn vào mắt mình thì hiểu mình buồn hay vui. Và khi mình buồn, chỉ cần im lặng ngồi đó bên cạnh, chỉ để cho biết có một người đang bên cạnh. Cần một người bạn không tính toán so đó, không nhìn mình bằng con mắt khinh khi khi túi mình trống rỗng. Và cần một bờ vai khi mình muốn khóc...
Tất cả những gì viết ra trên đây chưa bao giờ đủ cả. Còn có những mối quan tâm khác của một con người liên quan đến quá trình sống và làm việc. Thì cũng tương tự như thế, chúng ta sẽ phân tích ra giá trị của chữ CẦN và MUỐN… Tuy nhiên, ở mỗi con người, trong những môi trường khác nhau có cái cần và muốn đơn giản hay phức tạp khác nhau, không có cùng một mẫu số thống nhất. Cái quan trọng là khi đứng trước một món đồ hay một người nào đó, chúng ta cần biết chúng ta "muốn" họ hay chúng ta "cần" họ. Nếu trả lời "Tôi cần cô ấy (anh ấy)", khi đó chúng ta đã thực sự yêu...
Hãy nhìn lại bảng so sánh trên, những gì chúng ta muốn thật sự khác xa với những gì chúng ta cần. Bản thân tôi, cũng đã từng ngộ nhận những thứ mình muốn là những thứ mình cần, rồi chạy theo hoài nhưng không bao giờ với tới được. Tôi hy vọng trong những điều ở trên, có những điều của chính người đọc entry này, để biết mình đang muốn hay đang cần điều gì đó… Và tôi… Thực sự chỉ cần những điều đơn giản như thế mà thôi…
Nhìn chung, trong một bộ phận giới trẻ được cung phụng quá nhiều, thì khái niệm muốn tồn tại như là điều hiển nhiên. Bản thân họ được chu cấp những gì họ muốn, và không nhận ra làm sao để có được điều ấy. Đến một lúc nào đó, cái cần thiết thoã mãn các nhu cầu tối thiểu không còn, vì đó là điều hiển nhiên. Chính lý do đó tạo ra một đại bộ phận giới trẻ đua đòi, đòi hỏi trong khi đó không tự đi tìm cái mình cần và xa hơn, tự phục vụ cho bản thân, thỏa mãn những cái mình muốn.
Cái mình muốn chưa hẳn là cái mình cần…
Posted by Lãng Trí Tử at 1/15/2010 06:56:00 AM 0 comments