Wednesday, December 26, 2007

Thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI

“Một ngày thánh đã bừng lên chiếu rọi chúng ta,
muôn dân hỡi, đến mà thờ lạy Chúa.
Hôm nay một ánh quang huy hoàng rực rỡ đã toả xuống khắp cõi trần”
(Tung hô Tin Mừng trong Thánh Lễ Giáng Sinh Ban Mai)

Anh chị em thân mến,

“Một ngày thánh đã bừng lên chiếu rọi chúng ta.” Một ngày hy vọng lớn lao: hôm nay Đấng Cứu Độ nhân loại được sinh ra. Sự chào đời của một hài nhi luôn mang lại một ánh sáng hy vọng cho những ai đang chờ đợi nôn nao. Khi Chúa Giêsu được sinh ra trong máng lừa Bêlem, một “ánh quang huy hoàng rực rỡ” đã xuất hiện trên địa cầu; một niềm hy vọng trọng đại đã nhen nhúm trong tâm hồn những ai chờ đón Người: trong ngôn ngữ của phụng vụ Giáng Sinh hôm nay, “lux magna”(một luồng sáng vĩ đại). Phải thừa nhận rằng đó không phải là “vĩ đại” theo cách thức của thế gian này vì những người đầu tiên chứng kiến chỉ có Đức Mẹ Maria, Thánh Giuse và một số mục đồng, sau đó đến các nhà đạo sĩ, ông già Simêôn, và bà tiên tri Anna: những người đã được Chúa chọn. Tuy nhiên, trong bóng đêm và sự tĩnh lặng của đêm cực thánh này, một ánh quang huy hoàng rực rỡ không lụi tàn đã chiếu rọi cho mỗi người; một niềm hy vọng trọng đại đã mang lại hạnh phúc cho thế gian: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người” (Ga 1:14).

Thánh Gioan nói: “Thiên Chúa là ánh sáng; nơi Người, không có một chút bóng tối nào” (1 Ga 1:5). Trong sách Sáng Thế Ký, chúng ta đọc thấy rằng khi vũ trụ được tạo thành, “Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm” “Thiên Chúa phán: ‘Hãy có ánh sáng.’ Liền có ánh sáng” (St 1:2-3) Ngôi Lời sáng tạo là Ánh Sáng, là nguồn mạch của sự sống. Mọi sự đã được dựng lên bởi Logos này, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành (x Ga 1:3). Vì thế mọi tạo vật đều có bản thiện và đều mang trong mình dấu ấn của Thiên Chúa, một tia sáng của Ngài. Tuy thế, khi Chúa Giêsu được sinh ra bởi Đức Nữ Đồng Trinh Maria, chính Ánh Sáng đã đến trong thế gian: nói như trong kinh Tin Kính, “Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng”. Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa mặc lấy những gì không phải là Ngài, trong khi vẫn giữ nguyên bản tính của Ngài: “quyền năng tối thượng đã hóa thân trong hình hài của một hài nhi và không ngừng cai quản vũ trụ” (x Thánh Âu Tinh Sermo 184, số. 1 về lễ Giáng Sinh). Đấng Tạo Thành con người đã hóa thành phàm nhân để mang hòa bình đến cho thế gian. Chính vì thế, trong suốt đêm Giáng Sinh, ca đoàn các thiên thần đã hát: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, và bình an dưới thế cho người Chúa thương” (Lc 2:14).

“Hôm nay một ánh quang huy hoàng rực rỡ đã toả xuống khắp cõi trần.” Ánh Sáng Chúa Kitô là bảo chứng của hòa bình. Trong Thánh Lễ Nửa Đêm, Phụng Vụ Thánh Thể bắt đầu với lời hát này: “Hôm nay một nền hòa bình đích thực đã xuống trên chúng ta từ trời cao” (Ca Nhập Lễ). Thật vậy, chỉ có ánh quang huy hoàng rực rỡ thể hiện nơi Chúa Kitô mới có thể đem lại hòa bình “đích thực” cho con người: vì thế mọi thế hệ được mời gọi để đón nhận ánh sáng ấy, để chào đón Thiên Chúa, Đấng nơi Bêlem đã trở nên một người trong chúng ta.

Đó là lễ Giáng Sinh – là biến cố lịch sử và là mầu nhiệm tình yêu, mà trong hơn hai ngàn năm qua đã được đề cập với những người nam nữ mọi thời đại, mọi nơi chốn. Đó là ngày thánh trong đó “ánh quang huy hoàng rực rỡ” của Chúa Kitô chiếu rọi và mang lại hòa bình! Chắc chắn, nếu chúng ta muốn nhìn nhận ánh sáng ấy, đón nhận ánh sáng này, đức tin là cần thiết và sự khiêm nhu là cần thiết. Sự khiêm nhu của Đức Maria, đấng đã tin vào Lời Chúa và, trong khi cúi mình xuống trên máng cỏ, đã là người đầu tiên thờ lạy hoa trái của cung lòng mình; sự khiêm nhu của Thánh Giuse, con người công chính đã có sự can đảm của đức tin và yêu chuộng sự tuân phục Thiên Chúa hơn là bảo vệ danh tiếng của mình; sự khiêm nhu của những mục đồng, những mục đồng nghèo hèn và vô danh, những người đã nhận được lời tiên báo của các thiên sứ và hối hả đi đến máng lừa, nơi họ thấy hài nhi mới sinh và đã chiêm bái Người, ngợi ca Thiên Chúa trong lòng đầy kinh ngạc (x Lc 2:15-20). Những con người nhỏ bé, đơn sơ trong tinh thần: họ là những nhân vật then chốt của biến cố Giáng Sinh, trong quá khứ cũng như trong hiện tại; họ luôn là những nhân vật then chốt của lịch sử Thiên Chúa, những thợ xây không mệt mỏi cho Vương Quốc công lý, yêu thương và hòa bình của Người.

Trong cái tĩnh lặng của đêm Bêlem ấy, Chúa Giêsu đã chào đời và được nâng niu chào đón. Và giờ đây, trong ngày lễ Giáng Sinh này, khi tin mừng hân hoan về sự giáng sinh cứu độ của Ngài lại tiếp tục vang lên, ai là người sẵn sàng để mở cửa tâm hồn cho hài nhi chí thánh? Hỡi những người nam nữ của thời đại tân tiến này, Chúa Kitô cũng đến với chúng ta mang theo ánh sáng của Ngài, Ngài cũng đến với chúng ta để ban hòa bình! Nhưng trong đêm đen của hoài nghi và bất định này, ai đang canh thức với một tâm hồn tỉnh thức nguyện cầu? Ai đang trông đợi hừng đông của một ngày mới trong khi giữ cho ngọn lửa đức tin vẫn bùng cháy. Ai có thời giờ để lắng nghe lời Người và để trở nên được bao bọc và chan hòa tình yêu của Người? Vâng! Sứ điệp hòa bình của Người là dành cho mọi người; Người đến để trao ban chính mình cho tất cả mọi người như một niềm hy vọng chắc chắn cho ơn cứu rỗi.

Cuối cùng, xin cho ánh sáng Chúa Kitô, ánh sáng đến để soi sáng mỗi con người, chiếu soi và mang lại ủi an cho những ai đang sống trong miền thâm u của nghèo đói, bất công và chiến tranh; cho những ai vẫn bị khước từ những khát vọng chính đáng về một cuộc sống an ninh hơn, về sức khoẻ, giáo dục, công ăn việc làm ổn định, sự tham gia đầy đủ hơn vào những trách nhiệm dân sự và chính trị, sự giải thoát khỏi các áp bức và được bảo vệ khỏi những tình trạng vi phạm phẩm giá con người. Đó là những thành viên dễ bị tổn thương nhất của xã hội – phụ nữ, trẻ em, những người già cả - những người thường là nạn nhân của những cuộc xung đột vũ trang tàn bạo, của chủ nghĩa khủng bố và bạo lực dưới mọi hình thức, đang gây ra những đau khổ thê thảm cho toàn thể nhân loại. Đồng thời những căng thẳng về chủng tộc, tôn giáo và chính trị, sự mất ổn định, đố kỵ, bất hòa và mọi hình thái bất công và phân biệt đối xử đang phá hủy cơ cấu bên trong của nhiều quốc gia, và gây phương hại đến những quan hệ quốc tế. Trên khắp thế giới số lượng người di dân, tỵ nạn và sơ tán cũng đang tiếp tục gia tăng vì những thiên tai thường xuyên, mà nguyên nhân thường là do những xáo trộn đáng báo động về môi sinh.

Trong ngày bình an này, những ý nghĩ của tôi hướng đặc biệt đến những nơi mà âm thanh lạnh lùng của vũ khí tiếp tục vang lên; tới những vùng đất đọa đầy ở Darfur, Somalia, miền Bắc Cộng Hòa Dân Chủ Congo, biên giới giữa Eritrea và Ethiopia; đến toàn miền Trung Đông– đặc biệt là Iraq, Li Băng và Thánh Địa; đến Afghanistan, Pakistan và Sri Lanka, đến miền Balkans và đến những tình trạng khủng hoảng khác mà chẳng may thường bị lãng quên. Xin Chúa Hài Đồng Giêsu mang lại ủi an cho những ai đau khổ và xin Ngài ban cho những nhà lãnh đạo chính trị ơn khôn ngoan và lòng can đảm để tìm ra những giải pháp nhân bản, công bằng và lâu dài. Trước sự khao khát ý nghĩa và giá trị là đặc trưng nổi bật của thế giới ngày nay, trước sự tìm kiếm thịnh vượng và hòa bình ghi dấu đời sống toàn thể nhân loại, trước những niềm hy vọng của dân nghèo, Chúa Kitô - Thiên Chúa thật và là người thật – đáp trả bằng biến cố Giáng Sinh của Ngài. Cả những cá nhân cũng như các quốc gia đừng sợ nhìn nhận và chào đón Ngài: với Ngài “một ánh sáng chiếu soi” làm sáng rực lên chân trời nhân bản; trong Ngài “một ngày thánh” ló dạng và không có chiều tà. Xin cho Giáng Sinh này thực sự đối với mọi người là một ngày vui mừng, hy vọng và hòa bình.

“Muôn dân hỡi, đến mà thờ lạy Chúa.”

Với Đức Mẹ, Thánh Giuse và các mục đồng, với các nhà đạo sĩ và đoàn lũ đông đảo không đếm nổi những người khiêm nhu thờ lạy Hài Nhi mới sinh, những người theo dòng thời gian đã chào đón mầu nhiệm Giáng Sinh, cả chúng ta nữa, anh chị em trên khắp các lục địa hãy để cho ánh sáng của ngày này lan tỏa đến mọi nơi: xin cho ánh sáng ấy đi vào trong tâm hồn chúng ta, xin cho ánh sáng ấy bừng sáng và làm ấm áp gia đình chúng ta, xin cho ánh sáng ấy mang lại thanh bình và hy vọng trong các thị thành của chúng ta, và xin cho ánh sáng ấy đem lại hòa bình cho thế giới. Đây là lời chúc chân thành nhất cho anh chị em đang lắng nghe. Một lời cầu chúc phát triển lên thành một lời kinh khiêm nhường cậy trông dâng lên Chúa Hài Đồng Giêsu, xin cho ánh sáng ấy xua đi mọi bóng đêm trong cuộc đời anh chị em và đổ tràn đầy anh chị em với tình yêu và hòa bình. Xin Thiên Chúa, Đấng đã chiếu soi thiên nhan đầy lòng thương xót của Người nơi Chúa Kitô, đổ tràn đầy anh chị em với hạnh phúc của Người và biến anh chị em trở thành những sứ giả cho sự thiện hảo của Người. Chúc Giáng Sinh Hạnh Phúc!

+ Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI
J.B. Đặng Minh An dịch

Enjoy Christmas Music from Imeem.

Tuesday, December 25, 2007


Monday, December 24, 2007

MY FIRST CHRISTMAS GIFT

Xin thân chào các bạn:
Trong niềm vui đóng mừng Chúa Giêsu đến trần gian,
xin chúc các bạn một Mùa Giáng Sinh
thánh thiện, an bình và vui tươi.


MERRY CHRISTMAS
Hope that every Christmas is your first Christmas.


All I want this Christmas is a Girlfriend

Sunday, December 23, 2007

THE STORY BEHIND "SILENT NIGHT"

There have been many stories of the origins of the Christmas carol “Silent Night, Holy Night.” One of the most popularly told one is as follows:

In the winter of 1818 at St. Nicholas’ Church at Obendorf, a village near Salzburg, Austria, Joseph Mohr, the assistant to the priest, faced a dilemma. It was just days before Christmas, and the church organ which was so important to providing music for the Christmas services was broken. Since the organ repairman was not a local of the village it would actually be months before the repair could be made, and Christmas would be long past.

His solution to the problem of the broken organ resulted in one of the most popular Christmas carols of all time. In 1816 Mohr had written a simple poem that the villagers could understand expressing the wonder of the birth of Jesus. He asked his friend Franz Gruber who was the organist at St. Nicholas to write music to accompany his poem so that they could sing it together using a guitar to accompany their singing.

They first performed their newly composed Christmas carol at the Christmas Eve midnight service on December 24, 1818. It did not instantly receive the worldwide recognition it has come to know, however. It was not until years later in 1825 when Carl Mauracher was rebuilding the organ at St. Nicholas that a handwritten copy of the words and music was found in the organ loft.Mauracher was from an area in the mountains of Tyrol which had many traveling folk choirs who performed throughout Europe. He carried the carol back home, and it became a popular song with the choirs as they traveled and spread its popularity wherever they went.

===***=== "On the Morning of Christ's Nativity" ===***===

It was the winter wild,
While the heaven-born child
All meanly wrapt in the rude manger lies;
Nature, in awe to him,
Had doffed her gaudy trim,
With her great Master so to sympathize:
It was no season then for her
To wanton with the Sun, her lusty Paramour.

The Christmas Geese

There was once a man who didn't believe in God, and he didn't hesitate to let others know how he felt about religion and religious holidays, like Christmas. His wife, however, did believe, and she raised their children to also have faith in God and Jesus, despite his disparaging comments.One snowy Christmas Eve, his wife was taking their children to a Christmas Eve service in the farm community in which they lived. She asked him to come, but he refused."That story is nonsense!" he said. "Why would God lower Himself to come to Earth as a man? That's ridiculous!" So she and the children left, and he stayed home.A while later, the winds grew stronger and the snow turned into a blizzard. As the man looked out the window, all he saw was a blinding snowstorm. He sat down to relax before the fire for the evening. Then he heard a loud thump. Something had hit the window. Then another thump. He looked out, but couldn't see more than a few feet.When the snow let up a little, he ventured outside to see what could have been beating on his window. In the field near his house he saw a flock of wild geese. Apparently they had been flying south for the winter when they got caught in the snowstorm and couldn't go on. They were lost and stranded on his farm, with no food or shelter. They just flapped their wings and flew around the field in low circles, blindly and aimlessly. A couple of them had flown into his window, it seemed.The man felt sorry for the geese and wanted to help them. The barn would be a great place for them to stay, he thought. It's warm and safe; surely they could spend the night and wait out the storm. So he walked over to the barn and opened the doors wide, then watched and waited, hoping they would notice the open barn and go inside.The geese just fluttered around aimlessly and didn't seem to notice the barn or realize what it could mean for them. The man tried to get their attention, but that just seemed to scare them and they moved further away. He went into the house and came back out with some bread, broke it up, and made a breadcrumbs trail leading to the barn, but they still didn't catch on.Now he was getting frustrated. He got behind them and tried to shoo them toward the barn, but they only got more scared and scattered in every direction except toward the barn. Nothing he did could get them to go into the barn where they would be warm and safe."Why don't they follow me?!" he exclaimed. "Can't they see this is the only place where they can survive the storm?" He thought for a moment and realized that they just wouldn't follow a human."If only I were a goose, then I could save them," he said out loud.Then he had an idea. He went into barn, got one of his own geese, and carried it in his arms as he circled around behind the flock of wild geese. He then released it. His goose flew through the flock and straight into the barn - and one by one the other geese followed it to safety!He stood silently for a moment as the words he had spoken a few minutes earlier replayed in his mind:"If only I were a goose, then I could save them!"Then he thought about what he had said to his wife earlier. "Why would God want to be like us? That's ridiculous!"

Suddenly it all made sense. That is what God had done. We were like the geese - blind, lost, and perishing. God had His Son become like us so He could show us the way and save us. That was the meaning of Christmas, he realized!As the winds and blinding snow died down, his soul became quiet and pondered this wonderful thought. Suddenly he understood what Christmas was all about, why Christ had come.Years of doubt and disbelief vanished like the passing storm. He fell to his knees in the snow, and prayed his first prayer:

"Thank You, God, for coming in human form to get me out of the storm!"

~ Author Unknown ~

Friday, November 30, 2007

Pope: Migrant Youth Suffer a "Dual Belonging"

Says Church Looks on Them With Special Affection

VATICAN CITY, NOV. 28, 2007 (Zenit.org).- In an ever more globalized world, emigration is a growing phenomenon that causes particular difficulties for youth who travel far from their countries and families, says Benedict XVI.

"Young Migrants" is the theme of the Pope's Message for the World Day of Migrants and Refugees, which is to be celebrated on Jan. 13. The message, signed Oct. 18 and released today, has been published in six languages, including English.

"For the young migrants, the problems of the so-called difficulty of dual belonging seem to be felt in a particular way," the Holy Father wrote. "On the one hand, they feel a strong need to not lose their culture of origin, while on the other, the understandable desire emerges in them to be inserted organically into the society that receives them, but without this implying a complete assimilation and the resulting loss of their ancestral traditions.

"These boys and girls often end up on the street abandoned to themselves and prey to unscrupulous exploiters who often transform them into the object of physical, moral and sexual violence."

Refugees

Another realm in which youth suffer is the sector of forced migrants, refugees and the victims of human trafficking, the Pontiff said.

He wrote: "On this subject it is impossible to remain silent before the distressing images of the great refugee camps present in different parts of the world. How can we not think that these little beings have come into the world with the same legitimate expectations of happiness as the others?

"And, at the same time, how can we not remember that childhood and adolescence are fundamentally important stages for the development of a man and a woman that require stability, serenity and security? These children and adolescents have only had as their life experience the permanent, compulsory 'camps' where they are segregated, far from inhabited towns, with no possibility normally to attend school. How can they look to the future with confidence?

"While it is true that much is being done for them, even greater commitment is still needed to help them by creating suitable hospitality and formative structures."

Benedict XVI encouraged helping young migrants in every way possible, first of all by providing support for their families and schools.

"But how complex the situations are, and how numerous the difficulties these young people encounter in their family and school contexts," he acknowledged.

The Pope continued: "Everyone's commitment -- teachers, families and students -- will surely contribute to helping the young migrants to face in the best way possible the challenge of integration and offer them the possibility to acquire what can aid their human, cultural and professional formation.

"This holds even more for the young refugees for whom adequate programs will have to be prepared, both in the scholastic and the work contexts, in order to guarantee their preparation and provide the necessary bases for a correct insertion into the new social, cultural and professional world."

Students

Finally, the Holy Father returned to a theme he mentioned in his message last year for this world day: students who emigrate to study.

"They are young people who need a specific pastoral care because they are not just students, like all the rest, but also temporary migrants," the Pontiff explained. "They often feel alone under the pressure of their studies and sometimes they are also constricted by economic difficulties. The Church, in her maternal concern, looks at them with affection and tries to put specific pastoral and social interventions into action that will take the great resources of their youth into consideration."

Benedict XVI concluded by addressing young migrants: "Prepare yourselves to build together with your young peers a more just and fraternal society by fulfilling your duties scrupulously and seriously toward your families and the state.

"Be respectful of the laws and never let yourselves be carried away by hatred and violence. Try instead to be protagonists as of now of a world where understanding and solidarity, justice and peace will reign.

"Jesus wants you to be his true friends, and for this it is necessary for you to cultivate a close relationship with him constantly in prayer and docile listening to his word. He wants you to be his witnesses, and for this it is necessary for you to be committed to living the Gospel courageously and expressing it in concrete acts of love of God and generous service to your brothers and sisters. The Church needs you too and is counting on your contribution."


Monday, November 26, 2007

Lời Kinh Sutra

Có một người tên Tetsugen. Ông là một tâm hồn Thiền ở Nhật bản mơ ước in các tập kinh điển Thiền Sutra cho dân Nhật. Bấy giờ kinh điển của Thiền mới có bằng tiếng Trung Hoa bên Tầu. Ông lặn lội khắp nơi xin tiền. In bằng bản khắc trên gỗ, công trình rất cam go, tốn phí. Sau mười năm dành được tiền, sắp đem in kinh, dòng sông Uji ngẫu hứng dâng nước tràn ngập, lụt lội khắp miền. Dân chúng lâm cảnh màn trời chiếu đất, mất mùa khốn khổ.

Băn khoăn trước số tiền mười năm quyên góp được, in kinh hay cứu người?

In kinh để truyền bá một triết lý, gầy dựng cả một suy tư tôn giáo. Cứu người chỉ là giai đoạn nhất thời. Rồi ai mà không chết? In kinh có thể lưu danh lại tên tuổi. Ấy vậy mà Tetsugen không đành lòng đem tiền in kinh. Ông bỏ hết số tiền tích góp mười năm trời giúp nạn nhân lụt lội của dòng sông Uji. Thế là công trình mười năm với giấc mộng truyền bá Zen cho dân tộc Nhật theo dòng sông nước đục chảy vào hư vô.

Tha thiết với tấm lòng, ông lại lên đường hành khất xin tiền lần nữa. Mấy năm sau, dành dụm được một số tiền, ai ngờ một nạn dịch lan tràn, bao nhiêu người chết, động lòng trắc ẩn, ông lại đem hết tiền in kinh giúp người khốn khổ. Thoáng qua đã mười mấy năm. Tuổi đời theo thời gian ngắn lại.

Hết tiền in kinh, lòng ông vẫn tha thiết, ông lên đường xin lần thứ ba. Mất mấy năm nữa, lần thứ ba này ông in được bộ Sutra. Thấm thoát hai mươi năm. Bản in gốc của bộ Sutra hiện còn lưu giữ tại Obaku, thiền viện ở Kyoto. Tôi đọc câu chuyện này ở Thiền viện Bodhi Zendo, Ấn Ðộ trong cuốn Zen Flesh, Zen Bones (trang 44).

Trên đây không phải câu chuyện dụ ngôn để dạy thiền sinh. Nó là tấm lòng có thật. Một trái tim bồ tát, trái tim Chúa Kitô. Có những dòng sông và những định mệnh. Có nhiều dòng nước phù sa, lụt lội. Dòng sông và lời kinh ở đâu cũng có. Nhưng những tấm lòng dám hy sinh lời kinh vì lấy con người làm chính lời kinh thì không nhiều. Bởi nó là một lối suy tư rất khác. Ôi! những con người với những tấm lòng.

Hôm nay, nhắc nhở đến Tutsugen, dân Nhật giáo dục con cái họ là Tetsugen đã in ba lần bộ kinh Sutra. Lần thứ nhất ông in bộ kinh ấy trong trận lụt của dòng sông Uji. Lần thứ hai in trong cơn bệnh dịch của xứ sở. Lần thứ ba in bằng mực. Hai lần trước vô hình không nhìn bằng mắt xác thịt được, nhưng hai lần ấy cao cả linh thiêng hơn lần thứ ba.

Ðền thờ Jêrusalem đẹp thế, các môn đệ xít xoa khi đi ngang qua, thế mà Chúa chẳng để ý. Chúa bảo đền thờ là một tấm lòng.

Trong bối cảnh hôm nay, giả sử Tetsugen là linh mục, là ông trùm, ông biện, có thể ở Việt Nam, ở Ấn Ðộ hoặc bất cứ nơi đâu, ông sẽ xử trí ra sao? Giả sử ông là tu sĩ trưởng, ông sẽ hướng dẫn cộng đoàn, ông sẽ suy tư thế nào với lối sống Tin Mừng trong lòng dân tộc nơi ông sống?

Nhóm trẻ hai mươi hai người. Một người đàn ông Nhật Bản độ ngũ tuần và tôi là hai người lớn tuổi nhất. Tôi đến đây để quan sát và nghe đám trẻ nói gì về kinh nghiệm sống của họ trong những ngày làm thiện nguyện với các sơ dòng Mẹ Têrêsa ở Calcutta. Trong nhóm hai mươi hai người, khi tự giới thiệu, tôi nhớ được họ đến từ Pháp, Úc, Thụy Ðiển, Nhật, Mexico, Ðức, Mỹ, Bỉ, Singapore, có hai cô bé Việt Nam Tuyết Anh và Lan đến từ Na Uy.

Họ bỏ mùa hè qua làm việc giúp người nghèo, săn sóc các em bé mồ côi trong nhà của các sơ dòng Mẹ Têrêsa. Cha Robert Drugman, một linh mục dòng Tên, người Canada qua Ấn Ðộ truyền giáo từ ngày còn là thanh niên mở lời chào nhóm bạn trẻ:

- Các bạn thân mến, tôi nhân danh Mẹ Têrêsa chào các bạn. Tôi nhân danh Mẹ vì ngày còn sống, Mẹ đã trao công việc này cho tôi, là mỗi tháng một lần, tôi hướng dẫn các bạn, chúng ta cầu nguyện và nói chuyện với nhau. Vì sao các bạn đến đây? Ngày còn sống, Mẹ Têrêsa dặn tôi hai điều này:

Trước hết, các bạn là chứng nhân. Những người Ấn bỏ bị bỏ rơi bên lề cuộc sống luôn nghĩ rằng quốc gia các bạn là thiên đàng. Họ là những người mang mặc cảm thế giới từ chối, hất hủi họ. Khi các bạn đến đây, các bạn làm họ phải đặt vấn đề, là thiên đàng tại sao có người bỏ thiên đàng đó, đến đây sống thiếu thốn với những người khốn khổ như họ. Ðặt vấn đề như thế họ sẽ thấy vẫn còn có những tình yêu. Trong ý nghĩa ấy, các bạn là chứng nhân.

Ðiều thứ hai, các bạn học hỏi được gì? Ra về các bạn sẽ sống thế nào với đời mình và với người chung quanh?

Cha Robert Drugman cũng như các linh mục thừa sai khác, họ là những thanh niên đáp lại tiếng gọi truyền giáo của Chúa lúc còn là thanh niên. Hầu hết các cha thừa sai ngoại quốc còn sống sót ở đây, họ đến Ấn Ðộ lúc khoảng hai mươi mốt hay hai mươi bốn tuổi. Năm nay cha Robert Drugman đã bẩy mươi tư tuổi. Sau buổi nói chuyện với nhóm thiện nguyện viên, tôi tò mò về con người này.

Có lần cha Robert mời tôi lên phòng ngài. Căn phòng quá đơn sơ. Dáng cha bước đi dường như bao giờ cũng vất vả, bước vội vã, lúc nào cũng mồ hôi ướt đẫm áo. Ở Ấn Ðộ phải ngủ trong mùng, muỗi rất nhiều. Chiếc mùng của cha quá ngắn. Bốn cọc mùng cao lêu khêu, chiếc mùng bắt ngang lưng cọc, chui vào vất vả. Phòng không trang hoàng gì, chiếc giường trơ trọi ở giữa. Lúc cha tìm cuốn sách trong thùng giấy ngài muốn tặng tôi, tôi nhanh tay quét xuống mặt bàn xem có bụi dơ không hay vì nó quá cũ.

Lần kể chuyện Mẹ Têrêsa gặp người đàn ông chết vì không nhà thương nào chịu nhận, cha Robert nói thêm:

- Mẹ cứ nghe tiếng Chúa kêu "Ta khát."

Sau này, khi đến làm việc trong nhà dành cho người sắp chết. Tôi thấy trên tường treo nhiều hình Chúa chịu nạn trên thánh giá với hàng chữ to bên dưới: I Thirst. Ta khát. Ðiều cha Robert nói về kinh nghiệm thiêng liêng của Mẹ Têrêsa rất hợp lý, nếu không vì sao có nhiều tấm hình như vậy khắp nơi (chuyện Mẹ Têrêsa thấy người đàn ông sắp chết sẽ kể vào dịp khác).

Thiền sư Zen Tetsugen đã in lời kinh Sutra bằng tình yêu con người hơn là trên giấy. Mẹ Têrêsa cũng in những lời kinh Sutra bằng lòng xót thương chứ không bằng mực. Thầy Bà La Môn kia cũng không in lời kinh bằng lề luật mà bằng lòng trắc ẩn.

Tôi rời Ấn Ðộ một chiều cuối tháng Năm với hình ảnh những nhà truyền giáo như cha Robert, với hình ảnh những bạn trẻ đến Calcutta thiện nguyện. Họ đang tìm cho đời họ những cách in lời kinh.

Trời tháng Năm, dọc đường từ thành phố Calcutta ra phi trường rực đỏ màu hoa phượng. Mầu phượng cũng rực rỡ như những lời kinh. Tôi thấy cuộc đời rất đẹp. Trong dòng đời vẫn luôn luôn có những trái tim nôn nao yêu thương như loài phượng vỹ nở đỏ rực dọc theo đường đi.

(Trích từ Những Trang Nhật Ký Của Một Linh Mục)

Lm. Nguyễn Tầm Thường

Bút Ký: Ðêm Tìm Dầu

Những đêm chôn dầu vượt biên đã chấm dứt.

Hôm nay nhà nước Việt Nam không gọi những người vượt biên năm xưa phải chạy khốn khổ là phản động nữa, mà là "cánh tay nối dài của quê hương."

Cuộc đời cứ như chong chóng.

Dừng lại cơn gió lốc. Tôi muốn hỏi lòng mình, quê hương nào? Nối cánh tay về đâu?

Tôi viết những dòng này sáng ngày 30 tháng Tư năm 2005. Ngày 30 tháng Tư năm nay khác hơn mọi năm vì đánh dấu 30 năm vượt biên tìm quê hương.

Tìm dầu. Chôn dầu. Giấu dầu. Tỵ nạn. Vượt biên. Tự do. Ngục tù. Sống và chết. Ra đi, quay về. Quê hương. Giữa những danh từ này. Ðâu là chân lý. Chân lý là sự thật tiêu chuẩn cho cuộc đời, nó phải vĩnh cửu, không thể quay theo gió được. Có nhiều thứ quê hương. Quê hương lưu đầy. Quê hương sinh ra và lớn lên. Quê hương chạy trốn. Quê hương vĩnh cửu.

Chân lý là câu chuyện kể thế này:

Có năm người khờ dại, đem đèn mà không đem theo chai dầu.

Khi chàng rể đến. Năm cô khôn ngoan, đem đèn, đem theo cả dầu, ra đón chàng rể.

Năm cô đem đèn mà không có dầu, vay mượn, nhưng người ta không cho.

Khi những người kia đi mua dầu thì chàng rể vào tiệc cưới. Cửa đóng lại.

Thánh sử Matthêu kết thúc bằng hàng chữ sau: "Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào." (Mt. 25: 1-13).

Kinh Thánh gọi câu chuyện thiếu dầu, tìm dầu, không có dầu trên đây là quê hương Nước Trời.

Kinh Thánh không nói với những người có dầu hãy chia bớt cho người kia. Kinh Thánh không khuyên người ta làm việc bác ái. Nhưng bảo: "Hãy canh thức, vì không biết ngày giờ nào."

Tại sao không chia sớt cho nhau?

Cuộc đời có những suy tư, đứng trên bờ giếng ta thấy khác, xuống lòng giếng sâu ta thấy khác. Chẵng hạn người ta cứ than phiền người Việt Nam không đúng giờ. Ði lễ trễ.

Tháng 10 năm 2004 tôi giúp tĩnh tâm cộng đoàn Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp, ở vùng Dallas, Texas. Trong thánh lễ Chúa Nhật hôm đó, tôi tâm sự với cộng đoàn:

- Kính thưa anh chị em,

Sáng nay thánh lễ Chúa Nhật, tôi đứng trên đây mới thấy rõ. Nhiều anh chị em đi lễ trễ quá. Tôi thấy nhiều anh chị em đi rất lững thững. Ðã qua phần công bố Lời Chúa rồi.

Tôi chỉ là cha khách thôi, cứ thường, theo sự khôn ngoan ngoài đời, tôi chẳng nên nói. Ðến cộng đoàn nào cũng cứ khen cha xứ tài khéo. Khen ban mục vụ hăng say. Khen tinh thần cộng đoàn sốt sáng. Như thế cha quản nhiệm cũng thích mình. Mình ra đi ai cũng thích. Tôi chỉ là cha khách. Kệ giáo xứ người ta.

Nhưng sáng nay, tôi xin tâm sự với anh chị em đôi điều. Nhiều anh chị em đi lễ sáng nay quá trễ.

Tôi thấy cộng đoàn ngồi im. Dường như họ đang chờ đợi một cái gì khó nói sắp xảy ra. Tôi cũng không biết cha xứ chủ tế ngồi đó nghĩ gì, thấy vui vì tôi nhắc điều chính cha cũng đã nhắc, hay là thấy đau vì cha khách chê giáo dân của mình. Tôi nói với họ:

- Nếu tôi không nói những điều khó nói, nhưng cần nói, tôi chỉ là người làm thuê. Tôi không thương Giáo Hội, tôi không kính trọng anh chị em. Tôi không xây dựng. Những gì tôi nói đến từ tấm lòng. Chúng ta cần những gợi ý giúp chúng ta suy tư. Vì thế tôi xin nói. Chúng ta nghe quá thường là người Việt Nam không đúng giờ. Nói đến người Việt Nam, chúng ta bảo là giờ giây thung, giờ cao su. Ðối với tôi, tôi thấy người Việt Nam rất đúng giờ. Tôi thấy những biến cố lịch sử đã chứng minh rõ lắm. Tôi xin hỏi anh chị em:

- Có ai trễ giờ ngày họ vượt biên không?

Cả nhà thờ ngồi im. Hằng trăm ngàn người vượt biên, không ai trễ giờ. Lịch sử minh chứng điều đó. Như vậy tại sao có thể nói trễ giờ là đặc tính của người Việt Nam? Lạ thật, hàng trăm ngàn người mà không ai trễ giờ. Họ đến trước giờ vượt biên. Họ nằm chờ, có khi cả mấy ngày trước chuyến ghe khởi hành.

Anh chị em không trễ giờ ngày vượt biên, tại sao anh chị em đi lễ trễ? Anh chị em không trễ giờ ngày vượt biên tại sao anh chị em đi dự tiệc cưới trễ?

Cả nhà thờ ngồi im. Tôi không trách họ. Tôi không "chưởi xéo" họ. Tôi chỉ gợi ý cho họ suy tư thôi. Tôi muốn họ không đứng trên bờ giếng tìm nguyên nhân, hãy xuống sâu dưới lòng giếng. Hãy trở về thâm sâu trong trái tim mình để tìm nguyên cớ. Tôi chỉ muốn nói với họ, đi trễ không phải là đặc tính của người Việt Nam. Người Việt Nam chỉ đi trễ tùy cái họ muốn trễ. Tôi nói thêm với họ một câu, như để trả lời thay cho sự cắt nghĩa. Người Việt Nam có câu: "Cha chung không ai khóc." Phải chăng xuống giếng sâu trong tâm hồn ta bắp gặp những suy tư rất khác?

Anh chị em không trễ giờ trong ngày vượt biên, vì nó có nguyên nhân của nó. Anh chị em đi lễ trễ, nó cũng có nguyên nhân của nó. Lý do đơn giản và tôi thấy rõ là vì anh chị em thiếu lòng tha thiết. Nhưng tại sao anh chị em không tha thiết với thánh lễ thì tôi không trả lời được. Câu trả lời nó nằm sâu trong trái tim mỗi người.

* * *

Câu chuyện 10 cô trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể cũng lạ thật. Phúc Âm gọi đó là câu chuyện về quê hương Nước Trời. Năm cô mang đèn mà không mang theo dầu. Họ không dám bỏ đèn. Ra đi cũng có đèn. Nhiều người không dám bỏ nhà thờ. Nhiều người không dám bỏ đạo, họ xách theo cái đèn. Ai cũng thấy họ có đèn. Họ không có dầu.

Trước ngày vượt biên, họ tìm dầu, chôn dầu, giấu dầu. Cuộc hành trình rất cam go.

Trước ngưỡng cửa sự chết. Không ai vay mượn công đức của người khác được. Dầu tôi có nhiều hay ít, tôi vào sự chết với số dầu đó. Ánh sáng trong đường hầm sau cái chết tùy ngọn đèn của tôi. Không ai thắp đèn thay tôi. Không ai xách dầu dùm tôi được.

Tại sao không chia sớt dầu cho nhau?

Bây giờ tôi hiểu. Phúc Âm gọi đó là câu chuyện Nước Trời. Không phải bác ái là lên trời dùm người khác hay thuê người khác xuống ngục tối thay cho mình. Nhân đức là bình dầu không vay mượn được. Vì thế Kinh Thánh không thể chỉ cho ta cách vay mượn mà chỉ có thể dạy ta "hãy tỉnh thức".

Ðó là câu chuyện đường tôi phải đi một mình.

Lạy Chúa,

Ba mươi năm vượt biên là con số rất lớn cho một đời người.

Trước ngày vượt biên, con tìm dầu, chôn dầu, giấu dầu. Cuộc hành trình rất cam go. Cánh tay nối dài mãi chưa tới quê hương. Ba mươi năm nhìn lại. Bến bờ còn lại của những ngày tháng ngắn ngủi trong đời. Con sẽ vượt biên nữa. Chuyến vượt biên này là chuyến định mệnh đời con. Vượt qua cuộc sống, vào cái chết.

Vào cái chết rồi, có người có đèn mà không có dầu.

Trích tập suy niệm: Ðường Ði Một Mình

Lm. Nguyễn Tầm Thường, SJ.

Let Go and let God

Today I let go and I let God

take charge of this life of mine.

Now in the dark corners of my soul,

His light is beginning to shine.

All of the cares and worries that

I have carried around for so long

He has lifted them from my shoulders,

and filled my heart with love.

Problems that were overwhelming

suddenly seem very small,

and come what may, starting today,

I know I can handle them all.

If you are troubled,

"Let Go and Let God"

take charge of your life for you, and

however dark life's shadows seem,

His light will come shining through.

D.A. Orth

Hãy Phó Thác, và Hãy Ðể Cho Chúa

Hôm nay tôi phó thác, và tôi để cho Chúa

điều khiển và hướng dẫn suốt cả cuộc đời tôi.

Vào lúc này, trong những góc tối đen của tâm hồn tôi,

Ánh sáng của Ngài đang bắt đầu chiếu sáng.

Tất cả những ưu tư và lo lắng

mà tôi mang theo từ lâu trong đời

Ngài đã cất khỏi gánh nặng của tôi,

và đã đổ tràn tình yêu trong lòng tôi.

Những rắc rối đã đè nặng trên thân tôi

nay bổng nhiên trở thành nhẹ nhõm

và việc xảy đến là, bắt đầu từ hôm nay

tôi biết tôi có thể làm được tất cả

Nếu bạn thấy đang gặp rắc rối,

Hãy phó thác và hãy để cho Chúa

Ðiều khiển và hướng dẫn cuộc đời của bạn,

và cho dù cuộc đời có bao nhiêu tăm tối

Ánh sáng của Ngài cũng sẽ chiếu sáng xuyên thâu.

CHUYỆN PHI THƯỜNG GIỮA ĐỜI THƯỜNG

Từ hiện trường một tai nạn giao thông, người ta chở tới phòng cấp cứu một bệnh viện hai chị em ruột. Đứa em mất máu nhiều đang nguy kịch. Trong tình hình, các bác sĩ chọn giải pháp sang máu của chị cho em. Cô y tá năn nỉ:

- “Bé ơi, con có bằng lòng nhường máu cho em không? Nếu con không nhường, em con sẽ nguy cấp lắm”.

Cô bé nhà quê nghĩ ngợi một thoáng rồi gật đầu:

- “Con bằng lòng!”

- “Con có sợ chích không?”

- “Con chịu nhường máu cho em nhưng con sợ chích lắm!”

- “Chỉ như con kiến cắn thôi”, cô y tá trấn an.

Cô bé giơ tay bịt mắt. Cô y tá đưa kim vào mạch tay. Lúc này em còn bình thản nhưng ít phút sau mặt em xám ngát, thân mình run rẩy:

- “Cô ơi, đến lúc nào con mới chết?”

Vậy ra có một lầm lẫn chết người ở đây, cô bé tưởng phải nhường hết máu mình cho em để chết thay em và cô đang chờ giây phút ‘tận thế’ đổi chết thay sống này. Ở đây tình yêu đã không nhường nỗi chết và ở một góc đời thường, tình yêu đã làm chuyện phi thường £

TIỀN VÀ TÌNH

Trong xóm có gia đình khá giả thuê một cô người làm từ miền Tây lên. Những ai quen gia đình này đều cảm được ơn nghĩa họ sống với nhau và với người làm trong nhà. Cô người làm trẻ bằng tuổi con gái út của họ, chẳng có thân nhân ở đây nên hay nhớ nhà, khóc hoài. Đáng chú ý hai cô gái tuy khác nhau về mức văn hóa, khác hoàn toàn nhưng khá thân nhau. Đồng trang lứa, họ cũng xưng hô đúng điệu ‘nhà ngươi với ta’ không phải con nọ con kia. Một lần thân nhân nước ngoài gửi về chiếc máy hâm đồ ăn mắc tiền (lò vi ba), cô người làm ‘hai lúa’ không rành, bỏ ngay vào máy cả chiếc nồi nhôm đựng cơm nguội, máy nhiễu điện, cháy bốc khói. Bà chủ trên nhà chạy vội xuống thấy Thu, con gái bà và cô người làm đang luống cuống. Sợ mẹ tiếc của nặng lời với bạn, Thu lên tiếng:

- “Con quên, đặt cả nồi kim khí vào máy mẹ ạ”.

Cô muốn đỡ cho, nhưng cô ‘hai lúa’ lại òa khóc vì chẳng đành lòng để Thu bị la oan.

- “Thưa Bác, con làm cháy máy không phải Thu”.

Một bên cô chủ, một bên người làm nhưng cả hai như hai người bạn thân, họ hứng đỡ cho nhau thật cảm động. Có phải tiền của một đàng, ơn nghĩa là nẻo khác. Tiền của không thế được ơn nghĩa và Thày không cho phép chúng ta coi nhẹ phẩm giá ai chỉ vì họ thiếu tiền £

CHÁU KHÔNG NỠ

Ngoài cổng bệnh viện, cô gái đứng thẫn thờ. Trời chưa buông tối. Tôi hỏi:

- “Sao cháu ở đây? Cháu cần gì không?”

Cô gái trả lời trong nước mắt:

- “Cháu lỡ mang thai, cha của đứa bé tránh mặt. Cha mẹ cháu chờ cháu xong đại học, có việc làm để giúp nuôi các em. Cháu muốn phá thai nhưng cháu không dám. Bào thai hai tháng đã là một mạng người. Cháu nhất định về quê thú thật với cha mẹ. Cha mẹ cháu sẽ giận lắm nhưng chắc không hắt hủi. Rồi đây mẹ con cháu sẽ nghèo khổ lắm, nhưng dù gì cháu vẫn muốn con mình khôn lớn”. Cô gái bật khóc lớn.

- “Cháu sợ lắm cô ơi, nhưng cháu không nỡ giết con. Đạo của cháu dạy phá thai là sát nhân”.

Cô gái run rẩy đưa tay cầm chiếc thánh giá gỗ thô sơ đeo trên ngực. Bất giác tôi cũng đưa tay sờ thánh giá bằng vàng mình đang đeo. Có những con đường gập ghềnh, chông chênh nhưng người ta cứ bước đi vì tin và yêu £

CHỜ CÔ, CÔ VỀ NGAY

Cách đây ít năm, ở đâu đó một cô giáo đang đứng lớp, bỗng có tên khủng bố đột nhập lớp học, mình mẩy quấn đầy bom. Hắn ra lệnh đóng chặt cửa, uy hiếp cô giáo và học sinh:

- “Kêu học trò nằm xuống sàn, cô thu xếp ngay năm trăm ngàn đôla từ phụ huynh học sinh, trong nửa giờ. Hãy nhắn các phụ huynh, con họ sống hay chết là tùy họ biết điều hay giở quẻ”.

Tên khủng bố cho phép cô giáo thoát khỏi lớp học đi dàn xếp. Đám học sinh níu kéo không cho cô đi, cô bảo:

- “Để cô đi lo chuyện, chờ cô, rồi cô sẽ về ngay với các em!”

Cô giáo vừa thoát ra, ngầm điện thoại ngay cho nhà hữu trách. Các phụ huynh rất lo lắng, sợ cô giáo tham sống sợ chết bỏ đi luôn. Nhưng không, vừa xong chuyện, cô lập tức từ giã viên cảnh sát trưởng.

- “Để tôi về với các em, các em học sinh sống, tôi sống, các em chết tôi chết, không thể bỏ rơi các em trong cơn sợ hãi”.

Và cô lừng lững trở lại giữa gọng kìm bom đạn. Cô giáo đã liều chết với học trò đúng theo mẫu sống của Thày.

An Tử (Euthanasia)

Lm. Ernest Nguyễn Văn Hưởng

Hiện nay Y khoa ngày càng có nhiều tiến bộ vượt bậc trong việc chiến đấu chống lại bệnh tật nhưng đồng thời nhiều vấn đề mới đòi buộc ngành y phải giải quyết như: việc người ta có thể kéo dài sự sống của người hấp hối, của người bị ung thư máu, AIDS,... Việc điều trị cho những người ấy rất tốn kém nhưng cũng chỉ có thể kéo dài cuộc sống thêm một thời gian. Do vậy nhiều người nghĩ rằng “thà chết còn hơn”. Ngày nay các biện pháp ghép thận, thay tim, thở máy, nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch có thể kéo dài mạng sống trong nhiều năm tháng. Tuy nhiên bệnh nhân phải sống chung với máy móc, thuốc men, xét nghiệm, và gần như “ở tù chung thân trong bệnh viện”. Họ cảm thấy đau đớn thể xác vì bệnh tật, khổ sở tinh thần vì bị coi như gánh nặng của gia đình và xã hội. Từ đó họ tìm cách chấm dứt cuộc sống bằng cách nào êm dịu nhất. Một cách có vẻ hợp lý là nhờ thầy thuốc giúp họ chết sớm hơn, còn gọi là euthanasie hay an tử.

Báo Tuổi trẻ ngày thứ hai 19/03/2007 đăng bài về một chị tên là Lý Dương bên Trung Quốc gửi thư điện tử đến Quốc hội đề nghị các nhà làm luật Trung Quốc đưa ra dự luật về an tử (euthanasie). Tựa của bài viết gây chú ý vì nói đến quyền được chết: Trung Quốc: một cô gái đề nghị “quyền được chết”. Lý Dương đang sống ở khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ (bắc Trung Quốc), bị ung thư thần kinh vận động, một loại bệnh quái ác được cho là “siêu ung thư”, từ khi mới lọt lòng. Bài báo viết:

“Mới 28 tuổi nhưng cô đã mất khả năng vận động toàn thân và không thể thực hiện bất cứ một chức năng cơ bản nào của cơ thể mà không có sự trợ giúp. Hiện cô chỉ còn lúc lắc, gật được đầu và cử động được một số ngón tay.

“Mẹ tôi đã phải chăm sóc tôi suốt 27 năm qua, bà cho tôi ăn, đưa tôi đi vệ sinh, giúp tôi xoay trở hàng chục lần mỗi đêm”, Lý Dương kể trong thư gửi Sài Thanh. Lý Dương nói các bác sĩ cho biết cô có thể sống tới 40 tuổi, và điều đó làm cô lo sợ: “Tôi phải chết trước khi cha mẹ mình qua đời, bằng không tôi sẽ phải sống đời khổ sở sau khi song thân mất: dơ bẩn, khó chịu và bệnh tật. Việc nghĩ về cuộc sống và cái chết như thế thật không sao chịu nổi”. Lý Dương viết như thế trên blog của cô, nhan đề “Không nơi để đến”.

Vì thế, Lý Dương nhờ Sài Thanh giúp cô chuyển tới Quốc hội Trung Quốc yêu cầu về Luật an tử. Cô kể lại cuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên của tờ Ninh Hạ Nhật Báo, người hỏi cô liệu có cảm thấy ý nguyện an tử đó là vô trách nhiệm với cha mẹ mình không. “Tôi kinh ngạc (trước câu hỏi đó). Tôi vô trách nhiệm, nhưng tôi có thể làm gì khi cha mẹ bước sang tuổi 80 và sẽ từ bỏ tôi” - cô tâm sự. “Thay vào đó, tôi đã nói nhà báo trên thử nằm yên trong 24 giờ không động đậy xem thế nào. Người ta có quyền được sống, cũng như quyền được chết. Tôi quí trọng cuộc sống, nhưng không muốn sống” - Lý viết trên blog ngày 19/08/2006. Lý nói bộ luật không chỉ giúp chấm dứt nỗi đau của cô, mà còn mở đường cho những ai đau khổ như cô hoặc nhiều hơn”.

Đến nay, các nhà làm luật Trung Quốc cho rằng thời điểm vẫn chưa chín muồi để đưa ra dự luật này. Họ e rằng luật có thể bị lạm dụng cho những mục đích khác và gây nhiều rối rắm. Nhưng Lý Dương vẫn hi vọng việc an tử chỉ còn là vấn đề thời gian. Trả lời câu hỏi cô sẽ làm gì nếu nỗ lực không thành công, Lý nói: “Cho đến khi máy tính tôi còn làm việc được và các ngón tay tôi còn động đậy được, tôi sẽ tiếp tục (đấu tranh cho Luật an tử). Nếu thất bại, tôi sẽ tự tử bằng cách tuyệt thực, cách duy nhất tôi có thể chết”.

Đó là một trường hợp thương tâm, tuyệt vọng của chị Lý Dương, nhưng xét cho cùng đó cũng là cảnh mà con người chúng ta đôi khi phải đương đầu. Vấn đề là ở chỗ người ta thường dùng cái chết để giải quyết vấn đề. Hằng ngày biết bao nhiêu người trên thế giới tìm đến cái chết để giải thoát mình khỏi cảnh đau khổ, tuyệt vọng vì thất tình, vì bị phá sản... Hình như đối với họ, chỉ có cái chết mới giải quyết các vấn đề của con người. Nếu cần kế hoạch hóa gia đình người ta không ngần ngại tiêu diệt mầm sống của con người. Nếu cần bảo vệ danh thơm tiếng tốt, người ta có thể chạy đến phá thai. Nếu cần giải quyết các cuộc tranh chấp, người ta sẵn lòng dùng vũ khí, dùng chất nổ để tiêu diệt đối phương. Nếp nghĩ và cách làm như thế đưa con người chúng ta vào trong văn hóa sự chết mà Giáo hội từng lên tiếng cảnh báo.

Trở lại trường hợp của chị Lý Dương, chúng ta thấy chị muốn chết vì sợ không ai chăm sóc cho chị khi cha mẹ qua đời. Đứng trước một tương lai mù mịt như thế, chị cảm thấy tuyệt vọng và đòi Quốc hội thông qua luật về an tử. Đối với chị, an tử đồng nghĩa với quyền được chết và khi đấu tranh cho luật an tử, chị nghĩ an tử là cách duy nhất giúp chị chấm dứt nỗi đau.

Tuy nhiên từ ngữ an tử không phải chỉ đơn giản là “quyền được chết”. Muốn hiểu điều này chúng ta thử xem lại nguồn gốc từ an tử (euthanasie) và sự chuyển biến ý nghĩa của nó.

1. Từ ngữ và ý nghĩa an tử (1)

An tử (euthanasie) đến từ eu (tốt) và thanatos (cái chết) trong tiếng Hy Lạp. Nhiều từ điển ngày nay vẫn định nghĩa euthanasie là cái chết tốt đẹp, cái chết êm dịu và không đau đớn. Định nghĩa đó nói lên chất lượng của giây phút cuối đời người hơn là nói đến một hành động nào đó đối với cái chết của con người. Đó là nghĩa đầu tiên của an tử.

Từ euthanasie được Francis Bacon dùng lần đầu tiên năm 1605 (The Advancement of Learning) và sau đó năm 1623 (Instauratio Magna). Theo ông, nhiệm vụ của các bác sĩ không chỉ là chữa bệnh, làm hồi phục sức khỏe nhưng còn làm giảm bớt sự đau đớn nơi thân xác và đau khổ của bệnh nhân trong thời kỳ dưỡng bệnh. Hơn nữa, đối với bệnh nhân hết còn hy vọng được chữa lành bệnh, các bác sĩ còn phải giúp cho người bệnh có một cái chết êm dịu và an bình (douce et paisible) và ông gọi đó là euthanasie. Ông nhận thấy rằng các bác sĩ vào thời đó thường bỏ người bệnh khi họ lâm vào tình trạng đang nguy tử, thay vì phải tìm cách chăm sóc để họ ra đi trong bình an. Francis Bacon gọi việc chăm sóc đó là an tử bên ngoài (l'euthanasie extérieure) để phân biệt với loại an tử khác là chuẩn bị tâm hồn (la préparation de l'âme). Ông khuyến khích các bác sĩ nghiên cứu về những điều mà ngày nay gọi là điều trị giảm đau để làm thay đổi giây phút cuối đời của bệnh nhân. Như thế chính ông đã muốn hình thành môn khoa học an tử giúp cho bệnh nhân đón nhận cái chết trong bình an.

Cho đến đầu thế kỷ 19, khoa học về an tử thường làm những việc đơn giản như: làm cho phòng bệnh được thoáng khí hơn, thay đổi vị trí của giường nằm hay thay giường khác, hay kêu mời những người thân hiện diện... Họ bỏ tất cả những cách chữa trị không làm cho bệnh nhân khá hơn như mổ xẻ nhưng bằng lòng với việc điều trị những triệu chứng của bệnh và điều trị giảm đau. Lúc đó, euthanasie là những việc làm giúp cho người bệnh ra đi trong bình an.

Cuối thế kỷ 19, người ta dùng euthanasie cho một ý nghĩa khác đó là “mang lại cái chết êm dịu”, nghĩa là chấm dứt cuộc sống của ai đó một cách ít đau đớn nhất hay không đau đớn để giúp họ khỏi kéo dài cuộc sống trong những điều kiện không mong muốn. Từ nay đây là ý nghĩa chính yếu của từ euthanasie. Khi báo chí, luật pháp... bàn về an tử, người ta thường hiểu là cách nào đưa người bệnh không thể chữa nổi hay người tàn tật đến cái chết và điều đó được phép hay không? Một cách nào đó, an tử đồng nghĩa với việc bệnh nhân đồng ý cho người khác giết mình. Trường hợp của chị Lý Dương bên Trung Quốc là điển hình. Đôi khi người ta cũng nói đến việc an tử mà không cần hỏi ý kiến của đương sự.

Cho dù từ euthanasie được dùng mới đây nhưng thực hành an tử theo nghĩa hành động gây chết cho người bệnh không thể chữa nổi hay cho người tàn tật thì đã có từ lâu. Nhiều người ca tụng việc an tử tự nguyện khi họ gặp phải cơn bệnh không thể chữa lành. Đồng thời, trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại người ta thấy vẫn có người hay chính quyền áp dụng phương cách an tử cho xã hội. Chính Platon đã viết: “Người ta để những người có thân thể tật nguyền chết đi”(2). Thời chế độ quốc xã, người ta giết khoảng 200.000 trẻ em khuyết tật, suy yếu, hay bệnh tật mà không thể chữa lành.

Thực hành an tử không phải là vấn đề mới nhưng với những cách thế rất khác nhau. Đó là những cách nào?

2. Phân loại an tử

Như trên chúng ta đã phân tích, người ta dùng từ an tử để chỉ:

a) Chính cái chết êm dịu.

b) hành động giúp cho người ta được giây phút bình an khi từ giã cõi đời.

c) việc chấm dứt cuộc sống của người nào đó một cách ít đau đớn nhất hay không đau đớn.

Từ đó người ta có những hành động an tử khác nhau:

- an tử chủ động: là hành vi trực tiếp chấm dứt mạng sống của bệnh nhân.

- an tử thụ động: là ngưng hoặc đình chỉ điều trị với ý định để cho bệnh nhân chết. Việc này có thể làm với sự đồng ý (an tử tự nguyện) hay không (an tử không tự nguyện)của đương sự. Đôi khi người ta vẫn làm cho những bệnh nhân hôn mê chết (an tử phi tự nguyện).

- an tử mang tính xã hội: chấm dứt mạng sống một người nào đó nhân danh ích lợi cộng đồng.

Dù mang danh hiệu nào, ngày nay người ta vẫn hiểu an tử là hành động làm chấm dứt mạng sống của đương sự. Hành động đó liên kết chặt chẽ với cái chết của đương sự và dĩ nhiên người gây cái chết đó phải chịu trách nhiệm về cái chết của người kia. Vì đương sự không đủ can đảm, không đủ sức khỏe để hành động hoặc không đủ phương tiện, kiến thức để đạt được cái chết êm dịu mà đương sự mới nhờ đến sự trợ giúp của người khác. Chính vì thế, luật pháp phải can thiệp vào để những người làm hành động đó không bị luật pháp xử về tội giết người. Tuy nhiên, phải chăng luật pháp không xử tội thì việc làm chết người khác không để lại một dấu vết nào đó nơi lương tâm những người hành động? Câu trả lời không phải đơn giản vì người ta thấy những đao phủ (những người thi hành án tử hình) có một cuộc sống bị khủng hoảng và những người làm nghề đó ngày càng ít đi.

Ở đây cũng vậy, dù người thầy thuốc có làm cho bệnh nhân chết vì lòng thương, vì sự nài nỉ của đương sự, vì luật lệ đòi buộc... thì hành động làm chết người khác cũng gây một dấu vết nơi lương tâm người thầy thuốc. Đồng thời chức năng của người thầy thuốc bị thay đổi. Từ nay, người thầy thuốc không chỉ là người cứu người, nhưng còn là người giết người; không chỉ nghiên cứu những cách cứu người hiệu quả nhất nhưng còn nghiên cứu những cách giết người nhanh chóng nhất, ít đau đớn nhất. Trận chiến chống bệnh tật mất đi phần nào tính khẩn trương vì giải pháp làm chết bệnh nhân. Cách an tử là cách ít tốn kém so với chi phí điều trị lâu dài. Cách an tử là cách ít phiền phức vì khỏi tìm người chăm sóc bệnh nhân. Cách an tử là cách đỡ gánh nặng cho xã hội nhất. Vì thế tại sao người ta phải mất công nghiên cứu và tốn nhiều tiền của cho những cách chữa trị khác trong khi có thể làm cho bệnh nhân chết với chi phí rất ít mà bệnh nhân lại ít phải chịu đau khổ. Có lẽ vì những lý do trên mà nhiều người đồng tình với việc chấm dứt đời sống bệnh nhân đang bị đau đớn vì cơn bệnh không thể chữa khỏi. Nhiều người, nhất là những người trực tiếp săn sóc, cảm thấy người bệnh ấy chết sớm thì hạnh phúc hơn.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là người ta có quyền giết chết người khác hay không? Chúng ta thử xem lập trường của Giáo hội Công giáo về vấn đề này.

3. Euthanasie theo quan điểm của Giáo hội Công giáo

Để hiểu được lập trường của Giáo hội Công giáo về vấn đề an tử, không gì tốt hơn là dựa vào những tài liệu mà Giáo hội đã công bố. Trong hạn chế của bài viết, chúng ta không thể nghiên cứu tất cả nhưng chỉ dựa vào Tuyên ngôn về an tử của Thánh bộ Giáo lý Đức tin (1980), Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo (1997), và tài liệu Le respect de la dignité de la personne mourante của Hàn lâm viện Giáo Hoàng phục vụ sự sống (Académie Pontificale pour la vie) năm 2000.

3.1 Euthanasie theo tài liệu của Giáo hội

Trong Tuyên ngôn về An tử, bộ Giáo lý Đức tin cho biết: “Euthanasie được hiểu là hành động hoặc không hành động để do chính hành động ấy hay do ý định mà gây ra cái chết ngõ hầu sự đau khổ được chấm dứt".

Trong tài liệu "Tôn trọng phẩm giá người hấp hối" của Académie Pontificale pour la vie, người ta thấy euthanasie được hiểu như một hành vi hay một sự thiếu sót mà tự bản chất và trong ý hướng của hành vi ấy gây nên sự chấm dứt sự sống của người bệnh nặng hay của một trẻ sơ sinh dị dạng (l'euthanasie comprise comme un acte ou une omission qui, de par sa nature et dans ses intentions, provoque l'interruption de la vie du grand malade, ou celle du nouveau-né mal formé).

Còn sách Giáo Lý Công Giáo thì cho biết:

Với bất cứ lý do nào và bất cứ phương thế nào, việc trực tiếp giết chết để tránh đau vẫn là nhằm chấm dứt sự sống của những người tật nguyền, đau yếu hoặc hấp hối. Về phương diện luân lý, việc này không thể chấp nhận được.

Do đó, có ý làm hoặc bỏ không làm(3) một việc tự nó đưa đến cái chết, để chấm dứt sự đau đớn của một người, là tội cố ý giết người, tội nghiêm trọng nghịch với phẩm giá con người và với lòng tôn kính Thiên Chúa Hằng Sống, Đấng Tạo Thành con người. Một phán đoán sai lầm một cách ngay tình không thay đổi bản chất của hành vi sát nhân, một hành vi cần phải bài trừ và cấm chỉ về mặt luân lý (GLCG số 2277).

Qua những tài liệu đó chúng ta thấy nổi lên những điểm quan trọng sau đây nơi vấn đề an tử, những điểm đó cần phải làm sáng tỏ: Hành vi tự bản chất đưa đến việc chấm dứt sự sống hay hành vi tự nó đưa đến cái chết của một người. Ở đây chúng ta thấy có vấn đề hành vi trực tiếp và hành vi gián tiếp, một ý niệm rất quen thuộc và rất quan trọng trong luân lý Công giáo. Chúng ta thử xem trong Giáo lý Công giáo, Giáo hội dạy gì khi đề cập vấn đề này:

GLCG số 1736: Con người phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi trực tiếp chủ ý của mình:

- Trong vườn địa đàng, sau khi con người phạm tội, Thiên Chúa chất vấn Evà: “Ngươi đã làm gì thế?” (St 3, 13). Chúa cũng hỏi Ca-in như vậy (x. St 4, 10). Sau khi Vua Đavít phạm tội ngoại tình với vợ Uria và ra lệnh giết ông này (x. 2V 12, 7-15), ngôn sứ Nathan cũng đặt câu hỏi tương tự với vua.

Thế nhưng đối với hành vi gián tiếp thì khác:

GLCG số 1736: Một hành động có thể gián tiếp chủ ý khi nó là hậu quả của sự chểnh mảng đối với điều phải biết hay phải làm; ví dụ: gây ra một tai nạn vì không biết luật đi đường.

GLCG số 1737: Một hậu quả, không do tác nhân cố tình gây nên, có thể được dung thứ; ví dụ: người mẹ kiệt sức vì chăm sóc đứa con đau yếu. Một hậu quả xấu sẽ không bị quy lỗi nếu nó không phải là mục đích hay phương tiện chủ ý của tác nhân; ví dụ: một người bị thiệt mạng vì muốn cứu người khác. Tác nhân bị quy lỗi khi có thể thấy trước hậu quả xấu và có thể tránh được; ví dụ: người say rượu lái xe cán chết người.

Từ đó chúng ta thấy hành vi trực tiếp qui trách nhiệm về chủ thể là người thi hành việc ấy. Chính chủ thể đã định làm, đã tìm phương thế để thực hiện và hành vi ấy đưa đến kết quả như thế. Ví dụ: một người muốn giết người khác. Anh ta tìm dao, chờ cơ hội thuận tiện để đâm người kia. Khi thực hiện xong thì chính hành vi đó làm cho người kia chết. Người đâm phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hành vi làm chết người khác của mình.

Hành vi gián tiếp thì khác. Có loại gián tiếp chủ ý thì người làm phải chịu trách nhiệm vì đây là việc phải nên ai cũng phải lưu tâm thưc hiện: ai đi xe thì cũng phải biết luật đi đường; linh mục phải biết thần học, phải biết dâng thánh lễ; thầy giáo phải hiểu biết môn mình dạy... những việc đó liên kết chặt chẽ với nghề của mình. Người làm nghề nào thì phải biết nghề ấy, phải có trách nhiệm làm nghề nghiệp của mình cách tốt nhất. Vì thế nếu một người nhận dời nhà mà làm sập nhà hay làm chết người khác thì phải chịu trách nhiệm cho dù người ấy không hề muốn trực tiếp chuyện ấy bao giờ. Có loại gián tiếp vô ý như trên đã nói, vì người mẹ không bao giờ muốn mình bị kiệt sức và hành vi chăm sóc con không trực tiếp làm hại sức khỏe của mình. Trái lại khi chăm sóc con, người ấy lo lắng cho đứa con mau mạnh nên quên ăn quên ngủ, quên luôn sức khỏe của mình đang sa sút.

Tuy vậy chúng ta cũng cần lưu ý rằng trong cụ thể, trách nhiệm của mỗi người rất khác nhau vì có khi người ta làm với chủ ý hoàn toàn nhưng cũng có khi người ta không chủ ý như vậy:

GLCG số 1734: Có tự do, con người phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình theo mức độ chủ ý. Người càng đức hạnh, hiểu biết về sự thiện và sống khổ hạnh, ý chí càng làm chủ được các hành vi.

GLCG số 1735: Việc quy lỗi và trách nhiệm về một hành động có thể được giảm bớt hay xóa bỏ do thiếu hiểu biết, sơ suất, do áp lực, sợ hãi, do thói quen, do tâm lý bất ổn, do các nhân tố tâm lý hay xã hội.

Trong trường hợp bệnh nhân muốn chết để cho mình khỏi đau khổ thì việc bệnh nhân khỏi đau khổ là việc tốt, nhưng phương tiện giết người là xấu. Chính vì thế mà người ta không được làm vì “cứu cánh không biện minh cho phương tiện”. Người ta không được làm hành vi chủ ý giết chết bệnh nhân, hành vi tự bản chất là xấu để đạt kết quả tốt là chấm dứt đau khổ. Tuy nhiên Giáo hội cũng lưu ý đến trường hợp lương tâm sai lầm:

“Có thể xảy ra là, do đau đớn kéo dài và ngoài sức chịu đựng, do những lý do riêng tư hoặc những lý do khác, người ta đi đến chỗ tin rằng được phép yêu cầu cái chết cho bản thân hay cho người khác”.

Mặc dù trong những trường hợp này đương sự có thể được giảm lỗi hay hoàn toàn không có lỗi, nhưng phán đoán sai lầm ấy của lương tâm - có khi là của đức tin tốt lành nữa - không làm thay đổi bản chất của hành vi giết chết này, hành vi mà tự thân luôn là điều cần phải bác bỏ (Tuyên ngôn về an tử, số II).

Áp dụng vào trường hợp euthanasie thì chỉ khi nào dùng thuốc men (thuốc độc: thuốc dùng với liều lượng nhất định nào đó thì gây chết cho bất cứ ai) hay hành vi gây trực tiếp cái chết (bóp cổ, đâm...) thì mới kể là euthanasie còn nếu dùng thuốc để giảm đau đớn cho bệnh nhân nhưng làm cho bệnh nhân chết sớm hơn thì không kể là euthanasie. Lý do cũng đơn giản vì dùng thuốc giảm đau thì chủ ý trực tiếp hay bản chất của thuốc là giảm đau, còn hậu quả chết sớm là điều người ta có thể tiên liệu nhưng không nằm trong chủ ý trực tiếp:

- Những người bị giết chết là những người tật nguyền, đau yếu hoặc hấp hối. Giáo hội không hạn định tuổi tác cho đối tượng này. Chính vì thế họ có thể là những người rất trẻ, họ có thể là những người rất già, họ có thể là những người không có khả năng xét đoán và quyết định như trẻ nhỏ hay không còn khả năng ấy nữa như những người bị mất trí... Giáo hội muốn tổng quát hóa các trường hợp: cho dù đương sự nhờ người khác làm hay người ta có thể làm bất chấp ý kiến của đương sự thì đó cũng mang tính luân lý như nhau vì cùng một hành vi giết người. Giáo hội không loại trừ ngay cả việc một người tự tử khi quá tuyệt vọng về cơn bệnh của mình.

- Đây là tội giết người, “tội nghiêm trọng nghịch với phẩm giá con người và với lòng tôn kính Thiên Chúa Hằng Sống, Đấng Tạo Thành con người” và là “tội cố ý giết người”. Giáo hội còn nói rõ thêm: “Một phán đoán sai lầm cách ngay tình không thay đổi bản chất của hành vi sát nhân, một hành vi cần phải bài trừ và cấm chỉ về mặt luân lý”. Trường hợp euthanasie thì chúng ta thấy đây là hành động trực tiếp giết người. Người thi hành euthanasie chắc chắn ý thức việc mình làm là giết một con người (cho dù người ấy đang hết sức đau khổ, tuyệt vọng), nhiều khi người thực hiện euthanasie còn cố gắng tìm các phương pháp giết người nhanh nhất, kỹ thuật ít đau đớn nhất.

- Đối với người Công giáo, đây là hành động liên hệ tới Đức tin, vì liên hệ tới chính Thiên Chúa, Đấng dựng nên con người theo hình ảnh Thiên Chúa, liên hệ tới chính phẩm giá của người bệnh: vì đây là “một tội cố ý giết người, tội nghiêm trọng nghịch với phẩm giá con người và với lòng tôn kính Thiên Chúa Hằng Sống, Đấng Tạo Thành con người”.

Như thế, Giáo hội Công giáo không chấp nhận thực hành này và Giáo hội cũng không ngần ngại trình bày ý kiến cũng như niềm xác tín của mình cho thế giới. Đó là những xác tín nào?

3.2 Lý do khiến Giáo hội Công giáo chống euthanasie

Những người ủng hộ an tử thường dựa vào quyền con người, vào phẩm giá con người, vào quyền tự quyết của con người. Vậy phải chăng Giáo hội bất chấp những quyền trên? Để trả lời trước tiên chúng ta thử tìm hiểu lập luận của Giáo hội về euthanasie.

Theo "Tuyên ngôn về an tử" số I, chúng ta có thể kể ra ba lý do khiến Giáo hội chống đối euthanasie:

1. Không ai xâm phạm sự sống của người vô tội mà lại chẳng đi ngược lại tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người ấy, mà không phạm đến một quyền căn bản và vì thế phạm một tội ác nặng nề nhất.

2. Mọi người có bổn phận sống hòa hợp với kế hoạch của Thiên Chúa. Sự sống được trao phó cho con người như một điều tốt lành phải sinh hoa kết quả ngay ở đời này, nhưng chỉ đạt đến mức viên mãn ở cuộc sống vĩnh cửu.

3. Vì thế, cố ý gây ra cái chết cho chính mình, tức tự tử, là sai trái tương đương với giết người; hành vi này được coi là phủ nhận quyền chủ tể và chương trình yêu thương của Thiên Chúa. Ngoài ra, tự tử thường còn là từ chối yêu mến bản thân, gạt bỏ bản năng sinh tồn, thoái thác bổn phận thực thi công bằng bác ái đối với tha nhân, đối với các cộng đồng khác nhau, tức toàn xã hội mặc dầu, như mọi người đều công nhận, đôi khi có những yếu tố tâm lý làm giảm bớt trách nhiệm hoặc thậm chí hoàn toàn bãi miễn trách nhiệm.

Sách GLCG cũng trích lại tài liệu Donum vitae để xác nhận quyền sống là quyền căn bản của con người: “Quyền được sống là quyền bất khả nhượng của mọi người vô tội... Những quyền này không tùy thuộc vào các cá nhân, không tùy thuộc vào các bậc cha mẹ, cũng không phải là một nhân nhượng của xã hội và của Nhà Nước, nhưng thuộc về bản tính con người và gắn liền với con người do chính hành động Thiên Chúa sáng tạo nên con người. Trong những quyền căn bản ấy, phải kể quyền được sống và được toàn vẹn thân thể của mọi người từ lúc được thụ thai đến khi chết” (GLCG số 2273).

Như thế những lý do Giáo hội đưa ra để chống lại euthanasie không chỉ liên hệ đến quyền tự nhiên của con người nhưng còn có liên hệ đến Thiên Chúa. Điều đó có nghĩa là sự sống con người không phải là một cái gì hoàn toàn thuộc về con người nhưng có liên hệ đến Thiên Chúa và cộng đồng nhân loại nói riêng (làng xóm, quốc gia...) hay nói chung (cả thế giới). Chính vì thế mà Tuyên ngôn không ngần ngại cho biết:

“Những điều được xét đến trong văn kiện này có liên quan trước hết đến những ai đặt niềm tin và sự trông cậy vào Đức Kitô, Đấng đã bằng đời sống, cái chết và sự Phục Sinh của mình mà trao ban ý nghĩa mới cho cuộc sinh tồn và đặc biệt cho sự chết của Kitô hữu, như lời thánh Phaolô: “Chúng ta sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa" (Rm 14, 8; x. Pl 1, 20); (Tuyên ngôn về an tử, số I).

Đồng thời, Giáo hội cũng muốn hướng đến những người thuộc các tôn giáo khác với hy vọng cùng chia sẻ với họ những gì mà họ cũng tin tưởng như Giáo hội: thí dụ như Đấng Chủ Tể, phẩm giá con người, sự bình đẳng đối với mọi người:

“Với những ai thuộc các tôn giáo khác, nhiều người sẽ đồng ý với chúng tôi rằng niềm tin vào Thượng Đế là Đấng Tạo Hóa, Đấng an bài và Đấng chủ tể của sự sống - nếu họ cùng chia sẻ niềm tin này - đem lại một phẩm giá quý trọng cho mọi con người và bảo đảm sự tôn trọng đối với mọi con người" (Tuyên ngôn về an tử, số I).

Còn đối với những người không tôn giáo, những người chỉ sống dựa vào lý trí hay dựa vào sự đồng thuận (do trưng cầu ý kiến chẳng hạn), Giáo hội mời gọi họ suy nghĩ về an tử dựa trên quyền con người, quyền mà ai ai cũng công nhận là quyền căn bản.

“Hy vọng rằng tuyên ngôn này sẽ nhận được sự tán thưởng của nhiều người thiện tâm, tuy có những dị biệt về nhân sinh quan và ý thức hệ nhưng cùng có ý thức sống động về các quyền của con người. Thật vậy các quyền này thường được chỉ ra trong những năm gần đây bằng các tuyên ngôn của các hội nghị quốc tế và vì đây là những quyền căn bản nội tại của mỗi con người nên không được nại vào các luận cứ đa nguyên chính trị hay tự do tín ngưỡng mà phủ nhận giá trị phổ quát của các quyền căn bản này" (Tuyên ngôn về an tử, số I).

Cùng với mọi người, Giáo hội coi quyền sống là quyền căn bản nội tại. Căn bản vì là nền tảng mọi hoạt động con người; nội tại vì liên kết chặt chẽ đến bản tính con người, và con người không tự mình tạo ra sự sống nên không ai có quyền tự ý hủy hoại sự sống:

“Sự sống con người là nền tảng cho mọi điều thiện hảo, là khởi nguồn cần thiết và điều kiện cần thiết cho mọi hoạt động của con người và cho mọi xã hội. Hầu hết mọi người đều coi sự sống là điều thánh thiêng và quan niệm rằng không ai có quyền tự ý hủy hoại sự sống” (Tuyên ngôn về an tử, số I).

Từ ngữ thánh thiêng mà Giáo hội dùng ở đây có thể hiểu là những gì vượt lên trên con người, ngoài tầm tay của con người chứ không nhất thiết là thuộc về Đấng Chí Tôn hay Thiên Chúa.

Còn đối với những người đòi quyền được chết, Giáo hội gợi ý cho họ một kiểu an tử theo nghĩa chết bình an:

Ngày nay, trong giờ phút lâm tử, điều rất quan trọng là phải bảo vệ cả phẩm giá của con người và quan niệm Kitô giáo về sự sống trước thái độ của công nghệ kỹ thuật đang đe dọa trở thành sự lạm dụng. Vì thế một số người nói đến "quyền được chết", cách nói này không có nghĩa là con người có quyền theo ý muốn mà gây ra cái chết cho mình hoặc nhờ tay người khác; quyền được chết bình an với phẩm giá con người và phẩm giá Kitô hữu (Tuyên ngôn về an tử, số IV).

Những lời trên cho thấy một cách nào đó Giáo hội tuy không chấp nhận an tử theo nghĩa là gây cái chết cho bệnh nhân, nhưng cũng chấp nhận an tử theo nghĩa có những hành vi giúp bệnh nhân đảm nhận giờ ra đi của mình. Giáo hội không chấp nhận việc tự tử hay giết người thì không có nghĩa là không tôn trọng quyền con người. Trái lại chính vì tôn trọng quyền căn bản là quyền sống mà Giáo hội phản đối việc an tử theo nghĩa giết người. Cũng thế, chính vì tôn trọng nhân phẩm mà Giáo hội cổ vũ cho quyền được chết bình an với phẩm giá con người và phẩm giá Kitô hữu.

Như thế, những chủ trương của Giáo hội về an tử tuy muốn trình bày cho tất cả mọi người nhưng liên quan chặt chẽ đến niềm tin của Giáo hội, của những người con Thiên Chúa, được Thiên Chúa ban cho sự sống và đời sống ấy không dừng lại ở trần gian hay là kết thúc sau cái chết. Đời sống ấy theo mẫu gương của Chúa Giêsu Đấng đã chịu đau khổ, đã chết và sống lại để được ngự bên hữu Thiên Chúa Cha. Chính vì thế Giáo hội muốn liên kết đau khổ của con người với đau khổ của Chúa Giêsu:

“Đau đớn thể lý là yếu tố không thể tránh khỏi của thân phận làm người. Trên bình diện sinh học, nó làm nên sự cảnh báo mà tầm hữu ích không ai có thể phủ nhận được. Thế nhưng, vì đau đớn tác động đến cơ cấu tâm lý nên nó thường vượt quá mức hữu ích sinh học, do đó có thể trở nên dữ dội đến nỗi gây ra ước muốn giải toả nó bằng bất cứ giá nào.

Tuy nhiên, theo giáo huấn Kitô giáo thì đau khổ, nhất là đau khổ trong những giờ phút cuối cùng của cuộc đời, có một vị trí đặc biệt trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa; quả thật chịu đau khổ là thông phần với cuộc khổ nạn của Chúa Kitô và là sự hiệp nhất với hy tế cứu chuộc mà Người đã dâng lên trong sự vâng phục thánh ý Chúa Cha.

Vì thế chớ ai lấy làm ngạc nhiên nếu một số Kitô hữu muốn bớt đi việc dùng thuốc giảm đau ngõ hầu chấp nhận cách tự nguyện ít ra là một phần những đau khổ của mình và vì vậy kết hiệp một cách có ý thức với những đau khổ của Chúa Kitô chịu đóng đinh (x. Mt 27, 34)” (Tuyên ngôn về an tử, số III).

Những lời trên cho thấy sự khác nhau giữa đời sống của Kitô hữu và người ngoài Kitô hữu. Nếu không kết hiệp với Chúa Kitô, sự đau khổ, cái chết là vô lý hoàn toàn, là không thể chấp nhận được. Thế nhưng đối với các Kitô hữu thì sự đau khổ ấy có thể gắn với Đức Kitô và sự đau khổ ấy có thể làm cho Kitô hữu giống Chúa Giêsu hơn bao giờ hết. Điều này giải thích việc các Kitô hữu có thể dấn thân vào những nơi có thể làm cho họ phải chịu nhiều khổ cực, phải nguy hiểm đến tính mạng với mục đích làm cho người khác, nhất là người đang gặp đau khổ cùng cực, có đời sống bớt khổ hơn, sống xứng với nhân phẩm con người hơn. Nếu tất cả mọi người đều trốn chạy khỏi những người đang đau khổ thì chắc hẳn có một số lớn con người bị bỏ rơi, hay đi tìm đến cái chết.

Tuy nhiên, Giáo hội cũng cho thấy hành động này không giống với hành động hiếu khổ hay tự tử vì thế Tuyên ngôn viết:

“Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ ràng hành vi tự tử với hành vi hy sinh mạng sống, nghĩa là vì một nguyên nhân cao đẹp hơn, chẳng hạn: vì vinh quang Thiên Chúa, vì sự cứu rỗi các linh hồn hay để phục vụ tha nhân, mà con người hiến dâng sinh mạng của mình hay đưa nó vào nguy hiểm (x. Ga 15, 14)” (Tuyên ngôn về an tử, số I).

Những nhận xét trên cho thấy lập trường của Giáo hội thật rõ ràng về vấn đề an tử. Điều đó có thể đưa tới câu hỏi: Người Công giáo phải có thái độ như thế nào để gọi là đúng đắn theo giáo huấn của Giáo Hội.

3.3 Thái độ của Kitô hữu đối với người đau nặng

Đối với những người trong tình trạng đau nặng thì Giáo hội đôi khi coi việc muốn bớt đi thuốc giảm đau như là muốn “kết hiệp một cách có ý thức với những đau khổ của Chúa Kitô chịu đóng đinh”. Tuy nhiên, Giáo hội không đề nghị áp dụng rộng rãi thực hành như vậy cho mọi Kitô hữu vì những hành vi "anh hùng" đó mang tính tự nguyện hơn là bó buộc: “sẽ là thiếu khôn ngoan nếu lấy cách hành xử anh hùng này mà đặt thành quy tắc cho hết thảy mọi người”. Đối với người đau yếu bệnh tật, Giáo hội đề nghị áp dụng nguyên tắc tổng quát là tôn trọng sự sống:

“Phải đặc biệt tôn trọng sự sống của những người tàn tạ, yếu ớt. Những người bệnh hoạn tật nguyền phải được nâng đỡ để sống một cuộc sống càng bình thường càng tốt (GLCG số 2276).

Đồng thời người ta cũng có thể dùng thuốc giảm đau: đức khôn ngoan nhân loại và Kitô giáo gợi mở cho đại đa số bệnh nhân việc sử dụng những dược liệu có khả năng làm giảm bớt hay trấn áp đau đớn tuy chúng có thể gây ra tác dụng phụ, làm suy giảm ý thức và sự minh mẫn. Với những người lâm vào cảnh không còn khả năng diễn đạt ta có thể giả định rằng họ muốn sử dụng các loại thuốc giảm đau này và dùng thuốc cho họ theo lời khuyên của bác sĩ” (Tuyên ngôn về an tử, số III).

Ngay cả khi có những phản ứng phụ có thể gây nguy hiểm cho sự sống người bệnh, người ta cũng được phép dùng những thứ thuốc ấy với vài lưu ý:

Nhưng việc sử dụng thường xuyên các thuốc giảm đau lại gặp phải những khó khăn bởi vì hiện tượng quen thuốc thường dẫn đến nhu cầu tăng liều lượng để duy trì hiệu quả. Về điểm này, rất nên nhớ lại một tuyên ngôn của Đức Giáo Hoàng Piô XII mà ngày nay vẫn còn nguyên vẹn hiệu lực. Phúc đáp vấn nạn của một nhóm bác sĩ: "Việc trấn áp đau đớn và làm tê liệt ý thức bằng thuốc gây mê... có hợp lẽ đạo và hợp luân lý cho bác sĩ và bệnh nhân hay không (ngay cả khi cái chết đã gần kề và có thể thấy trước được rằng việc sử dụng thuốc gây mê sẽ làm cho cái chết mau đến hơn)? Đức Piô XII nói: “Nếu không có phương tiện nào khác và nếu, trong các hoàn cảnh cụ thể, hành vi này không ngăn cản sự thi hành các bổn phận khác trong tôn giáo và luân lý thì được phép”. Trong trường hợp này tất nhiên không ai có chủ tâm gây ra tử vong cho dù có, một cách hợp lý, gây ra nguy cơ tử vong; chủ tâm ở đây chỉ là nhằm xoa dịu đau đớn một cách hiệu quả khi sử dụng các phương tiện giảm đau có sẵn trong y khoa cho mục đích này (Tuyên ngôn về an tử, số III).

Phương pháp sử dụng các phương tiện giảm đau trong y khoa cho người bệnh nặng hình thành một khoa Điều trị giảm đau (Les Soins Palliatifs). Theo Société Française d'Accompagnement de Soins Palliatifs thì điều trị giảm đau là cách điều trị tích cực đối với người bệnh đang tiến tới tình trạng nặng hay là đang ở giai đoạn cuối của cơn bệnh. Người ta điều trị giảm đau nhằm để làm giảm bớt những đau đớn thể lý cũng như những triệu chứng khác của cơn bệnh, đồng thời cũng lưu ý đến những đau khổ liên quan đến tâm lý, xã hội và tinh thần4). Như thế điều trị giảm đau không chỉ là những phương tiện y tế mà còn có sự hỗ trợ của những người thân yêu nhất trong gia đình, và sự hỗ trợ đó phải đến từ lòng yêu thương, trìu mến, mang nghĩa cử cao cả nhất của Kitô giáo và với tấm lòng khoan dung độ lượng nhất.

Giáo sư Bernard Debré(5) xác nhận: “Nếu các bác sĩ có thể và phải làm mọi cách để làm giảm nhẹ những đau đớn thể lý cũng như tâm lý thì tôi không thể tưởng tượng nổi việc người ta xin họ (các bác sĩ) làm chết cách hợp pháp; để cảm thông, người ta có những phương thế khác hơn là giết người”.

GLCG số 2278 cũng trù tính đến tình trạng bệnh không thể được chữa lành:

Có thể ngưng các phương thức trị bệnh quá tốn kém, mạo hiểm, dị thường hoặc không tương xứng với những kết quả mong muốn. Luân lý không đòi buộc phải chữa bệnh với bất cứ giá nào. Chúng ta không muốn giết người, nhưng chấp nhận không thể ngăn cản được sự chết. Chính bệnh nhân phải quyết định nếu họ có thẩm quyền và khả năng; nếu không, việc quyết định phải do những người có quyền theo luật pháp nhưng luôn phải tôn trọng ý muốn hợp lý và các quyền lợi chính đáng của người bệnh (GLCG số 2278).

Chính vì thế mà quyết định ngưng chữa trị là quyết định khó khăn, nhất là đối với người Việt Nam. Đôi khi người ta không dám có quyết định này cho dù gia đình phải lâm vào tình trạng hết sức khó khăn về kinh tế. Thường thường người Việt Nam cố gắng duy trì mạng sống tối đa cho bệnh nhân, nhất là đối với cha mẹ, nên đã nhờ đến các loại máy móc của bệnh viện. Khoa học ngày nay có thể duy trì sự sống người ấy trong nhiều năm. Cách chữa trị như thế xem ra không cân xứng với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, nhất là khi người ấy chỉ sống đời sống thực vật. Tuy nhiên người ta có thể ngưng phương tiện nào? Cuộc tranh luận trong vụ Terri Schiavo soi sáng thêm cho chúng ta về điều đó.

Tổng hợp tin tức từ internet cho biết bà Terri Schiavo 41 tuổi đã sống như tình trạng bất toại, không còn biết gì nữa trong suốt thời gian 15 năm qua. Bà có thể hít thở một mình nhưng cần phải được tiếp dưỡng thực phẩm và nước qua đường ống từ năm 1990, sau khi bà đã bị ngất xỉu tại nhà.

Người chồng của bà, vẫn còn là chồng trên mặt pháp lý mặc dù đang chung sống với người đàn bà khác, nhất định xin rút ống cho Terri Schiavo và nói rằng đó là điều mà người vợ của ông (bà Terri) muốn. Nội vụ giằng co 7 năm và thứ sáu 18/3/2005, một tòa án tại Miami bang Florida đã truyền cho bệnh viện Pinellas Park, nơi bà Terri được săn sóc, phải gỡ bỏ các ống để bà chết dần. Vào sáng sớm thứ năm 31/3 tức là khoảng 2 tuần sau, bà đã chết. Điều đáng lưu ý là bà không hoàn toàn trong tình trạng sống thực vật bởi vì bà có khả năng phản ứng lại với những kích thích bên ngoài.

Đức Cha Elio Sgreccia, chủ tịch Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Sự Sống đã nói: “Bà Terri Schiavo dù thế nào đi nữa, có thể được xem như một con người còn sống, thiếu một sự hiểu biết hoàn toàn, nên những quyền lợi pháp lý của bà phải được công nhận, tôn trọng và bảo vệ”... “Sự thu hồi máy truyền sinh dinh dưỡng nơi người này, trong những điều kiện này, có thể được coi như một sự làm chết êm dịu trực tiếp”... “Trong trường hợp máy truyền sinh ăn uống không thể được coi như một ‘phương tiện bất thường', cũng không được coi như một phương tiện chữa bệnh. Máy truyền sinh là thành phần nguyên vẹn của hệ thống mà nhờ đó Bà Terri Schiavo có thể được cho ăn uống”.

Trong tuyên bố đưa ra hôm 24/3/2005, Đức Hồng Y William H. Keeler, chủ tịch Ủy Ban Các Hoạt Động Phò Sinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nhận định rằng bà Terri Schiavo không thể bị để chết đói chết khát như vậy. “Chính Thiên Chúa sẽ gọi Terri Schiavo khi giờ của bà ta đến. Chúng ta không có quyền gì định đoạt thời điểm đó”... “Bà ta không bị hôn mê, không cần ‘trợ sinh’. Bà chỉ cần những chăm sóc cơ bản và sự trợ giúp tiếp nhận thức ăn và nước uống”.

Cha John McCormick tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Giacôbê Tông đồ tại Orlando nhận xét: “Tôi nghĩ điều đáng kinh ngạc đối với những tín hữu chúng ta là giờ đây nước và thức ăn được mô tả là những trợ giúp người ta sống cách nhân tạo!”

Trong cuộc họp báo tại Vatican, tiến sĩ Joaquin Navarro Valls nhận định rằng đây là “một cái chết được gia tốc tùy tiện vì việc nuôi dưỡng một người đau yếu không khi nào có thể được coi là một liệu pháp ngoại thường”.

Những ý kiến trên cho thấy quyết định ngưng chữa trị thực sự là quyết định khó khăn khi người ta đứng trước trường hợp một bệnh nhân không thể hồi phục hay khá lên được. Thay vì bỏ đói bệnh nhân, trong trường hợp đó, Giáo hội mời gọi đồng hành với người bệnh trên con đường về Nhà Cha:

“Dù bệnh nhân sắp chết, vẫn phải tiếp tục chăm sóc bình thường. Về mặt luân lý, việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, để làm dịu bớt sự đau đớn của người hấp hối, ngay cả khi có nguy cơ rút ngắn cuộc sống vẫn được xem là xứng hợp với nhân phẩm, miễn là không nhắm đến cái chết như mục đích hay như phương tiện, nhưng chỉ được tiên đoán và chấp nhận như điều không thể tránh. Săn sóc người hấp hối là một hình thức đặc biệt của đức bác ái vô vị lợi, cần được khuyến khích” (GLCG số 2279).

Trong chiều hướng này, đối với người Công giáo, còn phải kể đến bí tích Xức dầu bệnh nhân. Nếu ngày xưa đây là bí tích dành cho người “hòng sinh thì”(6) thì ngày nay bí tích này được gọi là bí tích xức dầu bệnh nhân. Sách GLCG viết: "Xức dầu bệnh nhân “không phải chỉ là bí tích dành cho những người hấp hối. Do đó, thời gian thích hợp để lãnh nhận bí tích Xức Dầu Thánh là khi người tín hữu bắt đầu lâm cơn nguy tử vì bệnh tật hay già yếu” (GLCG số 1514). Như thế, đối với Giáo Hội, việc chăm sóc giảm đau có nghĩa là tìm ra những phương cách có hiệu lực nhất để có thể chế ngự được sự đau đớn và đau khổ. Người bệnh có thể chạy đến bí tích Thánh Thể qua việc rước lễ như của ăn đàng (viaticum), và chuẩn bị cho việc chết lành qua việc lãnh nhận bí tích Xức dầu.

“Bằng việc xức dầu thánh và lời cầu nguyện của Linh mục, toàn thể Hội Thánh phó thác các bệnh nhân cho Chúa Kitô đau khổ và vinh hiển để Người an ủi và cứu rỗi họ; hơn nữa, Hội Thánh còn thúc giục họ sẵn sàng kết hợp với Chúa Kitô đau khổ và chịu chết để mưu ích cho Dân Thiên Chúa” (LG số 11); (GLCG số 1499).

Như thế thái độ đối với người đau nặng không chỉ đơn giản là những chăm sóc về y tế vì dù sao người đau nặng cũng còn là thành phần trong cộng đồng là gia đình, xã hội và Giáo hội. Những suy nghĩ trên cho thấy người ta có những hành động khác nhau có lẽ là do quan niệm đối với cái chết: nếu chết là hết thì người ta tìm đến cái chết để gọi là giải thoát khỏi đau khổ; nếu cho rằng cái chết không phải là dấu chấm hết vĩnh viễn đời một con người mà đúng hơn chỉ là để chuyển sang đời sống mới như Giáo hội Công giáo tin tưởng thì việc dùng mọi cách để chấm dứt cái chết xem ra không hẳn là đã đạt được mục đích, vì các Kitô hữu cần phải chết trong Đức Giêsu Kitô. Đó là cái chết nào?

4. Chết trong Đức Giêsu Kitô

Theo GLCG, chết là số phận chung của mỗi người và là hậu quả của tội lỗi. “Khi chính thức giải thích những điều Thánh Kinh (x. St 2,17; 3,3; 3,19; Sg 1,13; Rm 5,12; 6,23) và Thánh Truyền khẳng định, Huấn quyền của Hội Thánh dạy rằng cái chết đã vào trần gian vì con người đã phạm tội (x. DS số 1511)” (GLCG số 1008). Tuy nhiên :

“Nhờ Đức Kitô, chết mang một ý nghĩa tích cực. “Đối với tôi, sống là Đức Kitô và chết là một mối lợi” (Pl 1, 21). “Đây là lời đáng tin cậy: Nếu ta cùng chết với Người, chúng ta sẽ cùng sống với Người” (2Tm 2, 11). Kitô giáo đem lại ý nghĩa mới cho cái chết: nhờ bí tích Thánh Tẩy, Kitô hữu đã “cùng chết với Đức Kitô” cách bí nhiệm để sống một đời sống mới. Nếu chúng ta chết trong ân sủng Đức Kitô, cái chết thể xác sẽ kết thúc việc “cùng chết với Đức Kitô” mỗi ngày để hoàn tất việc tháp nhập chúng ta vĩnh viễn vào Người nhờ công trình cứu độ của Người” (GLCG số 1010).

Qua cái chết, Thiên Chúa gọi chúng ta về với Ngài. Vì thế đối với cái chết, Kitô hữu có thể mong ước như Thánh Phaolô: “Ao ước của tôi là ra đi để được ở với Đức Kitô” (Pl 1, 23); theo gương Đức Kitô, họ có thể biến cái chết của mình thành một hành vi vâng phục và yêu mến đối với Chúa Cha (x.Lc 23, 46); (GLCG số 1011).

Vì thế, Giáo hội khuyên chúng ta chuẩn bị cho giờ chết: “Trong mọi hành động, trong mọi suy tư của con, con phải xử sự như hôm nay con phải chết. Nếu lương tâm thanh thản, con sẽ không quá sợ cái chết. Thà giữ mình không phạm tội, hơn là trốn tránh sự chết. Nếu hôm nay con chưa sẵn sàng chết, thì làm sao ngày mai con sẵn sàng được?” (x. Gương Chúa Giêsu 1,23,1), (GLCG số 1014).

III. Kết luận

Ngày nay, vấn đề an tử vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi tại nhiều nơi vì người ta có nhiều ý kiến khác nhau. Một số người chỉ trích Giáo hội, cho rằng lập trường của Giáo hội khá cứng rắn và thậm chí khá nhẫn tâm khi không chấp nhận an tử cho trường hợp bệnh nhân phải chịu đau đớn kéo dài. Một số nước theo cách đồng thuận, qua việc trưng cầu dân ý, để thông qua luật cho phép an tử một cách nào đó.

Thực ra Giáo hội Công giáo vẫn luôn muốn an tử hiểu theo nghĩa là một cái chết lành thánh, một cái chết bình an trong Chúa, một cái chết được ngồi vào lòng Abraham. Đời sống Kitô hữu luôn phấn đấu để chết lành, được các thiên thần đến đón vào Nước Trời và luôn tránh cái chết dữ, cái chết theo thế lực sự dữ. Giáo hội Công giáo cũng muốn an tử hiểu theo nghĩa là có những hành động giúp cho người trong tình trạng lâm tử được chết trong bàn tay của những người thân, những người thiện nguyện. Đặc biệt Giáo hội khuyến khích việc giúp cho bệnh nhân có được bầu khí đầy tình nhân ái, đạo đức với lời kinh tiếng hát, lời cầu nguyện, lời an ủi... trong giờ phút đau đớn nhất của bệnh nhân. Nhiều người muốn chết chỉ vì thấy mình bị bỏ rơi, cô đơn, trở nên gánh nặng cho người khác mà trường hợp của chị Lý Dương là một điển hình.

Tuy nhiên Giáo hội không chấp nhận kiểu an tử theo cách làm chết bệnh nhân hay người tàn tật. Cuộc chiến chống lại sự dữ là đau khổ và cái chết vẫn là một cuộc chiến khó khăn nhưng vẫn phải tiếp tục. Đối với Giáo hội Công giáo người ta không có quyền bỏ đói (không cho ăn, không cho uống) để người ấy chết như trong trường hợp của Terri Schiavo. Trái lại cái chết lý tưởng vẫn là trong tin tưởng vào Thiên Chúa quan phòng, trong lời cầu nguyện như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2.

Người Công giáo hướng về Đức Kitô như nguồn lực và gương mẫu sống, chiến thắng đau khổ và cái chết. Người đau khổ, người bị tàn tạ, rách nát như Đức Kitô sau trận đòn của quân lính vẫn là con người (Ecce homo), là hình ảnh Thiên Chúa. Chết và Phục Sinh cùng với Đức Kitô vẫn luôn là lý tưởng của người Công giáo £

Tài liệu tham khảo

1. Tuyên ngôn về an tử của Thánh bộ Giáo lý Đức tin, bản dịch của Nguyễn Đình Diễn trong An tử và trợ tử của Lm Trần Mạnh Hùng, Cứu thế tùng thư, 2003.

2. Lm Trần Mạnh Hùng, An tử và trợ tử, Bản dịch của Nguyễn Đình Diễn, Cứu thế tùng thư, 2003.

3. Nadine Davous, Euthanasie, un mot si lourd, trong Etudes mars 1996.

4. Lino CICCONE, Euthanasie: état de la question, trong Communio, số XXII, 5 - septembre-octobre 1997.

5. Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của Giáo phận Tp.HCM, 1997.

(1) Patrick VERSPIEREN, Euthanasie trong Encyclopaedia Universalis 2004 v.10 (bản DVD).

(3) Platon, République, III, 410 Bỏ không làm từ có thể gây khó hiểu. Từ này dịch từ chữ omission ý muốn nói đến việc một người bỏ qua một hành động mà người đó phải làm. Trong thánh lễ, từ này được dịch là những điều thiếu sót.

(4) “Les Soins Palliatifs sont des soins actifs dans une approche globale de la personne atteinte d'une maladie grave évolutive ou terminale. Leur objectif est de soulager les douleurs physiques ainsi que les autres symptômes et de prendre en compte la souffrance psychologique, sociale et spirituelle”.

(5) Le site de la Fondation Jérôme Lejeune (genethique.org) signale parmi les réactions, un article dans le Figaro du Professeur Bernard Debré, qui affirme: “Si les médecins peuvent et doivent tout faire pour soulager la souffrance physique et psychologique, il me semble impensable de leur demander de donner légalement la mort; il y a d’autres moyens de compassion que l’assassinat”. Bản tin Zenit số ZF01072703.

(6) Bí tích xức dầu là các bệnh nhân trong tình trạng “exitus vitae”, sắp lìa đời; chính vì thế mà bí tích Xức dầu cuối cùng (extrema unctio) còn được gọi là “sacramentum exeuntium”, như thế Công Đồng đã hạn hẹp bí tích Xức dầu chỉ cho những người “hòng sinh thì”; các người bị bệnh nhẹ không được lãnh nhận." (Nguyễn văn Trinh, bí tích Xức dầu Bệnh nhân, trang 229).