Thursday, January 31, 2008

Tuesday, January 29, 2008

Saturday, January 26, 2008

thantaikhoetet/VTS_01

thantaikhoetet/VTS_01

Friday, January 25, 2008

Vatican Notes Challenge for Journalists

Communication-Council Officials Present Papal Message

VATICAN CITY, JAN. 24, 2008 (
Zenit.org).- Media professionals are called to defend the human person and his dignity, affirmed officials from the Pontifical Council for Social Communications.

The pontifical council president and secretary, respectively Archbishop Claudio Celli and Monsignor Paul Tighe, stated this today, the feast of St. Francis de Sales, patron of journalists.

They were presenting Benedict XVI's message for the 42nd World Day of Social Communications, to be celebrated May 4.

Noting how the communications media "can be instruments of our hope," Archbishop Celli stressed that "they can and must also be instruments at the service a more just and united world."

"It is no coincidence," he added, "that the Pope mentions, though briefly, the 'decisive' role the media have had and continue to have." He recalled how the Holy Father notes those sectors of human life in which the media "are a real resource, a blessing for everyone: literacy, socialization, the development of democracy and dialogue among peoples."

Archbishop Celli cited "the Pope's clear awareness and knowledge of the fact that unfortunately the media 'risk being transformed into systems aimed at subjecting humanity to agendas dictated by the dominant interests of the day.' This is the challenge facing the media, the challenge we must all face in our daily lives in order to become men and women who show solidarity to all mankind."

Jealous protection

Benedict XVI notes the fact that "the media can be used to 'create' events," Archbishop Celli observed before going on to ask: "If the media, rather than recounting events, 'create' them, what happens to mankind?" In this context, he noted, the Pope suggests "many people now think there is a need, in this sphere, for 'info-ethics,' just as we have bioethics in the field of medicine and in scientific research linked to life."

These words of the Pope, the archbishop concluded, "make us even more aware of how much the social communications media are profoundly linked to mankind, and invite us to protect human beings jealously in all their environments and in everything that mankind is and is called to be."

For his part, Monsignor Tighe, speaking English, noted how the "true measure of progress is not to be found in the technical or logistical efficiency of the new means of communications alone, but in the purposes which they serve."

The Irish monsignor, who was appointed today as a prelate of honor, said that the media can place new technologies "at the service of individuals and communities in their search for the truth, or they can allow them to be used to promote their own interests and/or the interests of those they represent in ways that manipulate communities and individuals."

This papal message, Monsignor Tighe continued, encourages those who work in the media "to be vigilant in their efforts to make known the truth and to defend it 'against those who tend to deny or destroy it.' Media professionals are invited to defend the ethical underpinnings of their profession and to ensure that the 'centrality and the inviolable dignity of the human person' are always vindicated."

Finally, he recalled the numerous journalists throughout the world who "have suffered persecution, imprisonment and even death because of this commitment and because of their unwillingness to be silent in the face of injustice and corruption."

Friday, January 18, 2008

Nhạc Giáng Sinh

Tâm Sự Chiếc Áo Dòng

Sáng tác: Duy Thiên



1. Từ ngày tôi gặp anh mình là đôi bạn thân Chung bước trên đường đi.
Anh vì lý tưởng tuyệt vời Dấn thân cứu đời mình loan truyền tin vui Cho đời luôn thắm tươi.
Còn tôi theo anh từng bước, anh khoát trên bờ vai Lê gót chân miệt mài, dìu anh đi vào đời.
ĐK: Anh hỡi anh ơi, mình vui lên đi anh Mình hăng say nghe anh. Dù màu đen màu tang tóc, anh chết cho tình yêu Anh chết cho cuộc đời. Tình anh ôi tuyệt vời!
2. Từ ngày tôi hiểu anh, tình mình thêm đẹp xinh Vui bước trong bình minh.
Ta vì lý tưởng đời mình Dấn thân cứu đời tình yêu nào cao hơn Như tình yêu chúng ta?
Từ đây tôi-anh nhịp bước, chung đắp xây ngày mai Cho thái dương rạng ngời, cùng anh chọn một đời.



Thursday, January 17, 2008

MÃI MÃI .. BÊN NHAU

Nơi nghĩa trang thành phố Dallas, bang Texas, Hoa Kỳ, hai ngôi mộ nằm song song cạnh nhau với cùng bia đá khắc hàng chữ: ”David và Kimberley Marshall .. mãi mãi bên nhau. Kết hôn trong vòng ba năm”.

Câu chuyện tình yêu của đôi bạn trẻ David Crenshaw và Kimberley Marshall thật hạnh phúc nhưng cũng thật đau thương.

Ngay từ lọt lòng mẹ, cả hai mắc bệnh di truyền ”nhầy nhớt - mucoviscidose” chưa có phương thuốc chữa trị. Người mắc chứng này bị loại chất nhờn đặc quánh làm tắc nghẽn hai cuống phổi khiến nghẹt thở hoặc ho liên tục.

Nhờ tình thương bao la và sự trợ giúp của mẹ hiền - bà Dawn - bé Kimberley - gọi tắt là Kim - vượt thắng một phần cơn bệnh quái ác. Cô bé có thể cắp sách đến trường và bắt đầu chương trình tiểu học như bao trẻ cùng tuổi. Chưa hết, bé theo học môn khiêu vũ cổ điển và ghi tên trong đội nữ túc cầu thành phố! Bà Dawn còn đi xa hơn trong mộng ước. Như bao bà mẹ trẻ, bà mơ thấy cô con gái cưng lớn lên, tham dự các buổi khiêu vũ tại trường học và rồi .. có chàng sinh viên nào đó để ý đến con bà, yêu con bà, và tỏ tình lần đầu với con bà!Nhưng bác sĩ Robert Kramer - chuyên viên về chứng bệnh nhầy nhớt - cẩn thận cảnh giác đôi vợ chồng trẻ Dawn và Bill chớ nuôi ảo tưởng! Vì dù có dùng hết phương thức trị liệu và con bệnh có thể sống gần như bình thường, nhưng tuổi thọ thường không tới 30!

Bé Kim lớn lên và bước vào tuổi dậy thì. Đây là lúc lời tuyên bố của bác sĩ Kramer ứng nghiệm: thân hình Kim gầy đét và xẹp lép như quả bóng xì hơi. Ông bà Dawn và Bill lại phải đưa con vào nhà thương. Cô bé cẩn thận mang theo cuốn nhật ký. Trong nhật ký, Kim ghi lại những gì xảy ra chung quanh, nhất là cái chết của những thiếu nữ Kim quen biết trong nhà thương. Chẳng hạn Kim viết: ”Wendy qua đời lúc 8 giờ 10 phút sáng nay. Nó đau đớn suốt đêm qua, thật tội nghiệp! Thôi, như thế thì hơn!” Bà Dawn nghĩ rằng Kim viết về những cái chết như cách thức tự chuẩn bị chấp nhận số phận của mình.

Dầu phải vất vả chiến đấu Kim cũng cố gắng học xong bậc trung học như bao thiếu nữ đồng tuổi.Mùa xuân 1986 là mùa xuân đầu tiên đôi bạn trẻ David Crenshaw và Kimberley Marshall gặp nhau.Năm đó Kim 16 và David 18 tuổi. Cả hai được đưa vào nhà thương điều trị về cùng chứng bệnh nhầy nhớt. Giống như Kim, David cũng can đảm phấn đấu để sống bình thường như bao thanh niên tràn đầy sức sống cùng lứa. Thân sinh David tâm sự:- Chúng tôi luôn luôn cư xử với David như thể David mạnh khoẻ. Tôi nghĩ nếu David tráng kiện hơn một chút chắc hẳn nó sẽ lướt thắng được cơn bệnh!Trong vòng ba năm trời, David phải vận dụng mọi tài năng khôn khéo để chinh phục cho bằng được quả tim của Kim. Và chàng chiến thắng. Ngày 17-11-1989 Kim viết trong nhật ký:- Hôm nay, David và con, chúng con trao đổi nụ hôn đầu tiên. Lạy Chúa, xin cho tình yêu chúng con nguyên vẹn và bền vững!Một năm sau - ngày 27-10-1990 - Kimberley Marshall (21 tuổi) tiến lên bàn thờ giao ước tình yêu với David Crenshaw (23 tuổi).

Hiện diện trong Thánh Lễ thành hôn hôm đó, đặc biệt có tất cả các bệnh nhân nhầy nhớt của thành phố Dallas. Mọi người tha thiết cầu nguyện cho đôi tân hôn hưởng nếm hạnh phúc toàn vẹn.Và đúng như lời ước nguyện của mọi người, đôi bạn trẻ David và Kim trải qua tháng ngày hạnh phúc tràn đầy.

Nhưng rồi chuyện phải đến đã đến. Đúng ba năm sau ngày cưới, David ngã bệnh nặng và ngày 26-10-1993, David êm ái trút hơi thở cuối cùng, sau khi âu yếm ngước nhìn hiền thê thân yêu lần cuối. David hưởng dương 26 tuổi.

24 giờ sau khi chôn cất David đến phiên Kim ngã bệnh nặng và ngày 11-11-1993, vào buổi sáng tinh sương, Kim êm ái trút hơi thở cuối cùng. Hưởng dương 24 tuổi. Người ta mặc cho Kim chiếc áo trắng tinh ngày cưới và chôn nàng bên cạnh chồng nàng.Trên bia đá đặt chung cho hai nấm mộ nằm song song, người ta khắc hàng chữ: ”David và Kimberley Marshall .. mãi mãi bên nhau. Thành hôn trong vòng ba năm”.... ”Phúc thay kẻ được chung sống với người vợ thông minh, kẻ không lỗi lầm trong lời ăn tiếng nói và kẻ không phải làm tôi người chẳng xứng với mình. Phúc thay kẻ biết xử sự khôn khéo, kẻ nói mà người ta lắng tai nghe. Người tìm được khôn ngoan cao cả biết chừng nào nhưng vẫn chưa bằng người kính sợ THIÊN CHÚA. Lòng kính sợ THIÊN CHÚA thì vượt trên tất cả, ai sánh được với kẻ biết kính sợ Người?” (Sách Huấn Ca 25, 8-11).

(”Reader's Digest Sélection”, 7/1995, trang 109-114)Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Đức Thánh Cha kêu gọi tái khám phá ra ý nghĩa của Ngày Chúa Nhật

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đưa ra lời kệu goi trên đây trong bài giảng thánh lễ tại nhà thờ chính tòa thánh Stephano trong thủ đô Vienne sáng Chúa Nhật 9-9-2007.

Lúc 9 giờ 15 phút sáng 9-9-207 Đức Thánh Cha đã rời Tòa Sứ Thần Tòa Thánh đi xe đến nhà thờ chính tòa thánh Stephano nằm cách đó 3 cây số, để chủ sự thánh lễ. Hàng chục ngàn người đã đứng chờ ĐTC dưới trời mưa chung quanh nhà thờ chính tòa và tham dự thánh lễ qua các màn truyền hình lớn.

Nhà thờ chính tòa thánh Stephano của thủ đô Vienne được xây theo kiểu roman hồi đầu thế kỷ thứ XII. Nhưng sau khi bị cháy năm 1258 nó được xây lại theo kiểu gô tích, và là ngôi nhà thờ biểu tượng đẹp nhất nước Áo, có chỗ cho 3.000 người. Nhà thờ đã được tu sửa nhiều lần, đặc biệt sau khi bị dội bom hồi năm 1945. Mặt tiền có hai tháp cao 61 mét và tháp chuông cao 136 nét có qủa chuông ”Pummerin” nặng 21 tấn, được đúc năm 1711 với đồng lấy từ các khẩu đại bác của quân Hồi Ottoman. Bên trong có các tác phẩm nghệ thuật rất cổ kính thuộc các thế thế kỷ XIV và XV như tượng Đức Mẹ các tôi tớ năm, toà giảng, tượng Đức Bà áo choàng và 72 bức tượng các thánh trong gian giữa. Trong nhà thờ cũng có mộ của Eugenio Savoia và mộ các vua nhà Asburgo dưới hầm nhà thờ. Ca đoàn nhà thờ chính tòa có ban nhạc đệm đã hát bộ lễ ”Messa Cellensis”, bộ lễ Đức Bà Mariazell, do nhạc sĩ Joseph Haydn sáng tác kính Đức Mẹ năm 1782.

Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã quảng diễn các bài đọc Chúa Nhật thứ XXIII Thường Niên năm C và nhấn mạnh trên ý nghĩa của việc cử hành bí tích Thánh Thể ngày Chúa Nhật. Ngài nhắc lại câu nói của các kitô hữu thành Abitene bên Thổ Nhĩ Kỳ, bị bắt đang khi tu tập nhau tham dự thánh lễ Chúa Nhật hồi năm 304. Khi bị điệu ra xét xử họ nói với quan tòa: ” ”Sine dominico non possumus!” Không có ơn Chúa, không có Ngày của Chúa, chúng tôi không thể sống được. Đức Thánh Cha nhấn mạnh trên ý nghĩa của từ ”Chúa Nhật” như sau: Trong từ ”Chúa nhật” có hai từ giao thoa không thể tách rời nhau, mà chúng ta phải tập hiểu trở lại sự hiệp nhất của chúng. Trước hết là có ơn Chúa, ơn đó là chính Chúa: Đấng Phục Sinh, mà kitô hữu cần tiếp xúc và gần gũi để là chính mình. Nhưng đây không chỉ là sự gần gũi tinh thần, thiêng liêng nội tại, chủ quan: việc gặp gỡ với Chúa được ghi dấu trong thời gian, qua một ngày chính xác. Chính qua cách thế đó, nó được khắc ghi trong cuộc sống cụ thể, trong cuộc sống thân xác và cộng đoàn của chúng ta: đó là tính cách thời gian. Nó trao ban cho chúng ta thời gian và như thế ban cho toàn cuộc sống chúng ta một trung tâm, một trật tự nội tại. Đối với các kitô hữu nói trên việc cử hành bí tích Thánh Thể không phải là một điều luật, mà là sự cần thiết nội tại. Không có Đấng nâng đỡ cuộc sống chúng ta với tình yêu thương của Người, thì chính cuộc sống cũng trở thành trống rỗng.

Chúng ta cũng cần tiếp xúc với Chúa Phục Sinh, là Đấng nâng đỡ chúng ta cho tới bên kia cái chết. Chúng ta cần sự gặp gỡ ấy, sự gặp gỡ nối kết và ban cho chúng ta một khoảng trống tự do, giúp hướng nhìn tới tình yêu thương tạo dựng của Thiên Chúa, là nguồn gốc và cứu cánh của chúng ta bên kia các hoạt động của cuộc sống thường ngày.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài giảng như sau: Lời Chúa Giêsu mời gọi từ bỏ mọi sự để theo Ngài, hướng tới mọi tín hữu, nhưng không đòi hỏi mọi người như nhau. Mỗi người có nhiệm vụ riêng và kiểu theo Chúa riêng. Trong Phúc Âm hôm nay Chúa Giêsu trực tiếp đề cập tới ơn gọi đặc biệt của Mười Hai Tông Đồ. Trước hết các vị phải thắng vượt sự vấp phạm của thập giá, sẵn sàng từ bỏ mọi sự và chấp nhận sứ mệnh đi tới tận cùng bờ cõi trái đất, với vốn liếng văn hóa ít ỏi của mình, để loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô cho một thế giới đầy dẫy những người thông thái thật hay thông thái giả; đặc biệt loan báo cho những người nghèo khổ và đơn sơ. Các vị phải sẵn sàng chịu tử đạo, để làm chứng cho Tin Mừng của Chúa chịu đóng đinh và phục sinh. Nhưng nếu lời của Chúa Giêsu trước hết hướng tới Mười Hai Tông Đồ, thì lời kêu mời đó vượt ngoài thời điểm lịch sử và mọi thế kỷ... Chỉ cần nghĩ tới các người như thánh Biển Đức và Scolastica, thánh Phanxico và thánh Clara, thánh Elisabét thành Thueringen và Hét vích Slesia, thánh Ignatio thành Loyola và thánh Terexa thành Avila, Mẹ Terexa Calcutta và cha Pio. Với toàn cuộc sống của mình, các vị đã giải thích lời Chúa Giêsu và khiến cho lời Ngài gần gũi, dễ hiểu đối với chúng ta. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện để trong thời đại này cũng có nhiều người có can đảm từ bỏ tất cả để sẵn sàng tận hiến cho tha nhân.

Tuy nhiên, điều Chúa Giêsu muốn có giá trị đối với tất cả mọi người: ”Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, nhưng ai mất mạng sống mình vì Thầy thì sẽ được cứu thoát. Được lời lãi cả thế gian mà mất chính mình thì ích lợi gì cho con người? (Lc 9,24 tt). Chỉ có ai biết tự hiến mới được sống. Chỉ những ai yêu thương mới tìm thấy sự sống. Và tình yêu luôn luôn đòi hỏi phải từ bỏ và ra khỏi chính mình... Chỉ có tình yêu của Thiên Chúa, là Đấng đã mất chính mình vì chúng ta bằng cách tự nộp mình cho chúng ta, mới khiến cho chúng ta được tự do, từ bỏ sự sống, và như thế tìm lại đuợc sự sống đích thực.

Nhận xét về cung cách sống ngày Chúa Nhật trong xã hội ngày nay, Đức Thánh Cha nói: Trong thế giới tây âu của chúng ta ngày Chúa Nhật đã trở thành một cuối tuần, thành giờ rảnh rỗi. Thời giờ rãnh rỗi, đặc biệt trong cái vội vã của thế giới tân tiến, chắc chắn là điều tốt đẹp và cần thiết. Nhưng nếu thời giờ rảnh rỗi không có một trung tâm nội tại, từ đó phát xuất ra một định hướng cho toàn cuộc sống, thì rốt cuộc nó cũng trở thành thời giờ trống rỗng, không củng cố và làm giầu cho chúng ta. Thời giờ rảnh rỗi cần có một trung tâm là sự gặp gỡ với Đấng là nguồn gốc và cùng đích của chúng ta. Vị tiền nhiệm của tôi tại giáo phận Muenchen là ĐHY Faulhaber, đã diễn tả nó như thế này: ”Trao ban cho linh hồn ngày Chúa Nhật của nó, trao ban cho ngày Chúa Nhật linh hồn của nó”.

Và Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng như sau: Chính vì ngày Chúa Nhật trong ý nghĩa sâu thẳm của nó là thời gian gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh trong Lời Chúa và trong Bí Tích, tia sáng của nó ôm trọn toàn thực tại cuộc sống. Các kitô hữu tiên khởi đã cử hành ngày Chúa Nhật như là ngày thứ nhất trong tuần, bời vì đó là ngày Chúa phục sinh. Nhưng Giáo Hội cũng đã sớm ý thức được sự kiện ngày thứ nhất trong tuần cũng là ngày của buổi sáng tao dựng, ngày Chúa nói: ”Hãy có ánh sáng!” (St 1,3). Vì thế Chúa Nhật, trong Giáo Hội, cũng là ngày lễ hàng tuần của sự tạo dựng, lễ của lòng biết ơn và của niềm vui, vì công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Trong một thời đại, trong đó, do các can thiệp của loài người chúng ta, thụ tạo xem ra gặp nguy hiểm, chúng ta phải ý thức tiếp nhận chiều kích này của ngày Chúa Nhật. Đối với Giáo Hội thời khai sinh, ngày thứ nhất dần dần cũng mang ý nghĩa của ngày thứ bẩy, là ngày sabbat. Chúng ta tham dự vào việc nghỉ ngơi của Thiên Chúa, một sự nghỉ ngơi bao bọc tất cả mọi người. Như thế chúng ta nhận ra trong ngày này một cái gì đó của sự tự do và bình đằng giữa tất cả mọi thụ tạo của Thiên Chúa.

Sau thánh lễ Đức Thánh Cha đã ra khán đài cạnh nhà thờ để ngỏ lời với tín hữu trước khi hát kinh Truyền Tin theo một âm điệu cổ xưa bằng tiếng Đức, rồi ban phép lành cho mọi người. Ngài đã cám ơn tất cả những ai đã đóng góp cho buổi cử hành phụng vụ được trang trọng sốt sắng. Đức Thánh Cha mời gọi mọi người noi gương Mẹ Maria lắng nghe lời Chúa, tiếp nhận Chúa và đem Chúa đến cho tha nhân. Một vài trẻ em thuộc tổ chức Missio đã tặng ĐTC một tập tranh do các em vẽ. Đức Thánh Cha đã bắt tay nhiều tín hữu đứng hai bên đường đến tòa tổng Giám Mục, sau đó ngài dùng bữa trưa với các GM và đoàn tùy tùng.

Linh Tiến Khải

THIẾU NIÊN ANH HÙNG TRONG THỬ THÁCH

Aldo Marcozzi sinh năm 1914 và qua đời năm 1928, tại Milano (Bắc Ý), sau tai nạn xe hơi trầm trọng. Mấy tháng trời ròng rã phải chịu đau đớn, nhưng cậu thiếu niên 14 tuổi không hé môi than trách. Trái lại, cậu luôn tỏ ra can đảm và vui tươi để an ủi Mẹ. Thỉnh thoảng Aldo nói đùa với Mẹ:- Rất may là con ngồi đàng trước, nên bị dập mũi. Nếu không thì chính Mẹ bị đó!

Aldo hoan hỉ tươi vui cho tới giây phút cuối cùng của cuộc đời. Khi đến giờ Chúa gọi, cậu thầm thì:- Con sung sướng được chết.

Trước đó, khi có người tỏ ra cảm thương vì thấy cậu phải chịu nhiều đau đớn, Aldo bình tĩnh nói:- Nỗi đau đớn của con không là gì, nếu so sánh với Đức Chúa GIÊSU, bị người ta đóng đinh nơi tay và chân.Sở dĩ Aldo đạt được tới mức độ chịu bệnh anh hùng là nhờ biết sống đứng đắn, không đùa chơi với cuộc đời. Một người bạn nói về Aldo:- Aldo biết sống vì đã luôn luôn nói chuyện với Chúa và chỉ nói duy nhất với Chúa mà thôi.

Aldo kín múc niềm hạnh phúc nơi chính suối nguồn hạnh phúc là THIÊN CHÚA. Một lần, một giáo sư ngạc nhiên hỏi Aldo:- Em luôn luôn tươi cười như vậy sao?Aldo lúng túng, đỏ mặt trả lời:- Em cười luôn vì em sung sướng được sống!Thật ra, Aldo Marcozzi sống tử tế, sống hạnh phúc, trước tiên là nhờ công lao giáo dục nghiêm chỉnh của Cha Mẹ. Một lần cậu bé đập vỡ cửa kính, đã bị Cha cậu nghiêm khắc la rầy và trừng phạt. Ngay chính lúc đó, cậu bé vô cùng đắng cay, đau khổ. Nhưng hồi tâm nghĩ lại, Aldo khiêm tốn nhận chịu lỗi lầm, ăn năn thống hối, và viết thư xin lỗi thân phụ. Một lần khác, Aldo cũng làm phật lòng Mẹ và đã hối hận viết thư xin lỗi Mẹ:- Mẹ yêu dấu, vừa rồi con trả lời Mẹ cách hỗn xược. Mẹ không la mắng con, nhưng Mẹ chỉ tỏ lộ nét mặt nghiêm nghị, khiến con cảm thấy vô cùng đau đớn. Giờ đây con thật lòng ăn năn thống hối và xin Mẹ tha thứ lỗi lầm cho con. Lần sau, con xin hứa sẽ không tái phạm nữa. Bởi vì, thật buồn lòng khi đứa trẻ không ngoan ngoãn, làm cho Mẹ nó phải tỏ ra nghiêm nghị. Con Aldo của Mẹ.

Lá thư thứ hai, Aldo viết cho Ba:- Ba yêu dấu. Con xin lỗi Ba. Con thấy Ba thật nổi giận. Điều này khiến con cảm thấy vô cùng ân hận. Xin Ba tha lỗi cho con. Con sẽ không bao giờ nghịch ngợm như thế nữa. Con yêu Ba nhiều lắm, nhiều lắm, nhiều nhất, nhiều hơn mọi người. Ba là Cha dấu ái của con và Ba chiếm chỗ rất lớn trong trái tim con. Hôn Ba. Con của Ba. Aldo.

Hai bức thư chứng tỏ cậu thiếu niên Aldo Marcozzi may mắn sinh ra trong gia đình Công Giáo thật đạo đức. Ngay từ khi biết bập bẹ hai tiếng ”Mẹ ơi” thì bé Aldo cũng được Mẹ dạy gọi danh thánh MARIA. Rồi kể từ khi lên 9, nghĩa là sau khi xưng tội và rước lễ lần đầu, bé Aldo có thói quen quì gối và lần trọn tràng chuỗi Mân Côi 150 hạt.

Bé Aldo rất yêu thích đi học và xem trường học là nơi chốn thánh thiêng. Cậu không bao giờ bỏ học, hoặc trốn học. Và Aldo sống nghiêm chỉnh như thế cho đến khi gặp tai nạn trầm trọng. Trong những tháng ngày nằm trên giường bệnh, Aldo thường tỏ ra vui vẻ để an ủi Mẹ.

Nhưng để được can đảm như thế, Aldo kín múc sức mạnh nơi Hiền Mẫu Thiên Quốc là Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA. Trên bức tường nơi giường nằm của Aldo có treo khung ảnh Đức Mẹ. Mỗi ngày Aldo hôn kính bức ảnh không biết bao nhiêu lần. Khi cậu thiếu niên qua đời, người ta mới để ý thấy trên bức tường, hai bên khung ảnh Đức Mẹ, có hai vết ghi đậm hai bàn tay của Aldo chống vào, làm thế tựa, để hôn kính bức ảnh Đức Mẹ MARIA.Có thể nói, cậu thiếu niên Aldo Marcozzi thật sự si tình THIÊN CHÚA và Đức Trinh Nữ MARIA.... ”

Người công chính dù có chết non, cũng vẫn được an nghỉ. Vì tuổi thọ đáng kính không phải bởi sống lâu, cũng không do số tuổi. Đối với con người, sự khôn ngoan còn quý hơn tóc bạc, sống không tì ố đã là sống thọ. Người công chính đẹp lòng THIÊN CHÚA nên được THIÊN CHÚA yêu thương. Vì họ sống giữa những kẻ tội lỗi, nên được THIÊN CHÚA dời đi nơi khác.

Người đã cất họ đi, kẻo trí khôn họ bị thói gian ác biến đổi, hay tâm hồn họ bị tật xảo trá phỉnh lừa. Vì sức mê hoặc của sự ác làm lu mờ sự thiện, và dục vọng quay cuồng biến đổi tâm hồn chất phác” (Sách Khôn Ngoan 4,7-12).

(P. Luigi Faccenda, ”Testimoni di Maria”, Edizioni dell'Immacolata, 1993, trang 67-71)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Tuesday, January 15, 2008

Một vài thắc mắc về gương lành, gương xấu

Hỏi: xin cha cho biết :
1- Khai gian để lấy tiền bồi thường tai nạn của bảo hiểm có tội không ?
2- Mở tiêm bán Video, DVD “XXX” có tội không?

Trả lời : Là tín hữu Chúa Kitô trong Giáo Hội Công Giáo, ai cũng có bổn phận phải làm chứng tá (witness) cho Chúa trước mặt người đời để giúp họ nhân biết Thiên Chúa là Cha cực tốt cực lành như Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ xưa: “..ánh sáng của anh em phải chiếu giải trước mặt thiên hạ để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.” ( x. Mt 5:16).

Chính trong tinh thần làm men, làm muối và làm ánh sáng cho Chúa Kitô trong trần thế mà người tín hữu được mời gọi và có bổn phận phải nêu cao những giá trị của Tin Mừng, của Phúc Âm sự Sống trong mọi môi trường xã hội ngày nay để góp phần tích cực vào sứ mạng phúc âm hoá thế giới mà Chúa Kitô đã trao phó cho Giáo Hội. (x. Mt 28:19-20).

Một trong những giá trị đó là đức công bằng đòi buộc mọi người phải tôn trọng tính mạng, danh dự và tài sản của người khác vì Thiên Chúa là Đấng nhân lành và công bình (a Merciful and Just God).

1- Do đó, liên quan đến câu hỏi thứ nhất, điều răn thứ bảy “cấm lấy hoặc giữ của cải của người khác cách bất công hoặc làm hại tài sản của tha nhân bất cứ cách nào…” ( x. SGLGHCG, số 2401)
Điều răn này dựa trên lệnh truyền sau đây của Thiên Chúa:
“ Ngươi không được phạm tội trộm cắp” (Xh 20:15;Đnl 5,19; Mt 19:18).

Trong thực hành, lỗi phạm điều răn này có nhiều cách và hình thức.

Cách trắêng trợn là cướp hay lấy trộm tiền bạc và những vật dụng thuộc quyền sở hữu của người khác như xe cộ, máy móc, đồ dùng, quần áo, thuốc men, thựïc phẩm.v.v. Hoặc khéo léo che đậy bằng cách ngụy tạo giấy tờ hoặc lợi dụng sơ hở của luật pháp (loopholes) như khai man để trốn thuế, để ăn tiền trợ cấp xã hội (welfare &foodstamps), trợ cấp tàn tật (disabilities) hoặc lấy bồi thường của bảo hiểm về tai nạn xe cộ.

Đây là một dịch vụ công khai gian lận rất thông dụng ở Mỹ. Cụ thể, khi có tai nạn xe cộ xảy ra, những người làm dịch vụ này thường tìm đến các nạn nhân để xin thay mặt lo việc bồi thường. Về mặt pháp lý thì đúng vì người bị tai nạn và xe bị hư được quyền đòi phiá gây tai nạn phải bồi thường cân xứng. Do đó, những người làm dịch vụ xin bồi thường cấu kết với luật sư và bác sĩ để chứng thương nhiều hơn hay ít là đến mực bảo hiểm phải bồi thường theo luật.Tiền bồi thường nhờ luật sư thay mặt đòi hộ sẽ được chia theo tỷ lệ giữa bác sĩ, luật sư, người lo dịch vụ và người được bồi thường.ï

Nếu quả thực thiệt haị về vật chất và sức khoẻ mà đúng như lời khai và giấy chứng nhận thì không nói làm gì vì đó là sự công bằng đòi hỏi phải đền bù cân xứng với thiệt hại đã gây ra. Nhưng nếu chứng gian, khai gian việc này để lấy tiền của bảo hiểm mà chia nhau thì tất cả những ai tham dự vào việc này đều lỗi đức công bằng mà điều răn thứ bảy đòi buộc tuân giữ.

Nói rõ hơn, người Công Giáo làm dịch vụ này hoặc nhận tiền khai gian nhờ dịch vụ này thì chắc chắn phạm tội lỗi đức công bằng.

Không thể lý luận rằng các hãng bảo hiểm thu được rất nhiều tiền của các thân chủ nên bằng mọi cách mình phải lấy lại của họ. Họ làm ăn bất chính cách nào mặc họ, nhưng đức công bằng không cho phép ta lấy tiền của họ cách trái với lương tâm và đạo đức. Người có đức tin thì phải sống đức tin trong mọi hoàn cảnh và mọi trường hợp. Nghĩa là không có luật trừ nào cho phép chứng gian hay khai man để lấy tiền của ai cả. Điều này cũng áp dụng cho những trường hợp khai gian để hưởng các trợ cấp xã hội khác như welfare, foodstamps, trợ cấp thất nghiệp ( làm tiền mặt và khai thất nghiệp) xin ly dị giả để hưởng trợ cấp single parents và Medicaid hoặc nhận làm hôn thú giả để lấy tiền của những người muốn vào Mỹ định cư theo diện kết hôn. Tất cả đều lỗi đức công bằng vì gian tham trái phép.

2- Về câu hỏi thứ hai, xin được trả lời một lần nữa như sau :

Trong thời đại ngập tràn “văn hoá sự chết” hiện nay ở khắp nơi, người ta không từ bỏ một hình thức hay phương cách nào để kiếm tiền dù hậu quả là đầu độc cả một thế hệ nhất là giới trẻ về mặt tinh thần. Vì thế, người ta đã và đang đầu tư mạnh vào kỷ nghệ sản xuất sách báo và phim ảnh dâm ô để kiếm tiền, bất chấp những hậu quả tại hại cho sự phát triển lành mạnh về tinh thần và đạo đức của người lớn và trẻ con. Đây là sự dữ mà Chúa Giêsu đã lên án xưa kia:

“ Không thể không có cớ làm cho người ta vấp ngã; nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã. Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô xuống biển còn lợi cho nó hơn là để cho nó làm cớ cho một trong những kẻ bé nhỏ này vấp ngã.” (x. Lc 17:1-2)

Tại sao nạn giết người, bắt cóc, hiếp dâm xẩy ra nhan nhản hàng ngày ở khắp nơi ?
Tai sao trẻ con mới 8, 9 tuổi đã phạm những tội tầy trời này ?

Câu trả lời đúng nhất là tại phim ảnh, sách báo đồi truỵ được công khai bày bán ở các tiệm sách báo hay trình chiếu trên TV ngày đêm !

Như thế rõ rệt cho thấy những phim ảnh, và sách báo vô luân kia đã và đang gây ra những tác hại to lớn về mặt luân lý đạo đức cho những ai xem và đọc những sản phẩm đồi truỵ này. Vì thế, những người sản xuất, những ai tiếp tay để phổ biến và những người xem hay đọc những sách báo phim ảnh dâm ô này đều có lỗi nặng về mặt luân lý đạo đức.

Nói rõ hơn, người Công giáo không những không được phép xem và đọc những sản phẩm vô luân này mà còn không được phép tiếp tay để quảng bá, giúp tiêu thụ những sản phẩm xấu đó nữa. Cụ thể, mở tiệm buôn bán phim ảnh(Video, DVD) và sách báo dâm ô là tạo dịp tội cho người khác sa ngã như Chúa Giêsu đã lên án trên đây. Cũng mắc tội làm cớ cho người khác sa ngã phải kể thêm những người quảng cáo và chỉ vẽ cho người khác những phương tiện và phương cách để hưởng thú vui xác thịt cách bất chính như quảng cáo sửa nắn thân thể, mô tả chi tiết các hành động dâm đãng và buôn bán những chất kích thích dâm tính..Cần phân biệt rõ sự chăm sóc sức khoẻ cho cơ thể (health care) hoàn toàn khác xa việc sử dụng cơ thể cho những thú vui bất chính, vô luân.
Tóm lại, những ai muốn sống theo đường lối của Chúa thì chắc chắn không thể coi thường lời Chúa cảnh cáo về nguy cơ của gương xấu, dịp tội. Muốn tránh tội, phải tránh dịp tội.

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Monday, January 14, 2008

QUY CHIẾU

Thời gian này là đầu năm Tây và cuối năm Ta. Đây là những ngày kêu gọi hồi tâm. Hồi tâm để xem lại đời mình. Quá khứ một năm đời mình đã ra sao, và tương lai năm mới đời mình sẽ phải thế nào? Ra sao, thế nào là trong phương diện ổn định đạo đức.
Muốn thấy sự thật, tôi luôn quy chiếu. Tôi đem đời tôi quy chiếu vào Lời Chúa, xem tôi có sống theo Lời Chúa không?
Khi quy chiếu vào Lời Chúa, tôi luôn làm việc đó trong tâm tình cầu nguyện. Tôi cầu nguyện với Chúa Thánh Thần trong đức tin đơn sơ khiêm tốn.

1/ Quy chiếu vào Lời Chúa, khi chọn con đường tôi đi
Trước mắt tôi là vô số con đường. Thí dụ: Đường là một giai cấp, như nông dân, công nhân, doanh nhân; đường là một chủ nghĩa, như tư bản, cộng sản, dân tộc; đường là một nếp sống, như nếp sống tự do bất chấp, nếp sống khắc kỷ tôn ti; đường là một nhân vật, như nhân vật triết học, nhân vật chính trị, nhân vật kinh tế.
Tôi sẽ chọn con đường nào cho tôi? Thưa: Để chọn, tôi quy chiếu vào Lời Chúa. Lời Chúa giới thiệu rất rõ. Con đường tôi phải chọn chính là Chúa Giêsu Kitô.
"Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống" (Ga 14,6).
"Thầy là cây nho, các con là cành" (Ga 15,5).
Tôi tin những lời Chúa dạy trên đây. Với niềm tin vững vàng, tôi cam kết theo Người. Tôi năng đọc và suy niệm lời Người. Tôi tập trung lòng đạo vào gương sáng đời Người. Người là đường của tôi. Đường ấy không phải là một hệ thống giáo điều, nhưng là Đấng linh thiêng sống động. Người không xa tôi, Người gần gũi tôi.
Có thể nói: Đường của tôi là ở trong tôi. Đường đó có trái tim. Trái tim ấy chứa tình yêu lạ lùng. Đó là tình yêu khiêm tốn hiền lành, giầu lòng thương xót. Thương xót quá tưởng tượng của loài người. Vì xót thương mà chịu muôn vàn đau đớn để cứu chuộc nhân loại. Vì xót thương mà muốn đồng hoá mình với các kẻ khó nghèo khổ đau.

2/ Quy chiếu vào Lời Chúa, để nhận ra dấu chỉ của con đường đã chọn
Chúa sống trong tôi như một con đường. Đường ấy có những đặc điểm. Chúa Giêsu phán: "Thầy ban cho các con một điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau. Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con. Ở điểm này mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ Thầy là các con có lòng yêu thương nhau" (Ga 13,34-35).
Trái tim của Chúa giúp tôi nhìn ra dấu chỉ bề ngoài của những chặng đường nào thực sự là đúng. Đó là những chặng đường tôi sống Lời Chúa một cách sống động. Sống tình yêu chấp nhận khổ đau, để cộng tác với Chúa trong chương trình cứu chuộc.
Có những khổ đau không thể tránh được, như các giới hạn về tuổi tác và sức khoẻ. Có những khổ đau nếu muốn tránh thì có thể tránh được, như các hình thức dấn thân, nhưng Chúa khuyên không nên tránh.
Khổ đau thì qua đi, nhưng đã khổ đau thì không qua đi bao giờ. Thương tích còn đó. Nhưng vết thương còn đó, để đào sâu mãi tình yêu. Chúa sẽ nhìn đến các thương tích như thế của mỗi người, để đánh giá từng người. Chính vì thế, mà giá trị mỗi người trước mặt Chúa sẽ không luôn giống như giá trị của họ trước mặt thế gian.

3/ Quy chiếu vào Lời Chúa, để thấy rõ Đấng sẽ phán xét tôi
Chúa Giêsu phán: "Khi Con Người đến trong vinh quang, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh quang của Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập họp trước mặt Người, Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê" (Mt 25,31-32).
Những lời trên đây cho tôi thấy: Đấng sau cùng xét xử chúng ta là một Đấng ngoài lịch sử. Đấng ấy ở trên thế gian. Vì thế, phán đoán hoàn toàn xác thực sẽ không ở trong cái vòng người ta xét xử nhau.
Đấng phán xét mỗi người là chính Chúa Giêsu. Người sẽ phán xét không theo các phóng sự, các bút ký, các điều tra, các suy đoán, các nghiên cứu, các dư luận, các toà án. Nhưng Người sẽ xét xử theo tiêu chuẩn của Người, trong đó lòng nhân ái, bổn phận bác ái là tiêu chuẩn quan trọng nhất.
Người biết tất cả. Người biết rất rõ. Không ai che giấu được gì. Không ai có thể cãi lại phán quyết của Người.
4/ Quy chiếu vào Lời Chúa, để biết tôi đi về đâu
Chúa Giêsu phán: "Bây giờ Thầy về với Đấng đã sai Thầy" (Ga 16,5). "Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con" (Ga 17,24).
Với những lời trên đây, Chúa cho tôi biết: Tôi được về với Chúa Cha. Người Cha ấy hoàn toàn là tình yêu. Thư thánh Gioan quả quyết: "Thiên Chúa là tình yêu" (2 Ga 4,8).
Thời gian này, niềm tin trên đây đã trở thành rất sống động nơi tôi. Khi thức, tôi luôn nghĩ rằng tôi đang trên đường về Nhà Cha. Khi ngủ, tôi thường chiêm bao chuyến đi về với Cha đã gần kết thúc. Nhưng càng gần tới nhà Cha, tôi càng gặp nhiều gian nan trắc trở. Nhưng chuyến đi ấy không cô đơn. Một chuyến đi chưa đặt chân tới Nhà Cha, nhưng tấm lòng như đã bên lòng Cha giàu tình thương xót.
Khi hồi tâm là chuỗi dài quy chiếu, tôi sẽ thấy phải làm gì sau hồi tâm. Trước hết tôi phải sám hối vì những khoảnh khắc lỗi lầm. Tiếp đến là những quyết tâm sẽ sống tốt hơn. Sau cùng là tôi tạ ơn Chúa vì tất cả.
Tôi biết lịch sử sẽ có nhiều bất ngờ. Nhất là lịch sử Hội Thánh. Mất mát bất ngờ. Khổ đau bất ngờ. Tang tóc bất ngờ. Phục sinh bất ngờ. Nên phải rất tỉnh thức và khôn ngoan. Trong mọi tình huống, tôi không ngừng bám chặt vào Đấng ở trên lịch sử.
Tôi cũng biết an bình của quá khứ không bảo đảm rằng tương lai cũng sẽ thế. Nhưng tôi tin Chúa luôn ở với tôi. Và đó là suối nguồn tình yêu, tôi luôn quy chiếu và tựa nương phó thác.

ĐGM. GB. Bùi Tuần

BA DẤU HIỆU CỦA THỜI ĐẠI ÂN SỦNG

Ở đời, khi người ta dựng vợ gã chồng cho con cái thường chọn nơi môn đăng hộ đối; khi chọn bạn mà chơi thì cũng chọn người hiền, bình thường ai cũng chọn cái tốt cái hay, không ai lại chọn cái xấu cái dở bao giờ.

Thiên Chúa là Đấng Thánh, nếu Người vào đời mà liên đới với những bậc Thánh Hiền, với những Người Công Chính thì chẳng ai phản đối. Nhưng không, Chúa Giêsu đã gắn bó thân phận mình với loài người tội lỗi.Trước khi bắt đầu công cuộc rao giảng Tin mừng, Chúa Giêsu đã làm một cử chỉ thật lạ lùng là Người tới bên bờ sông Giođan và xin Gioan làm phép rửa cho mình.

Dân chúng đến xin Gioan làm phép rửa thì chúng ta hiểu được, vì mọi người đều có tội, nên đã phải thú tội để biểu lộ lòng hoán cải và xin ơn tha thứ của Thiên Chúa. Còn Đức Giêsu, Người là Đấng vô tội, là Đấng Thánh, vì thế Gioan đã thốt lên: “Chính tôi cần phải được Ngài thanh tẩy cho, thế mà Ngài lại đến với tôi” (Mt 3,14). Gioan bối rối khước từ, bởi lẽ Đấng mà ông không đáng xách dép, Đấng là thẩm phán quyền uy, Đấng ban phép rửa trong Thánh Thần, Đấng ấy lại cúi mình xin ông làm phép rửa, thế nhưng Người đã trả lời: “Bây giờ cứ thế đã, vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính” (Mt 3,17).

Gioan đã kêu gọi dân chúng chịu phép rửa “để tỏ lòng sám hối và được ơn tha tội”.Chúa Giêsu là Đấng Thánh, Người không có tội gì để mà sám hối và Người cũng chẳng cần đến ơn tha tội. Vậy nếu Chúa Giêsu chịu phép rửa là chính bởi vì Ngài muốn dấn thân nhập cuộc liên đới với nhân loại, Người muốn đi tới cùng, chấp nhận mang vào thân kiếp người tội lỗi cần được thanh tẩy và đổi mới. Thánh Phêrô đã viết trong thư thứ nhất thật sâu sắc “ tội lỗi của chúng ta, Người đã mang lấy vào thân thể mà đưa lên cây thập giá” (1Pr 2,24). Chúa Giêsu không chỉ tha tội, xoá tội mà còn gánh lấy tội nhân loại, đem nó vào thân thể Người để biến đổi, gạn lọc, đổi mới thành hương thơm sắc đẹp. Người đã biến đổi ngay chính trong bản thân mình tất cả tội lỗi của trần gian, làm cho nó trở nên thánh đức.
Phép rửa mà hôm nay Chúa Giêsu lãnh nhận bởi tay Gioan Tẩy Giả chỉ là một hình ảnh báo trước phép rửa hoàn hảo và tuyệt đối hơn vì nó có khả năng tái sinh đổi mới con người. Khi chịu phép rửa của Gioan, Chúa Giêsu đã công khai liên đới thân phận mình là Thiên Chúa, là Đấng Thánh với thân phận con người tội lỗi. Người không bao giờ phạm tội, Người không vướng một vết nhơ tội lỗi nào, nhưng đã không ngần ngại đến sống giữa nhân loại tội lỗi, đồng hành, đồng bàn ăn uống với những người thu thuế và những người tội lỗi.
Kẻ tội lỗi là kẻ đáng ghét, không ai thương người đáng ghét, nhưng Chúa Giêsu lại thương người tội lỗi, vì đối với Chúa kẻ tội lỗi đáng ghét nên đáng thương, đáng được chữa lành. Chúa Giêsu ghét tội lỗi nhưng lại thương tội nhân, Người đã hoà mình sống giữa họ, chia sẽ thân phận với họ rồi laị chia sẽ cho họ niềm vui được làm con cái Thiên Chúa và sự thánh thiện của Người. Những Giakêu, Lêvi, Mađalêna, người phụ nữ Samaria bên giếng Giacop đã được Người hoán cải đổi đời. Đó là một thái độ, một lập trường đi ngược với quan niệm thông thường của tôn giáo cũng như người đời.
Tôn giáo thì luôn tách biệt cái thánh thiêng ra khỏi cái phàm tục. Người ta luôn tôn kính các bậc thánh hiền, ông thánh này bà thánh nọ, ghét bỏ người tội lỗi. Còn Chúa Giêsu thì coi việc đến với người tội lỗi là sứ mạng của Người vì Người quan niệm rằng “người mạnh khoẻ không cần đến thầy thuốc, người ốm đau mới cần”. Bởi đó, Người đã nói: “Ta đến không phải để kêu gọi người công chính, nhưng để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn”. Nhưng Chúa Giêsu không đứng ngoài hay đứng trên để kêu gọi sám hối mà người muốn cùng họ sám hối như thể thực sự Người cũng là một kẻ tội lỗi cần hoán cải. Do đó, Người đã xin chịu phép rửa của Gioan.
Nói theo Lão Tử, người sống 500 năm trước Chúa Giáng Sinh, thì việc làm của Chúa Giêsu khi chấp nhận dìm mình trong dòng nước sông Giođan chính là thực hiện lý tưởng “đồng kỳ trần” ( toả kỳ nhuệ, giải kỳ phân, hoà kỳ quang, đồng kỳ trần; nghĩa là làm bớt chỗ bén nhọn, bỏ phân chia, hoà ánh sáng, đồng bụi bặm. {Đạo đức kinh IV,2; LVI,2}. Ý nói: nếu muốn hoà giải, hoà hợp với người khác thì phải bỏ óc kỳ thị phân chia, giảm bớt những gì là sắc bén nơi mình có thể gây nguy hại cho người khác, hoà cái sáng của mình với cái sáng của tha nhân, và cũng chia sẽ thân phận ‘bụi bặm” với người ta. Nói tóm lại là đừng nghĩ mình hơn người mà xa cách kỳ thị, nhưng phải thấy được cái sáng của người, đồng thời cũng thấy được cái bụi bặm nơi mình. Trích dẫn theo: Trái chín đầu mùa,trang 133. Lm Thiện Cẩm).

Trước sự hạ mình thẳm sâu của Đức Giêsu, Chúa Cha đã tôn vinh Người bằng việc sai phái Thánh Thần hiện xuống và bằng lời tuyen bố: Đây là con Ta yêu dấu.
Ba dấu hiệu mà Phúc âm nêu lên không những tiên báo sự sống lại vinh hiển của Đức Kitô mà còn tiên báo thời đại ân sủng mà Người mang đến cho loài người.
- Dấu hiệu 1: Trời mở ra.

Sách Sáng thế đã nói: Ađam và Evà phạm tội, cửa thiên đàng đóng lại ( St 3,23-24). Qua biết bao thế kỷ, Dân Thiên Chúa đã thiết tha cầu nguyện “Ôi ước chi Ngài xé rách các tầng trời và ngự xuống” ( Is 64,1). Nhờ Chúa Kitô, từ nay trời mở ra, một kiểu nói của Thánh kính ngụ ý là con người từ nay được sống thông hiệp với Thiên Chúa.
- Dấu hiệu 2: Thánh thần ngự xuống như chim bồ câu.
Sách Sáng Thế có nói: Trước khi tạo dựng trời đất, thì “Thánh Thần Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước” (St1,2) như để thông truyền sức sống. Khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, Chúa Thánh Thần ngự xuống dưới hình chim bồ câu thì ngụ ý: Đức Giêsu là con người mới và trong Người nhân loại sẽ được tạo dựng lại, sẽ được đổi mới. Chính Thánh Phaolô xác định: “ Điều quan trọng chẳng phải là việc cắt bì hay không cắt bì, nhưng là trở thành tasọ vật mới” (Gal 6,15)

- Dấu hiệu 3: Lời của Chúa Cha: “Con là con yêu dấu của Ta…”
Qua lời tuyên bố này chúng ta nhận biết Đức Giêsu là con thật của Thiên Chúa, và sau này Đức Giêsu dạy cho chúng ta biết: những ai tin vào Ngươì và nhận phép rửa nhân danh Người thì cũng được thông phần vào địa vị làm con Thiên Chúa.

Ngày lễ hôm nay mời gọi chúng ta hãy ý thức tới ân huệ cao trọng mà Chúa Giêsu đã đem lại cho chúng ta nhờ Phép rửa của Người. Phép Rửa tội là cửa đưa chúng ta vào sự sống mới, vào Nước trời. Đó là bí tích đầu tiên của luật mới. Đó cũng là bí tích Chúa đã trao lại cho Giáo hội cùng với Tin mừng khi Người truyền cho các Tông đồ: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” ( Mt 28,19). Vì the, Thánh Tẩy là bí tích của đức tin, làm cho loài người được tham dự vào bản tính Thiên Chúa và được ơn làm nghĩa tử, khởi đầu cuộc sống mới trong Đức Kiô. Do vậy, trong nghi thức tiếp nhận, Giáo hội luôn hỏi người dự tòng: “Con xin gì cùng Hội Thánh ?”. “Thưa, con xin đức tin”. “Đức tin mang lại điều gì cho con ? ”. “ Thưa, sự sống đời đời”. Và trước khi nhận bí tích Thánh Tẩy, người dự tòng xác nhận công khai từ bỏ tội lỗi và tuyên xưng đức tin trước mặt cộng đoàn.
Người Kitô hữu được thánh hiến cho Thiên Chúa, đi vào đời sống hiệp thông với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần qua bí tích rửa tội. Ý thức ân huệ cao trọng này để mỗi người chúng ta xây dựng đền thờ tâm hồn mình xứng đáng cho Ba Ngôi Thiên Chúa ngự trị bằng một đời sống công chính, đạo đức, trong sạch.

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

BẠN NÓI GÌ? CHÚA NÓI CHI?

Bạn nói: Điều đó không thể được
Chúa nói: Mọi sự đều có thể (Luke 18:27)
Bạn nói: Tôi mệt quá rồi!
Chúa nói: Ta sẽ cho con nghỉ ngơi (Matthew 11:28-30)
Bạn nói: Không ai yêu tôi thực lòng cảChúa nói: Ta yêu con (John 3:1 6 & John 3:34 )
Bạn nói: Tôi không thể tiếp tục nữa
Chúa nói: Ơn Ta đủ cho con (II Corinthians 12:9 & Psalm 91:15)
Bạn nói: Tôi không thể hình dung ra làm sao
Chúa nói: Ta sẽ dẫn dắt con từng bước (Proverbs 3:5- 6)
Bạn nói: Tôi không thể làm được điều đóChúa nói: Con có thể làm được mọi chuyện (Philippians 4:13)
Bạn nói: Tôi không thể
Chúa nói: Ta có thể (II Corinthians 9:8)
Bạn nói: Không bõ công
Chúa nói: Thực đáng công (Roman 8:28 )
Bạn nói: Tôi không thể tha thứ cho tôi
Chúa nói: Ta tha cho con (I John 1:9 & Romans 8:1)
Bạn nói: Tôi không thể cầm cự được
Chúa nói: Ta sẽ cho con những gì con cần (Philippians 4:19)
Bạn nói: Tôi sợ
Chúa nói: Ta không cho con tinh thần sợ hãi (II Timothy 1:7)
Bạn nói: Tôi hay lo và nản lòng
Chúa nói: Phó thác mọi lo âu cho Ta (I Peter 5:7)
Bạn nói: Tôi khờ quá
Chúa nói: Ta cho con khôn ngoan (I Corinthians 1:30)
Bạn nói: Tôi thấy lẻ loi
Chúa nói: Ta không bao giờ bỏ con hoặc quên con (Hebrews 13:5)

Thiên Chúa muốn cùng đi với bạn trong cuộc sống. Chúa cho bạn người này người nọ, tùy bạn nhận ai hay bỏ ai.
Lạy Cha trên trời, xin chúc lành cho bạn bè chúng con, ban cho họ nhũng gì hôm nay Chúa biết họ cần. Uớc gì đời họ chan hòa bình an của Chúa, được thăng tiến và sức mạnh họ đang cần trong khi họ tìm để được liên kết gần gũi với Chúa hơn. Amen!

Sưu tầm